- Tham gia
- 25/11/2012
- Bài viết
- 351
(kenhsinhvien.vn) Dưới thềm lục địa vùng Địa Trung Hải, Laurent Ballesta và 3 nhà thám hiểm khác đã khám phá sự sống vô cùng lý thú dưới đại dương, và những dấu hiệu về tác động của chúng ta đối với cảnh quang kỳ bí này.
Chiếc chuông lặn đã mang nhóm tác giả xuống đáy biển hàng ngày từ khoang điều áp trên một sà lan nổi. Ngoài khơi Cassis, nước Pháp, dưới độ sâu 68 mét, một con cá râu nĩa đang kiếm ăn quanh một rạn tảo san hô.
Tôi lớn lên dọc bờ biển Địa Trung Hải, miền Nam nước Pháp. Lần đầu tôi bơi, lặn với ống thở và lặn với bình dưỡng khí đều là ở vùng biển Riviera. Thời gian trôi qua, vùng biển Địa Trung Hải trở thành nơi đóng đô làm việc của tôi, tôi đã chứng kiến bờ biển được ghé thăm liên tục này bị tàn phá bởi sự phát triển không kiểm soát – và tôi cũng đã chứng kiến, bên dưới độ sâu hơn 46 mét, là cõi sống vẫn còn nguyên sơ. Tuy nhiên cho đến gần đây, tôi mới có dịp nhìn lướt qua chúng. Khi bạn lặn sâu xuống biển, để ngoi lên mặt nước từ độ sâu ấy sẽ mất từ 4-6 tiếng đồng hồ; bạn phải giải áp từ từ để tránh tử vong vì chứng giảm áp. Vì vậy thời gian ở dưới đáy biển rất ngắn, thường là chỉ từ 5-10 phút.
Tháng 7/2019 chúng tôi đã thay đổi thực trạng ấy. Trong 28 ngày liên tiếp, nhóm 4 người chúng tôi đã sống trong một nơi được điều áp chật chội ở vùng biển Địa Trung Hải, hít thở hỗn hợp khí heli và khí oxi áp suất cao, và lặn xuống đáy biển mỗi ngày trong một chiếc chuông lặn. Chúng tôi làm việc như những thợ lặn sâu trong ngành công nghiệp khai thác dầu xa bờ – nhưng không giống những thợ lặn ấy bị buộc vào chuông lặn bằng một dây nối, chúng tôi trang bị thiết bị lặn có mặt nạ thở lọc cacbon dioxit từ hơi thở ra của mình. Đồng nghĩa với việc chúng tôi có thể khám phá đáy biển một cách tự do hàng giờ liền, chứ không phải chỉ vỏn vẹn vài phút nữa.
Ở độ sâu: 78 mét
Ngoài khơi Marseille, những con tôm kỳ lân trôi nổi trong rừng san hô đen. (Loài san hô này được đặt tên theo khung xương đen của chúng, nhưng các mô sống lại có màu trắng.) Những con tôm này dài khoảng 4 inch và chúng gửi tín hiệu đi bằng cách râu chạm râu. Ở Địa Trung Hải, người ta đã tìm thấy những mảnh nhựa trong ruột của chúng.
104 mét
Ngoài khơi Cassis, nhóm đã khám phá ra một “cánh đồng” vò hai quai bị bỏ lại con tàu đắm thời La Mã. Thân tàu bằng gỗ đã mục nát, nhưng các vại đất sét từ hàng hoá của con tàu vẫn còn rải rác khắp thềm lục địa vùng Địa Trung Hải. Thiết bị lặn đã giúp những thợ lặn đi ra xa hơn chuông lặn.
Bởi vì cả chuông lặn và nơi ở (có phòng tắm ở giữa) đều được giữ cùng áp suất cao như dưới đáy biển – cao hơn 13 lần so với áp suất bề mặt – nên chúng tôi không cần phải giải áp mỗi khi lên lại chỗ ở. Thay vào đó là chỉ giải áp lúc kết thúc nhiệm vụ, trong gần 5 ngày, trước khi mở chiếc cửa sập kim loại nặng của khoang chứa và hít thở khí trời trở lại.
Ngày 1/7/2019, ngoài khơi Marseille, chiếc cửa sập ấy lại đóng lại sau khi chúng tôi đã vào chuông lặn, tất cả đã trang bị đầy đủ trong bộ đồ lặn đỏ cho chuyến lặn xuống đầu tiên của chúng tôi. Cảm giác như chúng tôi đang ở trong một con tàu đi đến mặt trăng. Dưới đáy biển, khi chúng tôi thoát ra qua một chốt gió bên dưới và bơi ra xa, cảm giác thật khó tin: Chúng tôi là những thợ lặn biển sâu đang rời khỏi quê nhà. Tôi liếc nhìn lại chuông lặn đang mờ dần trong dòng nước xanh thăm thẳm. Trong chuyến lặn đầu tiên đó, dưới độ sâu khoảng 69 mét, chúng tôi vẫn giữ nó trong tầm mắt.
0 mét
Trên sà lan, Laurent Ballesta (ngoài cùng) và đồng đội của mình cùng chia sẻ 5 mét vuông nơi ở như ngục tù. Kia là cửa sập dẫn đến chuông lặn – và đến tự do sâu thẳm bên ngoài.
3 mét
Thành viên hỗ trợ thuỷ thủ đoàn Cedric Gentil lơ lửng lộn ngược trên đáy bằng của chiếc sà lan, bên cạnh ống trục chuông lặn. Bằng cách giữ áp suất bên trong nơi ở và chuông lặn như ở dưới đáy biển, nhóm đã không cần tốn thời gian giảm áp giữa các lần lặn. Ảnh: Jordi Chias
Loài người đã băng qua băng lại vùng Địa Trung Hải hàng thiên niên kỷ, nhưng đáy biển lại là một thế giới thậm chí còn ít được biến đến hơn so với mặt trăng đã được lập bản đồ chi tiết – và không giống như mặt trăng, đáy biển tràn đầy sức sống. Chúng tôi đã bơi lang thang chậm rãi không hề vội vã, ở vườn quốc gia Calanques, nơi Jacques Cousteau và Louis Malle đã ghé thăm những năm 1950 để quay bộ phim “Thế giới câm lặng”, giới thiệu đến thế hệ thời ấy về sự sống dưới biển sâu. Ở chuyến lặn đầu tiên, chúng tôi đã thấy một sinh vật mà trước đó mới chỉ được thấy một lần vào một thập kỷ trước: mực ống vân. Một đôi mực ống vân đang giao phối ngay trước mắt chúng tôi. Con đực bơi qua bên dưới con cái, và các xúc tu của chúng đan vào nhau; con đực luồng xúc tu dưới mang t.inh tr.ùng, bên dưới lớp áo của con cái. Vài giây sau, con cái liền bơi vào một cái hang nhỏ và treo những chùm trứng dài đã thụ tinh lên trần hang.
Những con mực ống này chỉ sống được hơn 3 năm và chỉ có duy nhất một lần sinh sản. Chỉ một lần trong đời – và chúng tôi đã ở đó. Theo như tôi biết, tập tính này chưa từng được ghi chép lại trước đây. Đối với ngày lặn đầu tiên của chúng tôi, đó dường như là một điềm báo tốt.
68 mét
Ngay trong lần lặn đầu tiên, ngoài khơi Marseille, Ballesta đã chứng kiến một cảnh tượng hiếm gặp: Hai con mực ống vân đang giao phối trong một điệu vũ kết giao nhẹ nhàng, các xúc tu của chúng quấn lấy nhau. Con đực đang ở phía dưới, chờ đợi khoảnh khắc quyết định.
20 mét
Không xa ngoài khơi Promenade des Anglais, tại khu phố biển nổi tiếng ở Nice, một con cá chiêm tinh nằm vùi trong bùn chờ vồ mồi. Những loài cá, thường ngắn hơn 30cm, rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải.
68 mét
Một con tôm đang bám vào nhánh san hô gorgon tím ngoài khơi Cassis, dường như được nguỵ trang khá kém – có lẽ nó đang ở nhầm chỗ: Loài Balssia gasti này có nhiều màu sắc khác nhau, thường tương ứng với màu của vật chủ san hô. Nó dài chưa đến 1 inch.
55 mét
Hình ảnh mặt trước một con cá chày ngoài khơi đảo Port Cros cho thấy kích thước hùng vĩ, cách nguỵ trang ấn tượng, và một lỗ vuông ở giữa khuôn mặt xấu xí của nó, phần nhô dài ra vung vẩy để dụ con mồi.
Vào những năm 1960, Cousteau đã đi tiên phong lấy đáy biển dọc theo bờ biển này làm nơi ở, sống dưới đáy hàng tuần liền. Chúng tôi thì có một lợi thế lớn: Chúng tôi không ở yên một chỗ. Trong 28 ngày, sà lan của chúng tôi, được một tàu kéo kéo chầm chậm, đã di chuyển hơn 350 dặm, từ Marseille đến Monaco và quay ngược trở lại. Chúng tôi đã lặn xuống 21 địa điểm.
Trong chỗ ở rộng 5 mét vuông, 4 người chúng tôi – Yanick Gentil, Thibault Rauby, Antonin Guilbert, và tôi – đã trở thành những tù nhân tự nguyện. Ở đó, chúng tôi nghỉ ngơi, dùng bữa được đưa qua bằng một chốt gió nhỏ bởi thuỷ thủ đoàn trên boong, và ngồi đợi chuyến lặn kế tiếp. Những chuyến đi lặn là sự giải thoát. Từng ngày chúng tôi phải chịu đựng những sự tương phản dữ dội: từ cái nóng ngột ngạt trong khoang chứa bằng thép chật chội đến cái lạnh thấu xương của biển sâu bao la, từ việc tâm trí tê liệt đến sự cảnh giác sống còn, từ tuyệt vọng và suy sụp đến sung sướng và hân hoan. Vào cuối mỗi ngày, chúng tôi đều mệt lử. Và chúng tôi không khỏi chờ đợi để được bắt đầu lại toàn bộ công việc.
78 mét
Những người bơi qua biển Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải đều bỏ chạy khi thấy loài sứa này, Pelagia nociluca, hay còn gọi là sứa hoa cà. Những tế bào có chứa ngòi độc bao phủ các xúc tu và toàn bộ cơ thể của nó. Nhưng ngòi độc của một con san hô đen đã làm tê liệt con sứa hoa cà này, ngoài khơi La Ciotat.
Hỗn hợp khí chúng tôi hít thở, 97% heli và 3% oxi, đã giúp ngăn ngừa chứng say nitơ và co giật động kinh khi ở độ sâu. Nhưng nó lại biến giọng nói chúng tôi trở nên cao vút, hầu như quang quác không thể hiểu được, nên buộc chúng tôi phải giao tiếp thông qua micro và phần mềm chỉnh tiếng trở lại (gần như) bình thường. Khí heli còn có một tác dụng phụ kì lạ khác: chúng là một chất dẫn nhiệt tốt đến mức làm chúng tôi lạnh cóng từ bên trong, rút cạn hơi ấm cơ thể qua mỗi hơi thở. Tôi đã từng lặn sâu dưới lớp băng của Nam Cực, trong dòng nước lạnh dưới 0 độ, nhưng tôi cảm giác vùng biển quê nhà của mình ở đây lạnh hơn nhiều, ngay cả khi đây là nơi nhiệt độ dưới biển luôn ổn định ở 18 độ C.
Chúng tôi đã chọn ra những địa điểm khám phá mà mình biết là sẽ tươi đẹp và xanh tốt. Những rạn san hô rất hiếm ở vùng biển Địa Trung Hải; mà thay vào đó, ở độ sâu từ 70-122 mét, là những rạn “san hô cộng sinh”, do tảo đỏ phát triển thành. Chúng tiết ra lớp nền canxi cacbonat cứng được một số loài động vật gia cố như giun biển, thân mềm, san hô – và bị những loài khác gặm nhấm, chẳng hạn như bọt biển.
Sự đấu tranh liên tục tạo ra một thế giới lồi lõm các ngóc ngách, với hơn 1,650 loài có thể tìm được nơi ở cho mình. Cá rô đuôi én hồng lấp lánh rất dồi dào, nhưng tôi đã đợi nhiều năm ròng để được nhìn thấy người anh em khó thấy hơn của chúng: cá rô biển vẹt, thướt tha hơn, mắt to hơn và có một chiếc đuôi đặc biệt. Ngoài khơi Le Lavandou, tôi đã chụp được bức ảnh có lẽ là đầu tiên của loài cá nhỏ còn sống này. Những chuyện như thế đã thuyết phục tôi rằng tất cả nỗ lực điên rồ này đều có cái lý của nó.
78 mét
Rải rác một số con khi nó xẻ thịt những con khác, một con cá bò cạp đỏ đang ăn tôm kỳ lân trên một rạn san hô ngoài khơi Marseille. Những rạn “san hô cộng sinh” do tảo đỏ và các loài khác hình thành nên là những điểm nóng đa dạng sinh học ở vùng biển sâu Địa Trung Hải.
125 mét
Cá kèn trường tích, dài 6 inch hoặc hơn, có đôi mắt to để nhìn sâu trong ánh sáng yếu và một cái mõm dài, không răng để hút tôm và ốc. Chúng quanh quẩn ở các khu vực dưới đáy biển đầy bùn trên khắp thế giới.
72 mét
Một con ốc cowrie tím lẩn trốn trên một con san hô gorgonia. Gogornia mọc trong những khu rừng rậm ở vùng biển Địa Trung Hải, cung cấp môi trường sống cho các loài khác. Nhưng những vùng nước nóng và tảo xâm lấn đang đe doạ chúng.
68 mét
John Dory, một loài cá sống dưới đáy biển khác, có thể há rộng miệng để ăn cá nhỏ, cá mực hoặc tôm. Đến lượt mình, nó lại được ưa chuộng ở các nhà hàng ở Riviera, nhiều nhà hàng trong số đó có tên tiếng Pháp, như St. Pierre.
Những bức ảnh ở đây cho thấy chỉ một số ít sinh vật chúng tôi đã gặp trong 4 tuần, ở độ sâu tới 136 mét. Chúng tôi đã chứng kiến những hình thù kì lạ, những thái độ kì dị, và những ý định lừa dối. Ví dụ như chúng tôi đã thấy một con sao giỏ biển gorgonocephalid, được đặt tên theo truyền thuyết Hy Lạp Quái vật Gorgon, một con quái vật có mái tóc cuồn cuộn rắn và sức mạnh có thể hoá đá bất kỳ ai nhìn vào chúng. Con sao giỏ biển này lại vô hại, có đường kính chỉ 4 inch khi cuộn lại – nhưng khi tôi quan sát, nó chầm chậm tháo ra những chi toả nhánh không hồi kết của nó dài gấp 10 lần đường kính đó. Khi những sinh vật quyến rũ này gặp nhau, chúng thường đan những chi đó vào nhau bằng những cái vuốt ve nhẹ nhàng. Tại sao ư? Đó vẫn còn là một bí ẩn, bởi vì giống như sao biển, chúng sinh sản có khoảng cách mà không cần chạm vào nhau, phóng ra những giao tử vào dòng nước.
Ở độ sâu 142 mét, chỉ 1% ánh sáng mặt trời xuyên qua được bóng tối dày đặc. Nhưng cũng không còn sinh vật phù du nào nữa, vì vậy nước trong xanh, và thậm chí trong bóng tối còn có thể nhìn thấy và chụp được những bức ảnh không gian mênh mông. Ngoài khơi Villefranche-sur-Mer, nơi dãy Alps trải dài bên dưới vùng biển Địa Trung Hải và đáy biển dốc xuống, tôi đột nhiên có tầm nhìn như của người leo núi, trên một Trái Đất khác, ngay cạnh Trái Đất của tôi.
95 mét
“Sự khiêm nhường buộc những con có chình moray quen thuộc này phải di chuyển đến độ sâu có ánh sáng yếu để giao phối,” Ballesta viết. Anh đã chụp được đôi cá chình này ngoài khơi La Ciotat. Sau khi vờn nhau một chút, đôi cá chình này quấn lấy th.ân thể trơn tuột của nhau rồi thả t.inh tr.ùng và trứng vào nước.
130 mét
Nhóm thường chứng kiến những động vật lớn hơn ở những nơi có độ sâu sâu hơn. Cá mặt trăng, Mola mola, là một trong những loài cá xương nặng nhất; loài này dài khoảng 2 mét. Nó thường di chuyển lên bề mặt nước vào ban đêm nhưng dành hầu hết thời gian ở dưới đáy sâu – có lẽ là bởi vì nó sẽ tìm được nhiều con mồi hơn ở đó. Và có lẽ là do ít có khả năng bị quấy rầy hơn.
Hai thế giới ấy được kết nối với nhau. Đám đất bùn dưới đáy biển chúng tôi lấy làm mẫu vật chứa thuốc trừ sâu, hydrocacbon, chất gây ung thư PCBs. Vùng nước trên bề mặt thì đầy sức sống với tiếng ồn và hoạt động của con người. Việc chạy thoát khỏi sức ép như vậy, những động vật lớn mà chúng tôi đã gặp – cá chày quái vật, cá chình rồng, tôm chiến xa – tất cả dường như đã rút về nơi có độ sâu lớn hơn. Ở đó, vùng biển Địa Trung Hải vẫn náo nhiệt. Trái tim của nó vẫn đập. Nhưng chúng ta sẽ mang đến vùng biển ấy loại tương lai gì đây?
Chiếc chuông lặn đã mang nhóm tác giả xuống đáy biển hàng ngày từ khoang điều áp trên một sà lan nổi. Ngoài khơi Cassis, nước Pháp, dưới độ sâu 68 mét, một con cá râu nĩa đang kiếm ăn quanh một rạn tảo san hô.
Tôi lớn lên dọc bờ biển Địa Trung Hải, miền Nam nước Pháp. Lần đầu tôi bơi, lặn với ống thở và lặn với bình dưỡng khí đều là ở vùng biển Riviera. Thời gian trôi qua, vùng biển Địa Trung Hải trở thành nơi đóng đô làm việc của tôi, tôi đã chứng kiến bờ biển được ghé thăm liên tục này bị tàn phá bởi sự phát triển không kiểm soát – và tôi cũng đã chứng kiến, bên dưới độ sâu hơn 46 mét, là cõi sống vẫn còn nguyên sơ. Tuy nhiên cho đến gần đây, tôi mới có dịp nhìn lướt qua chúng. Khi bạn lặn sâu xuống biển, để ngoi lên mặt nước từ độ sâu ấy sẽ mất từ 4-6 tiếng đồng hồ; bạn phải giải áp từ từ để tránh tử vong vì chứng giảm áp. Vì vậy thời gian ở dưới đáy biển rất ngắn, thường là chỉ từ 5-10 phút.
Tháng 7/2019 chúng tôi đã thay đổi thực trạng ấy. Trong 28 ngày liên tiếp, nhóm 4 người chúng tôi đã sống trong một nơi được điều áp chật chội ở vùng biển Địa Trung Hải, hít thở hỗn hợp khí heli và khí oxi áp suất cao, và lặn xuống đáy biển mỗi ngày trong một chiếc chuông lặn. Chúng tôi làm việc như những thợ lặn sâu trong ngành công nghiệp khai thác dầu xa bờ – nhưng không giống những thợ lặn ấy bị buộc vào chuông lặn bằng một dây nối, chúng tôi trang bị thiết bị lặn có mặt nạ thở lọc cacbon dioxit từ hơi thở ra của mình. Đồng nghĩa với việc chúng tôi có thể khám phá đáy biển một cách tự do hàng giờ liền, chứ không phải chỉ vỏn vẹn vài phút nữa.
Ở độ sâu: 78 mét
Ngoài khơi Marseille, những con tôm kỳ lân trôi nổi trong rừng san hô đen. (Loài san hô này được đặt tên theo khung xương đen của chúng, nhưng các mô sống lại có màu trắng.) Những con tôm này dài khoảng 4 inch và chúng gửi tín hiệu đi bằng cách râu chạm râu. Ở Địa Trung Hải, người ta đã tìm thấy những mảnh nhựa trong ruột của chúng.
104 mét
Ngoài khơi Cassis, nhóm đã khám phá ra một “cánh đồng” vò hai quai bị bỏ lại con tàu đắm thời La Mã. Thân tàu bằng gỗ đã mục nát, nhưng các vại đất sét từ hàng hoá của con tàu vẫn còn rải rác khắp thềm lục địa vùng Địa Trung Hải. Thiết bị lặn đã giúp những thợ lặn đi ra xa hơn chuông lặn.
Bởi vì cả chuông lặn và nơi ở (có phòng tắm ở giữa) đều được giữ cùng áp suất cao như dưới đáy biển – cao hơn 13 lần so với áp suất bề mặt – nên chúng tôi không cần phải giải áp mỗi khi lên lại chỗ ở. Thay vào đó là chỉ giải áp lúc kết thúc nhiệm vụ, trong gần 5 ngày, trước khi mở chiếc cửa sập kim loại nặng của khoang chứa và hít thở khí trời trở lại.
Ngày 1/7/2019, ngoài khơi Marseille, chiếc cửa sập ấy lại đóng lại sau khi chúng tôi đã vào chuông lặn, tất cả đã trang bị đầy đủ trong bộ đồ lặn đỏ cho chuyến lặn xuống đầu tiên của chúng tôi. Cảm giác như chúng tôi đang ở trong một con tàu đi đến mặt trăng. Dưới đáy biển, khi chúng tôi thoát ra qua một chốt gió bên dưới và bơi ra xa, cảm giác thật khó tin: Chúng tôi là những thợ lặn biển sâu đang rời khỏi quê nhà. Tôi liếc nhìn lại chuông lặn đang mờ dần trong dòng nước xanh thăm thẳm. Trong chuyến lặn đầu tiên đó, dưới độ sâu khoảng 69 mét, chúng tôi vẫn giữ nó trong tầm mắt.
0 mét
Trên sà lan, Laurent Ballesta (ngoài cùng) và đồng đội của mình cùng chia sẻ 5 mét vuông nơi ở như ngục tù. Kia là cửa sập dẫn đến chuông lặn – và đến tự do sâu thẳm bên ngoài.
3 mét
Thành viên hỗ trợ thuỷ thủ đoàn Cedric Gentil lơ lửng lộn ngược trên đáy bằng của chiếc sà lan, bên cạnh ống trục chuông lặn. Bằng cách giữ áp suất bên trong nơi ở và chuông lặn như ở dưới đáy biển, nhóm đã không cần tốn thời gian giảm áp giữa các lần lặn. Ảnh: Jordi Chias
Loài người đã băng qua băng lại vùng Địa Trung Hải hàng thiên niên kỷ, nhưng đáy biển lại là một thế giới thậm chí còn ít được biến đến hơn so với mặt trăng đã được lập bản đồ chi tiết – và không giống như mặt trăng, đáy biển tràn đầy sức sống. Chúng tôi đã bơi lang thang chậm rãi không hề vội vã, ở vườn quốc gia Calanques, nơi Jacques Cousteau và Louis Malle đã ghé thăm những năm 1950 để quay bộ phim “Thế giới câm lặng”, giới thiệu đến thế hệ thời ấy về sự sống dưới biển sâu. Ở chuyến lặn đầu tiên, chúng tôi đã thấy một sinh vật mà trước đó mới chỉ được thấy một lần vào một thập kỷ trước: mực ống vân. Một đôi mực ống vân đang giao phối ngay trước mắt chúng tôi. Con đực bơi qua bên dưới con cái, và các xúc tu của chúng đan vào nhau; con đực luồng xúc tu dưới mang t.inh tr.ùng, bên dưới lớp áo của con cái. Vài giây sau, con cái liền bơi vào một cái hang nhỏ và treo những chùm trứng dài đã thụ tinh lên trần hang.
Những con mực ống này chỉ sống được hơn 3 năm và chỉ có duy nhất một lần sinh sản. Chỉ một lần trong đời – và chúng tôi đã ở đó. Theo như tôi biết, tập tính này chưa từng được ghi chép lại trước đây. Đối với ngày lặn đầu tiên của chúng tôi, đó dường như là một điềm báo tốt.
68 mét
Ngay trong lần lặn đầu tiên, ngoài khơi Marseille, Ballesta đã chứng kiến một cảnh tượng hiếm gặp: Hai con mực ống vân đang giao phối trong một điệu vũ kết giao nhẹ nhàng, các xúc tu của chúng quấn lấy nhau. Con đực đang ở phía dưới, chờ đợi khoảnh khắc quyết định.
20 mét
Không xa ngoài khơi Promenade des Anglais, tại khu phố biển nổi tiếng ở Nice, một con cá chiêm tinh nằm vùi trong bùn chờ vồ mồi. Những loài cá, thường ngắn hơn 30cm, rất phổ biến ở vùng Địa Trung Hải.
68 mét
Một con tôm đang bám vào nhánh san hô gorgon tím ngoài khơi Cassis, dường như được nguỵ trang khá kém – có lẽ nó đang ở nhầm chỗ: Loài Balssia gasti này có nhiều màu sắc khác nhau, thường tương ứng với màu của vật chủ san hô. Nó dài chưa đến 1 inch.
55 mét
Hình ảnh mặt trước một con cá chày ngoài khơi đảo Port Cros cho thấy kích thước hùng vĩ, cách nguỵ trang ấn tượng, và một lỗ vuông ở giữa khuôn mặt xấu xí của nó, phần nhô dài ra vung vẩy để dụ con mồi.
Vào những năm 1960, Cousteau đã đi tiên phong lấy đáy biển dọc theo bờ biển này làm nơi ở, sống dưới đáy hàng tuần liền. Chúng tôi thì có một lợi thế lớn: Chúng tôi không ở yên một chỗ. Trong 28 ngày, sà lan của chúng tôi, được một tàu kéo kéo chầm chậm, đã di chuyển hơn 350 dặm, từ Marseille đến Monaco và quay ngược trở lại. Chúng tôi đã lặn xuống 21 địa điểm.
Trong chỗ ở rộng 5 mét vuông, 4 người chúng tôi – Yanick Gentil, Thibault Rauby, Antonin Guilbert, và tôi – đã trở thành những tù nhân tự nguyện. Ở đó, chúng tôi nghỉ ngơi, dùng bữa được đưa qua bằng một chốt gió nhỏ bởi thuỷ thủ đoàn trên boong, và ngồi đợi chuyến lặn kế tiếp. Những chuyến đi lặn là sự giải thoát. Từng ngày chúng tôi phải chịu đựng những sự tương phản dữ dội: từ cái nóng ngột ngạt trong khoang chứa bằng thép chật chội đến cái lạnh thấu xương của biển sâu bao la, từ việc tâm trí tê liệt đến sự cảnh giác sống còn, từ tuyệt vọng và suy sụp đến sung sướng và hân hoan. Vào cuối mỗi ngày, chúng tôi đều mệt lử. Và chúng tôi không khỏi chờ đợi để được bắt đầu lại toàn bộ công việc.
78 mét
Những người bơi qua biển Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải đều bỏ chạy khi thấy loài sứa này, Pelagia nociluca, hay còn gọi là sứa hoa cà. Những tế bào có chứa ngòi độc bao phủ các xúc tu và toàn bộ cơ thể của nó. Nhưng ngòi độc của một con san hô đen đã làm tê liệt con sứa hoa cà này, ngoài khơi La Ciotat.
Hỗn hợp khí chúng tôi hít thở, 97% heli và 3% oxi, đã giúp ngăn ngừa chứng say nitơ và co giật động kinh khi ở độ sâu. Nhưng nó lại biến giọng nói chúng tôi trở nên cao vút, hầu như quang quác không thể hiểu được, nên buộc chúng tôi phải giao tiếp thông qua micro và phần mềm chỉnh tiếng trở lại (gần như) bình thường. Khí heli còn có một tác dụng phụ kì lạ khác: chúng là một chất dẫn nhiệt tốt đến mức làm chúng tôi lạnh cóng từ bên trong, rút cạn hơi ấm cơ thể qua mỗi hơi thở. Tôi đã từng lặn sâu dưới lớp băng của Nam Cực, trong dòng nước lạnh dưới 0 độ, nhưng tôi cảm giác vùng biển quê nhà của mình ở đây lạnh hơn nhiều, ngay cả khi đây là nơi nhiệt độ dưới biển luôn ổn định ở 18 độ C.
Chúng tôi đã chọn ra những địa điểm khám phá mà mình biết là sẽ tươi đẹp và xanh tốt. Những rạn san hô rất hiếm ở vùng biển Địa Trung Hải; mà thay vào đó, ở độ sâu từ 70-122 mét, là những rạn “san hô cộng sinh”, do tảo đỏ phát triển thành. Chúng tiết ra lớp nền canxi cacbonat cứng được một số loài động vật gia cố như giun biển, thân mềm, san hô – và bị những loài khác gặm nhấm, chẳng hạn như bọt biển.
Sự đấu tranh liên tục tạo ra một thế giới lồi lõm các ngóc ngách, với hơn 1,650 loài có thể tìm được nơi ở cho mình. Cá rô đuôi én hồng lấp lánh rất dồi dào, nhưng tôi đã đợi nhiều năm ròng để được nhìn thấy người anh em khó thấy hơn của chúng: cá rô biển vẹt, thướt tha hơn, mắt to hơn và có một chiếc đuôi đặc biệt. Ngoài khơi Le Lavandou, tôi đã chụp được bức ảnh có lẽ là đầu tiên của loài cá nhỏ còn sống này. Những chuyện như thế đã thuyết phục tôi rằng tất cả nỗ lực điên rồ này đều có cái lý của nó.
78 mét
Rải rác một số con khi nó xẻ thịt những con khác, một con cá bò cạp đỏ đang ăn tôm kỳ lân trên một rạn san hô ngoài khơi Marseille. Những rạn “san hô cộng sinh” do tảo đỏ và các loài khác hình thành nên là những điểm nóng đa dạng sinh học ở vùng biển sâu Địa Trung Hải.
125 mét
Cá kèn trường tích, dài 6 inch hoặc hơn, có đôi mắt to để nhìn sâu trong ánh sáng yếu và một cái mõm dài, không răng để hút tôm và ốc. Chúng quanh quẩn ở các khu vực dưới đáy biển đầy bùn trên khắp thế giới.
