10 Người đàn bà làm chấn động thế giới

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Bốc Tùng Lâm

10 Người đàn bà làm chấn động thế giới
Dịch giả: Nguyễn Kim Dân
Cléopatre

THẬP ĐẠI TÙNG THƯ

NỮ HOÀNG AI CẬP, TỪNG LÀM CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI

10femmes.jpg


Nguồn :https://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnn0nnn3n31n343tq83a3q3m3237nvn



Cleopater.jpg



Cléopatre – Nữ hoàng Ai Cập, người phụ nữ nổi tiếng thế giới. Là người có ảnh hưởng số một đến lịch sử dân tộc Nilotic, không chỉ vì bà là một phụ nữ đẹp mê hồn của Ai Cập hơn 2000 năm trước, và là một Nữ hoàng cuối cùng của Vương triều diệt vong; mà còn vì chuyện tình tay ba giữa bà cùng Caesar(°) và Antony(1) làm động lòng người, đã ảnh hưởng đến lịch sử Ai Cập và thế giới lúc bấy giờ.
Để bảo vệ lợi ích của vương quốc Ai Cập, ngăn cấm người La Mã đoạt lấy Địa Trung Hải, Nữ hoàng Cléopatre đã đưa ra luật quyền về biể, làm được điều đó không phải bằng tài năng mà bằng vẻ đẹp tuyệt vời của bà, vẻ đẹp đã khiến Caesar – anh hùng La Mã và Antony quỳ mọp dưới chân bà. Vẻ đẹp của bà, hành vi của bà, đã ảnh hưởng đến lịch sử, dẫn đến sự phê bình, tranh luận của các nhà sử học lúc bấy giờ. Đồng thời ảnh hưởng đến các nhà văn, nghệ thuật và triết học sau đó, thậm chí cả những nhà cách mạng; trở thành đề tài sáng tác văn học nghệ thuật và điện ảnh thế giới ngày nay. Quả thật là một nữ hoàng có một không hai trong lịch sử thế giới.
Trong “Ghi chép tư tưởng” của Pascal(2) đã từng nói: “Nếu cái mũi của Cléopatre dài thêm được một chút, thì cục diện thế giới sẽ thay đổi”. Câu nói “sẽ thay đổi cục diện thế giới” của Pascal, chính là sự thay đổi tiến trình lịch sử lúc bấy giờ. Ý nghĩa của câu nói này là: Cléopatre với vẻ đẹp có một không hai đã hấp dẫn được Caesar và Antony tiếng tăm lừng lẫy của La Mã, từ đó mà ảnh hưởng đến lịch sử Ai Cập và La Mã; nếu như cái mũi của bà dài thêm chút nữa thì lịch sử sẽ không giống như hiện nay.
Shakespeare(3) tác gia nổi tiếng đã từng viết về “Antony và Cléopatre”, Bernard Shaw(4) thì viết về “Caesar và Cléopatre”, Heine (5) cũng đã từng dùng ngôn ngữ văn học của mình miêu tả vị Nữ hoàng Ai Cập này. Dường như trong “truyện anh hùng” nổi tiếng của Ploutarchos(6) – tác gia truyện ký La Mã cổ, người cùng thời đại với Cléopatre, cũng đã từng miêu tả tỉ mỉ vị Nữ hoàng này. Ngoài ra còn rất nhiều nhà sử học Ai Cập, nước Pháp và trên thế giới nghiên cứu, phê bình Nữ hoàng Cléopatre rộng rãi và sâu sắc hơn, thậm chí ngay cả Plekhanov(7) cũng đã từng nói đến Cléopatre trong tác phẩm của mình. Sau đó nghệ thuật hình tượng âm thanh hiện đại cũng đưa ra phim “Vị vua đẹp Ai Cập”, lúc này hình tượng Cléopatre trong phạm vi thế giới càng được mọi người biết đến nhiều hơn nữa.
Trong số đông những người miêu ta và đánh giá Nữ hoàng Cléopatre, có khen có chê, có công bằng có thiên lệch. Có người bôi nhọ bà là kỹ nữ, ma nữ, là “người nữ trí mạng” làm biến chất chiến sĩ La Mã; có người khen bà là Nữ hoàng đẹp, học thức uyên bác, là hóa thân của tinh thần Ai Cập. Ở đây, chúng tôi không bàn luận việc đánh giá này là công bằng hay không, mà chỉ giới thiệu đến độc giả cuộc đời huyền thoại của Nữ hoàng Cléopatre và câu chuyện lịch sử lừng danh của bà.
Chị em thông hôn giữ quyền binh
Sông Nile bắt nguồn từ Ethiopia(8) cao nguyên Đông Phi, hòa nhập với dòng sông Nile xanh, dòng sông Nile trắng của Uganda(9),sau đó đổ vào Soudan(10); nó như một con trăn lớn của Châu Phi, qua sa mạc Bắc Phi, chảy ra Địa Trung Hải. Cửa sông Nile đổ vào biển hình thành tam giác, diện tích đến vài km2, như cái miệng của con trăn lớn há ra. Con trăn lớn này, đẹp làm rung động lòng người, nhưng có lúc lại khiến người ta khiếp sợ. Nó có lợi cho việc tưới nước trồng trọt, cày cấy, giúp cho lương thực của nhân dân Ai Cập dồi dào, nhưng hàng năm gây lũ lụt, khiến cho nhân dân ở hai bên bờ tổn thất lớn về người và của. Nhưng dù thế nào, “Ai Cập là lễ vật của sông Nile”, bởi lẽ sông Nile là sông mẹ của Ai Cập.
Sông Nile phân Ai Cập ra làm 2 khu vực lớn trên địa lý: phía Nam từ biên giới Soudan đến lạch sông hẹp dài Cairo, dài đến hơn 750km, rộng khoảng 20 – 50km, trong lịch sử gọi là Ai Cập thượng, phía Bắc từ Cairo đến khu vực bãi bồi tam giác Địa Trung Hải, trong lịch sử gọi là Ai Cập hạ. Vào khoảng năm 4000 trước công nguyên, thì Ai Cập thượng và hạ đã hình thành vương quốc riêng của mình. Giữa Ai Cập thượng, hạ thường xuyên phát sinh chiến tranh, đến khoảng năm 3000 trước công nguyên, Menes của vương quốc Ai Cập thượng tiêu diệt vương quốc Ai Cập hạ, bước đầu thực hiện việc thống nhất Ai Cập.
Menes xây dựng Vương triều thống nhất, gọi là Vương triều đệ nhất Ai Cập. Từ đó đến năm 332 trước công nguyên, Ai Câp cổ trải qua thời kỳ những vương quốc như: cổ vương quốc, trung vương quốc, tân vương quốc cùng với thời kỳ ngoại tộc xâm nhập thống trị. Tổng cộng trải qua 30 Vương triều. Trong tiền trình lịch sử dài hơn 2600 năm, nhân dân Ai Cập đã tạo ra nền văn minh cổ đại rực rỡ, như kim tự tháp lớn và tượng mặt người mình sư tử nổi tiếng ở vùng phụ cận Cairo; cùng với miếu thần Thebes, mộ Tutankhamun, cung điện Amalna v.v…, được ca ngợi là kỳ quan thế giới cổ đại, phủ lên một lớp mạng che mặt thần bí cho vương quốc cổ văn minh này.
Khoảng giữa thế kỷ 4 trước công nguyên, vương quốc Macedoine(11) (còn gọi Makedonia) dần dần phát triển lớn mạnh lên, qua sự cải cách của Philip II(12), trở thành một cường quốc quân sự. Alexander(13) – con trai của Philip II, tiếp tục chính sách mở rộng xâm lược của cha. Vào năm 332 trước công nguyên, đánh bại quân đội đế vương Ba Tư, xâm chiếm Tiểu Á(14), Syria(15), Ai Cập. Alexander sau khi tiến vào Ai Cập đã lôi kéo người quản lý lễ Ai Cập, hóa trang làm con trai của Amen, và trở thành Quốc vương của Ai Cập mới.
Thời kỳ Alexander thống trị Ai Cập, ở cửa tả ngạn sông Nile chảy ra biển, đã xây dựng một thành phố lớn, lấy tên là Alessandria. Bên trong thành phố có kiến trúc lộng lẫy, đường lộ, vườn hoa, quảng trường, sân thể dục và bể phun nước rộng lớn. Strab – nhà địa lý học cổ đã miêu tả: “Toàn bộ Alessandria hình thành một mạng lưới đường phố, cưỡi ngựa và chạy xe đều rất dễ dàng. Đường phố rộng nhất có 2 đường, mỗi đường rộng 100 thước, đan xen tạo thành góc rõ ràng. Trong thành có đàn miếu và cung vua lộng lẫy, cung điện này chiếm gần 1/3 diện tích toàn thành. Một phần cung vua chính là vườn bác học Alessandria, bên trong có sân u lãm, có nhà hội họp”. Xây dựng cảng Alessandria có ngọn hải đăng nổi tiếng, là 1 trong 7 kỳ quan lớn được hâm mộ của người xưa. Alessandria trở thành trung tâm giao lưu văn hóa và giao dịch giau74 các nước phương Tây và Địa Trung Hải, và là một đô thị lớn nhất của toàn thế giới cổ đại lúc bấy giờ.
Sau khi Alexander chết, đế quốc chia rẽ. Ptolémée – tướng của Alexandria, xưng vua chính thức ở quốc gia giàu có nhất Ai Cập vào năm 305 trước công nguyên, xây dựng Vương triều trong lịch sử Ai Cập, đóng đô ở Alexander. Vương triều Ptolémée kế thừa truyền thống vương quốc của Ai Cập, thực hành chuyên chế quân chủ thần quyền, bảo lưu toàn bộ các cơ quan quốc gia Ai Cập cổ, tiến hành bóc lột và cướp đoạt tàn khốc đối với nhân dân Ai Cập, làm dấy lên sự phản kháng đấu tranh của nhân dân. Họ đứng lên khởi nghĩa nhiều lần, sức lực thống trị trung ương. Vương triều Ptolémée không được ổn định, nội bộ cung đình âm mưu lật đổ nhau càng trở nên sâu sắc. Người tranh đoạt Vương vị hoặc lợi dụng cơ hội nhân dân khởi nghĩa, hoặc dựa vào lực lượng của người La Mã, leo lên vũ đài Vương vị.
Cléopatre chính là con gái của Ptolémée 12, sinh vào năm 69 trước công nguyên. Bà là người lớn nhất trong âm mưu và đấu tranh bạo lực của cung đình, từ đó mà tăng thêm tài trí và dũng khí của bà, khiến bà trở thành người phụ nữ đa mưu túc trí, tài hoa hơn người, dồi dào tình cảm, có sắc đẹp trời cho. Ptolémée 12 – phụ vương của bà đã lưu vong và chết ở La Mã. Trước đó, để leo lên Vương vị, đã cùng với Caesar – tướng quân La Mã đạt được một hội nghị bí mật: nếu như La Mã có thể giúp ông khôi phục lại Vương vị, ông sẽ cung cấp cho La Mã 1750 vạn mác Đức. Vì thế, người La Mã thừa cơ xâm nhập, khiến Vương triều Ptolémée ngày càng dựa vào La Mã.
Năm đó Cléopatre 18 tuổi, Ptolémée 12 – phụ vương của bà qua đời. Theo truyền thuyết, người có quyền kế thừa Ai Cập cổ đại không phải là hoàng tử, mà là trưởng nữ con vợ cả của quốc vương. Điều đó có nghĩa là dù cho con chính của quốc vương, cũng phải cưới công chúa có quyền kế thừa Vương vị làm vợ mới có thể leo lên ngôi vị. Như thế, quốc Vương Ai Cập cổ đại vì để bảo đảm thuần túy huyết thống, dần dần hình thành truyền thống năm chung quốc chính, quốc vương kết hôn với con cái đồng bào. Do đó, Ptolémée 12 – phụ vương của Cléopatre lập ra di chúc, để cho Cléopatre 18 tuổi cùng với Ptolémée 13 – em trai lớn mới 12 tuổi kết hôn với bà, cùng nắm quyền bính. Năm 51 trước công nguyên, Cléopatre và Ptolémée 13 – chị em vợ chồng này cùng kế thừa Vương vị, cùng thống trị Ai Cập thượng hạ.
Do Cléopatre là một phụ nữ lên Vương vị, và Ptolémée 13, tuổi còn nhỏ. Nên lúc bấy giờ người năm thực quyền quốc vương chủ yếu là 3 người: Trưởng thái giám Portenos, tướng quân Archilas, và học giả Teodtus. Ba người này căn bản coi thường quốc vương và hoàng hậu tuổi nhỏ, rất nhiều giải pháp trọng đại không báo cáo xin chỉ thị của quốc vương và hoàng hậu, mà tự tác chủ trương. Các trọng thần quốc vương khác cũng đều ngạo nghễ ngang tàng hống hách, độc đoán chuyên quyền. Trên thực tế, Ptolémée 13 và Cléopatre trở thành quốc vương và hoàng hậu chỉ trên danh nghĩa.
Hai chị em vợ chồng Cléopatre hoàn toàn không có thực quyền, thực quyền thao túng nằm trong tay trọng thần thái giám, nên rất bất mãn. Vì thế, Cléopatre cùng thương lượng với em trai, tính toán đuổi ba vị quyền thần này, đoạt lấy đại quyền từ trong tay họ. Nhưng, Cléopatre lại quyên rằng, trong Vương triều, quyền lực cũng có tính sắp xếp của nó. Ptolémée 13 tuy nhỏ tuổi, nhưng ông cũng không muốn bị sự khống chế và thao túng của chị. Ông không những không đồng tâm hiệp lực với chị, ngược lại còn cùng với ba vị quyền thần liên kết nhau, để phản đối và bài xích Cléopatre.
Ở thời kỳ phụ vương của Cléopatre cầm quyền, trong cung vương Ai Cập, nạn ám sát thịnh hành. Chị của Cléopatre bỗng nhiên chết, theo truyền thuyết chính là bị đầu độc. Còn có một người chị khác của Cléopatre, vì tranh chấp với phụ vương một vấn đề, cũng bị ám sát. Ngày nay, em trai của Cléopatre cũng chính là chồng của bà, cấu kết với ba quyền thần, cùng đối phó với bà, sinh mạng của bà cũng sẽ nguy hiểm. Vì thế, bà chỉ còn cách nhẫn nhục đợi thời, bị bức bách ra đi, rời bỏ thủ đô Alessandria, chạy đến Syria(16).
Cléopatre là một hoàng hậu đã xinh đẹp lại thông minh, có trí tuệ lại có dũng khí, bà quyết tâm đối đầu cùng em trai, tiến hành đấu tranh dữ dội, nhằm đoạt lại quyền lực đã bị mất, để chính mình leo lên Vương vị. Bà ở Syria chiêu binh mãi mã, xây dựng một đội quân, và thống lĩnh đội quân này trở về Ai Cập, chiếm lĩnh binh chánh đông Ai Cập. Do Cléopatre thiếu thực lực kinh tế, quân đội cũng rất khó hùng mạnh nhanh chóng, nếu như không có sự giúp đỡ bên trong hoặc bên ngoài quốc gia, mà muốn đoạt lấy Vương vị là điều khó khăn, thậm chí là điều không thể được.
Chính lúc này, cơ hội ngàn lần khó gặp đã đến. Nhân vật Caesar hét ra lửa của La Mã đã chen vào giữa chị em Cléopatre.
Chinh phục Caesar, đoạt vương miện
Caesar là người thống trị La Mã, làm sao chen vào giữa cuộc đấu tranh nội bộ của cung đình vương quốc Ai Cập? Trong đây lại có một duyên cớ khác.
Nguyên vì, Caesar đã từng giữ chức vụ quan chấp chính La Mã, cùn với Pompei(17) và Krassus(18) là hai vị quan chấp chính khác, năm 60 trước công nguyên kết thành liên minh bí mật phản đối phái quí tộc Viện nguyên lão, lịch sử gọi là liên minh “Tiền tam đầu”. “Tiền tam đầu” là một liên minh chính trị tạm thời, mỗi cá nhân có nhiều dã tâm khiến không thể tránh khỏi đấu tranh lẫn nhau. Năm 53 trước công nguyên, Caesar trong cuộc chiến Pathia đánh bại quan chấp chính Krassus, sau đó cùng với Pompei tranh hùng, bắt đầu nội chiến La Mã. Do Caesar được sự giúp đỡ của nông dân, giới bình dân thành thị, kỵ sĩ phản đối sự thống trị đầu sỏ nguyên lão. Trong chiến dịch Pharsalus biên giới Hy Lạp, Pompei bị đánh tan triệt để, trốn chạy sang Ai Cập, Caesar truy đuổi không tha, năm 48 trước công nguyên thống lĩnh đội quân đến Ai Cập.
Khi đại quân của Caesar đuổi theo Pompei đến thủ đô Alessandria Ai Cập, Pompei đã bị người Ai Cập mưu sát. Nguyên nhân là vì, sau khi Pompei vào Ai Cập không lâu, quốc vương Ai Cập liền nhận được tin chính Caesar thống lĩnh đại quân truy đuổi đến Ai Cập. Ptolémée 13 – quốc vương Ai Cập và các triều thần của ông cho rằng, quân đội của Caesar rất lớn mạnh, nếu như nhận Pompei vào, ắt sẽ mắc tội với Caesar, sẽ không có lợi cho Ai Cập. Vì thế, Vương thất Ptolémée thừa cơ mưu sát tướng Pompei. Như thế, Caesar tạm thời có lý do ở lại thủ đô Alessandria Ai Cập, cùng Vương thất Ai Cập thảo luận vấn đề: khi Ptolémée 12 còn lưu vong ở La Mã đã bí mật ký kết ước định tiền thù lao với Caesar.
Năm đó Caesar cùng với Ptolémée 12 thông qua điều kiện Hội nghị bí mật giúp đỡ Ptolémée 12 trở về nước phục vị. Và năm 48 trước công nguyên, khi Caesar đến Ai Cập, Ptolémée 12 đã mất được 3 năm. Ptolémée 12 đã thảo di ngôn: Nếu như La Mã không thể bảo vệ Vương vị của Cléopatre và Ptolémée 13, Vương thất Ai Cập sẽ từ chối giao tiền thù lao. Và lúc này chỉ có một mình Ptolémée 13 nắm quyền Ai Cập, chị của ông ta tức là vợ đang lưu vong ở Syria. Sự việc như thế, Caesar nếu muốn láy được tiền thù lao, trước tiên phải khiến cho hai chị em thù địch này trở về đoàn tụ. Vì thế Caesar phái sứ giả đến Syria thăm Cléopatre, hy vọng đón bà trở về Ai Cập, hàn gắn mâu thuẫn giữa hai chị em họ.
Cléopatre tiếp kiến sứ giả của Caesar, bà biết rõ muốn đoạt lại quyền lực đã mất, ắt phải nhờ sự giúp đỡ của Caesar. Vì thế quyết định của Caesar có lợi cho mình, Cléopatre cho rằng phải xếp đặt phương pháp gấp rút đến với Caesar trước em trai. Vì thế, bà quyết định lập tức đi ngay, mang theo người tùy tùng thông minh nhất bà có thể dựa vào, bí mật đi thuyền theo đường biển về Ai Cập, muốn dùng sắc đẹp và tài trí cùa mình chinh phục Caesar.
Khi Cléopatre sắp đến thủ đô Alessandria, bà quyết định đổi sang thuyền nhỏ, nhờ sự yểm hộ của đêm đen, lên bờ gần Vương cung. Vì Cléopatre hiểu rằng khi trở về đến Vương cung Alessandria, sẽ bị nguy hiểm bởi thần quyền Portenos và Archilas ám sát. Ở thời khắc then chốt này, tài trí thông minh của Cléopatre bộc lộ rõ ràng. Cùng đi với bà là một người Xixili trí dũng song toàn, cũng là tâm phúc của bà, tên là Apoladluos. Cléopatre sắp đặt diệu kế, để cho Apoladluos tìm một tám thảm trải sàn, đem bà cuộn vào giữa tấm thảm. Apoladluos giả làm người mang thảm vào Vương cung và từ cửa sau, khiêng tấm thảm vào trong phòng của Caesar.
Cléopatre đã thành công. Bà vận dụng diệu kế, không những đánh lừa được quốc vương và thần quyền cùng với tai mắt của ông, mà còn như ma thuật đột nhiên từ trong thảm lăn ra một phụ nữ đẹp, quà tặng của thượng đế. Tất cả những điều đột nhiên như thế, thần kỳ như thế khiến cho Caesar rất kinh ngạc. Đối với diệu kế này, Ploutarchos(19) đánh giá rằng: “Khiến Caesar trở thành tù binh của mình, có thể nói Cléopatre lấy dáng dấp mê hoặc lòng người nhằm thực hiện bước thứ nhất của mưu lược”. Sau khi kinh ngạc, trái tim của Caesar lập tức bị vẻ đẹp của Cléopatre hấp dẫn.
Cléopatre được mọi người cho là một phụ nữ đẹp, đáng vẻ tuyệt thế. Thật sự bà đẹp như thế nào? Do thời đại bà sống cách chúng ta quá xa, không thể có được bức ảnh quí của vị giai nhân tuyệt đại này lưu lại, nên muốn miêu tả dáng vẻ của bà một cách chính xác rất khó. Nhưng, truyện ký, tượng điêu khắc và tác phẩm hội họa, ảnh bán thân trên tiền tệ lưu lại từ thời đại đó tìm được, thì vẻ dẹp của bà không gì có thể so sánh hơn, tư thế hiên ngang của người phụ nữ trẻ tuổi, có một ma lực chinh phục lòng người. Bà tuy đã ngoài 20 tuổi, nhưng lại giống như thiếu nữ thanh xuân, dáng người thon thả, bà sống lưu vong ở nước ngoài, nhưng vẫn giữ phong độ khác người, có một sức hấp dẫn đặc tính của nữ hoàng gia. Bà có đôi mắt lớn đen nhánh phát sáng, có thần, sống mũi nhô lên cao cao, so với những phụ nữ bình thường càng cao quí hơn, một mái tóc dài đen tuyền, làm tăng thêm vẻ mềm mại trắng nõn của d.a thịt, khiến cơ thể lộ ra như mỡ tựa ngọc; làn môi hơi mỉm cười, hàm chứa một sự thần bí cao sâu khôn lường. Có thể nói, Cléopatre đã có vẻ đẹp thướt tha yêu kiều của người phụ nữ phương Đông, lại có dáng vẻ xinh đẹp của người phụ nữ phương Tây. Tư chất sắc nước của bà, khiến cho chiếc cân tiểu li trong lòng của Caesar bắt đầu xiêu vẹo.
Khi Cléopatre nói chuyện với Caesar, học thức rộng rãi, tài trí thông minh của bà từng bước đánh động lòng Caesar. Các nhà sử học năm ấy cho rằng, Cléopatre dùng sự “nhanh trí kỳ diệu” nói chuyện, “khiến người say đắm”. Nàng đã tinh thông lịch sử, văn học và triết học Hy Lạp, lại nói chuyện thao thao bằng 6 loại ngôn ngữ. Nàng không những có tầm nhìn của nhà chiến lược, sự thông minh của nhà đàm phán, mà còn biết làm ra sự biểu diễn của nhà hí kịch. Ploutarchos miêu tả việc này như sau: “Nữ hoàng có đủ ma lực khiến đối phương vô phương kháng cự. Bởi vì lời nói của bà tỏ ra rất có sức thuyết phục, giọng nói trong như ngọc. Ãm thanh của Nử hoàng ngọt ngào, giống như dây đàn réo rắt nghe vui tai. Bà có thể sử dụng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và nói chuyện một cách thành thạo khéo léo, không cần phiên dịch cho dù người đối thoại là người Ethiopia(20), người He1breux (Do Thái), hay la người A rập, người Syria, người Melanesia, nguoi Parthians, bà đều có thể trực tiếp nói chuyện”. Từ lời khen thưởng này của Ploutarchos thấy được: lời nói của Cléopatre là âm thanh truyền cảm, sức thuyết phục mạnh, hấp dẫn lòng người, xứng đáng là ngôn ngữ bậc thầy khiến người nghe phải phục. Bà đã là một phụ nữ có vẻ đẹp bên ngoài, lại là một phụ nữ kiệt xuất có tố chất đẹp bên trong.
Caesar không những bị vẻ đẹp của Cléopatre làm nghiêng ngả, mà còn bị sự tài hoa của bà chinh phục. Lúc này Caesar bắt đầu tin tưởng, đưa Cléopatre lên Vương vị là sáng suốt. Vì thế, khi ông hòa giải mâu thuẫn của Cléopatre và Ptolémée 13, nhưng rõ ràng nghiêng về phía người chi. Bị bức bách bởi lực lượng quân sự của Caesar, Ptolémée 13 ngoài mặt đồng ý chị em hòa giải, bên trong lại cùng với Portenos, Archilas và Teodtus bàn bạc phương sách đối phó. Portenos, Archilas và Teodtus muốn dùng phương pháp mưu sát Pompei để ám sát Caesar, sau khi âm mưu bị bại lộ, Portenos bị xử tử, Archilas và Teodtus chạy ra khỏi Vương cung, bắt đầu điều động quân đội quyết chiến với Caesar. Như thế, bắt đầu “cuộc chiến tranh Alexander” trong lịch sử.
Khi bắt đầu cuộc chiến tranh, ngoại cảnh của Caesar rất khó khăn. Ông mang quân đến Ai Cập có hạn, sự cung ứng sau khi đến Ai Cập cũng hạn chế. Do vì ông can thiệp thô bạo vào nội chính Ai Cập, đặc biệt là trọng thần Ai Cập bị xử tử, kích thích nhân dân Ai Cập phẫn nộ phản kháng. Đương nhiên sau lưng việc phản kháng này, là do Ptolémée 13 thao túng. Quân đội Ai Cập bao vây đoàn quân La Mã của Caesar, dân chúng thành Alessandria vây chặt Vương cung kéo dài 7 tháng. Caesar phải đến Ba Từ điều đình để xin binh chi viện La Mã, đoàn binh La Mã từ hai phía Đông, Tây thành Alexander đành giáp công quân đội Ai Cập, cuối cùng giành được thắng lợi và trấn áp thành công sự phản kháng của dân chúng thành Alessandria. Trong chiến tranh lần này, Ptolémée đời thứ 13 không biết ở nơi nào, truyền thuyết nói ông tự sát bên dòng sông Nile. Sau khi kết thúc chiến tranh, Cléopatre và Ptolémée đời thứ 14 một người em trai khác, lại kết thành hôn nhân chị em trên danh nghĩa, chính thức leo lên Vương vị. Caesar cũng đường hoàng dời vào Vương cung, ở chung với Cléopatre.
