4 cơn mưa sao băng chứng minh bạn là người may mắn nhất

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Bạn sẽ thấy hối tiếc nếu như chưa từng một lần được chiêm ngưỡng khoảnh khắc mưa sao băng tuyệt đẹp.

Đã từ xa xưa, sao băng luôn là một trong những hiện tượng thiên văn mà con người hằng mong muốn khám phá. Vẻ đẹp cùng sự bí ẩn của những trận mưa sao băng khiến không ít người tin vào quan niệm: cầu nguyện hay ước khi sao băng rơi thì điều ước sẽ trở thành hiện thực.

Như đã đưa tin, giữa tháng 12, chúng ta có cơ hội chứng kiến một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm: Geminids. Vậy đã bao giờ bạn băn khoăn, ngoài hiện tượng trên còn có những cơn mưa sao băng nào khác không?

Chắc chắn là có. Và dưới đây là danh sách những cơn mưa sao băng được xếp vào hàng "kinh điển" mà nếu được chứng kiến hết thì bạn sẽ là người may mắn nhất!

1. Mưa sao băng Quadrantids

Quadrantids là cơn mưa sao băng diễn ra vào những ngày đầu tiên trong năm mới (thường là từ 1/1 – 5/1). Cùng với Perseids và Geminids, Quadrantids là một trong những hiện tượng thiên văn đáng xem nhất trong năm.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Khi mưa sao băng này đạt đỉnh, bạn có thể quan sát tới 100 vệt sao mỗi giờ. Tuy nhiên, đỉnh điểm của cơn mưa sao băng này chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ chứ không tới vài ngày như các cơn mưa sao băng khác.


4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Mưa sao băng Quadrantids mang tới Trái đất rất nhiều vệt sáng từ thiên thạch

Điểm làm nên sức hấp dẫn của Quadrantids, đó chính là nguồn gốc có phần bí ẩn của mưa sao băng này. Trên thực tế, Quadrantids xuất phát từ một chòm sao có tên Quadrans Muralis từ thế kỷ XIX, song chòm sao này đã biến mất hoàn toàn trong bản đồ thiên văn học hiện đại.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Chòm sao Quadrans Muralis hoàn toàn biến mất trong bản đồ sao thời hiện đại

Mặt khác, cho tới nay, “cha đẻ” của cơn mưa sao băng này vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Nhiều giả thuyết cho rằng, Quadrantids là các mảnh thiên thạch nhỏ vỡ ra từ tiểu hành tinh 2003H1 nhưng cũng có người tin Quadrantids vốn xuất phát từ sao chổi C/1490 Y1.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg


Nếu giả thuyết thứ hai là đúng, rất có thể mưa sao băng Quadrantids có liên quan mật thiết tới thảm họa cách đây hơn 500 năm.

Cụ thể, nhiều tài liệu cổ đã ghi nhận sự kiện trận mưa thiên thạch năm 1490 tại Trung Quốc, giết chết khoảng 10.000 người dưới thời nhà Minh. Hung thủ của thảm họa ấy được cho chính là sao chổi C/1490 Y1.

2. Mưa sao băng Perseids

Perseids là tên gọi của một trong những cơn mưa sao băng nổi tiếng nhất trên thế giới. Cái tên Perseids có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, gắn liền với Á thần Perseus. Trong tiếng Việt, hiện tượng này có biệt danh rất mỹ miều là Anh Tiên.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg


Mưa sao băng Perseids thường xuất hiện từ giữa tháng 7 và đạt đỉnh vào giữa tháng 8. Ngay từ năm 36, hình ảnh về sao băng này đã được người Trung Hoa cổ đại ghi lại. Tới năm 1865, con người đã tìm ra gốc tích của hiện tượng này.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg


Theo đó, mưa sao băng Perseids là do các mảnh vỡ của sao chổi 109P/Swift-Tuttle (S-T) rơi vào khí quyển mà tạo thành. Khi đạt đỉnh, chúng ta có thể quan sát khoảng 60 vệt sao băng rơi mỗi giờ trong trận mưa sao băng Perseids.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Điểm đặc biệt của Perseids là tần suất xuất hiện của quả cầu lửa (fire balll) rất cao. Đây cũng là một trong số ít những cơn mưa sao băng người Việt Nam có thể quan sát được bằng mắt thường. Thông thường, sao băng trong hiện tượng này bay vào khí quyển ở độ cao khoảng 80km so với mặt đất.


4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg


3. Mưa sao băng Leonids

Mưa sao băng Leonids xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 hàng năm (thường từ ngày 13/11 – 21/11). Cơn mưa này xuất phát từ chòm sao Sư Tử (Leo), cộng thêm các vệt sao băng thường tỏa ra thành chùm như bờm sư tử nên được gọi là Leonids.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Leonids là cơn mưa sao băng duy nhất trong năm có khả năng gây ra “bão”. Thông thường, theo chu kì 33 năm, mưa sao băng Leonids sẽ lớn bất thường, khi đạt đỉnh có thể mang tới hàng nghìn sao băng bay vào bầu khí quyển.


4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Những cơn bão tuyệt đẹp do mưa sao băng Leonids gây ra có hình dạng giống bờm sư tử

Sự kiện này lần đầu tiên xảy ra vào năm 1833, khi một cơn bão sao băng Leonids đổ bộ Trái đất. Khi đó, thậm chí không ít kẻ mê tín dị đoan cho rằng, Leonids chính là biểu hiện cảnh báo Ngày Tận thế của nhân loại.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Tranh vẽ mô tả sự kiện cơn bão sao băng năm 1833

Lần gần đây nhất bão sao băng Leonids xuất hiện là giai đoạn 1998 – 2002, với tần suất 3.000 sao băng/ giờ. Như vậy, chúng ta sẽ cần chờ đợi thêm khoảng 20 năm nữa để chứng kiến một hiện tượng thiên văn kì thú bậc nhất trong lịch sử tiếp theo.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg


4. Mưa sao băng Geminids

Geminids là cơn mưa sao băng cuối cùng trong năm nhưng cũng là cơn mưa đáng chờ đợi bậc nhất. Về bản chất, chúng vốn là các mảnh thiên thạch của sao chổi 3200 Phaethons bay vào khí quyển Trái đất.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Mưa sao băng Geminids xuất hiện vào giữa tháng 12 ở độ cao 100km so với mặt đất. Khi mưa đạt đỉnh, chúng ta có thể quan sát từ 50 tới 100 vệt sao băng mỗi giờ.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg


Điểm thú vị của Geminids, đó là sự xuất hiện của các quả cầu lửa “gặm Trái đất” (Earthgrazer). Chúng là các vệt sao băng phát sáng bay ngang và gần như trùng lặp vào đường chân trời.

4-con-mua-sao-bang-chung-minh-ban-la-nguoi-may-man-nhat.jpg

Những vệt sáng cắt ngang trời là đặc trưng của mưa sao băng Geminids


Để ngắm được trọn vẹn trận mưa sao băng này, hãy làm theo những lời khuyên của các chuyên gia thiên văn học dưới đây:

- Khoảng thời gian nửa đêm về sáng là thời điểm lý tưởng nhất.

- Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng.

- Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng.

- Mặc áo ấm cẩn thận bởi thời điểm về đêm rất lạnh.


Nguồn: Earthsky, Astronomy, Meteor Showers Online, Wikipedia
Theo Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
mình chỉ mới xem đc mưa sao băng Geminid, nhưng khi ấy trời có mây nên chỉ thấy vài vết sáng chứ ko thấy dc cảnh giống hình mà bạn đưa :))
Ngẫm lại thấy hồi đó sao mình siêng năng dạy sớm, giữa khuya mò dậy xem sao, tất cả cũng vì mưa sao băng cung mình :))) Sau lần đó thì nướng ngủ nên dẹp luôn :))
 
hao anlà may mắn đó bạn ;))) hôm đó mình mở căng mắt ra mới thấy đc (tại trời mây khá nhiều :3 )
Sắp tới cũng có mưa sao băng Geminid đó bn, thử dậy xem sao. Cầu sao trời ko mây là ok, thấy dc liền ;))
 
mấy ngày hôm nay mưa sao băng chỉ vài vệt thôi, hình như 12,13,14 zì đó mới cực đại, lúc đó mình mới thấy dc. Còn h mà bn thức coi thì chắc phải phụ thc vào may mắn mới thấy dc :)))
 
×
Quay lại
Top Bottom