- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Nỗi băn khoăn lớn nhất của hầu hết học sinh tham dự chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2014 tại Đồng Tháp (do báo TT phối hợp với các đơn vị tổ chức sáng 15-3) là làm sao xác định ngành nghề phù hợp.
Ngay khi buổi tư vấn bắt đầu, một học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu gửi câu hỏi đến ban tư vấn. Học sinh này cho biết bạn đang có nhiều băn khoăn trong việc chọn ngành. “Em cảm thấy thích nhiều thứ dẫn đến không tập trung tốt nhất cho việc học. Em học tốt đều các môn khối A và C. Còn vài hôm nữa là đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi rồi, bây giờ em phải làm sao để chọn được ngành phù hợp?”.
Theo TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM, việc chọn một ngành học sau THPT thật sự rất khó đối với học sinh. Vì thế hiện nay rất nhiều em còn băn khoăn trong việc chọn ngành.
Tư vấn cho học sinh, cô Mai lưu ý những sai lầm cần tránh: thứ nhất, nhiều học sinh không phân biệt ngành nghề và việc làm. Nhiều học sinh nghĩ rằng học một ngành ra chỉ làm nghề duy nhất. Nhưng trên thực tế một ngành đào tạo có thể chuẩn bị cho sinh viên một số nghề khác nhau. Mỗi nghề có một vị trí việc làm khác nhau, kỹ năng khác nhau và yêu cầu tuyển dụng cũng khác nhau. Ví dụ nhân viên kiểm tra chất lượng có thể tốt nghiệp từ ngành sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm; nhân viên đối ngoại có thể tốt nghiệp từ ngành quan hệ đối ngoại, Đông phương học, ngoại ngữ... Nếu muốn có nghề cụ thể, các em nên chọn trình độ CĐ hoặc CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp.
Sai lầm thứ hai là chọn ngành học “thụ động”. Học sinh có nhiều ước mơ nhưng rất ít học sinh trả lời được vì sao và làm cách nào để thực hiện được ước mơ. Hậu quả của việc chọn “thụ động” là nhiều ngành học không phù hợp với sở thích nghề nghiệp nên khi vào học các em cảm giác “đuối”, thiếu say mê, sáng tạo..., vì thế ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp sau này. Thêm nữa, các em chỉ nhìn thấy “hào quang” của nghề.
Sai lầm thứ ba là lựa chọn nghề của các em ngược với nhu cầu thực tế. Phần lớn học sinh chưa dự định làm việc cho địa phương nào hay khu vực nào. Hiện có đến 80% học sinh chọn thi vào ĐH để có việc làm sau này. Trong khi thực tế 70% nhu cầu nhân lực lại là CĐ và trung cấp nghề, ĐH chỉ chiếm 30%. Nếu chọn ngành nghề không đúng theo thực lực của mình thì chắc chắn thất bại.
Một nữ sinh Trường THPT Lấp Vò 2 thắc mắc: “Em đã chọn được trường ĐH nhưng còn phân vân giữa ngành em yêu thích và ngành xã hội đang có nhu cầu”. Chia sẻ về việc này, Th.S Lâm Tường Thoại (ĐH Quốc gia TP.HCM) khuyên khi chọn ngành không nên nghiêng hoàn toàn về một yếu tố, mà phải dung hòa giữa ngành mình yêu thích và nhu cầu xã hội cần. Nếu chọn ngành mình không yêu thích thì khi học sẽ rất chán, thực tế có không ít sinh viên bỏ cuộc giữa chừng vì cảm thấy mình chọn sai ngành. Thầy Thoại lưu ý các bạn trẻ, ở tuổi 18 việc xác định sở thích thường dễ bị nhầm lẫn vì sở thích có sự thay đổi.
“Để biết được những ngành nghề xã hội cần thì theo dõi báo chí, còn để xác định được đúng đắn sở thích của mình thì nên nhờ thầy cô, cha mẹ và các công cụ trắc nghiệm sở thích” - thầy Thoại tư vấn.
Ngay khi buổi tư vấn bắt đầu, một học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu gửi câu hỏi đến ban tư vấn. Học sinh này cho biết bạn đang có nhiều băn khoăn trong việc chọn ngành. “Em cảm thấy thích nhiều thứ dẫn đến không tập trung tốt nhất cho việc học. Em học tốt đều các môn khối A và C. Còn vài hôm nữa là đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi rồi, bây giờ em phải làm sao để chọn được ngành phù hợp?”.
Theo TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM, việc chọn một ngành học sau THPT thật sự rất khó đối với học sinh. Vì thế hiện nay rất nhiều em còn băn khoăn trong việc chọn ngành.
Tư vấn cho học sinh, cô Mai lưu ý những sai lầm cần tránh: thứ nhất, nhiều học sinh không phân biệt ngành nghề và việc làm. Nhiều học sinh nghĩ rằng học một ngành ra chỉ làm nghề duy nhất. Nhưng trên thực tế một ngành đào tạo có thể chuẩn bị cho sinh viên một số nghề khác nhau. Mỗi nghề có một vị trí việc làm khác nhau, kỹ năng khác nhau và yêu cầu tuyển dụng cũng khác nhau. Ví dụ nhân viên kiểm tra chất lượng có thể tốt nghiệp từ ngành sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm; nhân viên đối ngoại có thể tốt nghiệp từ ngành quan hệ đối ngoại, Đông phương học, ngoại ngữ... Nếu muốn có nghề cụ thể, các em nên chọn trình độ CĐ hoặc CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp.
Sai lầm thứ hai là chọn ngành học “thụ động”. Học sinh có nhiều ước mơ nhưng rất ít học sinh trả lời được vì sao và làm cách nào để thực hiện được ước mơ. Hậu quả của việc chọn “thụ động” là nhiều ngành học không phù hợp với sở thích nghề nghiệp nên khi vào học các em cảm giác “đuối”, thiếu say mê, sáng tạo..., vì thế ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp sau này. Thêm nữa, các em chỉ nhìn thấy “hào quang” của nghề.
Sai lầm thứ ba là lựa chọn nghề của các em ngược với nhu cầu thực tế. Phần lớn học sinh chưa dự định làm việc cho địa phương nào hay khu vực nào. Hiện có đến 80% học sinh chọn thi vào ĐH để có việc làm sau này. Trong khi thực tế 70% nhu cầu nhân lực lại là CĐ và trung cấp nghề, ĐH chỉ chiếm 30%. Nếu chọn ngành nghề không đúng theo thực lực của mình thì chắc chắn thất bại.
Một nữ sinh Trường THPT Lấp Vò 2 thắc mắc: “Em đã chọn được trường ĐH nhưng còn phân vân giữa ngành em yêu thích và ngành xã hội đang có nhu cầu”. Chia sẻ về việc này, Th.S Lâm Tường Thoại (ĐH Quốc gia TP.HCM) khuyên khi chọn ngành không nên nghiêng hoàn toàn về một yếu tố, mà phải dung hòa giữa ngành mình yêu thích và nhu cầu xã hội cần. Nếu chọn ngành mình không yêu thích thì khi học sẽ rất chán, thực tế có không ít sinh viên bỏ cuộc giữa chừng vì cảm thấy mình chọn sai ngành. Thầy Thoại lưu ý các bạn trẻ, ở tuổi 18 việc xác định sở thích thường dễ bị nhầm lẫn vì sở thích có sự thay đổi.
“Để biết được những ngành nghề xã hội cần thì theo dõi báo chí, còn để xác định được đúng đắn sở thích của mình thì nên nhờ thầy cô, cha mẹ và các công cụ trắc nghiệm sở thích” - thầy Thoại tư vấn.
Theo tuoitre