Từ khi Cléopatre lên Vương vị, có lẽ để khoe khoang sự giàu có của Ai Cập với Caesar, và để củng cố địa vị của mình, củng để cho nhân dân Ai Cập thừa nhận Caesar là phu quân của bà và muốn để cho nhân dân Ai Cập biết sự vĩ đại của Caesar, vào mùa xuân năm thứ hai, bà tổ chức cuộc thị đi thuyền trên sông Nile đại qui mô. Bà cùng Caesar ở liên tục vài tuần trên du thuyền tinh chế ngược dòng mà đi, mang theo 400 binh sĩ, nô bộc, nhạc sư, hoa tươi, rượu và món ăn ngon. Cuối cùng, em trai của Cléopatre không rõ vì sao mà chết, nên bà điềm nhiên độc chiếm Vương vị.
Cùng lúc này, những người truy đuổi Pompei đang tập kết binh lực trở lại ở Bắc Phi và Tây Ban Nha, để nói kháng với Caesar. Khi Caesar tuần du ở sông Nile, không trở lại thành Alessandria, mà mang đoàn binh của ông đến Bắc Phi và Tây Ban Nha quét sạch nhựng người phản kháng. Không đầy 1 năm Caesar điều quân trở về La Mã. La Mã chúc mừng công tích lớn lao của Caesar thắng lợi, vào năm 46 trước công nguyên, đã cử hành lễ khải hoàn rất lớn. Trong thời gian này Cléopatre sinh Lyon (tức Caesar con) – đứa con duy nhất của bà và Caesar vào tháng 6. Cléopatre và Lyon đến La Mã tham dự nghi thức hoan nghênh lễ khải hoàn này, và ở lại La Mã. Caesar đưa mẹ con họ vào trong tòa biệt thự rất đẹp.
Nữ hoàng Ai Cập cùng với con trai của bà đến La Mã, không những ảnh hưởng đến đời sống xã hội của La Mã, mà còn làm thay đổi tình hình chính trị của La Mã. Bà mang công xưởng làm tiền tệ từ Alessandria đến, thay đổi xưởng làm tiền của La Mã; bà còn mời nhà tiền tệ của Ai Cập giúp Caesar sắp xếp kế hoạch thu thuế; mời nhà thiên văn học của Ai Cập đến sửa chữa lại lịch pháp La Mã, sáng lập ra lịch mặt trời là một hệ thống lich pháp khoa học hơn; ngoài ra bà còn sắp xếp giúp La Mã xây dựng một thư viện qui mô lớn giống như thư viện Alexander. Caesar đắm đuối sắc đẹp của Cléopatre, Cléopatre lợi dụng quyền thế của Caesar để đạt đến mục đích của mình. Để khiến cho Nữ hoàng Cléopatre trở thành vỡ chính thức hợp pháp của mình, Caesar chế định ra luật pháp có thể có hai vợ trở lên. Để mở rộng ảnh hưởng của Nữ hoàng Ai Cập ở La Mã, Caesar ở trong miếu Venas đắp lên một bức tượng cao quí, vì Cléopatre: Caesar còn phát hành một loại tiền đúc có hình Cléopatre và Lyon – con trai của họ. Để chiều theo ý muốn của Cléopatre, Caesar còn lấy Alessandria thủ đô Ai Cập làm trung tâm xây dựng một đại đế quốc La Mã mới, và chuận bị lập Lyon làm người kế thừa đế quốc ấy. Nhưng việc làm của Caesar bị nguyên lão La Mã phản đối, khiến ông có quá nhiều thù địch. Ngày 15 tháng 3 năm 44 trước công nguyên, toàn thể thành viên Viện nguyên lão La Mã họp tại hội trường, phái phản đối bỗng nhiên tấn công bất ngờ Caesar. Người âm mưu tiến lên, đao kiếm như mưa bổ vào ông, tổng cộng có 23 dao đâm vào, máu tươi từ mặt ông phun ra, chảy vào hai mắt ông, cuối cùng một con dao ngắn cắm vào ngay giữa lồng ngực, khiến ông ngã xuống trước bức tượng điêu khắc Pompei – kẻ thù cũ của ông ta.
Caesar bị giết, khiến cho Cléopatre mất đi chổ dựa. Lúc này tâm tình và biểu hiện của Cléopatre như thế nào, không ai biết được. Chỉ biết được trong trận đó, La Mã bị đẩy vào đấu tranh quyền lực nội chiến sâu sắc, trong sự cạnh tranh ấy đã từng có người tìm kiềm sự giúp đỡ của Nữ hoàng Cléopatre. Nhưng vị Nữ hoàng Ai Cập này là người quá thông tuệ, bà hoàn toàn không muốn biểu hiện thái độ quá sớm, bà lấy sách lược cẩn than765 mà đợi, im lặng nhìn xem thế cục của La Mã, xem ai sẽ trở thành người kế thừa Caesar. Để tránh dấn vào quá sâu trong cuộc đấu tranh nội bộ của La Mã, 1 năm sau, bà mang Lyon lên thuyền trở về Alessandria, trong 3 năm tự mình thống trị Ai Cập thượng hạ.
“Rắn bông sông Nile” và “Chó sói La Mã”
Sau khi Caesar chết, quyền lực của La Mã phân tranh qua hơn nửa năm, vào tháng 10 năm 43 trước công nguyên, xác lập cục diện song song tồn tại “Hậu tam đầu” Octavian - nghĩa tử của Caesar, Antony – bộ tướng của Caesar và Reibeid quan trưởng kỵ binh: Octavian quản hạt các tỉnh phía Tây La Mã, Antony chịu trách nhiệm quản hạt các tỉnh phía Đông La Mã, Reibeid thì thống trị châu Phi. Nhưng cục diện song song tồn tại “Hậu tam đầu” cũng chỉ duy trì một thời gian ngấn, Reibeid nhanh chóng bị Octavian giam vào tù, lãnh thổ La Mã bị Octavian và Antony chia làm hai, hình thành cục diện hai hổ đối nhau. Ai Cập ở trong phạm vi các tỉnh phía Đông dưới sự thống trị Antony, là địa phương trù phú nhất. Theo truyền thuyết khi Antony gánh vác trách nhiệm đội trưởng kỵ binh quân đội của Cassius quan ngoại giao đóng tại La Mã, đã từng thấy được Cléopatre lúc 14, 15 tuổi. Khi Cléopatre là người trong tim của Caesar, Antony đã từng nghiêng ngả vì bà. Lúc bấy giờ, ở trong các tỉnh quản hạt của mình, Antony nghe nói Cléopatre phản đối Cassius cung cấp quân phí. Vì thế, Antony bèn sai sứ mời Cléopatre đến Tarsus của Tiểu Á để thương lượng. Cléopatre vì tự cho mình là vợ của Caesar, nên rất bất mãn việc Antony là bộ tướng của Caesar lại dám chiêu dụ mình. Nhưng sợ uy thế của Antony, Cléopatre tự biết không thể cứng đầu, chỉ mang theo tùy tùng, ngồi ngự thuyền (thuyền vua) trang sức vàng son rực rỡ tiến về Tarsus. Cléopatre tin tưởng, nhờ vào vẻ đẹo và tài trí của mình, nhất định sẽ chinh phục được Antony.
Muốn biết Nữ hoàng Cléopatre ngồi ngự thuyền hào hoa như thế nào, Shakespeare đã từng miêu tả: “Bà ngồi trên ngai phát quang sáng chói như thế nào thì ngồi thuyền du ngoạn trên sông tôn quí như thế ấy; buồng lài làm bằng hoàn kim; cánh buồm gấm màu tía, mùi thơm khác thường, đùa với gió cũng khiến người ta tương tư; mái chèo làm bằng bạc trắng, theo tiết tấu tiếng sáo mà đi trên mặt nước, khiến sóng nước cũng bị kích động si lòng, dập dờn đuổi theo không bỏ. Bà nằm nghiêng ở đầu thuyền dùng màn che làm bằng sợi vàng khâu chế, áo mũ Nữ hoàng trên thân lộng lẫy, so với bức bẽ tinh xảo như thật của Eisenvenas kiều diễm gấp vạn lần; đứng hai bên bà vài thị đồng (người hầu nhỏ) kiểu dáng thiên sứ, lúm đồng tiền đáng yêu, trong tay cầm quạt lông 5 màu, gió thổi quạt lông phất phơ, vốn dĩ là để cho hai má non nớt của bà mát thêm một chút thì lại làm cho sắc mặt của bà đỏ ửng lên…. Từ trên du thuyền này tỏa ta mùi thơm kỳ diệu xông vào mũi, trần đầy hai bên bờ sông”.
Tarsus ở bờ sông Gudenuos chảy vào Địa Trung Hải, mà thuyền đại kim qui của Nữ hoàng Cléopatre là từ Địa Trung Hải ngược dòng đi. Các thủy thủ trong nhạc đệm đàn trúc và tiếng sáo huyền, mái chèo bạc lướt sóng tiến tời. Dân chúng hai bên bờ sông Gudenuos người đông như trẩy hội, mọi người thỉnh thoảng hoan hô: “Nữ thần giáng trần!” Theo truyền thuyết, khi ngự thuyền của Nữ hoàng đến Tarsus thì Antony đang diễn thuyết trên quảng trường trung tâm thành phố. Khi mọi người nghe được tiếng nhạc và ngửi được mùi thơm nồng nàn truyền đến từ ngự thuyền, ngay lập tức không ở lại nghe diễn thuyết của Antony, mà chạy đến bên bờ sông chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Nữ hoàng Ai Cập.
