- Tham gia
- 16/2/2013
- Bài viết
- 6.108
Cùng xem thử để không phải "đỏ mặt" nếu hiểu sai nhé.
1. "Buồn" có nghĩa là "Nhột"
Nếu người Hà Nội mà bị cù lét, thể nào họ cũng la lên “Này, buồn đấy!”. Liệu có mấy ai người Sài Gòn hiểu được câu đó có nghĩa là “Thôi, nhột lắm!”.
2. "Bim Bim" có nghĩa là "Bánh snack"
Ở Hà Nội, cả người lớn hay trẻ con đều gọi món bánh snack là bim bim. Trẻ con Hà Nội hay í ới mời nhau “Ăn bimbim không cậu?” nghe rất dễ thương, còn Sài Gòn chỉ gọi đơn giản là bánh snack mà thôi.
3. "Đóng bỉm" có nghĩa là "quấn tã"
Nếu ai có người thân nuôi con nhỏ là người Hà Nội, họ sẽ biết ngay sự khác nhau giữa ‘bỉm’ và‘tã’. Bỉm là loại tã lót đóng sẵn có keo dán, còn tã đối với họ là những miếng vải xô mút hút nước. Nếu bạn là người Sài Gòn, hỏi một người Hà Nội ‘đóng bỉm’ là gì, thể nào họ cũng cười và bảo: “Bĩm bĩm cái gì? Là ‘đóng bỉm’ mới đúng.”
4. "Củ sắn" có nghĩa là "khoai mì"
Với người Hà Nội, củ sắn chính là khoai mì của Sài Gòn, còn củ sắn của người Sài Gòn thì lại gọi là củ đậu trong tiếng Hà Nội.
5. "Mãng cầu" trong Sài Gòn là quả "na" của Hà Nội
Người Hà Nội khi vào Sài Gòn rất dễ nhầm quả mãng cầu và mãng cầu xiêm. Nếu là người mới vào Nam, chắc chắn khi nghe đến mãng cầu, người ta sẽ nghĩ ngay đến loại quả chua chua màu xanh là quả mãng cầu xiêm.
6. Quả "mận" có nghĩa là quả "roi".
Ở Hà Nội, quả mận thuộc họ đào, nhỏ, tròn và chua, ăn chấm muối ớt và chỉ có vào mùa hè. Khi vào Sài Gòn, họ nghe quả mận, mà lại ngọt ngọt, hình tam giác thì không ai tưởng tượng ra được quả gì đâu. Vì quả đó họ gọi là quả... roi cơ.
7. Cái "dĩa", người Hà Nội gọi là cái "đĩa"
Trên bàn ăn, người Hà Nội có hai loại với vần giống nhau là cái "đĩa" và cái "dĩa", tương tự trong tiếng Sài Gòn, hai vật đó là cái "dĩa" và cái "nĩa". Cho nên khi người Hà Nội vào, hỏi xin cái"dĩa" với mục đích để xiên mứt ăn, sẽ thấy chủ nhà bưng ra cả cái "đĩa" to bự mà không hiểu vì sao.
8. Cái "chén" và cái "bát"
Hiểu đơn giản thế này, người Hà Nội hiểu "chén" là cái ly nhỏ uống trà bằng sứ, người Sài Gòn hiểu "chén" là bát. Vậy nếu người Hà Nội muốn uống trà bằng chén, người Sài Gòn sẽ ngay lập tức bưng ra một bát trà cho xem.
1. "Buồn" có nghĩa là "Nhột"
Nếu người Hà Nội mà bị cù lét, thể nào họ cũng la lên “Này, buồn đấy!”. Liệu có mấy ai người Sài Gòn hiểu được câu đó có nghĩa là “Thôi, nhột lắm!”.
2. "Bim Bim" có nghĩa là "Bánh snack"
Ở Hà Nội, cả người lớn hay trẻ con đều gọi món bánh snack là bim bim. Trẻ con Hà Nội hay í ới mời nhau “Ăn bimbim không cậu?” nghe rất dễ thương, còn Sài Gòn chỉ gọi đơn giản là bánh snack mà thôi.
3. "Đóng bỉm" có nghĩa là "quấn tã"
Nếu ai có người thân nuôi con nhỏ là người Hà Nội, họ sẽ biết ngay sự khác nhau giữa ‘bỉm’ và‘tã’. Bỉm là loại tã lót đóng sẵn có keo dán, còn tã đối với họ là những miếng vải xô mút hút nước. Nếu bạn là người Sài Gòn, hỏi một người Hà Nội ‘đóng bỉm’ là gì, thể nào họ cũng cười và bảo: “Bĩm bĩm cái gì? Là ‘đóng bỉm’ mới đúng.”
4. "Củ sắn" có nghĩa là "khoai mì"
Với người Hà Nội, củ sắn chính là khoai mì của Sài Gòn, còn củ sắn của người Sài Gòn thì lại gọi là củ đậu trong tiếng Hà Nội.
5. "Mãng cầu" trong Sài Gòn là quả "na" của Hà Nội
Người Hà Nội khi vào Sài Gòn rất dễ nhầm quả mãng cầu và mãng cầu xiêm. Nếu là người mới vào Nam, chắc chắn khi nghe đến mãng cầu, người ta sẽ nghĩ ngay đến loại quả chua chua màu xanh là quả mãng cầu xiêm.
6. Quả "mận" có nghĩa là quả "roi".
Ở Hà Nội, quả mận thuộc họ đào, nhỏ, tròn và chua, ăn chấm muối ớt và chỉ có vào mùa hè. Khi vào Sài Gòn, họ nghe quả mận, mà lại ngọt ngọt, hình tam giác thì không ai tưởng tượng ra được quả gì đâu. Vì quả đó họ gọi là quả... roi cơ.
7. Cái "dĩa", người Hà Nội gọi là cái "đĩa"
Trên bàn ăn, người Hà Nội có hai loại với vần giống nhau là cái "đĩa" và cái "dĩa", tương tự trong tiếng Sài Gòn, hai vật đó là cái "dĩa" và cái "nĩa". Cho nên khi người Hà Nội vào, hỏi xin cái"dĩa" với mục đích để xiên mứt ăn, sẽ thấy chủ nhà bưng ra cả cái "đĩa" to bự mà không hiểu vì sao.
8. Cái "chén" và cái "bát"
Hiểu đơn giản thế này, người Hà Nội hiểu "chén" là cái ly nhỏ uống trà bằng sứ, người Sài Gòn hiểu "chén" là bát. Vậy nếu người Hà Nội muốn uống trà bằng chén, người Sài Gòn sẽ ngay lập tức bưng ra một bát trà cho xem.
Nguồn: YAN
Hiệu chỉnh bởi quản lý: