- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Gần đây tôi nghĩ rất nhiều đến thói quen ăn uống của mình – có thể vì mùa nghỉ lễ có quá nhiều cám dỗ. Dưới đây là một số nguyên tắc mà tôi đang cố làm theo, dù ăn nhà hay ăn hàng, với những mức độ tuân thủ khác nhau.
1. Mặc quần áo chật khít bó giò.
2. Mua đồ ăn trong gói / hộp nhỏ. Nghiên cứu cho thấy người ta ăn nhiều hơn khi mua hộp to hơn, vì vậy không vì ham rẻ mà mua hộp to làm gì.
3. Để đồ ăn cám dỗ ở những nơi bất tiện – để bánh quy ở chỗ khó với tới, bật tủ lạnh mức siêu lạnh để không tài nào múc kem ra được, đựng đồ ăn vào những đồ chứa khó mở.
4. Gọi món ăn suất nhỏ
5. Dùng bát đĩa dao dĩa cỡ nhỏ. Tôi thường dùng những chiếc đĩa nhựa con gái tôi dùng khi còn nhỏ.
6. Lấy đồ ăn vào đĩa chỉ một lần, không mang cả nồi (hay đĩa lớn) ra bàn để tránh lấy thêm. (trừ rau)
7. Định ăn gì thì lấy hết 1 lần vào đĩa, hết rồi thì thôi cấm lấy lần hai. (Tôi có thể làm theo điều này với mọi loại đồ ăn trừ món tôi thích nhất vào Lễ tạ ơn mỗi năm một lần: khoai tây với marshmallow.)
8. Làm đồ ăn suất ít: sữa chua cốc nhỏ thay vì cốc to (ok, tôi sẽ ăn cốc cỡ trung bình, nhưng sẽ cố); làm hamburger đơn thay vì suất đôi.
9. Giải tán hết phụ kiện: bảo phục vụ rằng bạn không muốn thêm khoai tây chiên, bánh mì nướng hoặc thịt hun khói vào suất rau trộn. Tôi thích Sally trong When Harry Met Sally khi tôi ngụy biện về cách gọi đồ ăn, nhưng kệ nó thôi.
10. Sau bữa tối, tự nhắc bản thân rằng “Ăn xong rồi đấy nhé”: đi đánh răng, lau dọn bếp, tắt đèn.
11. Không để bản thân quá đói hoặc quá no.
12. Nhớ rằng, với một số món, thà không ăn còn hơn là ăn một chút. Trong lĩnh vực ăn kiêng, tôi là một người cứng nhắc. Tôi thấy bỏ hẳn bánh quy, bánh mì tròn, sô cô la, thì dễ hơn nhiều so với ăn một phần nhỏ thật nhạy cảm.
13. Không ăn món khai vị.
14. Không ăn những món mình không thích, chỉ vì chúng được bày ra đó.
Tôi nhận ra rằng mặc dù có vẻ vui sướng thảnh thơi khi tự nuông chiều mình, nhưng đến cuối cùng tôi lại thấy tội lỗi và quá tải. Điều này không làm những ngày nghỉ lễ vui vẻ hơn. Đây là một bí mật của sự trưởng thành: Tự đặt giới hạn với bản thân chính là cho bản thân tự do.
Tân Nguyệt dịch từ bài viết của Gretchen Rubin trên trang Happiness-project.com.
Nguồn tranthutrangfc.wordpress.com
1. Mặc quần áo chật khít bó giò.
2. Mua đồ ăn trong gói / hộp nhỏ. Nghiên cứu cho thấy người ta ăn nhiều hơn khi mua hộp to hơn, vì vậy không vì ham rẻ mà mua hộp to làm gì.
3. Để đồ ăn cám dỗ ở những nơi bất tiện – để bánh quy ở chỗ khó với tới, bật tủ lạnh mức siêu lạnh để không tài nào múc kem ra được, đựng đồ ăn vào những đồ chứa khó mở.
4. Gọi món ăn suất nhỏ
5. Dùng bát đĩa dao dĩa cỡ nhỏ. Tôi thường dùng những chiếc đĩa nhựa con gái tôi dùng khi còn nhỏ.
6. Lấy đồ ăn vào đĩa chỉ một lần, không mang cả nồi (hay đĩa lớn) ra bàn để tránh lấy thêm. (trừ rau)
7. Định ăn gì thì lấy hết 1 lần vào đĩa, hết rồi thì thôi cấm lấy lần hai. (Tôi có thể làm theo điều này với mọi loại đồ ăn trừ món tôi thích nhất vào Lễ tạ ơn mỗi năm một lần: khoai tây với marshmallow.)
8. Làm đồ ăn suất ít: sữa chua cốc nhỏ thay vì cốc to (ok, tôi sẽ ăn cốc cỡ trung bình, nhưng sẽ cố); làm hamburger đơn thay vì suất đôi.
9. Giải tán hết phụ kiện: bảo phục vụ rằng bạn không muốn thêm khoai tây chiên, bánh mì nướng hoặc thịt hun khói vào suất rau trộn. Tôi thích Sally trong When Harry Met Sally khi tôi ngụy biện về cách gọi đồ ăn, nhưng kệ nó thôi.
10. Sau bữa tối, tự nhắc bản thân rằng “Ăn xong rồi đấy nhé”: đi đánh răng, lau dọn bếp, tắt đèn.
11. Không để bản thân quá đói hoặc quá no.
12. Nhớ rằng, với một số món, thà không ăn còn hơn là ăn một chút. Trong lĩnh vực ăn kiêng, tôi là một người cứng nhắc. Tôi thấy bỏ hẳn bánh quy, bánh mì tròn, sô cô la, thì dễ hơn nhiều so với ăn một phần nhỏ thật nhạy cảm.
13. Không ăn món khai vị.
14. Không ăn những món mình không thích, chỉ vì chúng được bày ra đó.
Tôi nhận ra rằng mặc dù có vẻ vui sướng thảnh thơi khi tự nuông chiều mình, nhưng đến cuối cùng tôi lại thấy tội lỗi và quá tải. Điều này không làm những ngày nghỉ lễ vui vẻ hơn. Đây là một bí mật của sự trưởng thành: Tự đặt giới hạn với bản thân chính là cho bản thân tự do.
Tân Nguyệt dịch từ bài viết của Gretchen Rubin trên trang Happiness-project.com.
Nguồn tranthutrangfc.wordpress.com
Hiệu chỉnh: