12 bí mật tạo hóa dành riêng cho cô bé

Tham gia
23/8/2012
Bài viết
1
Bạn muốn biết nhiều hơn nữa về 'cô bé' của mình nhưng còn e ngại và không biết bắt đầu từ đâu?

1. "Cô bé" hình thành trước khi sinh 4 tháng

Trong thời kỳ đầu quá trình sinh trưởng, tất cả các bào thai đều có những mô sinh dục giúp bào thai đó phát triển thành giới tính nam hay nữ. Khi thai nhi được khoảng 10 tuần tuổi, nếu DNA quyết định là bé trai, đồng nghĩa với "cậu nhỏ" và t.inh hoàn sẽ dần hình thành; nếu là bé gái, cơ quan sinh dục sẽ dần hình thành âm đạo.

2. Độ pH của âm đạo từ 3.8 - 4.5

Nhờ có độ pH thấp hoặc pH giàu axit (từ 3.8-4.5), mới bảo vệ âm đạo tránh bị nhiễm trùng. Đây gọi là cơ chế cân bằng sinh vật và vi khuẩn, đồng thời, khiến cho hầu hết nấm khuẩn có hại tồn tại trong môi trường axit này đều không thể sinh sản và tăng trưởng.

3. Âm đạo có chức năng tự làm sạch

Các tuyến trong âm đạo có thể bài tiết ra chất lỏng, chất nhờn và chất tự làm sạch âm đạo. Vậy nên bạn cần chú ý, khi tắm không nên vệ sinh âm đạo sạch quá mức cho phép, vô tình phá vỡ, rửa sạch các chất bôi trơn và vi khuẩn có ích tự nhiên, khiến cho nấm khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển, dẫn đến việc tiết dịch bất thường, có mùi khó chịu và ngứa âm đạo. Tốt nhất, khi vệ sinh âm đạo, không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh để làm sạch "cô bé".



Các tuyến trong âm đạo có thể tiết ra chất tự làm sạch âm đạo. Ảnh minh họa: Internet

4. Âm đạo trong 8 tiếng tiết ra 1,55g chất lỏng

Hơn nữa, màu sắc của khí hư cũng có nhiều thay đổi, về cơ bản sẽ có màu trắng ngà, sau khi hô sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Nếu dịch tiết ra có màu xanh, hoặc cảm thấy nóng, ngứa, mùi tanh, bạn cần phải đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

5. Khi bị kích thích, âm đạo sẽ dài da


Bình thường, chiều dài âm đạo là 8.5-12cm. Sau khi bị kích thích, âm đạo sẽ thay đổi, dài hơn gấp mấy lần so với bình thường.

6. Cặp môi không bằng nhau

Song đây là chuyện hoàn toàn bình thường, nó không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe XX cũng như năng lực "ch.uyện ấy".

Những nếp nhăn âm đạo sẽ xuất hiện theo "vết tích" của thời gian. Ảnh minh họa: Internet

7. "Bận rộn" vừa phải càng khỏe mạnh

"ch.uyện ấy" hợp lý, quy củ không chỉ khiến XX trẻ trung, mà còn khiến âm đạo khỏe mạnh hơn. Bởi "ch.uyện ấy" khiến cơ âm đạo được rèn luyện, đàn hồi tốt hơn.

8. Âm đạo cũng có nếp nhăn dài


Những nếp nhăn này sẽ xuất hiện theo "vết tích" của thời gian, môi lớn có thể teo nhỏ đi. Mức độ estrogen suy yếu dần cũng sẽ khiến môi nhỏ co lại, collagen ít cũng khiến cho các cơ vùng này nhăn nheo. Nhưng đây chỉ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, không ảnh hưởng gì đến cảm xúc trong "ch.uyện ấy" cả.

9. Âm đạo có thể "xuất tinh" khi thăng hoa

Thực tế, khi lên đỉnh, âm đạo của XX cũng có thể xuất tinh. Tuy nhiên, nó chỉ xảy ra với những người đã có nhiều kinh nghiệm và thấu hiểu cơ thể của mình. Các bác sỹ lý giải hiện tượng này là do có các tuyến xung quanh ống niệu đạo giữa bàng quang và các vùng xung quanh, có thể tiết ra chất lỏng, đặc biệt là khi các gờ ở phía trước âm đạo được kích thích. Lúc ấy, âm đạo có thể tiết ra các chất lỏng giống như sự xuất tinh của XY.

Một số người ngay từ khi sinh ra đã không có màng trinh. Ảnh minh họa: Internet

10. Không phải tất cả âm đạo đều có màng trinh

Một số bạn lần đầu tiên làm "ch.uyện ấy" mà không hề chảy máu, bị cho rằng đã mất trinh. Thực tế, một số người ngay từ khi sinh ra đã không có lớp màng này. Nhưng cũng có người do màng trinh quá dày, cần thông qua tiểu phẫu để loại bỏ lớp màng này.

Ngoài ra, màng trinh XX rất dễ bị tổn thương, nếu vận động mạnh... cũng có thể khiến nó bị tổn thương dẫn đến rách lớp màng mỏng manh (màng trinh).

11. Khi sinh em bé, âm đạo sẽ to lên gấp 5 lần

Bình thường, đường kính âm đạo không vượt quá 1 inch (2,54 cm). Nhưng khi chuẩn bị sinh em bé, âm đạo sẽ mở rộng ra 4-5 inch để đầu em bé có thể dễ dàng chui lọt ra bên ngoài. Ngạc nhiên hơn nữa là sau khi sinh song khoảng 6 tuần, âm đạo sẽ dần phục hồi trở về trạng thái như trước khi mang thai.

12. Có 15 loại vi khuẩn ẩn chứa trong âm đạo

Sự có mặt của những vi khuẩn này tạo ra một môi trường acid ở bên trong và ít nhiều ảnh hưởng đến sự sinh sản của phôi thai.
 
×
Quay lại
Top