- Tham gia
- 8/3/2011
- Bài viết
- 751
Xung quanh dự báo này, PV đã có cuộc trao đổi với TS Ngô Đặng Nhân - Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Khoa học - Công nghệ.
Hình ảnh đám mây phóng xạ lan rộng ngày 23.3. Ảnh: Bộ KH&CN
TS Nhân cho biết, nếu không có những thay đổi bất thường về thời tiết thì những đám mây phóng xạ sẽ đi vào lãnh thổ nước ta trong 1-2 ngày nữa đúng như dự báo.
Theo ông, nếu mây phóng xạ đi vào lãnh thổ VN thì khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng?
- Vào VN, mây phóng xạ sẽ chỉ vào các tỉnh phía Nam chứ không ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc.
Liệu có chủ quan không khi nói chúng chỉ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam, trong khi thời tiết luôn tiềm ẩn yếu tố bất thường?
- Nếu theo lộ trình, sau khi ảnh hưởng đến Philippines, mây phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam nước ta. Việc có ảnh hưởng như thế nào, có lan rộng nữa hay không, tất nhiên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.
Dự đoán là như vậy, còn diễn biến như thế nào hoàn toàn phụ thuộc thực tế ngày 25-3, khi những đám mây phóng xạ tiến vào lãnh thổ VN. Chúng tôi sẽ có những số liệu quan trắc và sớm có cảnh báo đến người dân, các ngành, các cấp để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống.
Cục có khuyến cáo gì đến người dân về ứng phó với sự cố này để đảm bảo sức khỏe?
- Người dân có thể bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt); bảo vệ bằng thời gian (thời gian bị ảnh hưởng bởi phóng xạ càng ngắn càng tốt) và bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà).
Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ, cần phòng tránh việc hít phải các chất phóng xạ (đeo mặt nạ khẩu trang hoặc găng tay) và phòng tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn thức ăn bị nhiễm xạ).
Các biểu hiện bên ngoài của người có dấu hiệu bị nhiễm xạ
Người bị nhiễm xạ cấp có biểu hiện lâm sàng tùy thuộc liều lượng hấp thụ và loại phóng xạ, cũng như phụ thuộc phần cơ thể bị phơi nhiễm. Các biểu hiện lâm sàng liên quan đến tổn thương ba cơ quan chính của cơ thể là hệ thống tiêu hóa, tủy xương, và hệ mạch máu thần kinh. Tùy theo loại phóng xạ và liều lượng phóng xạ hấp thu, cũng như phần cơ thể bị phơi nhiễm sẽ quyết định biểu hiện lâm sàng gồm bốn giai đoạn.
Giai đoạn tiền triệu, xuất hiện sau vài giờ đến bốn ngày sau khi cơ thể phơi nhiễm phóng xạ và giai đoạn này kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Các biểu hiện thường thấy trong giai đoạn này là buồn nôn, nôn, mất ngủ và tiêu chảy.
Giai đoạn muộn tiếp theo giai đoạn tiền triệu kéo dài từ hai đến sáu tuần và thường không có triệu chứng. Giai đoạn bệnh tiếp theo giai đoạn muộn. Biểu hiện khác nhau tùy cơ quan bị tổn thương. Giai đoạn cuối, có thể tử vong hoặc hồi phục là biểu hiện cuối của nhiễm xạ cấp.
TS Nhân cho biết, nếu không có những thay đổi bất thường về thời tiết thì những đám mây phóng xạ sẽ đi vào lãnh thổ nước ta trong 1-2 ngày nữa đúng như dự báo.
Theo ông, nếu mây phóng xạ đi vào lãnh thổ VN thì khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng?
- Vào VN, mây phóng xạ sẽ chỉ vào các tỉnh phía Nam chứ không ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc.
Liệu có chủ quan không khi nói chúng chỉ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam, trong khi thời tiết luôn tiềm ẩn yếu tố bất thường?
- Nếu theo lộ trình, sau khi ảnh hưởng đến Philippines, mây phóng xạ sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam nước ta. Việc có ảnh hưởng như thế nào, có lan rộng nữa hay không, tất nhiên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.
Dự đoán là như vậy, còn diễn biến như thế nào hoàn toàn phụ thuộc thực tế ngày 25-3, khi những đám mây phóng xạ tiến vào lãnh thổ VN. Chúng tôi sẽ có những số liệu quan trắc và sớm có cảnh báo đến người dân, các ngành, các cấp để sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống.
Cục có khuyến cáo gì đến người dân về ứng phó với sự cố này để đảm bảo sức khỏe?
- Người dân có thể bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt); bảo vệ bằng thời gian (thời gian bị ảnh hưởng bởi phóng xạ càng ngắn càng tốt) và bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà).
Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ, cần phòng tránh việc hít phải các chất phóng xạ (đeo mặt nạ khẩu trang hoặc găng tay) và phòng tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn thức ăn bị nhiễm xạ).
Các biểu hiện bên ngoài của người có dấu hiệu bị nhiễm xạ
Người bị nhiễm xạ cấp có biểu hiện lâm sàng tùy thuộc liều lượng hấp thụ và loại phóng xạ, cũng như phụ thuộc phần cơ thể bị phơi nhiễm. Các biểu hiện lâm sàng liên quan đến tổn thương ba cơ quan chính của cơ thể là hệ thống tiêu hóa, tủy xương, và hệ mạch máu thần kinh. Tùy theo loại phóng xạ và liều lượng phóng xạ hấp thu, cũng như phần cơ thể bị phơi nhiễm sẽ quyết định biểu hiện lâm sàng gồm bốn giai đoạn.
Giai đoạn tiền triệu, xuất hiện sau vài giờ đến bốn ngày sau khi cơ thể phơi nhiễm phóng xạ và giai đoạn này kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Các biểu hiện thường thấy trong giai đoạn này là buồn nôn, nôn, mất ngủ và tiêu chảy.
Giai đoạn muộn tiếp theo giai đoạn tiền triệu kéo dài từ hai đến sáu tuần và thường không có triệu chứng. Giai đoạn bệnh tiếp theo giai đoạn muộn. Biểu hiện khác nhau tùy cơ quan bị tổn thương. Giai đoạn cuối, có thể tử vong hoặc hồi phục là biểu hiện cuối của nhiễm xạ cấp.
(Theo PLXH)