casanohu
Cựu quản lý
- Tham gia
- 8/1/2010
- Bài viết
- 474
Tại sao mình không được đi Mỹ, đi Úc như X, như Y…? Tại sao mình không đậu 2 trường Đại Học như Z trên báo?...
18 tuổi là tuổi trưởng thành, là tuổi đủ để tôi nhìn lại 18 năm tôi được sáng sáng mỉm cười trong cuộc đời này. Nhưng ít khi nào tôi biết cách hài lòng với hiện tại, dường như tôi đã quên mất cách cười trước khó khăn thay vì rơi nước mắt mềm yếu…
18 tuổi – mối tình 2 năm bỗng chốc theo bọt biển vỡ tan. Những kỉ niệm quấn lấy tôi như những dây leo chằng chịt không thể gỡ ra được. Bạn bè lần lượt ra đi vì khuyên giải mãi không thành, lần đầu tôi khóc cho sự ngu dại
của bản thân …
18 tuổi – tôi đậu Nhân Văn khoa Ngữ Văn Anh – kết quả của những ngày tháng lấy học làm mục tiêu phấn đấu. Phải khoả lấp cho được nỗi buồn cứ chầu chực quanh đây. Nhưng cánh cổng Bách Khoa lại không rộng mở như vậy. Lần này tôi khóc cho 0,5 điểm chủ quan của mình, cho thất vọng của ba mẹ…
18 tuổi – lần đầu tôi đặt chân đến cánh cổng giảng đường sau 2 tiếng đồng hồ ngồi xe bus cùng mẹ. Mẹ lo con gái bé bỏng lần đầu nhập trường sẽ ngu ngơ lạc bước giữa những người xa lạ. Đại Học không giống như trường cấp 3 của tôi – không bạn bè thân quen, không có những tiện nghi vật chất của một trường quốc tế. Tôi khóc vì sự thất vọng – hiện thực không như mơ …
18 tuổi – tôi khăn gói đi theo tiếng gọi của sư tử biển Singapore bắt đầu quãng đời du học sinh. Ba mẹ không muốn tôi ngày ngày chinh phục quãng đường từ Quận 7 đến Thủ Đức nên chắp cánh cho ước mơ bay xa hơn. Lần đầu tôi tập nấu nướng, tập làm hồ sơ và chịu trách nhiệm cho những văn bản bằng chữ kí của mình. Lần này tôi khóc vì nhớ bữa cơm mẹ nấu, nhớ trước khi đi ngủ mẹ hay đắp chăn, nhớ cả nước mắt ba ngày tiễn tôi lên máy bay… những điều bình dị bây giờ đang làm sống mũi tôi cay…
18 tuổi trong đôi mắt của tôi toàn màu u ám. Những câu hỏi tại sao cứ như chực ào ra trên khoé môi của cô thiếu nữ bi quan. Tại sao mình không được đi Mỹ, đi Úc như X, như Y…? Tại sao mình không đậu 2 trường Đại Học như Z trên báo? Tại sao mình không có một người luôn sẵn sàng ở cạnh bên những lúc mình buồn, lau nước mắt cho mình khi mình thất vọng???
Nhưng có những điều giản dị tôi không biết ….
18 tuổi tôi hạnh phúc hơn rất nhiều bạn cùng trang lứa. Đâu đó có tiếng thở dài và những giọt mồ hôi của những sinh viên năm nhất đang gò mình cho những bài thi liên tiếp. Đâu đó có giọt nước mắt của cô bạn cùng vào
nhân văn bị mất hết tiền trong lúc đi xe bus, và đâu đó có cọng tóc bạc của ba tôi đang vật lộn sóng to gió lớn trên con tàu ngoài xa xôi kia…
Tôi không nhìn thấy trên báo ra hàng còn rất nhiều bạn sinh viên vay từng đồng của ngân hang chạy bữa cơm tẻ nhạt. Tôi không thấy những cậu bé cô bé không biết đến internet vì nặng gánh mưu sinh đang lê la trên lề đường hàng ngày bán từng tờ vé số, từng bịch đậu phộng …
Bây giờ thì tôi đã nhớ nụ cười của lớp 12 ngày báo kết quả Đại Học. Tôi đã nhớ ánh nhìn rạng rỡ của mẹ khi tôi bước lên bục tuyên dương thủ khoa năm lớp 10. Tôi nhớ ra nếp nhăn trên vầng trán ba dãn ra khi tôi được bằng khen của đại sứ quán Mỹ năm lớp 9… cứ như những thước phim quay chậm – những nụ cười xoay vòng rất nhanh…
Ngày mai nắng lên tôi sẽ tập cười cho hiện tại mà tôi đang có, tôi sẽ tập vui cho những điều giản dị được ba mẹ và những người xung quanh chắt chiu từng ngày. Sẽ là như vậy mà, phải không?
18 tuổi – tôi học được cách cười
18 tuổi là tuổi trưởng thành, là tuổi đủ để tôi nhìn lại 18 năm tôi được sáng sáng mỉm cười trong cuộc đời này. Nhưng ít khi nào tôi biết cách hài lòng với hiện tại, dường như tôi đã quên mất cách cười trước khó khăn thay vì rơi nước mắt mềm yếu…
18 tuổi – mối tình 2 năm bỗng chốc theo bọt biển vỡ tan. Những kỉ niệm quấn lấy tôi như những dây leo chằng chịt không thể gỡ ra được. Bạn bè lần lượt ra đi vì khuyên giải mãi không thành, lần đầu tôi khóc cho sự ngu dại
của bản thân …
18 tuổi – tôi đậu Nhân Văn khoa Ngữ Văn Anh – kết quả của những ngày tháng lấy học làm mục tiêu phấn đấu. Phải khoả lấp cho được nỗi buồn cứ chầu chực quanh đây. Nhưng cánh cổng Bách Khoa lại không rộng mở như vậy. Lần này tôi khóc cho 0,5 điểm chủ quan của mình, cho thất vọng của ba mẹ…
18 tuổi – lần đầu tôi đặt chân đến cánh cổng giảng đường sau 2 tiếng đồng hồ ngồi xe bus cùng mẹ. Mẹ lo con gái bé bỏng lần đầu nhập trường sẽ ngu ngơ lạc bước giữa những người xa lạ. Đại Học không giống như trường cấp 3 của tôi – không bạn bè thân quen, không có những tiện nghi vật chất của một trường quốc tế. Tôi khóc vì sự thất vọng – hiện thực không như mơ …
18 tuổi – tôi khăn gói đi theo tiếng gọi của sư tử biển Singapore bắt đầu quãng đời du học sinh. Ba mẹ không muốn tôi ngày ngày chinh phục quãng đường từ Quận 7 đến Thủ Đức nên chắp cánh cho ước mơ bay xa hơn. Lần đầu tôi tập nấu nướng, tập làm hồ sơ và chịu trách nhiệm cho những văn bản bằng chữ kí của mình. Lần này tôi khóc vì nhớ bữa cơm mẹ nấu, nhớ trước khi đi ngủ mẹ hay đắp chăn, nhớ cả nước mắt ba ngày tiễn tôi lên máy bay… những điều bình dị bây giờ đang làm sống mũi tôi cay…
18 tuổi trong đôi mắt của tôi toàn màu u ám. Những câu hỏi tại sao cứ như chực ào ra trên khoé môi của cô thiếu nữ bi quan. Tại sao mình không được đi Mỹ, đi Úc như X, như Y…? Tại sao mình không đậu 2 trường Đại Học như Z trên báo? Tại sao mình không có một người luôn sẵn sàng ở cạnh bên những lúc mình buồn, lau nước mắt cho mình khi mình thất vọng???
Nhưng có những điều giản dị tôi không biết ….
18 tuổi tôi hạnh phúc hơn rất nhiều bạn cùng trang lứa. Đâu đó có tiếng thở dài và những giọt mồ hôi của những sinh viên năm nhất đang gò mình cho những bài thi liên tiếp. Đâu đó có giọt nước mắt của cô bạn cùng vào
nhân văn bị mất hết tiền trong lúc đi xe bus, và đâu đó có cọng tóc bạc của ba tôi đang vật lộn sóng to gió lớn trên con tàu ngoài xa xôi kia…
Tôi không nhìn thấy trên báo ra hàng còn rất nhiều bạn sinh viên vay từng đồng của ngân hang chạy bữa cơm tẻ nhạt. Tôi không thấy những cậu bé cô bé không biết đến internet vì nặng gánh mưu sinh đang lê la trên lề đường hàng ngày bán từng tờ vé số, từng bịch đậu phộng …
Bây giờ thì tôi đã nhớ nụ cười của lớp 12 ngày báo kết quả Đại Học. Tôi đã nhớ ánh nhìn rạng rỡ của mẹ khi tôi bước lên bục tuyên dương thủ khoa năm lớp 10. Tôi nhớ ra nếp nhăn trên vầng trán ba dãn ra khi tôi được bằng khen của đại sứ quán Mỹ năm lớp 9… cứ như những thước phim quay chậm – những nụ cười xoay vòng rất nhanh…
Ngày mai nắng lên tôi sẽ tập cười cho hiện tại mà tôi đang có, tôi sẽ tập vui cho những điều giản dị được ba mẹ và những người xung quanh chắt chiu từng ngày. Sẽ là như vậy mà, phải không?
18 tuổi – tôi học được cách cười