[123 Media Share] Chia sẻ kiến thức: Kỹ thuật chụp ảnh
Nói một cách đơn giản, chụp hình là quá trình ghi lại hình ảnh thông qua thiết bị chuyên dụng. Có nhiều lý do dẫn đến việc bạn quyết định học chụp ảnh và mua máy. Tuy nhiên, nếu đã có một niềm yêu thích với máy ảnh và việc “ghi lại” những khoảnh khắc trong cuộc sống thì trước hết đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích sau đây nhé!
1. Khẩu độ
? Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều giúp ảnh đỡ bị nhiễu hạt và rung, mờ khi thiếu sáng dẫn đến tốc độ chụp giảm, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên mở khẩu độ tối đa vì có một số ống kính không nét căng tại khẩu lớn nhất vì thế bạn nên giảm vài stop ví dụ từ F/1.8 xuống F/2.8….
2. Độ sâu trường ảnh (Depth of Field)
? Độ sâu trường ảnh có thể nói là độ xóa phông của ống kính, xóa phông càng nhiều thì DOF càng mỏng. Độ sâu trường ảnh càng mỏng thì ảnh xóa phông càng mạnh thì ảnh sẽ lung linh hơn. Tuy nhiên nhược điểm là hình dễ bị out nét do DOF quá mỏng. Vì vậy khi chụp bạn ưu tiên tốc độ chụp cao lên và có thể tăng ISO nếu được nhé. Khi chụp phong cảnh bạn nên khép khẩu xuống tầm F/8 hoặc nhỏ hơn để hình nét đều và tốt nhé.
3. Tốc độ màn trập (Shutter Speed)
? Đây là tốc độ đóng màn trập của máy ảnh trên một ảnh chụp, tốc độ màn trập, một bức ảnh có độ nét tốt hay không thì yếu tố này cũng sẽ là một phần quyết định.
4. Độ nhạy sáng máy ảnh (ISO)
? Đây là một trong 3 yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh. Thông thường ISO thấp nhất ở các dòng máy hiện nay từ 50-200 và cao nhất có thể lên tới 256.000. Nếu điều kiện ánh sáng tốt bạn có thể để ISO thấp nhất. Ngược lại, khi vào những nơi thiếu sáng bắt buộc bạn tăng ISO lên để bù sáng, và vì thế ISO càng cao sẽ càng Noise hơn.
5. Tiêu cự ống kính
? Các loại ống kính gồm ống góc siêu rộng nhỏ hơn 21mm trong đó có lens mắt cá 8mm, các lens này chụp kiến trúc hay kỷ yếu lấy hiệu ứng lạ. Tiếp theo là góc rộng tiêu cự từ 21-35mm dùng để chụp phong cảnh. Tiêu cự chuẩn là 35-70mm dùng để chụp đời thường, phóng sự, chân dung. Tiếp theo là Tiêu cự tele trung bình từ 70-135mm dùng để chụp ảnh sản phẩm, chân dung. Và ống kính siêu tele tiêu cự lớn hơn 135mm…
6. Các chế độ lấy nét
? Ở máy ảnh có nhiều chế độ lấy nét khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và số lượng người chụp mà các bạn chọn chế độ lấy nét cho phù hợp.
7. Các chế độ trên máy DSLR (Dành cho người dùng máy DSLR)
? Có 3 chế độ được sử dụng nhiều nhất đối với máy ảnh DSLR. Đó là M (Chỉnh tay hoàn toàn) dùng khi chụp ảnh nội thất, kiến trúc, chế độ A (ưu tiên khẩu độ) dùng khi chụp sự kiện, đám cưới, tiệc tùng... và Auto (tự động hoàn toàn) khi bạn cho người quen mượn máy và chụp phong cảnh.
#123Media #phimdoanhnghiep #sukien #bookingKOLs
Nói một cách đơn giản, chụp hình là quá trình ghi lại hình ảnh thông qua thiết bị chuyên dụng. Có nhiều lý do dẫn đến việc bạn quyết định học chụp ảnh và mua máy. Tuy nhiên, nếu đã có một niềm yêu thích với máy ảnh và việc “ghi lại” những khoảnh khắc trong cuộc sống thì trước hết đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích sau đây nhé!
1. Khẩu độ
? Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều giúp ảnh đỡ bị nhiễu hạt và rung, mờ khi thiếu sáng dẫn đến tốc độ chụp giảm, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên mở khẩu độ tối đa vì có một số ống kính không nét căng tại khẩu lớn nhất vì thế bạn nên giảm vài stop ví dụ từ F/1.8 xuống F/2.8….
2. Độ sâu trường ảnh (Depth of Field)
? Độ sâu trường ảnh có thể nói là độ xóa phông của ống kính, xóa phông càng nhiều thì DOF càng mỏng. Độ sâu trường ảnh càng mỏng thì ảnh xóa phông càng mạnh thì ảnh sẽ lung linh hơn. Tuy nhiên nhược điểm là hình dễ bị out nét do DOF quá mỏng. Vì vậy khi chụp bạn ưu tiên tốc độ chụp cao lên và có thể tăng ISO nếu được nhé. Khi chụp phong cảnh bạn nên khép khẩu xuống tầm F/8 hoặc nhỏ hơn để hình nét đều và tốt nhé.
3. Tốc độ màn trập (Shutter Speed)
? Đây là tốc độ đóng màn trập của máy ảnh trên một ảnh chụp, tốc độ màn trập, một bức ảnh có độ nét tốt hay không thì yếu tố này cũng sẽ là một phần quyết định.
4. Độ nhạy sáng máy ảnh (ISO)
? Đây là một trong 3 yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh. Thông thường ISO thấp nhất ở các dòng máy hiện nay từ 50-200 và cao nhất có thể lên tới 256.000. Nếu điều kiện ánh sáng tốt bạn có thể để ISO thấp nhất. Ngược lại, khi vào những nơi thiếu sáng bắt buộc bạn tăng ISO lên để bù sáng, và vì thế ISO càng cao sẽ càng Noise hơn.
5. Tiêu cự ống kính
? Các loại ống kính gồm ống góc siêu rộng nhỏ hơn 21mm trong đó có lens mắt cá 8mm, các lens này chụp kiến trúc hay kỷ yếu lấy hiệu ứng lạ. Tiếp theo là góc rộng tiêu cự từ 21-35mm dùng để chụp phong cảnh. Tiêu cự chuẩn là 35-70mm dùng để chụp đời thường, phóng sự, chân dung. Tiếp theo là Tiêu cự tele trung bình từ 70-135mm dùng để chụp ảnh sản phẩm, chân dung. Và ống kính siêu tele tiêu cự lớn hơn 135mm…
6. Các chế độ lấy nét
? Ở máy ảnh có nhiều chế độ lấy nét khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng và số lượng người chụp mà các bạn chọn chế độ lấy nét cho phù hợp.
7. Các chế độ trên máy DSLR (Dành cho người dùng máy DSLR)
? Có 3 chế độ được sử dụng nhiều nhất đối với máy ảnh DSLR. Đó là M (Chỉnh tay hoàn toàn) dùng khi chụp ảnh nội thất, kiến trúc, chế độ A (ưu tiên khẩu độ) dùng khi chụp sự kiện, đám cưới, tiệc tùng... và Auto (tự động hoàn toàn) khi bạn cho người quen mượn máy và chụp phong cảnh.
#123Media #phimdoanhnghiep #sukien #bookingKOLs