JellyfishHN
Thành viên
- Tham gia
- 12/4/2016
- Bài viết
- 7
Vào 1 ngày đẹp trời, bạn bỗng thấy mình cần tiếng Anh tha thiết nhưng không biết làm sao để “yêu lại từ đầu”. Hơn chục năm học tiếng Anh trôi qua, bằng một cách thần kì nào đó đã khiến bạn rơi vào cái vòng luẩn quẩn, ngược đời, sai be bét và bạn đành tự xếp mình vào hàng ngũ “mất gốc tiếng Anh”. Bạn cảm thấy bơ vơ, lạc lối, không biết bắt đầu lại từ đâu …
Nếu đây đúng là những gì bạn đang cảm thấy thì bạn cũng giống tôi 1 năm trước. Hãy quyết tâm “thà là bỏ đi hết” sau đó “ta làm lại từ đầu” nhé.
Đây là 3 việc bạn cần xử lí “luôn và ngay” để học Tiếng Anh “sịn” nhé, không phải Tiếng Anh “bồi”.
1. Khi nghe – không nhất thiết phải dịch sang tiếng Việt – rồi mới chịu hiểu.
Rất nhiều bạn, mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm. Thật ra, trong giai đoạn đầu tiên học ngôn ngữ, ta hoàn toàn không có đủ thời gian cũng như kiến thức để dịch tất cả những gì chúng ta tiếp nhận. Vì thế, hãy giữ đầu óc bạn “dại khờ” hết mức, tưởng tượng bạn là 1 đứa bé, tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên bạn tiếp xúc. Từ nào nghe hiểu được trực tiếp thì hiểu, không hiểu được hãy làm quen với cách người ta đọc. Bảo đảm bạn sẽ không cảm thấy “lạc” trong các bài nghe, và chắc chắn sẽ hiểu nhiều hơn.
2. Hãy học tiếng Anh theo đúng trình tự chuẩn Nghe – Nói – Đọc –Viết
Khi học bất cứ ngôn ngữ gì, kể cả tiếng mẹ đẻ, bước đầu tiên, ban sơ nhất, khởi nguồn cho việc tiếp nhận bất kỳ 1 ngôn ngữ chính là NGHE, khi bạn thấm nhuần ngôn ngữ ấy, âm thanh ấy, sau đó mới là bập bẹ nói theo, rồi đến đọc sách, và cuối cùng mới là viết. Nhưng bạn có nhớ trước kia mình học tiếng Anh thế nào không? Hì hụi đọc đọc viết viết rồi sau đó mới nghe và một lúc nào đó (có thể) sẽ nói.
Đây là một lộ trình ngược hoàn toàn, dẫn đến việc học tiếng Anh của bạn chỉ là để làm bài tập ngữ pháp chứ không phải tiếng Anh có thể sử dụng.
3. Tuyệt đối không được phiên âm cách đọc tiếng Anh bằng tiếng Việt
“Ai Gâu tu sờ kun” (I go to school – Tôi đến trường) – Trích Phiên âm tiếng Anh kinh điển qua rất nhiều thời đại…
(Nguồn: Kênh 14-Dở khóc dở cười với kiểu phiên âm “thuần Việt” trong sách Anh ngữ)
Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phải là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt.
Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất “lạ”. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).
Vì vậy để có thể nói chuẩn tiếng Anh, bạn chỉ có thể nghe và luyện tập theo thật kiên trì thôi. Sẽ nhanh hơn nhiều nếu có người lắng nghe và kiên nhẫn sửa phát âm cho bạn theo từng âm.
Nguồn: loptienganh.edu.vn
Nếu đây đúng là những gì bạn đang cảm thấy thì bạn cũng giống tôi 1 năm trước. Hãy quyết tâm “thà là bỏ đi hết” sau đó “ta làm lại từ đầu” nhé.
Đây là 3 việc bạn cần xử lí “luôn và ngay” để học Tiếng Anh “sịn” nhé, không phải Tiếng Anh “bồi”.
1. Khi nghe – không nhất thiết phải dịch sang tiếng Việt – rồi mới chịu hiểu.
Rất nhiều bạn, mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm. Thật ra, trong giai đoạn đầu tiên học ngôn ngữ, ta hoàn toàn không có đủ thời gian cũng như kiến thức để dịch tất cả những gì chúng ta tiếp nhận. Vì thế, hãy giữ đầu óc bạn “dại khờ” hết mức, tưởng tượng bạn là 1 đứa bé, tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên bạn tiếp xúc. Từ nào nghe hiểu được trực tiếp thì hiểu, không hiểu được hãy làm quen với cách người ta đọc. Bảo đảm bạn sẽ không cảm thấy “lạc” trong các bài nghe, và chắc chắn sẽ hiểu nhiều hơn.
2. Hãy học tiếng Anh theo đúng trình tự chuẩn Nghe – Nói – Đọc –Viết
Khi học bất cứ ngôn ngữ gì, kể cả tiếng mẹ đẻ, bước đầu tiên, ban sơ nhất, khởi nguồn cho việc tiếp nhận bất kỳ 1 ngôn ngữ chính là NGHE, khi bạn thấm nhuần ngôn ngữ ấy, âm thanh ấy, sau đó mới là bập bẹ nói theo, rồi đến đọc sách, và cuối cùng mới là viết. Nhưng bạn có nhớ trước kia mình học tiếng Anh thế nào không? Hì hụi đọc đọc viết viết rồi sau đó mới nghe và một lúc nào đó (có thể) sẽ nói.
Đây là một lộ trình ngược hoàn toàn, dẫn đến việc học tiếng Anh của bạn chỉ là để làm bài tập ngữ pháp chứ không phải tiếng Anh có thể sử dụng.
3. Tuyệt đối không được phiên âm cách đọc tiếng Anh bằng tiếng Việt
“Ai Gâu tu sờ kun” (I go to school – Tôi đến trường) – Trích Phiên âm tiếng Anh kinh điển qua rất nhiều thời đại…
(Nguồn: Kênh 14-Dở khóc dở cười với kiểu phiên âm “thuần Việt” trong sách Anh ngữ)
Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phải là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt.
Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất “lạ”. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).
Vì vậy để có thể nói chuẩn tiếng Anh, bạn chỉ có thể nghe và luyện tập theo thật kiên trì thôi. Sẽ nhanh hơn nhiều nếu có người lắng nghe và kiên nhẫn sửa phát âm cho bạn theo từng âm.
Nguồn: loptienganh.edu.vn