- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
1. Xin bằng được vào kí túc xá
Nghe có vẻ hơi kì cục nhưng thực sự đối với các sinh viên thì đây là chiêu tiết kiệm tuyệt vời nhất. Ai cũng biết là việc tìm nhà trọ khổ sở ra sao, đôi khi lại còn gặp vấn đề với người cùng trọ nữa, giá cả thì đắt đỏ, tiền nhà mỗi tháng đều tăng. Sinh viên bằng mọi cách xin vào được kí túc xá hoặc là nhà người quen (dù ở không tự do lắm). Vào được ký túc xá coi như bạn giải quyết được đến 60% vấn đề tiết kiệm.
2. Nghiên cứu địa thế… quanh nhà trọ
Nếu xem như bạn không may mắn, bạn phải ở nhà trọ thì sao? Thì sau khi bạn dọn đến đó, bạn phải xem thử có cái gì… xài “chùa” được không? Nhiều khả năng bạn sẽ tìm được một nguồn wifi chùa chẳng hạn. Tuy nhiên bạn cẩn thận đấy nhé, ngoại trừ những thứ lặt vặt như wifi chùa chạy chập chờn, thì lỡ dính phải các vấn đề khác như điện, hay mạng, tivi,... thì rất thể bạn sẽ được mời lên “làm việc với chính quyền” vì những phát kiến tiết kiệm bất hợp pháp của mình đấy.
3. Ở trường nhiều hơn ở nhà
Đó là lí do vì sao vào các trường ĐH, ở sảnh lớn bạn rất dễ dàng gặp hàng loạt các "đồng chí" đang nằm như "cá hộp" vào buổi trưa. Hiếm khi thấy ở trường vắng tanh mặc dù là lễ, hàng loạt sinh viên dường như tần suất có mặt ở trường nhiều hơn ở nhà. Lý do rất đơn giản: Ở trường vừa rộng rãi, mát mẻ, vui vẻ, nhiều bạn bè lại có thể sạc laptop, sạc điện thoại “chùa” thoải mái vô tư, lại chẳng tốn xăng đi đi về về. Học xong lại tếch qua chỗ học thêm, tối mới về nhà, ăn miếng cơm, học bài rồi lại đi ngủ. Đó là lịch trình rất thường của các cao thủ tiết kiệm đấy.
4. Mì gói “đại chiến” – ăn chực “thần công”
Bạn trót tiêu quá vào tiền ăn tháng này? Bạn vừa mới đóng học phí xong và cảm thấy mình chả còn đồng xu dính túi? Không sao, phải lanh trí. Nếu còn vài đồng, bạn biết rằng những ngày trước mắt mình sẽ chỉ có cảnh xì xoạp húp mì gói. Còn nếu bí quá rồi, mà chỉ còn vài ngày là lại được tiếp tế từ gia đình, thì có thể… ăn chực ở nhà bạn khác. Có thể ban đầu hơi ngại, nhưng không sao, sinh viên mà, lần sau nếu bạn bạn cần, bạn ấy hoàn toàn có thể qua nhà bạn… ăn chực lại. Luôn tương trợ lẫn nhau mà.
5. Sáng tạo – sáng tạo không ngừng
Giáo trình mắc quá mà lại nhiều quá? Chịu khó một chầu nước, bạn sẽ mượn được một vài cuốn nào đó, hoặc chạy thẳng ra chỗ photocopy gần trường bạn nhất, bạn sẽ thấy phiên bản giáo trình mình đang cần nằm ở đâu đó trên kệ, và bạn sẽ có nó với giá rẻ hơn gần một nửa. Nhiều cao thủ còn mượn lại giáo trình những môn đại cương của các bậc tiền bối để tiết kiệm tối đa mức chi. Hoặc là với những đối tượng mọt sách thì nằm lì ở thư viện đọc sách hoặc mượn về nhà
6. Kinh nghiệm trong nội trợ:
- Đi chợ khi trời chưa sáng các chợ đầu mối thường họp vào nửa đêm và tan khi trời chưa sáng. Mua thức ăn tại các chợ đầu mối bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với giá cả tại các chợ bán lẻ. Hương chia sẻ: "Mua ở chợ lẻ gần nhà, cà chua lên 20 nghìn đồng/kg, bắp cải 7 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/củ. Trong khi đó, mua ở chợ đầu mối, cà chua chỉ 10 nghìn đồng/kg, bắp cải 4 nghìn đồng/kg, su hào 3 nghìn/củ.
Giá cả leo thang như bây giờ phải chịu khó mới tiết kiệm được". Mỗi lần đi chợ như vậy có thể dành ra một số tiền nhỏ, nhưng cả tháng góp lại thì đó là khoản tiền đáng kể với sinh viên. Do vậy, rất nhiều bạn sinh viên đã chọn cách này để chống chọi với "bão giá" hiện nay".
Tuy nhiên, mua hàng tại các chợ đầu mối cũng cần chú ý một số điểm. Theo kinh nghiệm của Hương: "Nếu thấy giá tăng hơn thường ngày thì phải đi nhiều hàng cạnh đó để xem xét tình hình, nếu biết người bán tự nâng giá thì mình nên chọn hàng nào mà họ bán với giá phải chăng nhất. Khi lựa chọn thực phẩm cũng phải chú ý đến chất lượng sao cho giá rẻ mà thực phẩm vẫn tươi, chưa có mùi lạ và không bị bầm dập. Tránh tham rẻ quá mà mua thức ăn tồn đọng từ nhiều ngày trước, vừa không ngon vừa không đảm bảo an toàn”.
- Với cách làm đậm chất sinh viên này, gạo và các gia vị được luân phiên lần lượt mang từ nhà đi, chi phí giảm đáng kể so với việc ăn ngoài hàng quán mà lại đảm bảo vệ sinh. Các món ăn cũng được chế biến "đậm đà" hơn và cùng một loại rau củ có thể nấu theo nhiều kiểu luộc, xào, nấu canh.
Trên tinh thần "thà thiếu đạm chứ nhất định không chịu thiếu vitamin", Nguyễn Dương Tùng, sinh viên năm nhất khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội hóm hỉnh: "Rau là người bạn thân thiết nhất của đời sinh viên".
- Tiết kiệm dầu ăn: Không nên xài quá nhìu dầu, ăn dầu nhìu vừa không tốt vừa lãng phí, tận dụng được mỡ heo khi kho nấu thịt lợn thì càng tốt. Hạn chế các món chiên như đậu, chiên cá....
---> hao dầu, hao ga.
- Tiết kiệm mắm: Nhiều bạn rót mắm làm 1 chén rùi ăn không hết, sau đó đem đổ đi
---> không nên, quá lãng phí, nêm thì nên dùng muối ( muối rẻ mà mặn không thua mắm tí nào).
- Tiêt kiệm ga: Ga là thứ tốn tiền thứ 2 sau gạo. Nấu canh không nên đổ quá nhìu nước vì sẽ lâu sôi ---> hao ga. Khi nước sôi thì vặn ga nhỏ lại. Khi luộc rau thì đổ ít nước thôi, thấy nhìu bạn đổ nhìu nước ---> vừa lâu sôi ---> lâu ăn, vừa phí ga.
- Ta nên sử dụng ít dụng cụ khi nấu nướng, tận dụng được cái gì thì tận dụng thôi. Càng ít càng tốt ---> khỏe cho người rửa chén..
- Tập trung vào nấu nướng, không nên vừa nấu nướng vừa ngồi đọc bài của mình . Có người đang nấu thì chạy lại chát, hăng say quá thức ăn cháy luôn ---> mất ăn + phí ga. (kinh nghiệm xương máu của tui hôm bữa).
- Tiết kiệm trong bữa ăn chưa đủ, Tùng còn có tuyệt chiêu sáng tạo hơn đó là ngủ nướng đến tận trưa để... đỡ mất bữa sáng. Dường như có 101 cách tiết kiệm đã được sinh viên nghĩ ra và tận dụng triệt để. Bên cạnh bỏ xe máy, đi xe buýt; bỏ cà phê, ra trà đá; bỏ "nấu cháo" điện thoại sang nhắn tin để hạn chế bớt khoản phí phát sinh, sinh viên còn phải ngậm ngùi siết chặt "tình phí".
7. Tiết kiệm điện
- Điện là không thể thiếu, đặc biệt là với dân IT.
Ta chỉ nên treo máy khi upload hoặc download, đừng để máy chạy không không. Khi nào không xài thì cho Hibernate, Hibernate vừa giúp ta khởi động nhanh ---> thích hợp với những người xài máy từng lúc.
- Chọn loại bóng tiết kiệm. Công suất càng nhỏ càng tốt vì nó phục vụ cho cá nhân mà. Nếu chỉ chát thì ưu tiên xài ola trên điện thoại. Không nên bật máy chỉ để chát, máy tính hao điện lắm.
Nên hạn chế sử dụng tối đa máy quạt. Mỗi người 1 máy quạt thì thua... Mùa lạnh thì nên tiết kiệm, mùa lạnh cũng bật rùi đắp chăn ngủ thì thua........
8. Tiết kiệm xăng
- Tận dụng tối đa xe đạp, xe máy chỉ sử dụng cho những mục đích quan trọng và cần thiết ( hẹn hò, học thêm, ... ).
- Khi chạy xe nên để ở số cao nhất (4)...khi chạy không nên kéo thả kéo tha ga...mặc dù giúp xe đạt vân tốc nhanh hơn nhưng hao xăng hơn. Kiếm những loại xe tiết kiệm xăng để xài như 67,81,88, dream.... Những dòng xe này ít hao xăng, tuy thua xe bây giờ nhưng cool chắc chắn 1 điều là nhanh hơn xe đạp.
- Tình yêu trong thời giá cả leo thang của sinh viên cũng lắm nỗi bi hài. "Chuyển sang đi chơi bằng xe đạp cũng có nhiều cái lãng mạn, nhưng không ít hôm đi về muộn vì không đạp kịp giờ, lại bị chủ nhà mắng".
Xác định rõ đây là "cuộc chiến" lâu dài vì giá cả lên thì nhanh mà không biết bao giờ mới xuống, nhiều sinh viên phải "chạy sô" làm thêm để trang trải cuộc sống. Các công việc như gia sư, bồi bàn, trông xe luôn kín lịch mà thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu.
Nghe có vẻ hơi kì cục nhưng thực sự đối với các sinh viên thì đây là chiêu tiết kiệm tuyệt vời nhất. Ai cũng biết là việc tìm nhà trọ khổ sở ra sao, đôi khi lại còn gặp vấn đề với người cùng trọ nữa, giá cả thì đắt đỏ, tiền nhà mỗi tháng đều tăng. Sinh viên bằng mọi cách xin vào được kí túc xá hoặc là nhà người quen (dù ở không tự do lắm). Vào được ký túc xá coi như bạn giải quyết được đến 60% vấn đề tiết kiệm.
2. Nghiên cứu địa thế… quanh nhà trọ
Nếu xem như bạn không may mắn, bạn phải ở nhà trọ thì sao? Thì sau khi bạn dọn đến đó, bạn phải xem thử có cái gì… xài “chùa” được không? Nhiều khả năng bạn sẽ tìm được một nguồn wifi chùa chẳng hạn. Tuy nhiên bạn cẩn thận đấy nhé, ngoại trừ những thứ lặt vặt như wifi chùa chạy chập chờn, thì lỡ dính phải các vấn đề khác như điện, hay mạng, tivi,... thì rất thể bạn sẽ được mời lên “làm việc với chính quyền” vì những phát kiến tiết kiệm bất hợp pháp của mình đấy.
3. Ở trường nhiều hơn ở nhà
Đó là lí do vì sao vào các trường ĐH, ở sảnh lớn bạn rất dễ dàng gặp hàng loạt các "đồng chí" đang nằm như "cá hộp" vào buổi trưa. Hiếm khi thấy ở trường vắng tanh mặc dù là lễ, hàng loạt sinh viên dường như tần suất có mặt ở trường nhiều hơn ở nhà. Lý do rất đơn giản: Ở trường vừa rộng rãi, mát mẻ, vui vẻ, nhiều bạn bè lại có thể sạc laptop, sạc điện thoại “chùa” thoải mái vô tư, lại chẳng tốn xăng đi đi về về. Học xong lại tếch qua chỗ học thêm, tối mới về nhà, ăn miếng cơm, học bài rồi lại đi ngủ. Đó là lịch trình rất thường của các cao thủ tiết kiệm đấy.
4. Mì gói “đại chiến” – ăn chực “thần công”
Bạn trót tiêu quá vào tiền ăn tháng này? Bạn vừa mới đóng học phí xong và cảm thấy mình chả còn đồng xu dính túi? Không sao, phải lanh trí. Nếu còn vài đồng, bạn biết rằng những ngày trước mắt mình sẽ chỉ có cảnh xì xoạp húp mì gói. Còn nếu bí quá rồi, mà chỉ còn vài ngày là lại được tiếp tế từ gia đình, thì có thể… ăn chực ở nhà bạn khác. Có thể ban đầu hơi ngại, nhưng không sao, sinh viên mà, lần sau nếu bạn bạn cần, bạn ấy hoàn toàn có thể qua nhà bạn… ăn chực lại. Luôn tương trợ lẫn nhau mà.
5. Sáng tạo – sáng tạo không ngừng
Giáo trình mắc quá mà lại nhiều quá? Chịu khó một chầu nước, bạn sẽ mượn được một vài cuốn nào đó, hoặc chạy thẳng ra chỗ photocopy gần trường bạn nhất, bạn sẽ thấy phiên bản giáo trình mình đang cần nằm ở đâu đó trên kệ, và bạn sẽ có nó với giá rẻ hơn gần một nửa. Nhiều cao thủ còn mượn lại giáo trình những môn đại cương của các bậc tiền bối để tiết kiệm tối đa mức chi. Hoặc là với những đối tượng mọt sách thì nằm lì ở thư viện đọc sách hoặc mượn về nhà
6. Kinh nghiệm trong nội trợ:
- Đi chợ khi trời chưa sáng các chợ đầu mối thường họp vào nửa đêm và tan khi trời chưa sáng. Mua thức ăn tại các chợ đầu mối bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với giá cả tại các chợ bán lẻ. Hương chia sẻ: "Mua ở chợ lẻ gần nhà, cà chua lên 20 nghìn đồng/kg, bắp cải 7 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/củ. Trong khi đó, mua ở chợ đầu mối, cà chua chỉ 10 nghìn đồng/kg, bắp cải 4 nghìn đồng/kg, su hào 3 nghìn/củ.
Giá cả leo thang như bây giờ phải chịu khó mới tiết kiệm được". Mỗi lần đi chợ như vậy có thể dành ra một số tiền nhỏ, nhưng cả tháng góp lại thì đó là khoản tiền đáng kể với sinh viên. Do vậy, rất nhiều bạn sinh viên đã chọn cách này để chống chọi với "bão giá" hiện nay".
Tuy nhiên, mua hàng tại các chợ đầu mối cũng cần chú ý một số điểm. Theo kinh nghiệm của Hương: "Nếu thấy giá tăng hơn thường ngày thì phải đi nhiều hàng cạnh đó để xem xét tình hình, nếu biết người bán tự nâng giá thì mình nên chọn hàng nào mà họ bán với giá phải chăng nhất. Khi lựa chọn thực phẩm cũng phải chú ý đến chất lượng sao cho giá rẻ mà thực phẩm vẫn tươi, chưa có mùi lạ và không bị bầm dập. Tránh tham rẻ quá mà mua thức ăn tồn đọng từ nhiều ngày trước, vừa không ngon vừa không đảm bảo an toàn”.
- Với cách làm đậm chất sinh viên này, gạo và các gia vị được luân phiên lần lượt mang từ nhà đi, chi phí giảm đáng kể so với việc ăn ngoài hàng quán mà lại đảm bảo vệ sinh. Các món ăn cũng được chế biến "đậm đà" hơn và cùng một loại rau củ có thể nấu theo nhiều kiểu luộc, xào, nấu canh.
Trên tinh thần "thà thiếu đạm chứ nhất định không chịu thiếu vitamin", Nguyễn Dương Tùng, sinh viên năm nhất khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội hóm hỉnh: "Rau là người bạn thân thiết nhất của đời sinh viên".
- Tiết kiệm dầu ăn: Không nên xài quá nhìu dầu, ăn dầu nhìu vừa không tốt vừa lãng phí, tận dụng được mỡ heo khi kho nấu thịt lợn thì càng tốt. Hạn chế các món chiên như đậu, chiên cá....
---> hao dầu, hao ga.
- Tiết kiệm mắm: Nhiều bạn rót mắm làm 1 chén rùi ăn không hết, sau đó đem đổ đi
---> không nên, quá lãng phí, nêm thì nên dùng muối ( muối rẻ mà mặn không thua mắm tí nào).
- Tiêt kiệm ga: Ga là thứ tốn tiền thứ 2 sau gạo. Nấu canh không nên đổ quá nhìu nước vì sẽ lâu sôi ---> hao ga. Khi nước sôi thì vặn ga nhỏ lại. Khi luộc rau thì đổ ít nước thôi, thấy nhìu bạn đổ nhìu nước ---> vừa lâu sôi ---> lâu ăn, vừa phí ga.
- Ta nên sử dụng ít dụng cụ khi nấu nướng, tận dụng được cái gì thì tận dụng thôi. Càng ít càng tốt ---> khỏe cho người rửa chén..
- Tập trung vào nấu nướng, không nên vừa nấu nướng vừa ngồi đọc bài của mình . Có người đang nấu thì chạy lại chát, hăng say quá thức ăn cháy luôn ---> mất ăn + phí ga. (kinh nghiệm xương máu của tui hôm bữa).
- Tiết kiệm trong bữa ăn chưa đủ, Tùng còn có tuyệt chiêu sáng tạo hơn đó là ngủ nướng đến tận trưa để... đỡ mất bữa sáng. Dường như có 101 cách tiết kiệm đã được sinh viên nghĩ ra và tận dụng triệt để. Bên cạnh bỏ xe máy, đi xe buýt; bỏ cà phê, ra trà đá; bỏ "nấu cháo" điện thoại sang nhắn tin để hạn chế bớt khoản phí phát sinh, sinh viên còn phải ngậm ngùi siết chặt "tình phí".
7. Tiết kiệm điện
- Điện là không thể thiếu, đặc biệt là với dân IT.
Ta chỉ nên treo máy khi upload hoặc download, đừng để máy chạy không không. Khi nào không xài thì cho Hibernate, Hibernate vừa giúp ta khởi động nhanh ---> thích hợp với những người xài máy từng lúc.
- Chọn loại bóng tiết kiệm. Công suất càng nhỏ càng tốt vì nó phục vụ cho cá nhân mà. Nếu chỉ chát thì ưu tiên xài ola trên điện thoại. Không nên bật máy chỉ để chát, máy tính hao điện lắm.
Nên hạn chế sử dụng tối đa máy quạt. Mỗi người 1 máy quạt thì thua... Mùa lạnh thì nên tiết kiệm, mùa lạnh cũng bật rùi đắp chăn ngủ thì thua........
8. Tiết kiệm xăng
- Tận dụng tối đa xe đạp, xe máy chỉ sử dụng cho những mục đích quan trọng và cần thiết ( hẹn hò, học thêm, ... ).
- Khi chạy xe nên để ở số cao nhất (4)...khi chạy không nên kéo thả kéo tha ga...mặc dù giúp xe đạt vân tốc nhanh hơn nhưng hao xăng hơn. Kiếm những loại xe tiết kiệm xăng để xài như 67,81,88, dream.... Những dòng xe này ít hao xăng, tuy thua xe bây giờ nhưng cool chắc chắn 1 điều là nhanh hơn xe đạp.
- Tình yêu trong thời giá cả leo thang của sinh viên cũng lắm nỗi bi hài. "Chuyển sang đi chơi bằng xe đạp cũng có nhiều cái lãng mạn, nhưng không ít hôm đi về muộn vì không đạp kịp giờ, lại bị chủ nhà mắng".
Xác định rõ đây là "cuộc chiến" lâu dài vì giá cả lên thì nhanh mà không biết bao giờ mới xuống, nhiều sinh viên phải "chạy sô" làm thêm để trang trải cuộc sống. Các công việc như gia sư, bồi bàn, trông xe luôn kín lịch mà thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu.