19 lỗi xe máy điện thường gặp: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

hoanganhfly2

Thành viên
Tham gia
11/7/2024
Bài viết
4
Xe máy điện ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhờ đặc tính thân thiện với môi trường và linh động. Tuy nhiên, những lỗi xe đạp điện cơ bản dưới đây sẽ khiến không ít người bối rối chưa biết cách khắc phục.

1. Tổng hợp 19 các lỗi thường gặp ở xe đạp điện​

1.1. Xe đạp điện khởi động không lên điện​

Tại sao xe máy điện không chạy được sau khởi động? Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng khởi động xe không lên điện có thể do các lỗi phổ biến sau: aptomat bị nhảy, ổ khoá điện chập chờn, giắc cắm và các điểm kết nối bị tuột hoặc đứt, cầu chì bị đứt, hệ thống dây điện bên trong bình ắc quy bên gặp sự cố. Khi gặp lỗi này, người dùng cần nhanh chóng mang xe đến trạm dịch vụ chính hãng để được kiểm tra và khắc phục.

1.2. Lỗi xe máy điện không chạy được khi vặn tay ga​

Trường hợp ga không chạy sau khi bật khóa điện thì có thể do các nguyên nhân sau: Bình điện bị yếu hoặc hỏng, tay phanh bị lỗi, hỏng IC, hỏng tay ga, ổ khóa điện chập chờn hoặc động cơ bị cháy. Nếu lỗi ngắt phanh thì người dùng có thể cắt đứt dây ngắt phanh để xử lý. Trong các trường hợp còn lại, chủ phương tiện nên mang xe tới trung tâm bảo hành của hãng để xử lý.

Nếu xe điện gặp lỗi nhỏ, khách hàng có thể tự khắc phục

Trong quá trình sử dụng, xe điện xe thường gặp nhiều sự cố kỹ thuật

1.3. Lỗi đồng hồ xe máy điện chập chờn, nhấp nháy​

Khi đồng hồ điện chập chờn và nhấp nháy thì có thể do: Giắc cắm từ xe với bình điện bị lỏng, mối nối đấu bình điện bị lỏng hoặc ổ khóa điện bị lỏng. Khắc phục lỗi này, người dùng kiểm tra các mối nối giữa bình điện với xe.

1.4. Lỗi 2 bánh xe máy điện phát ra tiếng kêu​

  • Trường hợp trong khi đang di chuyển, nếu bánh sau có tiếng kêu thì có thể do các trường hợp như vỡ ổ bi, vành xe bị đảo, hệ thống phanh bị kẹt, xích và líp của xe có vấn đề. Tùy thuộc vào nguyên do mà người dùng có thể chọn phương án thay thế phù hợp.
  • Xe điện bị kêu ở bánh trước thì có thể do ổ bi bị vỡ, lỏng hoặc kẹt má phanh. Trường hợp này chủ phương tiện cần mang xe đến trạm bảo hành để sửa chữa và thay thế.

1.5. Xe máy điện bị chập mạch, bốc khói, cháy nổ​

Hiện tượng chập mạch là một trong những lỗi xe đạp điện có thể gây nguy hiểm và cần người dùng xử trí kịp thời. Đầu tiên, người dùng cần ngắt kết nối nguồn khi xe đạp điện có dấu hiệu bốc khói, cháy nổ. Nguyên nhân của lỗi này là do bình ắc quy bị chập điện, cụ thể là trường hợp 2 dây âm dương chồng lên nhau hoặc chất lượng xe kém khi bình điện bị nóng lên sẽ gây ra chập điện. Lỗi chập mạch không thể tự sửa chữa hoặc tái sử dụng, vì thế người dùng cần mang đến các trung tâm sửa chữa/bảo hành để được xử lý.

1.6. Xe máy điện đi bị giật​

Trong trường hợp điều khiển xe đạp điện gặp các dấu hiệu như bị giật khi tăng ga, tăng tốc chậm, xe bị ì,... thì có thể do 2 nguyên nhân chủ yếu là hỏng IC hoặc do chập điện.

  • Trường hợp lỗi IC (Bộ phận điều khiển tốc độ)
Giắc cắm IC không kín hoặc do bộ điều tốc IC hỏng. IC hỏng thường do bị ảnh hưởng khi nước xâm nhập gây hư hỏng hoặc do pin/ắc quy bị hỏng, sạc vượt quá quy định dòng điện. Trường hợp IC hư hỏng thì cách khắc phục duy nhất là thay thế cụm IC mới.

  • Trường hợp lỗi cho chập điện
Nguyên nhân có thể do người dùng di chuyển trong thời tiết ngập lụt hoặc khi rửa xe không chú ý khiến pin xe bị ẩm ướt. Tuy nhiên hiện nay các xe đạp điện, xe máy điện của thương hiệu hàng đầu đều đạt tiêu chuẩn chống nước như IP67. Để khắc phục chập điện, người điều khiển phương tiện cần lưu ý hạn chế di chuyển nơi ngập lụt, đồng thời mang xe đến trung tâm bảo hành để kiểm tra, sửa chữa.

1.7. Bánh xe máy điện bị bó cứng bánh sau​

Để nhận biết trường hợp xe đạp điện bị bó cứng bánh sau, người dùng có thể kiểm tra bằng cách nhận biết bánh sau bị kẹt cứng, bị ì, khó di chuyển. Nguyên nhân chủ yếu là do lõi thép trong động cơ bị gỉ hoặc bụi bẩn do lâu ngày không bảo dưỡng. Ngoài ra, các lỗi như bi bị vỡ, IC bị hỏng, chập dây động cơ,..., những trường hợp này khó tự sửa chữa, vì vậy người dùng cần mang đến trung tâm bảo hành để các nhân viên kỹ thuật có chuyên môn khắc phục.

1.8. Xe máy điện sạc nhanh đầy, nhanh hết pin​

Xe chỉ di chuyển được quãng đường ngắn đã hết pin, sạc pin nhanh đầy hay còn gọi là hiện tượng pin “ảo”, điều này chứng tỏ hệ thống pin/ắc quy đang gặp vấn đề điển hình như bị chai pin, pin hư hỏng hay đã quá thời hạn sử dụng. Khi gặp trường hợp này, người dùng cần mang xe đến trung tâm sửa chữa/bảo hành để kiểm tra tình trạng của pin/ắc quy. .

1.9. Xe máy điện không nhận sạc​

Có nhiều nguyên nhân sạc xe điện không vào chủ yếu là do bộ sạc bị hỏng, lỏng dây ắc quy/pin hoặc do chập cháy dây điện bên trong. Để khắc phục tình trạng này, người dùng cần kiểm tra dây nối giữa bình điện lên chân sạc xem có bị đứt hoặc bị hở hay không. Trường hợp dây nối bị hỏng, chủ phương tiện nên mang xe đến trạm bảo hành để được thay thế kịp thời. Nếu bộ sạc hỏng thì người dùng cần thay thế ngay bộ sạc mới để pin xe không bị chai/phồng.

Xe đạp điện không nhận sạc có thể do sạc bị hỏng

Xe đạp điện không nhận sạc có thể do bộ sạc bị hỏng (Nguồn: Sưu tầm)

1.10. Tốc độ của xe máy điện bị chậm, chạy ì hơn trước​

Tốc độ của xe đạp điện bị chậm, chạy ì hơn trước có thể do phanh bị bó, bánh xe bị non hơi hoặc điện áp không đủ. Lúc này chủ phương tiện cần kiểm tra xem phanh, bơm căng lốp và nạp điện đầy bình trước khi vận hành.

1.11. Ắc quy bị nóng khi sạc​

Hệ thống pin/ắc quy là bộ phận quan trọng đối với xe điện. Ắc quy bị nóng lên khi sạc là một trong những lỗi xe đạp điện mà người dùng xe điện thường gặp phải. Các nguyên nhân chủ yếu do:

  • Bộ sạc điện bị lỗi hoặc hư hỏng
  • Bộ bình ắc quy bị sạc điện vượt mức
  • Xe vừa chạy đường dài đã cắm sạc điện ngay
  • Sạc điện trong điều kiện thời tiết nóng bức
  • Bộ bình ắc quy/pin đã quá hạn sử dụng (hoặc 1 trong số bình ắc quy/pin trong bộ đã bị hư hỏng
  • Dùng bộ sạc chưa đúng phù hợp, điện áp và vượt mức tiếp nhận
Đặc biệt khi sạc bình acquy có nhiệt độ cao bất thường, tiếp xúc với tay thấy có dấu hiệu nóng bỏng thì nên ngưng sạc và mang đến trung tâm bảo dưỡng, bảo hành để khắc phục sớm.

1.12. Cổ xe máy điện bị cứng, khó điều khiển khi lái​

Cổ xe đạp điện bị cứng, khó điều khiển khi lái có thể do bị siết chặt hoặc khô dầu, vì vậy chủ phương tiện cần nới lỏng cổ phốt và tra dầu vào vòng bi. Ngoài ra, hiện tượng xảy ra có thể do vòng bi cổ phốt bị dứt hoặc bánh trước non hơi, người dùng có thể khắc phục bằng cách cần thay thế vòng bi và bơm căng lốp xe trước khi vận hành.

2. Cách bảo quản xe máy điện tránh bị lỗi hư hỏng​

Để tránh các lỗi xe máy điện, người dùng cần nắm vững cách vận hành và bảo quản xe điện để đảm bảo an toàn khi vận hành và có tuổi thọ sử dụng bền bỉ.

Theo dõi tình trạng pin thông qua đồng hồ giúp người dùng nạp điện kịp thời

Theo dõi tình trạng pin thông qua đồng hồ giúp người dùng nạp điện kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)
  • Luôn theo dõi và kiểm tra dung lượng pin xe để có thể nạp điện kịp thời, tránh sử dụng cạn kiệt pin mới nạp điện, điều này vừa tăng độ bền cho động cơ và bảo vệ bình ắc quy luôn tốt.
  • Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, dù không sử dụng trong thời gian dài người dùng cũng nên sạc pin định kì, nhằm giữ ắc quy ổn định và nâng cao tuổi thọ. Ngoài ra, xe đạp điện cần bảo quản xe nơi khô thoáng, tránh những nơi nóng ẩm và dễ cháy nổ.
  • Hiện nay các dòng xe đạp điện đều được trang bị công nghệ chống nước, tuy nhiên không nên chủ quan khi sử dụng. Tránh để xe quá lâu ngoài trời mưa, lội xe quá lâu trong đường ngập sâu. Khi nước vào động cơ và pin, người điều khiển phương tiện cần mang tới các trung tâm bảo hành, sửa chữa kịp thời.
  • Để tiết kiệm được điện năng và đảm bảo độ bền của pin/ắc quy, người dùng nên duy trì tốc độ ổn định.
  • Thường xuyên bảo dưỡng định kì để đảm bảo các bộ phận hoạt động ổn định.
Như vậy, để hạn chế các lỗi xe máy điện người dùng cần lựa chọn những thương hiệu xe uy tín, có chế độ bảo hành tốt. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người điều khiển phương tiện cần lưu ý thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi vận hành, bảo quản và bảo dưỡng xe máy điện Điều này không chỉ bảo vệ phương tiện luôn bền đẹp, vận hành an toàn mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa hay bảo dưỡng.
 
×
Top Bottom