- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Ngày 1/3, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận ký ban hành thông tư quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Theo đó, danh mục các sản phẩm phần mềm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức để dạy học và sử dụng trong công tác văn phòng của các cơ sở giáo dục gồm 5 sản phẩm.
Việc sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong ngành giáo dục nhằm mục đích hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ trợ đổi mới tư duy, tạo môi trường nghiên cứu, sáng tạo; rút ngắn thời gian nghiên cứu; Là môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong xã hội học tập; tạo môi trường kỹ năng làm việc theo nhóm, theo cộng đồng; Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm; Tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm; Tạo sự thích nghi với các sản phẩm tương đương với các phần mềm thương mại mã nguồn đóng; Đảm bảo an ninh cho hạ tầng hệ thống thông tin và dữ liệu; Định hướng sử dụng các chuẩn mở.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ danh mục 5 sản phẩm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức gồm:
Giao diện màn hình hệ điều hành Linux.
Bộ Giáo dục và Đào tạo coi việc khai thác và sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở là một nội dung trong chương trình bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; Nội dung kiến thức và kĩ năng sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở được ưu tiên sử dụng trong các kỳ thi tuyển, sát hạnh tuyển dụng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2010. Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục lập kế hoạch triển khai theo năm học, bảo đảm đến tháng 9 năm 2010, các cơ sở giáo dục hoàn tất việc triển khai các phần mềm OpenOffice.Org, Unikey, Firefox.
Theo đó, danh mục các sản phẩm phần mềm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức để dạy học và sử dụng trong công tác văn phòng của các cơ sở giáo dục gồm 5 sản phẩm.
Việc sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong ngành giáo dục nhằm mục đích hỗ trợ nâng cao hiểu biết về lập trình phần mềm, hỗ trợ đổi mới tư duy, tạo môi trường nghiên cứu, sáng tạo; rút ngắn thời gian nghiên cứu; Là môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong xã hội học tập; tạo môi trường kỹ năng làm việc theo nhóm, theo cộng đồng; Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm; Tiết kiệm chi phí bản quyền phần mềm; Tạo sự thích nghi với các sản phẩm tương đương với các phần mềm thương mại mã nguồn đóng; Đảm bảo an ninh cho hạ tầng hệ thống thông tin và dữ liệu; Định hướng sử dụng các chuẩn mở.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ danh mục 5 sản phẩm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức gồm:
- Phần mềm văn phòng OpenOffice.org (với 6 mô đun: Soạn thảo văn bản - Writer; Bảng tính điện tử - Calc; Trình chiếu - Impress; Cơ sở dữ liệu - Base; Đồ hoạ - Draw; Soạn thảo công thức toán học - Math);
- Bộ gõ tiếng Việt: Unikey;
- Trình duyệt web Mozilla Firefox;
- Phần mềm thư điện tử máy trạm - Mozilla Thunderbird;
- Hệ điều hành trên nền Linux.
Giao diện màn hình hệ điều hành Linux.
Bộ Giáo dục và Đào tạo coi việc khai thác và sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở là một nội dung trong chương trình bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; Nội dung kiến thức và kĩ năng sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở được ưu tiên sử dụng trong các kỳ thi tuyển, sát hạnh tuyển dụng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2010. Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục lập kế hoạch triển khai theo năm học, bảo đảm đến tháng 9 năm 2010, các cơ sở giáo dục hoàn tất việc triển khai các phần mềm OpenOffice.Org, Unikey, Firefox.
DANH SÁCH CÁC PHẦN MỀM TỰ DO MÃ NGUỒN MỞ ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT, ngày 1/3/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT, ngày 1/3/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Hệ điều hành GNU/Linux cho các máy chủ như Ubuntu, CentOS, Fedora Core, Debian.
- Hệ điều hành của Linux dành cho máy bàn (PC) và máy tính xách tay (Laptop, Netbook...): Ubuntu, Fedora, Hacao (tiếng Việt, máy cấu hình thấp), PurpyDingo (Máy cấu hình thấp).
- Bộ gõ tiếng Việt trong môi trường GNU/Linux: xvnkb, Scim.
- Quản lý học tập điện tử e-Learning: Moodle, Dokeos.
- Quản lý thư viện số: Greenstone của UNESCO, D-space.
- Phần mềm thư viện: Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio.
- Quản lý mạng lớp học: Phần mềm Mythware, i-Talc của Intel.
- Cổng thông tin điện tử: Liferay, Uportal, DotnetNuke, ExoPlatform.
- Diễn đàn: phpBB, Jforum, mvnForum, SMF.
- Quản lý nội dung CMS: Alfresco, PHP-Nuke, Nuke-Viet, Joomla, Drupal.
- Vẽ bản đồ tư duy: FreeMind.
- Xử lý âm thanh: Audacity.
- Xử lý ảnh: PhotoScape, GIMP (thay thế Photoshop), Inkscape.
- Tạo tệp văn bản PDF: PDFCreator.
- Tạo tài liệu mở Wiki, cho phép người sử dụng có thể soạn thảo trực tiếp.
- Database server: MySQL, PostgreSQL, Ingres, OpenDB.
- Blog: WordPress, B2evolution.
- e-Portfolio: Mahara.
- Thư điện tử: Postfix, Zimbra, Sendmail.
- Công cụ web: NVU, Bluefish (thay thế Frontpage, Dreamwear).
- Nhắn tin, chat: Pidgin sử dụng cho nhiều mạng khác nhau Google, Yahoo, AIM, ICQ.
- Phần mềm ngành xuất bản: Scribus (thay thế QuarkXpress, Indesgin).