- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nhiều bạn chọn một ngành nào đó chỉ vì ngành này nghe “oai” và có vẻ phù hợp với khả năng và mong muốn của họ. Nhưng khi bắt đầu học rồi mới “vỡ mộng” vì bản thân không thích hợp với ngành này.
Quản trị kinh doanh
Ở nước ngoài, chuyên ngành này thường dành cho những ai có mong muốn mở công ty, thích tự kinh doanh riêng, hoặc muốn ở vị trí quản lí. Trong khi ở Việt Nam, phần lớn các bạn thích học ngành này chỉ vì thấy đây là nhóm ngành phổ biến nhất, rất nhiều nơi đào tạo, cần nguồn nhân lực và ắt hẳn sẽ có lương cao. Để rồi khi bắt đầu học thì họ nhận ra họ không có đam mê, không có hứng thú, và điều đặc biệt là: “Mọi thứ chung chung quá. Vậy rốt cuộc học ngành này, mình sẽ làm gì sau khi ra trường?”. Hãy tìm hiểu kĩ nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian để chọn đi theo hướng khác. Lưu ý rằng ngành gì quá phổ biến thường cạnh tranh rất cao, trừ khi bạn nỗ lực không ngừng và có đam mê thật sự, biết đào sâu tìm hiểu. Còn bạn học chỉ để có lương cao thì chắc chắn điều đó rất xa vời.
Bác sĩ
Để học được bác sĩ, tất nhiên bạn phải giỏi. Nhưng giỏi thôi chưa đủ, bạn cần có đam mê. Giỏi và đam mê rồi, bạn phải kiên nhẫn, bởi vì việc học rất gian nan và kéo dài. Rất nhiều bạn dù học giỏi nhưng khi bước vào ngành y vẫn “gãy gánh giữa đường” vì không theo kịp chương trình học và không đủ sức để nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu. Đây là ngành đòi hỏi chuyên môn cao và nhiều áp lực, nhưng bạn cần phải có lòng nhiệt huyết và một trái tim biết yêu thương. Nếu bạn học y chỉ vì muốn kiếm nhiều tiền, bạn có thể học ngành khác. Học bác sĩ mà chỉ nghĩ đến việc giàu có thì bạn sẽ khó có thể hoàn thành được chương trình học của mình.
Công nghệ thông tin
Các chàng trai thường thích chọn ngành này chỉ vì họ…mê chơi game. Trong khi người ngoài cho rằng học ngành này phải biết…sửa máy vi tính hoặc lập trình tốt. Thật ra nhóm ngành này rất rộng và bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, nên có nhiều bạn là dân IT mà không thể sửa máy tính hoặc chẳng biết lập trình cũng là chuyện rất bình thường. Đây là ngành từng là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ thế hệ 8x, nhưng rồi ở thế hệ 9x, công nghệ thông tin bắt đầu “thất thế”. Nhiều bạn học và bỏ dở giữa chừng vì không theo nổi nữa, đơn giản vì trước đó họ không hình dung kĩ nội dung và phương pháp học tập. Nếu bạn đam mê công nghệ, trước tiên bạn phải hiểu thật rõ về những gì bạn sắp được học. Đừng nói chung chung rằng “tôi muốn học công nghệ thông tin”. Hãy tự tìm hiểu xem nó bao gồm những ngành nào và bạn liệu có thể học được một trong những chuyên ngành đó.
Sư phạm
Bạn có yêu nghề không? Bạn có phải là một người thích ổn định không? Bạn có kiên nhẫn không? Nếu chỉ cần có một chữ “không” khi trả lời 3 câu hỏi trên, tốt nhất bạn nên suy nghĩ thật kĩ trước khi chọn. Trở thành một người thầy không chỉ đơn giản là việc tốt nghiệp đại học – cao đẳng rồi đứng lớp, mà bạn còn phải có thật nhiều kĩ năng để truyền đạt lại kiến thức cho người khác, và chấp nhận làm một công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong nhiều năm. Và nếu cứ đều đặn đi dạy như thế thì bạn không thể làm giàu nhanh chóng. Vì vậy, nếu bạn là một người thích đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều công việc thú vị, và không đủ kiên nhẫn, tốt nhất nên chọn một chuyên ngành khác.
Các nhóm ngành năng khiếu
Ca hát, điện ảnh, múa, diễn xuất, chơi các loại nhạc cụ… có thể xem là các ngành thiên về năng khiếu. Có thể bạn chọn ngành vì đam mê và hiểu rõ về năng lực của mình. Tuy nhiên đây là nhóm ngành năng khiếu nên bạn có thể tự rèn luyện thêm thông qua các khóa học ngắn hạn. Nếu bạn thật sự muốn học chuyên sâu, hãy tự nhủ rằng bạn không bao giờ được bỏ cuộc giữa chừng và sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách. Nghệ thuật luôn đi kèm với nhiều rủi ro. Nếu bạn là người thích an toàn, hãy chọn một ngành khác mà bạn yêu thích để đi làm một cách chính thống hơn.