72 mét
Một con ốc cowrie tím lẩn trốn trên một con san hô gorgonia. Gogornia mọc trong những khu rừng rậm ở vùng biển Địa Trung Hải, cung cấp môi trường sống cho các loài khác. Nhưng những vùng nước nóng và tảo xâm lấn đang đe doạ chúng.
68 mét
John Dory, một loài cá sống dưới đáy biển khác, có thể há rộng miệng để ăn cá nhỏ, cá mực hoặc tôm. Đến lượt mình, nó lại được ưa chuộng ở các nhà hàng ở Riviera, nhiều nhà hàng trong số đó có tên tiếng Pháp, như St. Pierre.
Những bức ảnh ở đây cho thấy chỉ một số ít sinh vật chúng tôi đã gặp trong 4 tuần, ở độ sâu tới 136 mét. Chúng tôi đã chứng kiến những hình thù kì lạ, những thái độ kì dị, và những ý định lừa dối. Ví dụ như chúng tôi đã thấy một con sao giỏ biển gorgonocephalid, được đặt tên theo truyền thuyết Hy Lạp Quái vật Gorgon, một con quái vật có mái tóc cuồn cuộn rắn và sức mạnh có thể hoá đá bất kỳ ai nhìn vào chúng. Con sao giỏ biển này lại vô hại, có đường kính chỉ 4 inch khi cuộn lại – nhưng khi tôi quan sát, nó chầm chậm tháo ra những chi toả nhánh không hồi kết của nó dài gấp 10 lần đường kính đó. Khi những sinh vật quyến rũ này gặp nhau, chúng thường đan những chi đó vào nhau bằng những cái vuốt ve nhẹ nhàng. Tại sao ư? Đó vẫn còn là một bí ẩn, bởi vì giống như sao biển, chúng sinh sản có khoảng cách mà không cần chạm vào nhau, phóng ra những giao tử vào dòng nước.
Ở độ sâu 142 mét, chỉ 1% ánh sáng mặt trời xuyên qua được bóng tối dày đặc. Nhưng cũng không còn sinh vật phù du nào nữa, vì vậy nước trong xanh, và thậm chí trong bóng tối còn có thể nhìn thấy và chụp được những bức ảnh không gian mênh mông. Ngoài khơi Villefranche-sur-Mer, nơi dãy Alps trải dài bên dưới vùng biển Địa Trung Hải và đáy biển dốc xuống, tôi đột nhiên có tầm nhìn như của người leo núi, trên một Trái Đất khác, ngay cạnh Trái Đất của tôi.
95 mét
“Sự khiêm nhường buộc những con có chình moray quen thuộc này phải di chuyển đến độ sâu có ánh sáng yếu để giao phối,” Ballesta viết. Anh đã chụp được đôi cá chình này ngoài khơi La Ciotat. Sau khi vờn nhau một chút, đôi cá chình này quấn lấy th.ân thể trơn tuột của nhau rồi thả t.inh tr.ùng và trứng vào nước.
130 mét
Nhóm thường chứng kiến những động vật lớn hơn ở những nơi có độ sâu sâu hơn. Cá mặt trăng, Mola mola, là một trong những loài cá xương nặng nhất; loài này dài khoảng 2 mét. Nó thường di chuyển lên bề mặt nước vào ban đêm nhưng dành hầu hết thời gian ở dưới đáy sâu – có lẽ là bởi vì nó sẽ tìm được nhiều con mồi hơn ở đó. Và có lẽ là do ít có khả năng bị quấy rầy hơn.
Hai thế giới ấy được kết nối với nhau. Đám đất bùn dưới đáy biển chúng tôi lấy làm mẫu vật chứa thuốc trừ sâu, hydrocacbon, chất gây ung thư PCBs. Vùng nước trên bề mặt thì đầy sức sống với tiếng ồn và hoạt động của con người. Việc chạy thoát khỏi sức ép như vậy, những động vật lớn mà chúng tôi đã gặp – cá chày quái vật, cá chình rồng, tôm chiến xa – tất cả dường như đã rút về nơi có độ sâu lớn hơn. Ở đó, vùng biển Địa Trung Hải vẫn náo nhiệt. Trái tim của nó vẫn đập. Nhưng chúng ta sẽ mang đến vùng biển ấy loại tương lai gì đây?
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
(Theo National Geographic)