6 chất chống oxy hóa hàng đầu

ZCT1389

Trần Hữu Hải
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/12/2008
Bài viết
124
1225804992_cam.gif


Vitamin E
- Liều cần thiết hàng ngày theo khuyến cáo là 250 - 500 đơn vị quốc tế. Vitamin E có nhiều trong dầu mầm lúa mì, quả hạnh, hạt hướng dương...
- Vitamin E ức chế hoạt động gốc tự do của loại cholesterol “có hại” LDL - cholesterol; bảo vệ lớp lipid cấu tạo màng tế bào khỏi tác hại của gốc tự do và chống kết dính tiểu cầu (vốn tạo cục máu đông gây tắc mạch). Nghiên cứu Hope đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine năm 2000 cho biết: vitamin E không có tác dụng nếu bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch trước đó. Khi cần phải bổ sung thì tốt nhất nên dùng vitamin E tự nhiên (d-alpha tocopherol) hơn là loại tổng hợp (dl-alpha tocopherol).
- Dùng vitamin E đầy đủ sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư.
- Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã đưa ra khuyến cáo nên dùng vitamin E để phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch, được chứng minh là làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Nam giới khó có con do bất thường về cấu trúc và chức năng t.inh tr.ùng, nếu dùng vitamin E vài tháng có thể sẽ tăng tỷ lệ có con, do vitamin E giúp bảo vệ t.inh tr.ùng khỏi tác hại của gốc tự do.
- Những người bị bệnh Alzheimer dùng vitamin E liều cao (2.000 đơn vị) trong thời gian 2 năm sẽ giảm được 50% tốc độ tiến triển của tổn thương.
Vitamin C
- Liều được khuyến cáo hàng ngày là 500 - 1.000 mg. Vitamin C có nhiều trong ổi, ớt (nhiều ở ớt đỏ), bông cải, cam quýt, quả kiwi, dâu tây, rau bina...
- Vitamin C rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì lớp collagen của da, thành mạch máu...
- Trên hệ tim mạch, vitamin C giúp giảm tính oxy hóa của LDL-cholesterol, liên quan đến việc phòng ngừa cục máu đông ở mạch máu...
- Đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của vitamin C trong các bệnh về mắt, ung thư, xơ vữa mạch và đặc biệt là khử độc.
- Tuy nhiên uống vitamin C liều cao sẽ làm mất nhu động ruột (sẽ cải thiện khi ngưng dùng vitamin C). Nếu cần dùng thì nên dùng loại hoạt tính như rutin, hesperidin vì tốt cho cơ thể hơn.
Selenium
- Liều được khuyến cáo là 50 - 75 mcg mỗi ngày. Selenium có nhiều trong quả hạch Brazil, thịt, hải sản, hạt lúa và ngũ cốc...
- Selenium được công nhận như một chất phòng ngừa bệnh ung thư, vì qua kết quả khảo sát dịch tễ học ở những vùng có tỷ lệ thấp selenium thì tỷ lệ mắc ung thư trong dân số cao hẳn so với nơi khác. Dùng selenium liều cao sẽ làm giảm rõ rệt nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến (63%), ung thư đại tràng (58%) và ung thư phổi (45%). Liều được dùng trong thử nghiệm trên là 200 mcg.
- Selenium là chất cần thiết trong việc tạo men glutathion peroxidase (một chất chống oxy hóa quan trọng hàng đầu của cơ thể).
- Một điều cần lưu ý khi sử dụng selenium dạng bổ sung là phải có chỉ định của bác sĩ, vì giữa liều điều trị và liều gây độc có khoảng cách khá gần nhau.
1225804860_cua-ca.gif
Selenium có nhiều trong hải sản
Coenzym Q10
- Liều hàng ngày là 100 - 150 mg. Coenzym Q10 có nhiều trong gạo, mỡ cá...
- Coenzym Q10 là chất chống oxy hóa liên quan đến việc tạo năng lượng cho tế bào (đặc biệt là tim), được xem là có hiệu quả trong nhiều tình trạng bệnh lý tim mạch. Ở những người có rối loạn mỡ máu (tăng triglycerid và cholesterol) thì lượng coenzym Q10 thấp hơn người bình thường. Coenzym Q10 giúp giảm tác hại do cholesterol gây ra.
- Coenzym Q10 bảo vệ ty lạp thể trong nhân tế bào chống lại tổn hại do gốc tự do, ty lạp thể là thành phần tạo năng lượng tế bào và cũng nhạy cảm với gốc tự do. Coenzym Q10 giúp giảm tiến triển của bệnh thoái hóa não (Alzheimer và Parkinson).
- Coenzym Q10 hấp thu tốt nhất trong môi trường mỡ, vì thế nếu có dùng thì nên chọn loại capsule (mỡ). Coenzym Q10 tương tác mạnh với warfarin (thuốc chống đông máu) nên không dùng chung hai loại này ngoại trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Lycopen
- Liều lượng hàng ngày 30 - 35 mg. Lycopen có nhiều trong cà chua, gấc...
- Dùng thức ăn giàu lycopen sẽ giúp giảm nguy cơ các bệnh tiền liệt tuyến.
Trong một nghiên cứu trên 48.000 nam giới ăn cà chua đều đặn, kết quả cho thấy giảm được 35% nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến so với người bình thường.
- Lycopen còn có ích trong việc bảo vệ chống bệnh tim mạch, thoái hóa ở mắt, giảm trí nhớ do tuổi tác...
- Lycopen hấp thu rất tốt ở cà chua đã được chế biến, nhưng khi dùng nhớ kèm theo chút dầu ăn.
Quercetin
- Liều lượng hàng ngày theo khuyến cáo là 500 - 1.000 mg. Quercetin có nhiều trong táo, nho, hành đỏ, bột kiều mạch...
- Quercetin là chất chống oxy hóa có thêm tác dụng chống dị ứng do nó ngăn cản phóng thích histamin (đây là chất tạo ra triệu chứng của dị ứng như sốt, ngứa, nổi mẩn...).
- Quercetin còn cho thấy có tác dụng cải thiện chức năng của phổi, ức chế khả năng oxy hóa của LDL - cholesterol, giảm nguy cơ tim mạch.
Lưu ý
Biết được tác dụng của chất chống oxy hóa đối với cơ thể, bạn phải có ý thức về việc tích lũy chất chống oxy hóa cho cơ thể qua chế độ ăn nhiều rau quả, các loại dầu chứa acid béo thiết yếu. Nhưng điều hết sức quan trọng là phải hạn chế ngay những nguy cơ làm tăng gốc tự do cũng như tác hại của nó;
- Ngưng ngay thuốc lá nếu bạn đang hút.
- Giảm tác động của ánh sáng mặt trời lên da và mắt bằng cách đội nón rộng vành và mang kính râm khi ra ngoài.
- Chống lại việc tiếp xúc môi trường ô nhiễm, nhất là ở các thành phố công nghiệp hay vùng nông thôn sử dụng hóa chất nông nghiệp.
- Hạn chế tiếp xúc hóa chất nói chung, chẳng hạn dùng chất tẩy rửa trong nhà phải mang găng tay, với hóa chất bay hơi thì phải đeo kính bảo vệ; cẩn thận khi dùng hóa chất tẩy móng chân, tay, nhuộm tóc; nên chọn hóa chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên...
- Không ăn thức ăn được chiên xào khét hoặc mỡ nấu quá lửa.
TS. BÙI THU HÀ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Quay lại
Top Bottom