- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 230
Ngày 5-1, Công an hai quận Tân Phú và Bình Tân đang tiến hành lập hồ sơ để xử lý hai trường hợp đập phá xe trên đường khi tham gia giao thông.
Cụ thể, vào ngày 4-1 trên đường Luỹ Bán Bích (quận Tân Phú) do va chạm giao thông trên đường khiến người đàn ông mất bình tĩnh, bám đuổi và chặn đầu một chiếc ô tô.
Tại hiện trường, người này dùng áo khoác quấn vào tay, đập vỡ kính xe bên trái và kính chắn gió, đồng thời lớn tiếng chửi bới.
Còn tại quận Bình Tân, anh NBMD (33 tuổi, tài xế xe công nghệ) bị một nam thanh niên đập phá xe ô tô 5 chỗ tại hẻm 47 Bình Thành. Nguyên nhân cũng xuất phát từ mâu thuẫn khi tham gia giao thông dẫn đến hai bên cự cãi. Sau sự việc, xe của anh D bị đập bể kính chiếu hậu, thủng kính cửa bên phải, nứt kính chắn gió phía trước.
Trao đổi với PLO, Luật sư Nguyễn Thị Lệ Kiều, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vụ mâu thuẫn khi tham gia giao thông dẫn đến một bên không kiềm chế được cảm xúc đã tấn công, đập phá phương tiện của đối phương.
Dựa vào diễn biến hành vi mà camera ghi lại có thể thấy cả hai người đàn ông ở cả hai vụ việc đều có thái độ hung hăng, côn đồ và coi thường pháp luật.
Ở cả hai vụ việc, những người tấn công đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chủ phương tiện, dẫn đến thiệt hại về tài sản và có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo đó, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp thiệt hại về tài sản dưới 2 triệu đồng vẫn xử lý được nếu rơi vào một trong các trường hợp như: đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Căn cứ vào quy định trên thì trong quá trình xử lý, cơ quan chức năng cần tiến hành định giá, giám định thiệt hại để từ đó làm cơ sở để xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tuy nhiên, theo LS Kiều, trong trường hợp giá trị tài sản bị thiệt hại hoặc xác minh các thông tin liên quan về nhân thân của người vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xem xét để xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS.
Bởi lẽ, hành vị đập phá xe ô tô diễn ra ở nơi công cộng của cả hai người này đều gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Hành vi này hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo luật định.
Va chạm khi tham gia giao thông là điều khó tránh khỏi nhưng không thể hành xử bằng cách dùng "nắm đấm" để giải quyết sự việc. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, mạng xã hội phát triển, những hành vi ngông cuồng, côn đồ và hung hăng đều được chia sẻ, lan rộng trên mạng xã hội dẫn đến gây bức xúc trong dư luận.
Như chúng ta đã biết, khi tham gia giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn văn minh và hiện đại như TP.HCM và Hà Nội, lượng người lưu thông rất đông. Việc hành xử theo kiểu "bố đời" như hai người đàn ông trong hai vụ việc nêu trên là không thể chấp nhận được, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội nơi công cộng được pháp luật bảo vệ.
Các cơ quan chức năng ở các địa phương thời gian vừa qua đã rất quyết liệt, xử lý nghiêm, khởi tố bắt tạm giam nhiều người có hành vi giống hai người đàn ông trong vụ việc này.
Do đó, trong trường hợp này, các cơ quan chức năng hoàn toàn có cơ sở để điều tra, xử lý về tội gây rối trật tự công cộng. Việc quyết liệt xử lý sẽ là biện pháp răn đe hiệu quả, đồng thời giúp cho văn hoá giao thông của mỗi người được nâng lên.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Cụ thể, vào ngày 4-1 trên đường Luỹ Bán Bích (quận Tân Phú) do va chạm giao thông trên đường khiến người đàn ông mất bình tĩnh, bám đuổi và chặn đầu một chiếc ô tô.
Tại hiện trường, người này dùng áo khoác quấn vào tay, đập vỡ kính xe bên trái và kính chắn gió, đồng thời lớn tiếng chửi bới.
Còn tại quận Bình Tân, anh NBMD (33 tuổi, tài xế xe công nghệ) bị một nam thanh niên đập phá xe ô tô 5 chỗ tại hẻm 47 Bình Thành. Nguyên nhân cũng xuất phát từ mâu thuẫn khi tham gia giao thông dẫn đến hai bên cự cãi. Sau sự việc, xe của anh D bị đập bể kính chiếu hậu, thủng kính cửa bên phải, nứt kính chắn gió phía trước.
Trao đổi với PLO, Luật sư Nguyễn Thị Lệ Kiều, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vụ mâu thuẫn khi tham gia giao thông dẫn đến một bên không kiềm chế được cảm xúc đã tấn công, đập phá phương tiện của đối phương.
Dựa vào diễn biến hành vi mà camera ghi lại có thể thấy cả hai người đàn ông ở cả hai vụ việc đều có thái độ hung hăng, côn đồ và coi thường pháp luật.
Ở cả hai vụ việc, những người tấn công đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của chủ phương tiện, dẫn đến thiệt hại về tài sản và có dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo đó, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp thiệt hại về tài sản dưới 2 triệu đồng vẫn xử lý được nếu rơi vào một trong các trường hợp như: đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Căn cứ vào quy định trên thì trong quá trình xử lý, cơ quan chức năng cần tiến hành định giá, giám định thiệt hại để từ đó làm cơ sở để xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tuy nhiên, theo LS Kiều, trong trường hợp giá trị tài sản bị thiệt hại hoặc xác minh các thông tin liên quan về nhân thân của người vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xem xét để xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS.
Bởi lẽ, hành vị đập phá xe ô tô diễn ra ở nơi công cộng của cả hai người này đều gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Hành vi này hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo luật định.
Va chạm khi tham gia giao thông là điều khó tránh khỏi nhưng không thể hành xử bằng cách dùng "nắm đấm" để giải quyết sự việc. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, mạng xã hội phát triển, những hành vi ngông cuồng, côn đồ và hung hăng đều được chia sẻ, lan rộng trên mạng xã hội dẫn đến gây bức xúc trong dư luận.
Như chúng ta đã biết, khi tham gia giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn văn minh và hiện đại như TP.HCM và Hà Nội, lượng người lưu thông rất đông. Việc hành xử theo kiểu "bố đời" như hai người đàn ông trong hai vụ việc nêu trên là không thể chấp nhận được, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội nơi công cộng được pháp luật bảo vệ.
Các cơ quan chức năng ở các địa phương thời gian vừa qua đã rất quyết liệt, xử lý nghiêm, khởi tố bắt tạm giam nhiều người có hành vi giống hai người đàn ông trong vụ việc này.
Do đó, trong trường hợp này, các cơ quan chức năng hoàn toàn có cơ sở để điều tra, xử lý về tội gây rối trật tự công cộng. Việc quyết liệt xử lý sẽ là biện pháp răn đe hiệu quả, đồng thời giúp cho văn hoá giao thông của mỗi người được nâng lên.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM