- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Hiện nay có hơn 400 nhà máy điện hạt nhân xây dựng ở 30 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 5 lò phản ứng hạt nhân ở Đức, Pháp và Nhật Bản được coi là lớn nhất về quy mô và khả năng cung cấp năng lượng.
Isar II (Đức) (ảnh)
Nhà máy điện hạt nhân Isar II nằm gần khu vực Niederaichbach, phía Tây Munich, Đức. Isar II được vận hành từ năm 1988 với khả năng cung cấp 1.400 megawatt điện. Isar II và 3 nhà máy hạt nhân khác tại Đức đang cung cấp khoảng 20% lượng điện tiêu thụ cho nước này. Tuy nhiên, chỉ tính riêng Isar II, mỗi năm cũng đã thải ra không khí 12 triệu tấn CO2, và chưa kể còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Chính vì thế, Đức sẽ đóng cửa Isar II vào năm 2020, và một nhà máy hạt nhân khác có tên là Isar I vào năm 2011.
Brokdorf (Đức)
Tên của nhà máy điện hạt nhân này lấy theo tên của thị trấn Brokdorf, nằm gần thành phố Hamburg, Đức. Brokdorf được khởi công xây dựng từ năm 1981, và đi vào hoạt động từ năm 1986. Đây là một trong những lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới với khả năng lưu trữ tới 110 tấn uranium, và cung cấp lượng điện năng lên tới 1.410 megawatt. Việc xây dựng Brokdorf cũng gặp nhiều khó khăn vì vấp phải sự phản đối của người dân khu vực xung quanh. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra, hàng trăm người bị thương vì đụng độ với cảnh sát, và số lượng người biểu tình có lúc lên tới hàng chục nghìn người.
Mặc dù cho tới nay vẫn chưa có sự cố nào xảy ra tại Brokdorf, nhưng nó vẫn bị người dân phản đối. Trong khi đó, các lo ngại ngày càng gia tăng khi khí hậu toàn cầu nóng lên. Mỗi năm, Brokdorf thải ra không khí hàng chục triệu tấn CO2 nên nó là cái “gai” trong mắt các tổ chức bảo vệ môi trường. Cân nhắc tất cả những yếu tố này, chính phủ Đức dự kiến sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Brokdorf vào năm 2018.
Civaux 1 - 2 (Pháp)
Pháp hiện là nước có nhiều nhà máy điện hạt nhân nhất trên thế giới - tổng cộng có 59 lò hạt nhân, sản xuất 76% lượng điện tiêu thụ cho cả nước, trong đó lớn nhất là hai cặp nhà máy điện hạt nhân Civaux 1 - Civaux 2 và Chooz B1 – Chooz B2. Tổ hợp hai nhà máy Civaux 1 - Civaux 2 được vận hành năm 1999 với kinh phí xây dựng vào khoảng 4,1 tỉ USD. Dù kinh phí khá lớn, nhưng trên thực tế, hiệu suất của Civaux 1 và Civaux 2 cao hơn rất nhiều so với các nhà máy điện chạy bằng than hoặc khí gas tự nhiên khác. Turbin của 2 nhà máy này dài bằng nửa sân bóng đá và nặng tới 3.000 tấn. Đó cũng là lý do tại sao mà mỗi nhà máy này có thể tạo ra lượng điện năng lên tới 1.450 megawatt.
Chooz B1 - B2 (Pháp)
Cũng giống cặp đôi Civaux, hai lò phản ứng hạt nhân Chooz B1 và Chooz B2 là một phần của chuỗi các nhà máy được xây dựng theo chuẩn kỹ thuật N4 cao cấp của Pháp. Chính vì hiện đại mà thời gian xây dựng Chooz B1 kéo dài suốt 12 năm. Công suất của tổ hợp nhà máy này là 1.455 meagawatt. Tuy nhiên, Chooz B1 và Chooz B2 cũng gặp một số trục trặc với bộ phận làm lạnh trong thời kỳ đầu hoạt động, nên buộc phải đóng cửa gần 1 năm để thay thế và sửa chữa. Mới đây nhất, tháng 7/2009, người ta cho xây dựng một phòng thí nghiệm hạt nhân ngay cạnh Chooz B, giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu về bản chất vũ trụ.
Kashiwazaki-Kariwa (Nhật Bản)
Lò phản ứng hạt nhân này được hoàn thành năm 1997, gồm nhiều tổ hợp riêng biệt, với khả năng cung cấp điện vào khoảng 8.200 megawatt, đủ cho 16 triệu gia đình trong vòng 1 năm. Cũng như nhiều lò hạt nhân khác tại Nhật, Kashiwazaki-Kariwa được xây dựng bằng kỹ thuật hiện đại, tuyệt đối an toàn và chống được động đất. Tuy nhiên, trận động đất mạnh 6,8 độ rich-te hồi tháng 7/2007 đã khiến cho nhà máy này phải ngừng hoạt động cho tới ngày nay.