Theo Mực Tím
Quản trị kinh doanh
Ở nước ngoài, chuyên ngành này thường dành cho những ai có mong muốn mở công ty, thích tự kinh doanh riêng, hoặc muốn ở vị trí quản lí. Trong khi ở Việt Nam, phần lớn các bạn thích học ngành này chỉ vì thấy đây là nhóm ngành phổ biến nhất, rất nhiều nơi đào tạo, cần nguồn nhân lực và ắt hẳn sẽ có lương cao. Để rồi khi bắt đầu học thì họ nhận ra họ không có đam mê, không có hứng thú, và điều đặc biệt là: “Mọi thứ chung chung quá. Vậy rốt cuộc học ngành này, mình sẽ làm gì sau khi ra trường?”. Hãy tìm hiểu kĩ nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian để chọn đi theo hướng khác. Lưu ý rằng ngành gì quá phổ biến thường cạnh tranh rất cao, trừ khi bạn nỗ lực không ngừng và có đam mê thật sự, biết đào sâu tìm hiểu. Còn bạn học chỉ để có lương cao thì chắc chắn điều đó rất xa vời.
Bác sĩ
Để học được bác sĩ, tất nhiên bạn phải giỏi. Nhưng giỏi thôi chưa đủ, bạn cần có đam mê. Giỏi và đam mê rồi, bạn phải kiên nhẫn, bởi vì việc học rất gian nan và kéo dài. Rất nhiều bạn dù học giỏi nhưng khi bước vào ngành y vẫn “gãy gánh giữa đường” vì không theo kịp chương trình học và không đủ sức để nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu. Đây là ngành đòi hỏi chuyên môn cao và nhiều áp lực, nhưng bạn cần phải có lòng nhiệt huyết và một trái tim biết yêu thương. Nếu bạn học y chỉ vì muốn kiếm nhiều tiền, bạn có thể học ngành khác. Học bác sĩ mà chỉ nghĩ đến việc giàu có thì bạn sẽ khó có thể hoàn thành được chương trình học của mình.
Công nghệ thông tin
Các chàng trai thường thích chọn ngành này chỉ vì họ…mê chơi game. Trong khi người ngoài cho rằng học ngành này phải biết…sửa máy vi tính hoặc lập trình tốt. Thật ra nhóm ngành này rất rộng và bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, nên có nhiều bạn là dân IT mà không thể sửa máy tính hoặc chẳng biết lập trình cũng là chuyện rất bình thường. Đây là ngành từng là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ thế hệ 8x, nhưng rồi ở thế hệ 9x, công nghệ thông tin bắt đầu “thất thế”. Nhiều bạn học và bỏ dở giữa chừng vì không theo nổi nữa, đơn giản vì trước đó họ không hình dung kĩ nội dung và phương pháp học tập. Nếu bạn đam mê công nghệ, trước tiên bạn phải hiểu thật rõ về những gì bạn sắp được học. Đừng nói chung chung rằng “tôi muốn học công nghệ thông tin”. Hãy tự tìm hiểu xem nó bao gồm những ngành nào và bạn liệu có thể học được một trong những chuyên ngành đó.
Sư phạm
Bạn có yêu nghề không? Bạn có phải là một người thích ổn định không? Bạn có kiên nhẫn không? Nếu chỉ cần có một chữ “không” khi trả lời 3 câu hỏi trên, tốt nhất bạn nên suy nghĩ thật kĩ trước khi chọn. Trở thành một người thầy không chỉ đơn giản là việc tốt nghiệp đại học – cao đẳng rồi đứng lớp, mà bạn còn phải có thật nhiều kĩ năng để truyền đạt lại kiến thức cho người khác, và chấp nhận làm một công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong nhiều năm. Và nếu cứ đều đặn đi dạy như thế thì bạn không thể làm giàu nhanh chóng. Vì vậy, nếu bạn là một người thích đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều công việc thú vị, và không đủ kiên nhẫn, tốt nhất nên chọn một chuyên ngành khác.
Các nhóm ngành năng khiếu
Ca hát, điện ảnh, múa, diễn xuất, chơi các loại nhạc cụ… có thể xem là các ngành thiên về năng khiếu. Có thể bạn chọn ngành vì đam mê và hiểu rõ về năng lực của mình. Tuy nhiên đây là nhóm ngành năng khiếu nên bạn có thể tự rèn luyện thêm thông qua các khóa học ngắn hạn. Nếu bạn thật sự muốn học chuyên sâu, hãy tự nhủ rằng bạn không bao giờ được bỏ cuộc giữa chừng và sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách. Nghệ thuật luôn đi kèm với nhiều rủi ro. Nếu bạn là người thích an toàn, hãy chọn một ngành khác mà bạn yêu thích để đi làm một cách chính thống hơn.
Theo Mực Tím