CHƯƠNG 1: TRÒ CHƠI BẮT ĐẦU
Một ngày nữa lại đến, ánh sáng tràn vào phòng, xuyên qua lớp rèm chiếu thẳng vào mắt. Tôi vặn vẹo người trên gi.ường, cố nán lại thêm chút nữa. Giây phút được nằm thêm chừng hai, ba phút mỗi sáng khi cần dậy sớm thật tuyệt, cứ như thiên đường vậy. Hồi chuông báo thức lần thứ hai vang lên, tôi hốt hoảng bật dậy như cái máy, rời khỏi gi.ường và lao ngay vào nhà vệ sinh.
Một ngày bình thường, mọi thứ diễn ra như thường lệ. Tôi đeo găng tay vào, sáu giờ năm mươi chen chúc trên xe bus đông người, bảy giờ hai mươi lăm đến cổng cơ quan, năm phút chạy thật nhanh vào trong để quẹt thẻ điểm danh.
-Khả Đan đâu rồi? Lại đến trễ! Trời ơi, tôi phát điên mất thôi! Vương, khi Khả Đan tới, đưa cái này cho cô ta, tôi cần cô ta phải hoàn chỉnh nó trong sáng nay! Mọi người nghe đây! Mười giờ tất cả vào phòng họp, rõ chưa?
Phía bên dưới vài giọng chán chường yếu ớt vang lên: “vâng,sếp.” Tôi đứng từ xa thấy bóng dáng đậm đà mập mạp của sếp, vội núp ngay vào một góc khuất của bức tường.
Đặt mông xuống ghế, tôi thở phào nhẹ nhõm. Đồng hồ điểm bảy giờ ba mươi lăm. “ Ông này hình như không ngủ để giảm cân à?” tôi khẽ cằn nhằn. Tên đồng nghiệp đáng ghét ngồi kế bên ( mặc dù đã cách nhau một miếng chắn nhưng tôi vẫn ghét hơi thở của hắn ta làm sao) ném qua một xấp giấy dày cộm:
- Nè, đồ dị hợm, sếp nói hoàn thành trong sáng nay.
Đúng vậy, không sai đâu, anh ta vừa gọi tôi là đồ dị hợm. Tại sao tôi không phản kháng à? Dễ hiểu thôi, tôi đã quen với cái cách gọi đó từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Họ gọi tôi như vậy bởi vì lúc nào tôi cũng đeo găng tay, khi đánh máy tính hoặc ăn cơm, thậm chí khi tôi vào toilet. Mẹ tôi gọi đó là món quà của Chúa. Tôi nghĩ bà ấy chỉ muốn an ủi một đứa trẻ đột nhiên bị tách ra khỏi xã hội như tôi thôi. “Món quà ư? Hài hước thật.”
- Có nghe tôi nói gì không vậy?
- Có, rất rõ, từng chữ một. Cảm ơn.
Tôi lướt qua xấp giấy trên bàn, ngán ngẩm. Tôi làm việc cho một tòa soạn báo, không, tôi không có vinh dự là người được đi săn tin và viết bài đâu, công việc của tôi là ngồi ở tòa soạn năm này qua tháng nọ để chỉnh sửa lại bài viết của họ, sau đó gửi qua phòng in. Không phải do sếp ghét tôi, ông ta không cho tôi đề tài để viết. Nhưng lần nào tôi ra thực địa là y như rằng lần đó xảy ra chuyện. Nửa năm trước, sếp đưa tôi một đề tài về những kẻ rải đinh trên đường phố, tôi lại lái xe rà theo một cậu bé đến khi đưa được cậu ấy về đến nhà, hậu quả là sếp bị cấp trên mắng té tát khi không đủ dung lượng bài viết. Thế là sau hai lần tin tưởng sai lầm, sếp quyết định cho tôi dũa đũng quần ở tòa soạn.
- Vương, ngay lập tức qua đội hình sự của công an đi. Tôi nhận được tin báo có án mạng nữa rồi! Cậu phải nhanh chân lên đấy! Đừng để các phóng viên khác giành tin độc quyền của chúng ta!
- Rõ! Sếp!
Anh ta trước khi rời đi còn nán lại vài giây đủ để phá tan ngày thứ tư của tôi:
- Cái tên Lê Tiến Vương lại sắp làm cho giới báo chí điên đảo vì độ nóng sốt của việc đưa tin nữa rồi. Bao giờ cái tên Trần Khả Đan mới được lên mặt báo đây?
- Thế cậu có muốn tên cậu được đặt kế tên tôi trên báo không?
- Là sao?
- Khi tôi giết cậu, cả hai chúng ta sẽ được đề tên.
- Đồ dị hợm.
Hắn ta lầm bầm rời khỏi văn phòng. Tôi ngán ngẩm đọc từng bài viết, khoanh dấu mực đỏ vào những lỗi sai và dò tìm trên máy tính để chỉnh lại. Kim đồng hồ cứ chậm chạp nhích từng tý một, bên trái tôi, một nhân viên nữ khác đang lén sử dụng điện thoại để nhắn tin. Cô ta quên tắt âm bàn phím, tôi nghe rõ mồn một tiếng soạn văn bản. Bên phải là bàn làm việc của Vương, hình như hắn ta còn để máy tính chưa kịp tắt, tôi nghe thấy tiếng quạt gió làm mát của CPU đang hoạt động. À, quên nữa, dạo này dân trong cả thành phố ăn không ngon, ngủ không yên vì vụ giết người liên hoàn chấn động. Nếu vụ án này nạn nhân được trói bằng miếng lụa màu trắng và miệng nhét đầy hoa hải đường nữa, thì đó là vụ thứ tư của hắn. Tất cả công an toàn thành phố đã tham gia, họ lùng sục khắp nơi, cảnh báo người dân không nên đi về quá mười một giờ, nhưng cái tên sát nhân này vẫn bất chấp, hắn ta bắt người, tra tấn rồi giết chết một cách dã man. Biết làm sao được, cả thành phố đông đúc cả nghìn dân, hắn ta đứng trong tối để giết chóc, chúng ta ngoài sáng đi tìm, khác nào mò kim đáy bể. Tôi dựa người ra ghế, mắt nhìn lên quạt trần, cánh quạt quay đều đều làm đầu óc tôi như mụ mị hẳn đi, tôi nghĩ mãi về tên giết người điên cuồng ấy, “ước gì có thể một lần ra thực địa cho một vụ án ngầu thế này…”
- Làm sao nữa vậy?