Gia Vũ(Theo Discovery)
Isar II (Đức) (ảnh)
Nhà máy điện hạt nhân Isar II nằm gần khu vực Niederaichbach, phía Tây Munich, Đức. Isar II được vận hành từ năm 1988 với khả năng cung cấp 1.400 megawatt điện. Isar II và 3 nhà máy hạt nhân khác tại Đức đang cung cấp khoảng 20% lượng điện tiêu thụ cho nước này. Tuy nhiên, chỉ tính riêng Isar II, mỗi năm cũng đã thải ra không khí 12 triệu tấn CO2, và chưa kể còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Chính vì thế, Đức sẽ đóng cửa Isar II vào năm 2020, và một nhà máy hạt nhân khác có tên là Isar I vào năm 2011.
Brokdorf (Đức)
Tên của nhà máy điện hạt nhân này lấy theo tên của thị trấn Brokdorf, nằm gần thành phố Hamburg, Đức. Brokdorf được khởi công xây dựng từ năm 1981, và đi vào hoạt động từ năm 1986. Đây là một trong những lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới với khả năng lưu trữ tới 110 tấn uranium, và cung cấp lượng điện năng lên tới 1.410 megawatt. Việc xây dựng Brokdorf cũng gặp nhiều khó khăn vì vấp phải sự phản đối của người dân khu vực xung quanh. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra, hàng trăm người bị thương vì đụng độ với cảnh sát, và số lượng người biểu tình có lúc lên tới hàng chục nghìn người.
Mặc dù cho tới nay vẫn chưa có sự cố nào xảy ra tại Brokdorf, nhưng nó vẫn bị người dân phản đối. Trong khi đó, các lo ngại ngày càng gia tăng khi khí hậu toàn cầu nóng lên. Mỗi năm, Brokdorf thải ra không khí hàng chục triệu tấn CO2 nên nó là cái “gai” trong mắt các tổ chức bảo vệ môi trường. Cân nhắc tất cả những yếu tố này, chính phủ Đức dự kiến sẽ đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Brokdorf vào năm 2018.
Civaux 1 - 2 (Pháp)
Pháp hiện là nước có nhiều nhà máy điện hạt nhân nhất trên thế giới - tổng cộng có 59 lò hạt nhân, sản xuất 76% lượng điện tiêu thụ cho cả nước, trong đó lớn nhất là hai cặp nhà máy điện hạt nhân Civaux 1 - Civaux 2 và Chooz B1 – Chooz B2. Tổ hợp hai nhà máy Civaux 1 - Civaux 2 được vận hành năm 1999 với kinh phí xây dựng vào khoảng 4,1 tỉ USD. Dù kinh phí khá lớn, nhưng trên thực tế, hiệu suất của Civaux 1 và Civaux 2 cao hơn rất nhiều so với các nhà máy điện chạy bằng than hoặc khí gas tự nhiên khác. Turbin của 2 nhà máy này dài bằng nửa sân bóng đá và nặng tới 3.000 tấn. Đó cũng là lý do tại sao mà mỗi nhà máy này có thể tạo ra lượng điện năng lên tới 1.450 megawatt.
Chooz B1 - B2 (Pháp)
Cũng giống cặp đôi Civaux, hai lò phản ứng hạt nhân Chooz B1 và Chooz B2 là một phần của chuỗi các nhà máy được xây dựng theo chuẩn kỹ thuật N4 cao cấp của Pháp. Chính vì hiện đại mà thời gian xây dựng Chooz B1 kéo dài suốt 12 năm. Công suất của tổ hợp nhà máy này là 1.455 meagawatt. Tuy nhiên, Chooz B1 và Chooz B2 cũng gặp một số trục trặc với bộ phận làm lạnh trong thời kỳ đầu hoạt động, nên buộc phải đóng cửa gần 1 năm để thay thế và sửa chữa. Mới đây nhất, tháng 7/2009, người ta cho xây dựng một phòng thí nghiệm hạt nhân ngay cạnh Chooz B, giúp các nhà khoa học có thể nghiên cứu về bản chất vũ trụ.
Kashiwazaki-Kariwa (Nhật Bản)
Lò phản ứng hạt nhân này được hoàn thành năm 1997, gồm nhiều tổ hợp riêng biệt, với khả năng cung cấp điện vào khoảng 8.200 megawatt, đủ cho 16 triệu gia đình trong vòng 1 năm. Cũng như nhiều lò hạt nhân khác tại Nhật, Kashiwazaki-Kariwa được xây dựng bằng kỹ thuật hiện đại, tuyệt đối an toàn và chống được động đất. Tuy nhiên, trận động đất mạnh 6,8 độ rich-te hồi tháng 7/2007 đã khiến cho nhà máy này phải ngừng hoạt động cho tới ngày nay.
Gia Vũ(Theo Discovery)