Khi ngự thuyền của Nữ hoàng Ai Cập vào bờ, bà không lên bờ bái yết Antony mà thả neo đợi Antony lên thuyền ra mắt. Antony phái người mời Nữ hoàng Cléopatre đi dự tiệc, Nữ hoàng từ chối và mời Antony đêm nay lên thuyền của minh. Antony sớm nghe được sự cao ngạo của Nữ hoàng, nhưng lại không liệu được sự việc trái lại ngược như thế. Vị võ tướng La Mã này khuất phục, lòng dạ ông ngổn ngang, tinh thần vui vẻ, hoa cả mắt, không biết gì ngoài việc lên thuyền của Nữ hoàng. Khi ông thấy thuyền lớn của Nữ hoàng trang điểm vô số đèn màu giống như long cung trên biển, trong lòng cảm thấy kinh sợ. Nữ hoàng còn mang theo lượng lớn hoàn kim, châu báu, ngựa, nô bộc và những lễ vật khác từ Ai Cập đến và bà vừa mới trang điểm nên càng thêm ung dung sang trọng, tương xứng với địa vị Nữ hoàng vĩ đại. Buổi tiệc đêm hôm đó thật lộng lãy ngoài ý người, các loại sơn hào hải vị, thức ăn ngon quả lạ, khiến Antony xem không xuể, khen không ngớt. Khi buổi tiệc kết thúc, Nữ hoàng Cléopatre lấy chén vàng, dĩa bạc, đồ đựng rượu tinh xảo, ghế ngủ lộng lẫy, hàng thêu trang sức mà họ vừa mới dùng, tất cả đem tặng Antony, để biểu thị tình cảm của Nữ hoàng đối với ông.
Ngày thứ hai, để đáp lễ Antony mời lại Nữ hoàng Cléopatre. Ông nỗ lực muốn cho buổi tiệc của mình càng thêm thể diện, càng thêm phô trương hình thức so với buổi tiệc của Nữ hoàng, nhưng kết quả lại là thô tục và hèn kém. Antony chỉ còn cách ở trước mặt Nữ hoàng xinh đẹp tự mình chữa thẹn và tự cảm thấy thấp hơn Nữ hoàng.
Nữ hoàng Cléopatre lại vài lần mời Antony cùng tùy tùng của ông đến dự tiệc, và tặng họ những lễ vật bà mang theo. Mục đích của bà không phải để làm vui lòng Antony, mà là khoe sự giàu có của Ai Cập, chứng minh cho ông thấy: lấy Ai Cập làm một nước liên minh có giá trị thực lực mạnh lớn. Tam kế của Bữ hoàng thu được hiệu quả. Antony là một chiến tướng xông pha chiến trường, ông chinh phục khắp nơi, coi thường tất cả. Sự từng trải của ông, thậm chí Volvien – vợ ông, còn chưa thể buộc lòng ông, nhiều phụ nữ đẹp dịu dàng nổi tiếng ông không để mắt đến, mà nay ông lại bị bị Nữ hoàng Ai Cập này làm mê đắm. Antony gọi Cléopatre là “con rắn bông của bờ sông Nile” và Cléopatre thì gọi Antony là “chó sói La Mã”. Anh hùng khó qua ải mỹ nhân. Sắc đẹp làm say đắm anh hùng. “Chó sói La Mã” đã yêu “rắn bông sông Nile” sâu sắc. “Đây chính là ông mở đường cho họa diệt thân sau này”.
Sau khi Antony ở Tarsus cùng với Nữ hoàng Cléopatre được 3 tháng, đã vứt bỏ vợ cũ, đuổi theo Cléopatre đến Alessandria thủ đô Ai Cập và ở đó trọn mùa đông. Trong cung đình của Nữ hoàng Cléopatre, Antony trải qua cuộc sống xa hoa du hí, ngày ngày lãng phí rất nhiều thời gian quí báu. Ông và Nữ hoàng ngày tiếp đêm bày tiệc tùng, thật là hoang phí vô độ, say đắm cảnh xa hoa. Ở trong ngự trù (nhà bếp của vua) của Vương cung, để đầy đủ nhu cầu yến tiệc, bảo đảm bất cứ lúc nào cũng đều có thịt heo xào lên ngay lập tức. Để cho 12 người khách, thì phải có 8 con heo nướng ở trên lửa. Không chỉ là thịt heo, các loại rau cải ngon, vô số rượu quý, chỉ cần hô một tiếng, ngay lập tức đem ra dâng lên cho khách.
Nữ hoàng Cléopatre có khi cùng Antony đi câu cá du ngoạn bên biển. Không biết vì sao, cá đều cắn câu của Antony, mà không cắn câu của Nữ hoàng. Nữ hoàng Cléopatre cảm thấy rất kỳ lạ, bà qan sát cẩn thận, thấy Antony sử dụng thợ lặn ở dưới nước treo cá vào cần câu của ông. Cléopatre không la lên, sau khi trở về cung đình còn khoe trước mặt mọi người là Antony câu cá rất giỏi. Ngày thứ hai, để cho mọi người thấy được bản lĩnh câu cá của Antony, Nữ hoàng lại mời rất nhiều người cùng Antony đi đến bên bờ biển. Cléopatre để cho thợ lặn của mình xuống nước lấy con cá mặn khô có ở biển Đen rất lớn treo vào cần câu của Antony. Antony kéo cần câu lên thấy thế kinh sợ mất sắc, mọi người ở đó không nín được, cười lớn. Ở bên Antony, Cléopatre nói ý nghĩa thâm sâu: “Anh có thể bắt cá lớn hơn thế, dụng tâm của Nữ hoàng muốn nói, cái anh cần phải câu là đô thị, quốc vương và đại lục….”, ý muốn để cho Antony tỉnh ra, nếu không lại chìm đắm ở trong thanh sắc tửu dục. Nhưng lòng anh hùng của Antony đã suy giảm, ý chí tiêu mòn, tư duy chậm chạp đắm đuối, không thể nào vực dậy nổi. Lúc này, tình hình chính trị của đế quốc La Mã sôi động không yên, vợ và em trai của Antony mang quân chống cự Octavian, bị đội quân hùng hậu của Octavian đánh bại. Vì thế, Antony đành rời Alessandria trở về La Mã, quyết so cao thấp với Octavian, Octavian quyết liệt chống cự sự trở vể La Mã của Antony và phải qua người khác hòa giải mới tạm thời thỏa hiệp. Khi Antony rời Ai Cập được 6 tháng, Nữ hoàng Cléopatre hạ sinh song thai, con của bà và Antony, lấy tên là “Alexander mặt trời” và “Cléopatre mặt trăng”. Trong thời gian mấy năm cách biệt Antony, Cléopatre lại phát huy tài năng quản lý quốc gia. Lực lượng phòng ngự của bà càng thêm mạnh, xây dựng hải quân, phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, tích lũy đủ số lượng hoàn kim, khiến thực lực quốc gia tăng mạnh.
Thời gian này, Octavian tự mình cảm thấy chưa đủ nặng lực để chiến thắng Antony, ông đem chị mình gả cho Antony. Antony tuy chấp nhận sự sắp xếp của Octavian nhưng tình cảm hoàn toàn không sâu đậm. Bởi vì trong lòng ông không một giây nào là không nghĩ đến Nữ hoàng Cléopatre. Năm 37 trước công nguyên, Antony bỏ chị của Octavian, quay trở về Alessandria và chính thức kết hôn Nữ hoàng Cléopatre, cùng Nữ hoàng trị vì Ai Cập. Trong nghi thức kết hôn, mọi người cùng nhau lấy tiền đúc, đựng phía sau hai người ném lên, kêu leng keng rơi xuống tới tấp, biểu hiện rõ ràng phong cách nghi lễ hôn nhân của Vương gia. Từ đó, sự thống trị của Nữ hoàng Cléopatre bước vào một thời đại mới, tình yêu của bà và Antony cũng bước vào một giai đoạn mới.
Antony lại trải qua cuộc sống ca vũ yến tiệc nhàn rỗi, sự dũng mãnh và nghị lực, phong độ và ý chí của một quân nhân dần dần tiêu mất. Sự ăn chơi xao nhãng của người chủ soái khiến quân đội hoàn toàn suy yếu. Hai lần ông thống lĩnh binh xâm phạm Parthia đều đại bại. Lúc này, việc vui đùa với Cléopatre dường như là quan trọng nhất của Antony. Antony đã hoàn toàn bị Cléopatre thao túng, nhưng Cléopatre vẫn chưa bằng lòng, cứ muốn giày vò tình cảm của Antony. Trong kịch bản của Shakespeare miêu tả, Cléopatre hỏi: “Nếu anh yêu em chân thật, thì hãy nói cho em biết yêu nhiều như thế nào?”. Antony nói: “Tình yêu mà có thể đo lường sâu cạn là nghèo đói vậy”. Cléopatre lại nói: “Em muốn ngay lúc này, biết được anh yêu em như thế nào?”. Antony đáp lại: “Thế thì em phải phát hiện chân trời mới”. Trên thực tế, chiếc cân tiểu li trong lòng của Cléopatre, sự nghiệp Vương triều không nặng bằng tình yêu của Antony, nhưng bà lại lấy sự nghiệp Vương triều và sự tồn tại của Antony buộc thật chắc vào, từ đó mà dẫn đến bi kịch về sau.
