100 cách nói “tôi” trong tiếng Nhật (phần 1)

thao.kosei

Thành viên
Tham gia
12/9/2019
Bài viết
23
Hẳn các bạn đều đã biết đại từ "tôi" trong tiếng Nhật là 私(わたし) phải không? Thế nhưng bên cạnh 私(わたし), còn có 99 đại từ khác cũng mang ý nghĩa là "tôi" đấy!

Các bạn hãy cùng trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu bài học 100 cách nói “tôi” trong tiếng Nhật (phần 1) để thấy rằng tiếng Nhật phong phú đến nhường nào nhé!

11.jpg


A. Lịch sự và thông thường :



1. 私(わたし):Là cách nói “tôi” phổ biến nhất trong tiếng Nhật. Cả nam, nữ, già trẻ đều có thể sử dụng được. (Nhưng thời xưa, chỉ phụ nữ dùng từ này)

2. 私(わたくし):Lịch sự hơn わたし.Sử dụng nhiều trong văn viết trang trọng.

3. 僕(ぼく): Thường chỉ có nam sử dụng. Ít lịch sự hơn わたしvàわたくし.

4. 自分(じぶん):Không chỉ mang nghĩa là “tôi” “bản thân” mà trong một số trường hợp còn có nghĩa là “bạn”. Thường được sử dụng bởi các vận động viên nam (đặc biệt là trong chày và sumo), hoặc đôi khi được giới thám tử sử dụng. Trong văn chương, じぶんthường được nữ giới sử dụng.


B. Xuồng xã:


5. 俺(おれ):Thường được sử dụng bởi nam giới, trẻ tuổi.

6. 儂 (わし): Trong tiểu thuyết, わし thường được sử dụng bởi những người đàn ông lớn tuổi. Ở một số nơi như quận Aichi, tỉnh Gifu, và Hoku-riku chihou (phần Tây Bắc của Honshuu), わし được sử dụng bởi những người ở mọi lứa tuổi. Ở một số khu vực, phụ nữ lớn tuổi cũng có thể dùngわし

7. あたし: Dạng xuồng xã hơn của わたし.Thường được phụ nữ sử dụng.

8. あたい: Xuồng xã hơn あたし, thường được sử dụng bởi phụ trẻ.

9. わい: Sử dụng ở khu vực Kinki. Thường được sử dụng bởi nam giới và là biến thể của わし.

10. わて:Đã từng được sử dụng ở Kyoto bởi mọi giới tính, lứa tuổi. Ngày nay ít phổ biến hơn, chỉ còn được sử dụng bởi nam giới lớn tuổi.

11. あて: Đã từng được sử dụng ở Kyoto bởi mọi giới tính, lứa tuổi. Ngày nay ít phổ biến hơn, chỉ còn được sử dụng bởi nam giới lớn tuổi.

12. わだす: từ cổ của わたしở khu vực Tohoku.

13. あだす: từ cổ của あたしở khu vực Tohoku.

14. わす: Từ cổ của わしở khu vực Tohoku.

15. うち: Ban đầu được sử dụng chủ yếu bởi phụ nữ ở miền Tây Nhật Bản, nhưng từ năm 1998 trở đi, được sử dụng trong khu vực Kanto ở những vùng nông thôn.

16. 己等(おいら):Thường được sử dụng bởi nam giới vùng nông thôn. Đôi khi cả nam. Nữ đều sử dụng khi tỏ ra dễ thương.

17. 俺ら(おら):Cách nói ngắn củaおいら. Sử dụng nhiều nhất ở phía bắc Kanto.

18. おい:được nam giới trẻ tuổi ở Kyushuu sử dụng (đặc biệt ở phía nam Kyushuu). Nguyên gốc vào thời kỳ Minh Trị cảnh sát sử dụngおいvới nghĩa là “bạn”(you),

19. おいどん:Thường được sử dụng bởi nam giới lớn tuổi ở Kyushuu (đặc biệt ở phía nam Kyushuu) và phụ nữ (những người sinh trước Thế chiến II)

20. うら: Là phương ngữ của Tây Bắc Honshuu (quận Fuki, tỉnh Ishikawa, vv), phương ngữ Tokai Toyama (Gifu, Aichi, Nagano, vv). Chủ yếu được sử dụng bởi nam giới. Ban đầu được sử dụng bởi phụ nữ.

21. わ: Phương ngữ Tsugaru (khu vực phía Tây tỉnh Aomori), cả nam và nữ đều sử dụng được. Cũng có nghĩa là “bạn”. Được cho là bắt nguồn từ我(われ).

22. わー: Phương ngữ Tsugaru (khu vực phía Tây tỉnh Aomori), cả nam và nữ đều sử dụng được. Cũng có nghĩa là “bạn”. Được cho là bắt nguồn từ我(われ).

23. ぼくちゃん: Thường các cậu bé sử dụng từ này khi tỏ vẻ đáng yêu, hoặc khi nhõng nhẽo.

24. ぼくちん: Thường các cậu bé sử dụng từ này khi tỏ vẻ đáng yêu, hoặc khi nhõng nhẽo.

25. おれっち: Được coi là một phiên bản khác của 俺, và bắt nguồn từ Tokyo. Chủ yếu được sử dụng ở Shizuoka.

26. おりゃあ:Một phiên bản khác của おれ.

27. ぼかぁ: Một phiên bản khác của ぼく.

28. わたしゃ:Một phiên bản khác của わたし.

29. あたしゃ:Một phiên bản khác của あたし.

30. わしゃあ: Một phiên bản khác của わし.

31. おらぁ:Một phiên bản khác của おら.

32. ミー: Bắt nguồn từ “me”trong tiếng Anh. Đôi khi được dùng trong tác phẩm văn học để thể hiện rằng nhân vật đang cố tỏ ra họ là người nước ngoài.


C. Trong một số ngành đặc biệt


33. 小職(しょうしょく): Thường gặp trong hoàn cảnh tranh trong kinh doanh. しょうしょくkhông những chỉ người nói mà còn chỉ cả nhóm/ tổ chức/ doanh nghiệp mà người nói là đại diện.

Xem tiếp ở đây nha: >>>100 cách nói “tôi” trong tiếng Nhật (phần 1)

>>> MỜI CÁC BẠN GHÉ THĂM TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT KOSEI <<<
 
×
Quay lại
Top Bottom