- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
1. Không thích nghi với văn hóa công ty
Mỗi công ty đều có văn hóa riêng. Những nhân viên không chịu hòa nhập có thể bị phê phán, cô lập và đánh giá là không quan tâm tới việc thiết lập quan hệ tích cực nơi công sở.
2. Thường xuyên biện hộ
Không chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm của bản thân là nguyên nhân của thất bại. Giải pháp là hãy đợi đến khi dự án kết thúc và giải thích với sếp vì sao lại xảy ra lỗi đó.
3. Chỉ làm những việc được giao
Nếu muốn được sếp đánh giá cao, hãy tự tìm kiếm cơ hội thay vì "há miệng chờ sung" và tự thỏa mãn đã hoàn thành công việc được giao.
4. Thất hứa
Thất hứa dù là việc nhỏ nhất cũng khiến bạn trở thành người không đáng tin. Giữ lời hứa sẽ giúp bạn được tin tưởng, trao nhiều trọng trách hơn, và cũng là lợi thế khi sếp cân nhắc việc thăng chức.
5. Ăn mặc tuềnh toàng
Vẻ bề ngoài cũng có vai trò quan trọng. Trang phục cẩu thả sẽ ảnh hưởng lớn tới công việc nên bạn chú ý ăn mặc cho phù hợp với vị trí.
6. Luôn bi quan
Luôn tỏ thái độ tiêu cực khiến bạn trở thành "cái gai" trong mắt sếp và kéo tinh thần toàn đội đi xuống. Luôn miệng phàn nàn, than vãn, bạn sẽ bị xa lánh và sếp cũng chẳng muốn giữ một người như vậy lâu trong công ty.
7. Không quan tâm tới đồng nghiệp
Kết thân với đồng nghiệp cũng quan trọng không kém lập quan hệ với cấp trên. Hãy luôn cố gắng hòa đồng và dễ mến với những người cùng cơ quan. Họ sẽ chia sẻ thông tin và giúp đỡ bạn khi cần.
8. Bảo thủ
Tính bảo thủ khiến mỗi nhân viên trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt sếp và đồng nghiệp. Nếu không sẵn sàng tiếp thu phê bình, bạn sẽ chẳng bao giờ tiến bộ.
9. Viết email lỗ mãng
Dù thân thiết với đối phương thế nào, bạn cũng không nên viết những email quá suồng sã. Không có ý xấu nhưng những lời lẽ không phù hợp có thể khiến bạn bị hiểu lầm.
10. Nước đến chân mới nhảy
Luôn để mọi việc tới phút chót mới xử lý không chỉ khiến bạn bị áp lực mà còn ảnh hưởng tới tiến độ của những người làm cùng dự án. Nếu xảy ra sự cố, bạn sẽ là người đầu tiên bị chỉ mặt gọi tên.
11. Không đóng góp gì trong các cuộc họp
Đừng chỉ nói cho có trong mỗi cuộc họp, bạn hãy chuẩn bị trước và đứng lên phát biểu ý kiến để chứng tỏ giá trị của mình.
12. Luôn luôn đến muộn
Luôn tới muộn khiến người khác nghĩ rằng bạn không tôn trọng thời gian của họ. Điều đó biến bạn trở thành một kẻ vô tâm, thiếu tôn trọng và không đáng tin.
13. Mồm mép tép nhảy
Hòa đồng là chuyện tốt nhưng luôn buôn chuyện khiến bạn không thể hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, thời gian để giao lưu với đồng nghiệp thích hợp nhất là buổi trưa hoặc giờ nghỉ.
14. Không đọc email
Khi không đọc email, bạn sẽ không có phản hồi kịp thời với những việc quan trọng. Điều này có thể khiến bạn không hoàn thành công việc đúng hạn, bị đánh giá là vô trách nhiệm và thiếu chuyên nghiệp.
15. Thô lỗ
Hành vi khiếm nhã khiến bạn bị đồng nghiệp xa lánh và sếp đánh giá thấp. Hãy nhớ rằng, lịch sự là yếu tố quan trọng để thu phục lòng người.
16. Không tập trung vào các mục tiêu dài hạn
Tập trung vào công việc hàng ngày là điều quan trọng, nhưng suy nghĩ về tương lai sự nghiệp cũng quan trọng không kém. Bạn đừng chỉ quan tâm tới khoản tiền thưởng nóng, mà phải cân nhắc những yếu tốt ảnh hưởng tới sự nghiệp tương lai của chính mình.
17. Thiếu kết nối với những người cùng ngành
Không có mối quan hệ với những người làm cùng ngành là điều bất lợi lớn đối với bạn, đặc biệt là những ngày bắt đầu sự nghiệp. Dù không làm lâu ở một ngành, việc giữ mối quan hệ với những người liên quan sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong tương lai.
18. Tự mãn
Việc tỏ ra là người biết tuốt sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy khó chịu. Lời khuyên là luôn luôn xác định có rất nhiều thứ cần phải học, vì vậy, hãy cởi mở trước những ý tưởng mới.