Tôi đặt chiếc túi ni lông vừa mua ở cửa hàng tiện lợi đầu ngõ, lấy một lon coca ra, tiếng hơi ga bật lên thật khoan khoái khi tôi khui nó, tôi đặt nó vào tay của Kiệt. Trong túi còn lại một lon bia, tôi cầm lấy nó rồi uống một hơi thật dài.
- Tại sao mua nước ngọt cho tớ mà lại mua bia cho mình?
- Làm sao cậu biết?
- Tớ có thể ngửi mùi. Đôi mắt vô dụng này đã làm cho thính giác, thị giác của tớ phát triển vượt bậc đấy!
Đó là Kiệt, có lẽ trên thế giới này chỉ có mình cậu ấy chịu làm bạn với một người như tôi, và cũng có lẽ cậu ấy cũng là người duy nhất mà tôi cảm thấy rất an toàn, bình yên, được làm chính bản thân mình khi bên cạnh. Bằng chứng là tôi không cần phải đeo găng tay khi bên cậu ấy, đôi lúc vô tư chạm vào người cậu ấy không một chút lo lắng, sợ sệt.
Vì sao ư?
Vì Kiệt bị mù.
Và vì tôi có khả năng nhìn thấy cái chết của họ khi tôi chạm vào họ. Khi chạm vào Kiệt, tôi chẳng thấy gì cả, hoàn toàn là một màu đen bao trùm.
Đó gọi là món quà của Chúa. Nhưng đối với tôi, nó là một lời nguyền rủa.
- Không! Con không đi! Con không bị bệnh! Xin bố đấy!
- Mình à, con gái chúng ta chỉ là…chỉ là có chút khác biệt thôi. Xin anh đừng bắt nó đến bệnh viện tâm thần!
- Có chút khác biệt? – ông ta rít lên – cô nghĩ rằng nó có chút khác biệt? Tháng trước nó đã nói với tôi rằng bà sẽ bị ngã xuống cầu thang, bố về sớm đi qua điện thoại. Kết quả là cuộc gọi tiếp theo là của bệnh viện, và bây giờ thì mẹ của tôi ở đó! – Ông ta chỉ vào bàn thờ của bà trên bàn – Hôm nay nó chỉ vào một nhân viên trông tàu hỏa nói rằng ông ta sẽ gặp tai nạn. Bây giờ cả xóm đang tập trung lại để xem tai nạn đường sắt bên dưới thôn. Cô nghĩ đó là khác biệt? Nó là một con quái vật! Một điềm gở! Đi! Theo tao!
Ông ta vừa nói vừa kéo tay con bé, nó ngồi dưới đất, sức trẻ con không đủ chống đỡ, đôi chân gầy khẳng khiu giẫy đạp xuống nền bùm bụp. Ông ta sẽ không dừng hành động đó lại nếu người mẹ không hét lên:
- Được rồi! Tôi dẫn con đi! Tôi dẫn nó khỏi nơi này là được đúng không?
- Cô vừa nói gì? Dẫn nó đi? Cô muốn rời bỏ tôi sao?
- Chính anh là người rời bỏ mẹ con tôi!
- Được…- Ông ta thả bàn tay con bé ra, cánh tay gầy guộc rơi không còn sức lực- được, đi đi, mau lên.
Con bé giương đôi mắt to, màu nâu nhạt nhìn bố mình. Gương mặt ướt đẫm nước mặt, mái tóc ngắn ngủn bệt dính vào đầu, nó sợ hãi lùi người lại cho đến khi lưng chạm vào tường. Hai chân nó co lại, rút người, thu nhỏ nhất có thể để trốn tránh. Người mẹ vội vã vào phòng, xếp đồ đạc vào vali, vừa làm vừa khóc. Ông ta không hề có ý định ngăn cản, vẫn chờ để chắc chắn rằng họ sẽ rời đi.
- Đứng lên đi, con.
Giọng mẹ nhẹ, run rẩy, từ cổ họng phát ra vài tiếng nói như phẫn uất, như nghẹn lại. Nó đứng dậy nép người ra phía sau lưng mẹ mình, nắm vạt áo mẹ mặc, chân như muốn ngã khụy, không còn chút sức lực nào.
Trời bắt đầu tối, hoàng hôn buông dần phía xa, những ngọn núi mờ dần, dòng người hiếu kì ở cuối thôn cũng bắt đầu về nhà. Con bé đến cổng, chỉ kịp quay đầu lại, nhắc khe khẽ:
- Bố đừng đánh nhau với người khác nhé, bố!
- Mày!
Ông ta nghiến răng bật ra tiếng gọi, nó co rúm người, vội vã lao nhanh ra phía mẹ mình. Cái bóng dài đổ qua phủ trọn cái bóng ngắn, nhỏ bé, liêu xiêu.
- Khả Đan, ngày mai giỗ bố, con có đi viếng mộ với mẹ không?
- Không. Con mệt. Mẹ cũng đừng đến làm gì, chuyện đã qua hơn mười năm rồi, mộ đã lạnh, vụ án đã hết thời gian xét xử rồi.
Tôi đặt lưng xuống gi.ường sau một ngày dài khổ tận cam lai. Mười giờ họp, sếp đã mắng tôi tới tấp đến tận hơn một giờ chiều, tan làm với cái tâm trạng không thể nào tệ hơn, cũng may là còn được ngồi bên cậu ấy một lát, không thì đầu tôi nổ tung mất. Tôi nghiêng người nhìn tấm hình được lồng khung trên bàn làm việc. Mẹ và tôi, lúc đó tôi mười bốn tuổi, vừa chuyển đến cái thành phố này để sống. Sau khi rời khỏi căn nhà đầy ghê rợn đó, chúng tôi đã đi đến thành phố này. Thật ra, mẹ tôi cũng không hề xác định rằng mình sẽ đi đâu, chỉ bắt đại một chuyến xe rồi ôm lấy con mình, lúc ấy tôi còn run rẩy vì sợ hãi. Vậy mà đã hơn mười năm. Tối hôm đó, khi đã đuổi chúng tôi đi, ông ta hí hửng đến ngay nhà nhân tình. Vì đột xuất đến cho nên cô ta đã không kịp giấu th.ân thể lồ lộ dưới lớp chăn và một gã đàn ông khác đang ngượng chín mặt tìm quần áo của mình. Bố tôi đã không ngăn nổi cơn thịnh nộ, lao vào tên đàn ông đang đứng tồng ngồng đó. Chỉ nghe kể lại, hắn ta hất tay khiến bố tôi ngã đập đầu vào thành gi.ường, tử vong. Hắn ta được tuyên án “vô ý gây chết người”.
Ấy vậy mà đã hơn mười năm.
- A lô?
- Kiệt à…
- Ừ?
- Không, tớ chỉ gọi để nghe giọng cậu một lát thôi.
- Hâm. Làm sao thế? Lại nhớ chuyện mười năm trước à?
- Chỉ có cậu hiểu tớ thôi. Trên đời này ấy, chỉ có cậu.
- Đi ngủ đi. Ngày mai trời sẽ sáng, cậu sẽ ổn thôi. – Giọng cậu ấy đều đều, trầm ấm.
- Ừ, tớ ngủ đây, cậu cũng ngủ đi. Còn đang định đến gặp cậu, nhưng thôi, cậu ngủ ngon.
Tiếng chuông báo thức lại vang lên nữa rồi. Tiếng chuông ấy thật đáng ghét!
Trên bàn chỉ còn có bát canh đậu hũ với cà chua mẹ để lại, còn hơi ấm. Tôi vừa ăn vừa càu nhàu. Tôi chẳng hiểu tại sao mẹ lại làm việc đó đều đặn mỗi năm như vậy. Ông ta thì có cái gì là tốt với chúng tôi chứ? Rũ bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha, thậm chí còn ngoại tình, rồi chết vì việc làm dơ bẩn của mình. Tôi ném chiếc thìa xuống bàn, không muốn ăn nữa, hôm nay tôi đi làm sớm.
Cơ quan vẫn nhàm chán như bao ngày. Tên Vương ngồi bên phải gõ máy tính liên tục, rất bận bịu với
sát nhân hải đường, tôi ngửi thấy mùi sơn móng tay, từ cô gái điệu đà bên trái, có vẻ tuần này cô ta không có gì để viết. Tôi bắt đầu ngẩng lên trần nhà, ngắm nhìn vết hoen ố trên nền thạch cao trắng. Vết ố loang ra, chỗ đậm màu kia có lẽ là nơi khởi nguyên của nó, rồi dần to ra, trùm lấy nền trắng tinh khiết của miếng thạch cao. Vẫn tiếng bàn phím gõ liên tục, tiếng vài người bên phòng in réo gọi ai đó, chắc bên thiết kế lại chọn sai màu để in, họ luôn mắc cái lỗi ấy suốt. Sếp từ phòng làm việc lao ra, tôi bật dậy nghiêm trang sửa lại tư thế, vờ nhìn vào màn hình như đang chăm chú làm việc.
- Vương! Có án mạng nữa rồi. Cậu nhanh chóng đến hiện trường đi. Tôi vừa nghe sếp Lâm nói họ đang di chuyển, họ sẽ gửi địa chỉ cho cậu, nhanh lên đi.
Cùng lúc đó, điện thoại trên bàn của tôi rung lên, lướt qua là số điện thoại người quen, tôi cúi đầu xuống nhằm trốn ánh mắt của sếp:
- A lô?
- Khả Đan ơi! Kiệt…Kiệt xảy ra chuyện rồi!
- Kiệt? Kiệt bị làm sao vậy cô?
- Công an đến vây kín căn phòng của nó, họ nói nó…nó bị giết rồi!
Tai tôi không còn nghe thấy gì nữa, mọi âm thanh xung quanh như ngừng lại theo hơi thở của tôi. Miệng tôi mấp máy gọi như vô thức: “ Kiệt...Kiệt…”. Chiếc điện thoại rời tay tôi, rơi xuống đất, tôi không còn biết gì nữa, lao ra khỏi cửa, bất chấp sếp đang gọi tên tôi phía sau lưng.
Không thể được! Không thể thế được? Tại sao ông cho tôi thành kẻ dị biệt sau đó cướp đi luôn người duy nhất trong cuộc sống của tôi?
Tôi lao như bay trên vỉa hè, mặc kệ người đi bộ đông đúc, tôi mặc kệ tất cả. Từ cơ quan đến chung cư mà Kiệt sống là hai cây số, tôi vẫn cứ thế mà lao đi, không còn bận tâm gì nữa hết, trong đầu lúc này chỉ còn thấy hình ảnh cậu ấy, cậu ấy ở trong đầu tôi, tràn ngập!
Cảnh sát đã vây quanh căn hộ như lời chủ nhà nói, nọ đã giăng dây giới nghiêm và nhà báo bắt đầu đông nghẹt phía bên ngoài. Tên Vương thấy tôi, thoáng chút ngạc nhiên nhưng rồi hắn ta vẫn tiến lại, hỏi dò:
- Sao tự nhiên đến đây vậy?
Tôi lúc đó như không còn nghe được gì bên tai nữa, cứ thế xông vào hiện trường. Hai cảnh sát canh phòng ngay lập tức chặn tôi lại:
- Xin lỗi, chúng tôi đang thi hành nhiệm vụ.
- Người…người trong đó, là…là…bạn của tôi.
- Cô nói cô biết nạn nhân là ai à? – Anh cảnh sát dáng người hơi cao, da ngăm nheo mắt nhìn tôi đầy nghi ngờ - Cô chắc chứ?
- Hoàng Quân Kiệt, hai mươi sáu tuổi, sống một mình. Anh ấy là bạn tôi!
- Có chuyện gì vậy?
Một người khác từ trong căn hộ đi ra. Anh ta mặc chiếc áo thun đen, cao tầm 1m80, mái tóc màu đen sẫm và có một vết sẹo nhỏ ở đuôi chân mày. Cơ thể tráng kiện, tay và chân mang đồ bảo hộ hiện trường, chắc hẳn là cảnh sát điều tra. Anh ta tháo găng tay cao su, nhét vào túi quần và tiến đến gần tôi.
- Gì mà ồn ào thế?
- Sếp, cô này nói là bạn của nạn nhân.
- Cô là bạn của Hoàng Quân Kiệt sao? – Anh ta nhìn tôi với ánh mắt đầy dò xét – Anh ta có người thân không?
- Không, cậu ấy sống một mình. Bố mẹ đã mất cách đây chín năm trong tai nạn giao thông.
- Vậy cô là người thân duy nhất của cậu ta?
- Có thể coi là vậy. – Tôi nói, nước mắt bắt đầu chảy, nhưng trong đầu vẫn không thể tin Kiệt đã chết – Tôi..tôi có thể vào xác nhận cậu ấy được không?
- Người lạ không được vào hiện trường – Anh ta chỉ tay về phía viên cảnh sát mặc cảnh phục ở trước của phòng – Anh ta, này Hoàng! – hắn kêu lớn – Nôn xong chưa? Xong rồi đưa cô này đến nhà xác nhận diện nạn nhân, sau đó đưa sang đồn cho tôi.
Tôi đã xem hàng nghìn lần cảnh tượng này trong phim hình sự, nhà xác màu u ám, hơi lạnh phả từ máy bảo quản thi thể, tiếng lách tách dụng cụ mổ xẻ vang lên chói tai, nhưng có chết tôi cũng không thể tin được một ngày chính mình phải rơi vào hoàn cảnh đó. Tôi vẫn khóc, nước mắt cứ chảy xuống không ngừng và tim cứ như là đập nhanh đến mức sắp vượt khỏi giới hạn. Mới hôm qua tôi còn gọi cho cậu ấy, nếu hôm qua tôi đến gặp cậu ấy thì có lẽ bây giờ…Tôi rất hận bản thân mình, tự trách mình cả triệu lần, thậm chí là cấu vào tay đến chảy máu. Tại sao tôi có thể thấy cái chết của mọi người, nhưng tôi không thể thấy cái chết của cậu ấy? Tôi còn cho đó là diễm phúc, là định mệnh an bài cho tôi tìm được một người không xem mình là kẻ dị biệt. Giá như cậu ấy xem tôi là kẻ dị biệt…Tôi khóc đến nghẹn lời khi nhớ lại, cách đây hai hôm, tôi uống bia, ngồi cạnh cậu ấy, nắm chặt tay cậu ấy, nhưng không hề thấy gì.
Không có gì cả, một màu đen, không quá khứ cũng như tương lai.
- Cô ổn chứ? – Một thanh niên tầm hai mươi mấy tuổi vừa tháo khẩu trang y tế ra – Nếu tinh thần chưa ổn, chúng ta có thể làm việc này sau.
- Không, tôi muốn nhìn cậu ấy. – Tôi kiên quyết, nhưng hai chân run rẩy cả rồi – Còn chờ ư? Chờ gì nữa? Tôi đã chờ, đã hèn nhát chờ đợi, đến giờ tôi còn gì nữa mà phải chờ?
Anh ta thở dài, bỏ hai tay vào túi áo bluse của mình. Anh thanh niên này hơi béo, khá lùn, đeo kính cận dày, tay lúc nào cũng đặt ra phía trước, co lên, hai tay thật dứt khoát giữ trước ngực, bệnh nghề nghiệp. Đoán có thể thấy anh ta là nhân viên pháp y.
- Đi theo tôi.
Nhân viên pháp y đi trước, tôi phải bám vào tường để có thể đứng vững, rồi loạng choạng theo sau. Trống ngực bắt đầu đập dồn dập, nhanh và khó thở, máu trong cơ thể được bơm chạy gấp ba lần bình thường, mặt tôi đỏ lên và nước mắt rơi lã chã. Trong căn phòng lạnh lẽo hơn cả hành lang, có những chiếc bàn sắt dài, có ba chiếc được phủ khăn trắng, những cái còn lại bỏ trống. Từ màu trắng xanh bợt bạt của đèn, tôi thấy mặt bàn inox loáng lên, sáng chói, lạnh tanh như cái mùi thuốc tẩy trùng sộc vào mũi. Đâu đó, giữa nồng nặc mùi thuốc tẩy, thoảng chút tanh tưởi đến buồn nôn.
Anh ta tiến đến chiếc bàn ở giữa, chờ đợi tôi. Tôi đứng sựng người, có thể đoán dưới lớp khăn trắng kia là Kiệt. Hai chân bắt đầu run nhiều hơn, máu chạy nhanh hơn ban nãy khiến tôi nghẹn cả thở, mắt bắt đầu nhòa đi như cơn hạ đường huyết sắp sửa nuốt trọn tôi vậy, tôi bám tay vào tường, cố hít thở. Mùi thuốc tẩy trùng, mùi tanh tưởi, mùi của nhà xác khiến cho tình trạng tệ hơn, nhưng tôi vẫn giữ tinh thần mình: “ Biết đâu không phải cậu ấy! Đan! Mày phải can đảm lên! Mày làm được.” Phải đấu tranh rất lâu, tôi mới có thể lếch từng bước thật chậm đến đó. Viên pháp y nhìn khuôn mặt xanh bệch của tôi như lo lắng, như bất an và thương hại. Chắc hẳn anh ta đã gặp cảnh này nhiều lần, cảnh sinh li tử biệt thế này, cảnh nhìn nhau lần cuối rồi vĩnh viễn đánh mất người thân…
- Nếu cô cảm thấy việc này…
- Làm đi!
Tôi gần như hét lên, nó cũng khiến tôi đỡ đi cái căng thẳng đang sắp bùng nổ trong đầu. Anh ta đeo găng tay vào, từ từ chạm nhẹ vào tấm khăn trắng. Một động tác rất trì trệ, anh ta gấp chiếc khăn theo chiều đi xuống, chỉ để lộ khuôn mặt của người chết. Ai mà chịu nổi khi thấy những vết thương trên người của họ chứ? Anh ta chứng kiến rất nhiều, anh ta hiểu rất rõ. Còn tôi, từ nãy đến giờ vẫn đang nhắm nghiền mắt. Tôi sợ, sợ lắm! Tôi sợ khi mở mắt ra, đó là cậu bạn mà tôi thương thầm mấy năm nay, là người đồng hành chia sẻ duy nhất trong đời. Anh ta vẫn kiên nhẫn đứng chờ, dường như không có ý định hối thúc. Tôi hít thật sâu lần nữa để đảm bảo có đủ oxy cho bất kì chuyện gì xảy ra. Tôi từ từ mở mắt, ánh đèn trắng xanh một lần nữa thức tỉnh thị giác tôi, mắt nhòe đi vài giây, phải chớp nhiều lần mới lấy lại được tầm nhìn.
Cái cuối cùng tôi nhìn thấy là những bóng đèn trên trần nhà, tiếng kêu thất thanh của viên pháp y, rồi mọi thứ chìm vào trong đêm tối.
Như cái thứ mà tôi thấy mỗi khi tôi nắm tay cậu ấy.
Phải, người đó chính là Kiệt...
Chỉ khác là môi không còn nở một nụ cười nào nữa…
ËËË
- Đan, con tỉnh rồi à?
Tôi cố mở mắt sau một giấc mơ dài. Tôi đã mơ gì, tôi không thể nhớ nổi. Chỉ biết tôi sợ lắm, chỉ biết giấc mơ đó rất kinh hãi. Ánh sáng vàng chói bắt đầu tấn công đôi mắt tôi. Có lẽ chưa thể thích ứng kịp, hai mắt bắt đầu chớp liên tục và hơi đau nhói. Phải mất một phút, tôi mới có thể mở mắt và lòa nhòa thấy được cảnh vật.
Trước mắt tôi, mẹ đang chồm người lên xem tình hình, mặt mẹ hốc hác, mắt thâm quần như mấy đêm rồi không ngủ khiến tôi lo lắng. Tôi cố đưa tay để trấn an mẹ nhưng bị gì đó vướng lại. Thì ra là cổng truyền dịch. Tôi đang nằm trong bệnh viện, hẳn rồi, lúc này, tôi cố nhớ ra xem chuyện gì đã khiến tôi thành ra như vậy nhưng vô vọng. Tôi lo lắng, có phải bản thân đã mắc phải hội chứng STPD rồi không? (
PTSD: Posttraumatic Stress Disorder- hậu chấn tâm lý.)
Cánh cửa phòng mở toang, một người đàn ông trung niên, tôi chắc ông ta là bác sĩ, trên cổ là ống nghe và mặc chiếc áo bluse trắng. Đi theo sau ông ta là một thanh niên, dáng người lực lưỡng, cao ráo. Lạ quá! Nhìn vào khuôn mặt anh ta, nó khiến tôi nhớ đến thứ gì đó, thứ gì đó rất đau thương, là gì nhỉ? Cảm giác này là sao? Nước mắt ràn rụa chảy nhưng tôi không thể hiểu tại sao cả.
Bác sĩ đến, ông dùng khăn lau sạch nước mắt và dùng chiếc đèn nhỏ xíu rọi thẳng vào mắt, tay còn lại cố căng hai mắt tôi ra. Tiếp đến, ông dùng ống nghe đặt phía sau lưng tôi, thử phản xạ chân, tay bằng búa vật lý.
- Tất cả đều ổn. – ông ấy kết luận – nhưng cần theo dõi thêm thời gian nữa, có lẽ tinh thần cô ấy vẫn còn chưa hồi phục.
- Chuyện…chuyện gì vậy? Tôi…sao tôi ở đây?
- Cô không nhớ gì sao? – Bác sĩ lẫn người thanh niên kia đồng thanh hỏi. – không nhớ gì đã xảy ra sao?
- Tôi..đang cố. Chuyện gì đã xảy ra?
- Bạn cô, Hoàng Quân Kiệt đã bị giết. Cô đã đến nhà xác để nhận diện, sau đó thì cô đã ngất xỉu, pháp y Tân đã đưa cô đến đây. – anh ta trả lời, giọng hơi chút nghi hoặc.
Lúc này, não tôi bắt đầu vận hành. Nó quy nạp lại tất cả những hình ảnh đã xảy ra trong quá khứ, mọi thứ chạy về não như một cuồng quay. Tôi bắt đầu thấy được khuôn mặt của Kiệt trong nhà xác, trắng bệch, nhắm nghiền, miệng đóng kín. Đúng vậy, Kiệt đã chết.
Mặc dù não đã hoàn thành tốt công việc của nó nhưng nó lại không thể làm chủ được dòng cảm xúc đang chuẩn bị dâng trào ra. Tôi hét lên một tiếng rất to rồi ôm lấy đầu mình, khóc lớn. Đầu tôi đau quá! Nó đã cố an ủi tôi bằng cách cất đi cái kí ức khủng khiếp đó, tại sao hắn ta bắt tôi phải nhớ lại???
- Anh làm sao vậy? – Bác sĩ hỏi gặn hắn, giọng rất bực tức – sao anh có thể làm ra chuyện này? Anh ra ngoài đi, bệnh nhân của tôi cần nghỉ ngơi! Sao anh có thể máu lạnh vậy chứ?
- Tôi còn chưa hỏi cung cô ta – Anh ta lì lợm nán lại – việc này rất cấp bách, nếu không hỏi thì…
- Ra ngoài! Hay là để tôi gọi bảo vệ?
Bác sĩ hét lên vào mặt hắn, dường như biết mọi chuyện đã đi quá mức kiểm soát, hắn ta quay đầu rời khỏi phòng bệnh. Bác sĩ cố trấn an tôi, ông ấy đặt tôi nằm xuống gi.ường và liên tục khuyên nhủ: “ Bình tĩnh nào, sẽ ổn thôi.” Tiếp đến, ông ta tiêm vào người tôi cái gì đó, không biết nữa, tôi dần dần hít thở sâu, rồi chìm vào giấc ngủ.
- Kiệt?
- Đan, cậu lại đây xem!
Tôi đi theo ánh sáng phía cuối hành lang, không rõ đó là thứ ánh sáng gì, kì lạ lắm! Cứ như là lần đầu tiên tôi thấy nó vậy. Hòa vào ánh sáng đó, tôi nhìn thấy Kiệt, cậu ấy mặc chiếc áo sơ mi màu xanh ngọc mà tôi đã mua tặng cậu ấy, đang đứng yên ngắm nhìn một con sóc mải mê ăn hạt dẻ trong tay.
- Kiệt…
- Suỵt! Khẽ thôi nào,cậu làm nó chạy mất đấy!
- Cậu có thể thấy được nó sao? – tôi tròn mắt ngạc nhiên – Làm sao mà…
- Cả hai chúng ta đều biết chuyện gì xảy ra rồi, đúng chứ? – Kiệt quay sang nhìn tôi, cậu ấy chớp đôi mắt đen nhánh, tuyệt đẹp – Cậu đẹp quá! Đan ạ, tiếc là tớ đã không nói điều này với cậu sớm hơn. Cậu thật xinh đẹp, đúng như những gì tớ từng tưởng tượng. Nhìn xem, đôi mắt này, màu nâu sáng, đôi mắt này không dùng để khóc đến sưng húp thế này, đừng tự dằn vặt nữa, ngốc ạ.
- Tại…sao? – Câu hỏi bật ra, nước mắt cũng rơi xuống, một câu hỏi không ăn nhập gì cả, nhưng đau đến xé lòng.
- Có ai biết được chuyện gì xảy ra đâu, chúng ta luôn bị gắn chặt với thứ gọi là số mệnh. Tớ không trách cậu gì cả, tớ rất hạnh phúc khi có được cậu ở trong cuộc sống này. Nghĩ xem, chúng ta đã có bao nhiêu ngày vui chứ! Đừng tự ăn năn nữa, cậu chẳng có lỗi gì cả. – Kiệt thở hắt ra, hai tay siết chặt tay tôi – Nhìn tớ này, Đan! Cậu rất đặc biệt, cậu biết chứ? Đôi bàn tay này của cậu có thể…
- Nhưng tớ đã không thể dùng nó để nhìn thấy cái chết của cậu! – Tôi thét lên, gần như ngã khuỵa, nếu Kiệt không đỡ lấy, tôi đã ngất mất.
- Làm sao cậu có thể thấy được hình ảnh cái chết của một gã mù? Ngay cả tớ, tớ còn không thể thấy được gì, thậm chí là cậu trước đây. Nghe này, Đan, cậu là cô gái đặc biệt, là ân huệ của đời tớ, bây giờ, khi tớ đã không còn ở đó nữa, cậu cũng chính là người duy nhất tớ có thể trông nhờ. Cậu có thể…gửi tro tớ vào cạnh bố mẹ tớ? Hứa chứ?
- Được…
- Còn nữa, - Kiệt nhẹ chạm vào mái tóc tôi, mắt cậu ấy trìu mến và đầy mê hoặc – đôi tay này, hứa với tớ, đừng trốn tránh nữa, đừng giấu nó dưới lớp khăn, tay cậu mềm và đẹp lắm, hãy dùng tài năng đặc biệt của cậu để thay đổi số mệnh của mọi người. Nghĩ xem, cậu có thể giúp được những người chết oan cũng như những người sắp chết thoát khỏi kiếp nạn của họ, có tuyệt không?
- Tớ…
- Đan à, tớ phải đi rồi. Nhớ đấy, cậu là cô gái tuyệt vời. Đừng lãng phí nó nhé, cô gái.
Tôi choàng người bật dậy khi cố chạy theo bóng dáng xa dần của Kiệt. Nước mắt vẫn đầy trên khuôn mặt. Thì ra, cậu ấy đã đi rồi.
- Vào ngày xảy ra vụ án, 22/6, từ lúc 22 giờ đến 3 giờ sáng, cô đã làm gì, ở đâu?
- Tôi ngủ, ở nhà.
- Có ai làm chứng không?
- Có ai đi ngủ mà có người làm chứng không?
- Cuộc gọi cuối cùng trong điện thoại nạn nhân lúc 21 giờ 40 phút là của cô. Cô gọi cho nạn nhân làm gì?
- Tôi đã trải qua một ngày tồi tệ, tôi chỉ muốn gọi để nghe giọng cậu ấy.
- Mối quan hệ giữa cô và nạn nhân là gì?
- Bạn bè. Nhưng tôi thích cậu ấy. Rất thích.
Bốn bức tường xung quanh bao phủ lấy cái không khí ngộp ngạt. Ánh sáng rất chói mắt từ chiếc đèn phả xuống mặt tôi, máy lạnh được điều chỉnh ở mức cóng tay. Viên cảnh sát thô lỗ tôi gặp ở bệnh viện, tôi liếc nhìn qua thẻ tên trên túi áo – Lưu Tấn Vỹ, cảnh sát hình sự. Người trợ lý kế bên đưa bản tường trình cho anh ta đọc, sau đó chuyển sang cho tôi:
- Mời cô kí xác nhận lời khai của cô là hoàn toàn chính xác vào đây. Cô biết hậu quả việc nói dối công an chứ?
- Tôi biết – Tôi khá đanh giọng – Rồi, bây giờ tôi có thể đi?
- Khoan đã – tên Vỹ đưa bàn tay lên ra hiệu cản lại – Gọi Nguyên vào đây, chúng ta cần lấy mẫu xét nghiệm – anh ta quay sang nhìn tôi – cô có thể hợp tác cho chúng tôi dấu tay và ADN của cô chứ?
- Hoàn toàn, thưa sếp.
Một cô gái nhỏ người, mái tóc cắt ngắn gọn gàng xách theo một chiếc hộp tiến vào phòng. Tôi nghe tiếng gót giày của cô ấy nện xuống sàn rất chói tai, cô ấy xài nước hoa Dior, mùi hương làm căn phòng thẩm vấn đầy mùi ghê rợn này như dịu đi sự hung hãn của nó.
- Mời cô mở miệng ra. – cô ấy rút một ống nhựa, trong đựng một đầu bông gòn quấn vào cây nhựa – nhanh thôi, cô đừng lo lắng quá.
Tiếp đến, họ cho tôi in dấu mười ngón tay vào một tờ giấy. Hoàn tất, tôi rời đồn công an để về nhà. Mọi thứ dường như rối bời trong đầu.
- Này, cô!
Cái giọng ấy! Tôi ghét cay ghét đắng cái giọng nói ấy. Không quay đầu lại, tôi hỏi, giọng như băng:
- Có chuyện gì nữa, anh cảnh sát?
- Đây là danh thiếp của tôi – anh ta đưa ra một tờ giấy màu trắng, cảnh sát Lưu Tấn Vỹ, loằng ngoằng số điện thoại và email – nhớ ra được gì thì liên hệ tôi.
Tôi cầm lấy tờ danh thiếp ( nói đúng hơn là tôi giật phăng nó đi!) cảnh sát thời nay còn có cả danh thiếp cơ đấy! Thật khôi hài! Tôi nhét nó vào trong giỏ xách, rời đi, không thèm có chút bận tâm gì cả.
Tồi tệ thật, những ngày dài trôi qua như bóp nghẹn tôi lại. Từng giây, từng phút, tôi như kẻ điên đang trốn thực tại, lẩn tránh kí ức đau lòng. Mẹ cũng đóng cửa tiệm đồ ăn của bà để ở nhà trông chừng tôi. Chúng tôi đi ra vào, chạm mặt nhưng không nói một lời. Bà biết, tôi rất đau lòng, bà không muốn nhắc hay nói gì nữa cả, chỉ cố trông chừng tôi, tránh tôi nghĩ quẩn.
Đến ngày thứ tư, tên sát nhân hoa hải đường vẫn im hơi lặng tiếng sau vụ án của Kiệt.
Tôi có đến chung cư cậu ấy vài lần, nó được niêm phong kĩ càng, luôn có người canh gác ở đó đề phòng hung thủ quay lại xóa dấu vết. Tôi dạo qua những nơi chúng tôi thường qua, ngắm nhìn phố phường, chỉ khác là giờ đây tôi chỉ có một mình. Tiếng leng keng của chuông cửa một quán cà phê trên đường X. rung lên, tôi bất giác như thức tỉnh khỏi mộng mị, ngước nhìn. Quán Lala, có capuchino rất ngon, Kiệt rất thích mùi vị quán này. Trời xui quỷ khiến thế nào, tôi chui vào quán.
Để tôi kể cho bạn nghe tình trạng quán bây giờ nhé! Lúc bấy giờ là trưa, tầm gần mười hai giờ, quán đông không tả nổi. Họ tránh cơn nóng như nung ngoài kia và cũng vì mùi vị capuchino đặc biệt của quán.
- Chị dùng gì?
- Một capuchino ít sữa, ít váng kem và nhiều cà phê.
- Dạ chị chờ xíu, của chị tổng cộng là ba mươi sáu nghìn ạ. Mời chị in dấu tay lên sổ bên này – cô gái phục vụ cười tươi, môi màu cam đất, hơi lùn và da trắng ngần chỉ tay về phía quyển sổ màu nâu giấy craft, trên đó chi chít những dấu tay – Quán em đang có chương trình 10000 dấu tay ủng hộ trẻ em khuyết tật, mỗi lần in dấu tay là chị đã trích ra năm nghìn cho các em đấy ạ!
Bình thường thì tôi sẽ từ chối những vụ như này, nhưng nghe đến trẻ em khuyết tật, tôi đồng ý in dấu tay. Tôi tháo găng tay ra, in ngón cái của mình vào hộp mực màu đỏ rồi trực tiếp in trên giấy, sau đó ghi họ tên của mình vào giữa dấu tay của tôi. Cô nhân viên cảm ơn, đưa tôi ly capuchino và cúi đầu chào tạm biệt khi tôi chuẩn bị rời quán. Bạn hãy tưởng tượng nhé, trên tay phải của bạn là ly cà phê size L, tay trái cầm chiếc bao tay, tiền thối và chìa khóa nhà, tôi không mang theo túi đựng đồ. Tôi đứng loay hoay không biết cách nào để đeo găng tay lại thì tờ tiền trong tay trái rơi xuống đất. “ Phiền thật đấy!” Tôi gắt. Tôi cúi người, đặt ly cà phê xuống nền tạm để nhặt nó thì một người đàn ông vào quán, anh ta khá vội đã va vào cánh tay tôi. Tôi thề có Chúa, tôi không bao giờ muốn chuyện này xảy ra! Tôi đã cố lẩn tránh nó rất tốt hơn mười năm nay! Tay tôi chạm vào chân anh ta, một luồng điện lùa qua từng ngón tay, nó như xung điện chạy thật nhanh trong nơ ron, chúng nó đồng loạt rung lên khiến bộ não gần như kích hoạt một chế độ mà nó đã bị vô hiệu hóa trước đó. Tôi như bị lên đồng ( thật đấy! Bạn thấy ai đó bị lên đồng chưa?) người run lên từng cơn, não bắt đầu truyền những hình ảnh đầy ma mị vào thần kinh, nó hiện lên trước mắt tôi, rõ mồn một như một màn chiếu…
Trong đó, tôi thấy một nhà kho tối om,
mùi gì ấy nhỉ? Tôi ngửi thấy gì đó, ẩm mốc và ướt át, khiến tôi cảm thấy trong bao tử sắp tuôn trào ra. Phía đằng kia, sáng quá! Tôi không thể nhìn kĩ đó là gì, có gì đó đang quay tròn chuyển động, ánh sáng từ nó lọt qua chói lóa. Tôi dùng tay chắn luồn ánh sáng, vẫn cái mùi ẩm mốc, ánh sáng vẫn chói lòa, đột nhiên, có một cái gì đó đập vào chân tôi! Tôi cúi xuống nhìn…Một người bị trói! Khoan đã, trời ơi! Chính là cái người vừa va vào tôi! Anh ta bị trói trong tư thế tay ở phía sau, chân bị cột lại nhau, anh ta không thể đứng đậy, vừa rồi đã cố dùng chân để di chuyển, anh ta đang cố trườn đi. Một âm thanh hòa vào tiếng của cái vật khổng lồ đang chuyển động quay tròn đằng kia, tiếng…huýt sáo. Một giai điệu rất lạ, tôi chưa từng nghe nó trước đây. Ai đó đang tiến lại gần, anh ta cầm một sợi dây, chói sáng quá! Tôi không thể nhìn ra đó là sợi dây gì, chỉ kịp thấy tay trái anh ta cầm một nắm hoa.
Là hoa hải đường đỏ.
- Chị ơi! Chị ơi! Chi có sao không?
Tôi choàng dậy, mũi chảy máu xuống, tanh tưởi. Tôi dùng hết sức bình sinh đứng dậy, gọi trong hốt hoảng:
- Vừa rồi ai va vào tôi vậy?
- Là tôi – anh ta bước ra từ đám đông, khuôn mặt anh ta khiến tôi nhớ lại cảnh tượng khi nãy, tôi khẽ rùng mình – tôi xin lỗi, tôi không cố ý. Tôi đưa cô đi bệnh viện nhé!
- Anh tên gì? Ở đâu? Liên lạc như thế nào?
- Ơ....- Anh ta ngạc nhiên vài phút, rồi từ tốn rút trong giỏ cầm tay ra một danh thiếp ( cái xã hội này, mọi người đua nhau in danh thiếp sao?!) – Đây là tên và số điện thoại, địa chỉ của tôi. Nếu cô cần gì, chi phí thăm khám bao nhiêu, tôi sẽ chi trả, một lần nữa, tôi xin lỗi. Cô có làm sao không?
- Không, tôi…tôi…ổn cả…chỉ là…
- Thế tốt rồi – Anh ta ngắt lời, mặt giãn ra nụ cười tươi tắn – Nếu không có gì, tôi đi trước nhé! Tài xế tôi đang đợi bên ngoài. Cứ liên lạc nếu cô cần gì nhé!
Nói rồi, anh ta lập tức rời khỏi quán. Tôi còn đứng sững nghĩ lại những gì đã nhìn thấy, ngước lên đã không còn thấy anh ta nữa. “ Thôi chết rồi!” tôi định hình lại, tôi biết đã bỏ lỡ điều quan trọng nhất. Cố chạy ra khỏi quán, chiếc xe hơi màu trắng đã chạy mất hút vào dòng người đông phía trước. “ Hoa…hoa hải đường…anh ta…”
Danh thiếp ghi mấy dòng: John Lâm – CEO công ty bất động sản Phan An.