- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Bạn tưởng tượng rằng bạn sẽ ít cảm thấy tội lỗi, căng thẳng và thất vọng như thế nào nếu bạn có thể bằng cách nào đó khiến cho bản thân thực hiện những việc mà bạn không muốn làm khi bạn thực sự định làm chúng? Chưa kể đến việc bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và hiệu quả hơn.
Tin tốt là bạn có thể dừng thói quen trì hoãn nếu bạn sử dụng chiến lược đúng. Xác định sử dụng chiến lược nào phụ thuộc vào lí do tại sao ban đầu bạn lại trì hoãn:
Lí do 1: Bạn trì hoãn một việc gì đó vì bạn sợ sẽ làm hỏng.
Giải pháp: “Tập trung phòng ngừa”
Có 2 cách để xem xét bất kì nhiệm vụ nào. Bạn có thể làm một việc gì đó vì bạn xem nó như một cách để làm bạn trở nên tốt hơn bây giờ - như đạt được một thành tựu. Ví dụ, nếu tôi hoàn thành thành công dự án này thì tôi sẽ gây ấn tượng với sếp. Các nhà tâm lý gọi đây là một sự tập trung đẩy mạnh (promotion focus) – và nghiên cứu cho thấy khi bạn có sự tập trung đẩy mạnh thì bạn bị thúc đẩy hành động bởi ý nghĩ đạt được lợi ích gì đó, và bạn làm việc hiệu quả nhất khi bạn cảm thấy hăm hở và lạc quan. Nếu bạn sợ rằng bạn sẽ làm hỏng việc thì đây không phải là sự tập trung dành cho bạn. Sự lo lắng và hoài nghi phá hoại động cơ đẩy mạnh, khiến bạn ít có khả năng tiến hành bất kì hành động nào.
Khi bạn có sự tập trung ngăn ngừa, thay vì nghĩ về việc làm thế nào bạn có thể trở nên tốt hơn, thì bạn xem nhiệm vụ như một cách để tránh mất mát – để bám vào những thứ bạn đã có. Đối với người tập trung ngăn ngừa, hoàn thành thành công một dự án là một cách để không làm cho sếp nổi giận hoặc xem thường bạn. Nhiều thập kỉ nghiên cứu cho thấy động cơ ngăn ngừa thực sự được tăng cường bởi nỗi lo lắng về những chuyện có thể bất ổn. Khi bạn tập trung vào việc tránh mất mát thì rõ ràng cách duy nhất để thoát khỏi nguy hiểm là tiến hành hành động ngay lập tức. Có lẽ không có cách nào tốt hơn để thoát khỏi nỗi lo làm hỏng việc của bạn hơn là suy nghĩ nghiêm túc về những hậu quả kinh khủng của sự không làm gì cả. Vì vậy, hãy dọa bản thân. Bạn có thể cảm thấy kinh khủng, nhưng nó hiệu quả.
Lí do 2: Bạn trì hoãn việc gì đó vì bạn không “cảm thấy” thích làm việc đó.
Trong cuốn The Antidote: Happiness for People Who Can’t Stand Positive Thinking, Oliver Burkeman chỉ ra phần lớn thời gian, khi chúng ta nói những thứ như “Tôi không thể ra khỏi gi.ường vào sáng sớm” hoặc “Tôi không thể khiến bản thân tập thể dục”, thì điều chúng ta thực sự muốn nói là chúng ta không thể làm bản thân chúng ta cảm thấy thích làm những việc đó. Sau tất cả, không có ai trói bạn nằm trên gi.ường vào mỗi buổi sáng. Những chướng ngại vật không được đặt trên đường đi đến phòng tập thể dục của bạn. Về mặt vật lý thì không có thứ gì ngăn cản bản – chỉ là bạn không cảm thấy thích nó.
Chúng ta từng tin vào quan điểm – mà không ý thức được về nó – rằng để có động lực hành động thì chúng ta cần cảm thấy như thể chúng ta muốn thực hiện hành động. Chúng ta cần trở nên hăm hở thực hiện nó. Tôi thực sự không biết tại sao chúng ta tin điều này, vì nó vô lý 100%. Ở một mức độ nào đó thì bạn cần cam kết với việc bạn đang làm. Nhưng bạn không cần phải cảm thấy thích làm việc đó.
Như Burkeman chỉ ra, nhiều họa sỹ, nhà văn trở nên tài giỏi một phần vì họ dựa vào những thói quen làm việc hằng ngày để buộc họ làm việc một số giờ nhất định mỗi ngày, bất kể họ cảm thấy không có cảm hứng làm việc như thế nào. Burkeman nhắc chúng ta về sự quan sát của họa sỹ nổi tiếng Chuck Close “Cảm hứng chỉ dành cho những người không chuyên nghiệp. Còn phần còn lại trong chúng ta thì có mặt và đi làm việc.”
Vì vậy nếu bạn đang ngồi đó, trì hoãn làm việc gì đó chỉ vì bạn không cảm thấy thích nó, thì hãy nhớ rằng bạn không thực sự cần phải cảm thấy thích nó. Không có điều gì ngăn cản bạn.
Lí do 3: Bạn trì hoãn làm việc gì đó vì nó khó, nhàm chán hoặc không thoải mái.
Giải pháp: Sử dụng kế hoạch nếu-thì khi đó.
Thường thì chúng ta cố gắng xử lý vấn đề này bằng cách hứa hẹn: Lần tới, tôi sẽ khiến bản thân bắt đầu làm việc này sớm hơn. Tất nhiên, nếu chúng ta thực sự có ý chí để làm việc đó thì chúng ta sẽ không bao giờ trì hoãn nó ngay từ đầu. Các nghiên cứu cho thấy con người thường đánh giá quá cao khả năng kiểm soát bản thân của họ, và thường xuyên dựa vào nó. Hãy tự giúp bản thân và chấp nhận sự thật là sức mạnh ý chí của bạn có giới hạn, và nó không làm cho bạn thực hiện những việc mà bạn thấy khó khăn, tẻ nhạt hoặc kinh khủng. Thay vào đó, hãy dùng kế hoạch nếu-thì khi đó để hoàn thành công việc.
Việc lập một kế hoạch nếu-thì khi đó bao gồm quyết định về địa điểm và khi nào bạn sẽ làm việc.
Nếu đồng hổ báo 2h chiều thì khi đó tôi sẽ dừng làm việc tôi đang làm và bắt đầu làm báo cáo mà Bob yêu cầu.
Nếu sếp không đề cập đến yêu cầu tăng lương của tôi tại cuộc họp thì khi đó tôi sẽ nói nó lại lần nữa trước khi cuộc họp kết thúc.
Bằng cách xác định chính xác bạn sẽ làm gì, và khi nào, ở đâu bạn sẽ làm việc đó, thì sẽ không có sự cân nhắc khi thời điểm đó đến. Không có ý nghĩ như “Tôi có thực sự phải làm việc này ngay bây giờ? Hoặc tôi có thể đợi lúc khác sẽ làm nó? Hoặc có lẽ tôi nên làm việc gì khác.” Kế hoạch nếu-thì khi đó được chứng minh qua hơn 200 nghiên cứu làm tăng tỷ lệ đạt được mục tiêu và năng suất khoảng 200-300% về trung bình.
Tôi nhận thấy 3 chiến lược mà tôi đưa ra cho các bạn – nghĩ về những hậu quả của thất bại, phớt lờ những cảm xúc của bạn và tham gia vào việc lập kế hoạch chi tiết – nghe không vui vẻ như những lời khuyên như “hãy làm theo đam mê của bạn!” hoặc “Hãy sống tích cực!” Nhưng chúng thực sự có hiệu quả.
Nguồn
How to Make Yourself Do It When You Just Don't Want To
Three strategies to help you stop putting things off.
Published on February 24, 2014 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success
PsychologyToday
Tin tốt là bạn có thể dừng thói quen trì hoãn nếu bạn sử dụng chiến lược đúng. Xác định sử dụng chiến lược nào phụ thuộc vào lí do tại sao ban đầu bạn lại trì hoãn:
Lí do 1: Bạn trì hoãn một việc gì đó vì bạn sợ sẽ làm hỏng.
Giải pháp: “Tập trung phòng ngừa”
Có 2 cách để xem xét bất kì nhiệm vụ nào. Bạn có thể làm một việc gì đó vì bạn xem nó như một cách để làm bạn trở nên tốt hơn bây giờ - như đạt được một thành tựu. Ví dụ, nếu tôi hoàn thành thành công dự án này thì tôi sẽ gây ấn tượng với sếp. Các nhà tâm lý gọi đây là một sự tập trung đẩy mạnh (promotion focus) – và nghiên cứu cho thấy khi bạn có sự tập trung đẩy mạnh thì bạn bị thúc đẩy hành động bởi ý nghĩ đạt được lợi ích gì đó, và bạn làm việc hiệu quả nhất khi bạn cảm thấy hăm hở và lạc quan. Nếu bạn sợ rằng bạn sẽ làm hỏng việc thì đây không phải là sự tập trung dành cho bạn. Sự lo lắng và hoài nghi phá hoại động cơ đẩy mạnh, khiến bạn ít có khả năng tiến hành bất kì hành động nào.
Khi bạn có sự tập trung ngăn ngừa, thay vì nghĩ về việc làm thế nào bạn có thể trở nên tốt hơn, thì bạn xem nhiệm vụ như một cách để tránh mất mát – để bám vào những thứ bạn đã có. Đối với người tập trung ngăn ngừa, hoàn thành thành công một dự án là một cách để không làm cho sếp nổi giận hoặc xem thường bạn. Nhiều thập kỉ nghiên cứu cho thấy động cơ ngăn ngừa thực sự được tăng cường bởi nỗi lo lắng về những chuyện có thể bất ổn. Khi bạn tập trung vào việc tránh mất mát thì rõ ràng cách duy nhất để thoát khỏi nguy hiểm là tiến hành hành động ngay lập tức. Có lẽ không có cách nào tốt hơn để thoát khỏi nỗi lo làm hỏng việc của bạn hơn là suy nghĩ nghiêm túc về những hậu quả kinh khủng của sự không làm gì cả. Vì vậy, hãy dọa bản thân. Bạn có thể cảm thấy kinh khủng, nhưng nó hiệu quả.
Lí do 2: Bạn trì hoãn việc gì đó vì bạn không “cảm thấy” thích làm việc đó.
Trong cuốn The Antidote: Happiness for People Who Can’t Stand Positive Thinking, Oliver Burkeman chỉ ra phần lớn thời gian, khi chúng ta nói những thứ như “Tôi không thể ra khỏi gi.ường vào sáng sớm” hoặc “Tôi không thể khiến bản thân tập thể dục”, thì điều chúng ta thực sự muốn nói là chúng ta không thể làm bản thân chúng ta cảm thấy thích làm những việc đó. Sau tất cả, không có ai trói bạn nằm trên gi.ường vào mỗi buổi sáng. Những chướng ngại vật không được đặt trên đường đi đến phòng tập thể dục của bạn. Về mặt vật lý thì không có thứ gì ngăn cản bản – chỉ là bạn không cảm thấy thích nó.
Chúng ta từng tin vào quan điểm – mà không ý thức được về nó – rằng để có động lực hành động thì chúng ta cần cảm thấy như thể chúng ta muốn thực hiện hành động. Chúng ta cần trở nên hăm hở thực hiện nó. Tôi thực sự không biết tại sao chúng ta tin điều này, vì nó vô lý 100%. Ở một mức độ nào đó thì bạn cần cam kết với việc bạn đang làm. Nhưng bạn không cần phải cảm thấy thích làm việc đó.
Như Burkeman chỉ ra, nhiều họa sỹ, nhà văn trở nên tài giỏi một phần vì họ dựa vào những thói quen làm việc hằng ngày để buộc họ làm việc một số giờ nhất định mỗi ngày, bất kể họ cảm thấy không có cảm hứng làm việc như thế nào. Burkeman nhắc chúng ta về sự quan sát của họa sỹ nổi tiếng Chuck Close “Cảm hứng chỉ dành cho những người không chuyên nghiệp. Còn phần còn lại trong chúng ta thì có mặt và đi làm việc.”
Vì vậy nếu bạn đang ngồi đó, trì hoãn làm việc gì đó chỉ vì bạn không cảm thấy thích nó, thì hãy nhớ rằng bạn không thực sự cần phải cảm thấy thích nó. Không có điều gì ngăn cản bạn.
Lí do 3: Bạn trì hoãn làm việc gì đó vì nó khó, nhàm chán hoặc không thoải mái.
Giải pháp: Sử dụng kế hoạch nếu-thì khi đó.
Thường thì chúng ta cố gắng xử lý vấn đề này bằng cách hứa hẹn: Lần tới, tôi sẽ khiến bản thân bắt đầu làm việc này sớm hơn. Tất nhiên, nếu chúng ta thực sự có ý chí để làm việc đó thì chúng ta sẽ không bao giờ trì hoãn nó ngay từ đầu. Các nghiên cứu cho thấy con người thường đánh giá quá cao khả năng kiểm soát bản thân của họ, và thường xuyên dựa vào nó. Hãy tự giúp bản thân và chấp nhận sự thật là sức mạnh ý chí của bạn có giới hạn, và nó không làm cho bạn thực hiện những việc mà bạn thấy khó khăn, tẻ nhạt hoặc kinh khủng. Thay vào đó, hãy dùng kế hoạch nếu-thì khi đó để hoàn thành công việc.
Việc lập một kế hoạch nếu-thì khi đó bao gồm quyết định về địa điểm và khi nào bạn sẽ làm việc.
Nếu đồng hổ báo 2h chiều thì khi đó tôi sẽ dừng làm việc tôi đang làm và bắt đầu làm báo cáo mà Bob yêu cầu.
Nếu sếp không đề cập đến yêu cầu tăng lương của tôi tại cuộc họp thì khi đó tôi sẽ nói nó lại lần nữa trước khi cuộc họp kết thúc.
Bằng cách xác định chính xác bạn sẽ làm gì, và khi nào, ở đâu bạn sẽ làm việc đó, thì sẽ không có sự cân nhắc khi thời điểm đó đến. Không có ý nghĩ như “Tôi có thực sự phải làm việc này ngay bây giờ? Hoặc tôi có thể đợi lúc khác sẽ làm nó? Hoặc có lẽ tôi nên làm việc gì khác.” Kế hoạch nếu-thì khi đó được chứng minh qua hơn 200 nghiên cứu làm tăng tỷ lệ đạt được mục tiêu và năng suất khoảng 200-300% về trung bình.
Tôi nhận thấy 3 chiến lược mà tôi đưa ra cho các bạn – nghĩ về những hậu quả của thất bại, phớt lờ những cảm xúc của bạn và tham gia vào việc lập kế hoạch chi tiết – nghe không vui vẻ như những lời khuyên như “hãy làm theo đam mê của bạn!” hoặc “Hãy sống tích cực!” Nhưng chúng thực sự có hiệu quả.
Nguồn
How to Make Yourself Do It When You Just Don't Want To
Three strategies to help you stop putting things off.
Published on February 24, 2014 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success
PsychologyToday