Câu chuyện lâm trận trốn chạy
Năm 36 trước công nguyên, Cléopatre 33 tuổi cùng Antony khởi binh tiến đánh Ba Tư. Khi quân đội tiến vào đến sông Euphrates, Cléopatre bỏ kế hoạch tiến quân, bởi bà đang mang thai. Mùa thu năm ấy bà hạ sinh đứa con thứ ba của bà và Antony, đặt tên là Portlermaios. Mùa đông, Antony một mình xuất binh đánh Ba Tư, phái người cầu viện Nữ hoàng Ai Cập, bởi vì quân đội của ông bị người Ba Tư đánh tan. Tàn binh bại tướng chạy đến bờ biển Syria, đợi tiếp viện của Nữ hoàng. Nữ hoàng Cléopatre lập tức mang tiền, lương thực, vũ khí, theo đường thủy đem binh cứu viện, đón Antony trở về Ai Cập. Như thế, tình cảm của Antony đối với Cléopatre càng thêm sâu nặng.
Để báo đáp và lấy lòng vị Nữ hoàng Ai Cập, Antony lập Lyon – con trai của Caesar và Cléopatre làm Thái tử. Ông tuyên bố Cléopatre là Nữ hoàng Ai Cập, Sip(21) và Stria. Đem hai vùng đất Almenia và Media tặng cho Alexander Thái Dương – con trai của Cléopatre và ông. Còn vùng Phoenicia, Syria, Hy Lạp tặng cho Portlermaios - đứa con nhỏ của Cléopatre và ông. Antony là một người vũ dũng, nhưng thiếu đầu óc của một nhà chính trị. Ông lấy những thứ vốn thuộc về La Mã dâng tặng cho Nữ hoàng Ai Cập và con cái của Nữ hoàng, khiến cho địa vị của ông bị lung lay trong cuộc đấu tranh quyền lực ở La Mã. Thêm vào đó ông bỏ rơi chị của Octavian - người đã kết hôn cùng ông, khiến cho nhân dân La Mã phẫn nộ. Để kích thích thêm sự oán hận của người La Mã đối với Antony, Octavian vạch rõ di chúc của Antony để trong điện thần, công kích Antony muốn lấy Alessandria làm thủ đô của La Mã là "muốn lấy toàn bộ La Mã dâng tặng cho kẻ phản nghịch ma nữ sông Nile".
Nữ hoàng Cléopatre biết được ý đồ của Octavian, biết được kẻ địch chính thức của bà chính là con nuôi của Caesar - người từ La Mã điều khiển các vùng đất phía Tây. Bà dùng đủ phương kế thuyết phục, khẩn khoản giục giã Antony tập trung sức lực đánh Octavian - là kẻ thù chính. Bà thuyết phục Antony sử dụng hai biện pháp: Thứ nhất, ra tuyên bố chính thức ly dị chị của Octavian; thứ hai, ra lệnh cho quân đội vượt qua biển Aegea(22) tiến vào Hy Lạp, vào năm 32 trước công nguyên, đã bất ngờ tiến đánh Octavian. Lúc này, thế lực của Nữ hoàng Cléopatre đạt đến đỉnh cao nhất. Quốc vương của các nước dọc theo bờ Địa Trung Hải xưng thần cống nạp cho bà; người Athenes(23) cung kính hoan hô bà, trên vệ thành Athenes đã đắp tượng bà, kính trọng phong bà làm nữ thần Afrodidi. Phương sách hệ thống này của Cléopatre và Antony đã chọc tức Octavian; vì thế bắt đầu cuộc chiến tranh giữa hai bên.
Tiến hành quyết chiến trận này ở trên biển và đất liền vùng phụ cận góc biển Aktiumu ở bờ biển phía Tây Hy Lạp. Vốn dĩ, ưu thế đội quân chiến đấu trên đất liền của Antony rất lớn so với đội quân chiến đấu trên biển, rất nhiều người yêu cầu Antony ở trên đất liền đọ sức cùng Octavian. Nhưng Nữ hoàng Cléopatre lại kiên quyết muốn đội thuyền phía Ai Cập tham gia chiến đấu trên biển, cho rằng hạm đội của Antony và Ai Cập kết hợp với nhau sẽ mạnh hơn lực lượng hạm đội của Octavian, và khả năng chiến thắng càng lớn. Một vài vị tướng của Antony kiên quyết phản đối Nữ hoàng tham chiến, Eibabers cho binh sĩ dùng lời thô tục phản đối Nữ hoàng tham chiến và phao tin chiến tranh La Mã là do một thái giám và các nữ nô bộc của bà lo liệu. Bà càng thêm phẫn nộ, kiên quyết phải tham gia chiến đấu trên biển, bà nổi giận nói một câu khá triết lý: "Đánh vào chổ yếu của La Mã, để cho những kẻ địch phản đối chúng ta không còn thêu dệt thêm chuyện! Hiện nay chúng ta đang chịu đựng sự chỉ trích trong chiến tranh, là chúa tể vương quốc, tôi muốn làm một người đàn ông, xuất hiện ở chiến trường La Mã!".
Chính vì thế, xế chiều ngày 2 tháng 9 năm 31 trước công nguyên, Antony và Nữ hoàng Cléopatre thống lỉnh 10 vạn đại quân, 500 chiến thuyền; còn Octavian thống lĩnh 8 vạn bộ binh, 12000 kỵ binh và 250 chiến thuyền, chiến đấu ở vùng phụ cận góc biến Aktiumu ở bờ biển phía Tây Hy Lạp. Cuộc chiến đấu sẽ tiến hành cùng lúc ở đất liền và trên biển, tuy nhiên chiến trường chủ yếu là ở trên biển.
Bắt đầu vào cuộc chiến, thực lực quân đội hai bên tương đương nhau, hai bên còn đang giằng co. Thuyền chiến của Antony và Ai Cập cao lớn hơn; còn thuyền chiến của Octavian thì nhỏ thấp. Thuyền nhỏ muốn chiến thắng thuyền lớn rất khó khăn, Octavian bèn sử dụng chiến thuật du kích linh hoạt, phái rất nhiều thuyền nhỏ vây tấn công thuyền lớn của Antony và Nữ hoàng, dùng hỏa công đốt. Thuyền lớn cũng có nhược điểm, hình dáng cồng kềnh, không linh hoạt, khi công kích thuyền nhỏ, thuyền nhỏ núp tránh khéo léo, khiến cho thuyền lớn của Antony và Nữ hoàng ở trong hoàn cảnh quay tròn. Nhưng số lượng thuyền chiến của Antony và Nữ hoàng gấp đôi số lượng thuyền chiến của Octavian, nên tình thế toàn chiến trường hoàn toàn bất lợi cho Antony.
Nhưng bỗng nhiên Nữ hoàng thống lĩnh hạm đội rút khỏi hàng ngũ chiến đấu, cho thuyền chạy ngược về hướng Ai Cập. Sự việc quá đột ngột, Antony hoàn toàn bất ngờ. Bố cục tổng thể chiến dịch của Antony hoàn toàn náo loạn, tay chân ông luống cuống, mất đi lý trí và sự bình tĩnh, vội vàng sang một chiếc thuyền nhỏ, chạy theo hạm đội của Nữ hoàng Cléopatre.
Trước tình cảnh ấy, các thuộc hạ của Antony nói: "Trái tim của Antony là nhịp đập trong cơ thể của Cléopatre". Antony đuổi theo Cléopatre, khiến cho quân đội của Antony mất thống soái, nhưng các bộ tướng của ông vẫn ngoan cường chiến đấu. Mãi đến nữa đêm, cuộc chiến đấu trên biển mới kết thúc. Bộ binh và kỵ binh của Antony ở trên đất liền vẫn không nhục chí vì sự bỏ trốn của chủ soái, họ ngoan cường, dũng mãnh chiến đấu với đoàn binh trên đất liền của Octavian, kiên trì suốt 7 ngày, cuối cùng hết sức, tuyệt lương mà đầu hàng.
Thuyền nhỏ của Antony, nhanh chóng đuổi kịp hạm thuyền Ai Cập của Nữ hoàng Cléopatre, Cléopatre không muốn thấy Antony đuổi theo. Antony gắt gỏng nói rằng: không ngờ thấy lại được bộ mặt của bà. Nhưng sau khi lên đất liền ở Tarsus, vùng chính Nam Hy Lạp, hai người hòa giải. Tiếp đó, Cléopatre và Antony từ Tarsus trở về Libia(24) ở bờ biển phía Bắc châu Phi, Cléopatre lại từ đó trở về Alessandria, Antony ở Libia một thời gian, sau mới đến Alessandria.
Đối với chiến dịch có tính quyết định ở chiến trường Aktiumu, Antony và Cléopatre đã để lại vô số câu đó không giải được cho mọi người: Vì sao Antony có binh lực lục quân ưu thế lại muốn để cho chiến dịch này chủ yếu xảy ra trên biển? Vì sao Cléopatre có năng lực chiến đấu trên biển lớn mạnh, trong tình huống chiến cục còn chưa rõ ràng lại vội vàng thống lĩnh hạm đội của mình lui ra khỏi chiến trường? Vì sao chính Antony làm chủ soái chiến dịch này lại bỏ mặc đại quân, chỉ riêng mình lên thuyền đuổi theo Cléopatre? Đối với nhiều câu hỏi này, các nhà lịch sử học vẫn còn phân tích và tranh luận. Có người cho rằng đây là sự phản ánh tính hai mặt của Cléopatre, đã muốn hiển thị chính mình, kiên quyết muốn tham chiến, lại lo thất bại, lo Antony đánh không lại Octavian và từ trong ý thức tinh tưởng rằng Antony sẽ bại trận. Có người cho rằng do sự lo sợ của bà, bà chưa từng chỉ huy tác chiến, không có đủ lòng tin thắng lợi; đối với lý do bà trốn tránh trách nhiệm, chỉ là nhẹ nhàng xin lỗi bằng cách đối đãi không lời đối với Antony. Tuy nhiên mọi suy đoán đếu không thể đưa ra lời giải thích chinh phục cho người đời nay. Cũng có người cho rằng, Cléopatre bỗng nhiên bỏ ra chiến trường trên biển, là để bảo vệ thực lực hạm đội Ai Cập, bảo vệ lợi ích căn bản của Ai Cập. Khi hạm đội của bà trở về đến Ai Cập, tin thất bại đã truyền ra, nhân dân Ai Cập không thể thông cảm với bà. Nên Cléopatre đã sử dụng thủ đoạn mạnh bạo, để ngăn cấm tinh thần bất mãn của mọi người, đồng thời biết mưu tính để làm tăng thêm sức mạnh quan hệ với các nước láng giềng. Ngoài ra, còn sử dụng một phương pháp khiến người kinh sợ là đưa hạm đội Ai Cập từ Địa Trung Hải về biển Đỏ, theo hạm thuyền đều là những binh sĩ đã từng qua sa mạc Van VInli. Hơn 2000 năm trước, sông Suez còn chưa khai thông, sử dụng phương pháp đưa hạm đội từ Địa Trung Hải đến biển Đỏ, là một phương pháp thông minh, vĩ đại. Việc làm này chắc chắn là để bảo vệ hạm đội Ai Cập, bảo vệ thực lực của Cléopatre. Đối với Antony mà nói, tất cả sự tính toán, hành vi của ông, hoàn toàn chịu sự ảnh hưởng của Cléopatre. Như Antony tự mình nói với Cléopatre: "Em rất rõ là em có sức khống chế rất lớn đối với anh". Sau khi Cléopatre nghe được lời nói này, đã khóc. Thực vậy, đây là bước ngoặt tệ hại của họ, bà hủy diệt ông, cũng tự hủy diệt luôn chính mình.
Câu đố Hoàng hậu đẹp lên trời
Antony sau khi bại trận ở chiến dịch Aktiumu, rất giận Cléopatre, nhưng khi họ về đến Alessandria, cả hai nhanh chóng phục hồi lại cuộc sống xa xỉ. Bởi ông rất yêu "con rắn bông sông Nile". Cléopatre cũng tồn tại tình cảm mâu thuẫn này: một mặt vì bảo vệ thực lực Ai Cập mà bội phản Antony, mặt khác lại rất yêu "con sói La Mã". Heine(25) đã từng miêu tả tình cảm mâu thuẫn, phức tạp này của Cléopatre trong thơ của ông: "Rắn bông Ai Cập, cũng giống như chó sói La Mã! Hành vi phản nghịch chẳng qua là sự phản ánh bên ngoài, nó xuất hiện cùng lúc với sự chơi đùa buông thả ngày trước hoặc ngày sau và càng nổi lên không tự biết.... Nhưng từ sâu thẳm trong tâm hồn bà lại ôm lòng yêu thương Antony trước sau không thay đổi. Bà không ngờ tình yêu lại mãnh liệt như thế; bà từng cho rằng bà có thể đuổi nó, thậm chí có thể đem nó làm trò đùa ở chiến trường. Nhưng sự mê hoặc của bà, ngay đến khi bà mãi mãi mất đi người đàn ông yêu dấu trong trái tim mình, bà mới tỉnh ra.... Cléopatre là một phụ nữ, bà vừa yêu lại vừa phản nghịch". Heine miêu tả mâu thuẫn này trong tình cảm của Cléopatre, chính là phản ánh chân thực tâm lý của bà trong mâu thuẫn giữa sự nghiệp và tình yêu.
Sau khi thắng lợi ở chiến dịch Aktiumu, Octavian hoàn toàn chưa chịu dừng lại ở đây, mà còn thống lĩnh quân đuổi sát theo, chiến tranh nhanh chóng chuyển đến lãnh thổ Ai Cập. Sau khi Antony và Cléopatre đã cãi nhau và hòa giải trong một thời gian ngắn ngủi, torng sự thôi thúc của tình yêu họ lại kề vai sát cánh chống cự với Octavian, để cứu vãn tình thế. Họ sắp xếp chỉnh đốn quân đội, tiền hành phản kích khắp nơi, khiến đoàn quân của Octavian mỗi một cứ điểm quan trọng dọc theo sông Nile đều trở thành chiến trường phản kháng sự xâm nhập của Octavian.
Nhưng tinh thần tàn binh bại tướng của Cléopatre và Antony ngày càng xuống thấp, thêm vào đó sự tổ chức chỉ huy thiếu sức mạnh, trước sau chưa thể thay đổi cục diện bị động, các cứ điểm quan trọng tiền tuyến của Ai Cập bị tấn công tới tấp, đại quân của Octavian bao vây thủ đô Alessdria. Lúc này, tư tưởng đấu tranh của Nữ hoàng Cléopatre rất kịch liệt, mâu thuẫn tình yêu và Vương vị lại một lần nữa đọa đày bà.
Octavian qua hơn một năm chiến đấu ở lãnh thổ Ai Cập, dần dần biết được phải tiêu diệt đối thủ cạnh tranh cuối cùng của mình, phải chặt đứt sự liên minh của Antony và Cléopatre. Vì thế, ông ra ám thị cho Cléopatre, chỉ cần bà ném bỏ Antony, thì có thể bảo đảm Vương vị của bà, và ông cũng sẽ thuộc về bà. Cléopatre tin tưởng lời hứa hẹn của Octavian quyết định không giúp Antony đề kháng nữa. Như thế, quân xâm lược của Octavian nhanh chóng tiến vào bên trong Ai Cập, kỵ binh và hải quân của Antony ngay lập tức tan rã toàn bộ. Thế mạnh đã mất, Antony tuyệt vọng vô cùng. Chính lúc này, Cléopatre lại dùng thủ đoạn riêng có ở nữ tính của bà để lừa dối Antony. Bà phái sứ giả đi thăm Antony, và báo tin: Nữ hoàng Cléopatre đã tự sát. Trên thực tế, Nữ hoàng không tự sát, bà dặn dò sứ giả nhất định phải quan sát phản ứng của ông khi nghe được tin buồn. Nhưng sau đó bà cảm thấy đau lòng vì làm như thế là đả kích quá lớn đối với Antony. Cuối cùng, bà phái người đi báo với Antony, nói bà hoàn toàn không chết. Nhưng đã quá muộng. Antony nghe nói người yêu đã chết, ruột gan tan nát, ngay lập tức quyết định tự sát, ông dùng kiếm ngắn đâm vào giữa bụng mình, nhưng lưỡi kiếm không sâu nên chưa chết ngay.
Vì muốn bà và Antony sau khi chết được ở trong cùng một ngôi mộ, Nữ hoàng Cléopatre liền cho xây dựng một lăng mộ rất lớn. Khi Nữ hoàng ẩn thân trong ngôi mộ được xây dựng cho mình, thì nghe tin Antony đã tự sát, lập tức sai người bí mật mang Antony đến lăng mộ. Antony sau khi gặp được Nữ hoàng, hai người ôm nhau khóc. Cuối cùng Antony chết trong vòng tay của người tình.
Nữ hoàng Ai Cập mất đi Antony, lòng đau đớn vô cùng, nhưng vì bảo vệ vương quốc, lại muốn dùng sắc đẹp của mình để đánh ngã Octavian. Bà trang điểm và đến gặp Octavian, đưa ra yêu cầu thừa nhận quyền tiếp tục vị trí Nữ hoàng. Nhưng lúc này Nữ hoàng Cléopatre đã gần 40 tuổi, mất đi vẻ đẹp và ma lực ngày xưa đã mê hoạc Caesar và Antony. Octavian cũng không phải là Caesar và Antony, lý tưởng của ông là phải làm cho đại đế La Mã thống nhất lớn mạnh. Ông quyết định, bắt ngay Nữ hoàng Ai Cập và con cái của bà làm tù binh mang đi bên ngoài đường phố La Mã trong nghi thức chiến thắng trở về của Octavian và khiến cho vương quốc Ai Cập phải trở thành tài sản riêng của cá nhân ông.
Giấc mộng đế vương tan mất. Nữ hoàng Cléopatre cảm thấy không còn lối thoát, lại sợ trở thành tù binh của Octavian, bị mang trở về La Mã đi bêu ngoài đường phố. Trong bi phẫn, bà quyết định tự sát. Làm vua một nước, bà quyết định mất còn cùng vương quốc. Để rực rỡ thêm sự khải hoàn của mình, Octavian giữ lời hứa khoan hồng với Cléopatre, nhưng đồng thời lại cảnh cáo bà: nếu như bà tự sát, thì sẽ giết tất cả con cái của bà, đồng thời sai người giám sát bà chặt chẽ.
Tính tình kiên cường, Nữ hoàng Cléopatre xem cái chết như sự trở về. Bà mượn cớ quét mộ Antony để xin phép ra ngoài, khi kiệu đi đến đường lớn, bà liên hệ với các người thân tín. Bà trở về trụ xứ của mình, xem vài đồ vật, tắm rửa sạch sẽ, các người hầu ăn mặc cho bà giống như Venus, sau đó đi đến lăng mộ của mình. Cuối cùng tình huống xảy ra như thế nào không ai hiểu rõ, chỉ biết rằng sau đó: khi quân La Mã tiến vào lăng tẩm, Nữ hoàng Cléopatre đã ung dung qua đời trên chiếc gi.ường trong lăng, với dáng dấp uy nghi và vẻ mặt mỉm cười, một vài người hầu cũng tự sát ngã trước gi.ường.
Nữ hoàng Cléopatre bị quân đội của Octavian giám sát chặt chẽ, lăng mộ của bà cũng có binh sĩ La Mã canh phòng, khi bà và nô bộc vào lăng mộ là đã qua sự kiểm tra nghiêm mật, thế thì bà chết như thế nào? Việc này mãi là câu đó trong lịch sử. Có người nói, bà để cho các thị nữ trung thành với bà giấu rắn độc trong cái rương (hòm), lén đưa vào cắn chết. Có người nói, bà ăn thuốc độc của các thị nữ đưa vào, bị trúng độc. Ploutarchos, nhà truyện ký La Mã cổ đại diễn tả: "Nữ hoàng bị rắn độc cắn vào cổ tay mà chết, rắn độc được giấu trước trong chậu nước. Cũng có truyền thuyết không phải là rắn độc cắn, mà là cái lược gỗ rỗng ruột mang theo bên mình Nữ hoàng, bên trong có chứa thuốc độc, Nữ hoàng ăn thuốc độc bên trong cái lược này mà chết". Liên quan đến cái chết của Nữ hoàng có rất nhiều truyền thuyết, nhưng sự thật rốt ráo như thế nào lại không ai biết được.
Sau khi Nữ hoàng Cléopatre chết, Octavian cử hành tang lễ long trọng, đem bà và Antony an táng vào trong lăng mộ mà họ đã xây dựng khi còn sống. Để xóa bỏ nguồn gốc tai họa nhòm ngó quyền vị La Mã, Octavian giết chết Lyon - con trai của Caesar và Cléopatre. Nhưng chưa giết chết người con thứ ba của Antony và Cléopatre, mà làm vật trưng bày sống chiếu rọi vũ công của Octavian khi trở về La Mã. Theo truyền thuyết, khi người La Mã chúc mừng Octavian đã chinh phục được Ai Cập, lấy con rắn trên cánh tay của bức tượng điêu khắc Nữ hoàng Cléopatre, mang đi bêu trên đường phố La Mã, cúng với đứa con thứ ba của Antony cũng bị cưỡng bức đi phía trước đội ngũ diễu hành không vẻ vang này. Đó là năm 30 trước công nguyên, vương quốc Ai Cập hoàn toàn bị người La Mã chiếm hữu, và đẩy xuống làm một tỉnh của La Mã.
Nữ hoàng Cléopatre tuy ngọc tiêu hồn tán, không thể khiến Vương triều Ptolémée già yếu cải tử hoàn sinh. Nhưng việc bà dùng sắc đẹo và tài trí của mình vì đất nước, sự cống hiến này không bao giờ mất. Vốn dĩ, đế quốc khổng lồ do đại đế Alexander lưu lại đã từng chia thành 3 vương quốc: Machid, Syria và Ai Cập. Kết quả, vào năm 146 trước công nguyên, Syria cũng trở thành chư hầu của La Mã, duy nhất Ai Cập được trị vì bời Cléopatre, bà nắm giữ vương quốc già cỗi đến năm 30 trước công nguyên. Không những thế, bà có một thời cùng Caesar chung hưởng La Mã, dụ Antony khiến cho ông và La Mã chia rẻ, hơn nữa còn có ý định cùng Antony xây dựng đại đế quốc phương Đông. Mộng tưởng của bà tuy cuối cùng không thành, nhưng bà lại ảnh hưởng rất nhiều đến tiến trình lịch sử của Ai Cập và La Mã và còn lưu lại câu chuyện về sắc đẹp động lòng người cho lịch sử.
Lịch sử cũng không thể quên Nữ hoàng Cléopatre. Một nhà lịch sử Ai Cập đã từng nói: "Chúng ta từ trong câu chuyện Nữ hoàng Cléopatre đáng kính thấy được: tinh thần Ai Cập luôn thịnh vượng".
Nhân dân càng tôn thờ Nữ hoàng Cléopatre. Ở Ai Cập, thành phố Alexander có liên quan đến Nữ hoàng Cléopatre, hiện tại nhân dân thành phố vẫn cứ cảm nhận sự thân thiết và tỏ ý kính trọng tên của bà. Phía Bắc thành phố Alexander là bờ biển Địa Trung Hải xinh đẹp, bãi cát chạy san sát không ngừng theo hướng Đông Tây, một đoạn phía Tây được mang tên là bờ biển Cléopatre. Trong thành phố Alexander còn có trạm xe buýt mang tên Cléopatre. Cách bờ sông Nile khoảng hơn 700km có một miếu thần Harthoor, có 24 cột lớn, tưỡng điêu khắc nữ thần Harthoor tay nắm sừng bò đặt ở trên đầu các cột lớn. Trên vách tường phía sau miếu thần, khắc phù điêu Lyon - con trai của Cléopatre. Trên tượng Cléopatre từ lưng đến đùi khắc một con rắn, tượng trưng vị Nữ hoàng này bị rắn độc cắn chết. Nữ hoàng Cléopatre sẽ mãi mãi sống trong lòng nhân dân Ai Cập, và nhân dân trên toàn thế giới.

Chú thích:
(°) Hulius Caesar - thống soái cổ La Mã 100 - 44 TCN, từng xâm lược xứ Gôlơ, tiến đánh người Giécman, người Anh, ủng hộ Cléopatre VII ở Ai Cập, thi hành chế độ độc tài.
(1) Một trong 3 người chấp chính La Mã (khoảng 82 - 30 TCN)
(2) Blalse Pascal - nhà toán học, vật lý học, triết học, nhà văn Pháp (1623 - 1662)
(3) William Shakespare - nhà thơ, nhà soạn kịch người Anh thời phục hưng (1564 - 1616)
(4) George Bernard Shaw - nhà soạn kịch, nhà văn người Ailen (1856 - 1950)
(5) Heinrich Heine - nhà thơ Đức (1797 - 1856)
(6) Ploutarchos - nhà văn Hy Lạp cổ đại (khoảng 46 -120)
(7) Georgi Balentinovich Plekhanov - người theo chủ nghĩa Marx sớm nhất ở Nga (1856 - 1916)
(8) Một nước ở Đông Bắc châu Phi, bên bờ biển Đỏ và Ấn Độ Dương, giáp Xu-đăng, Kênia, Xômali (
9) Một nước ở Đông Phi, giáp Xu-đăng, Kênia, Tandanya, Ruanda và Da-ia
(10) Một nước Cộng hòa ở Đông Bắc châu Phi, giáp Êtiôpia, Ai Cập, bên bờ biển Đỏ (11) Vùng Bắc nước Hy Lạp ngày nay: một vùng trong lịch sử Hy Lạp cổ xưa, nay thuộc Hy Lạp, Bungari và nước Makedonia
(12) Vua Tây Ban Nha, tên ông được Magielăng dùng để gọi nước Phillipin khi phát hiện ra nước này (1527 - 1598)
(13) Alexander the Great, (Alexander le Grand) vua của xứ Makedonia, rồi của cả Hy Lạp, xâm chiếm cả vùng Tây Á, Ai Cập
(14) Vùng Tây châu Á, ở phía Nam biển Đen
(15) Một nước Ai Cập, giáp Thổ Nhĩ Kỳ, Irac, Gioocdani, Libang, Israen
(16) Một nước Arập, giáp Thổ Nhĩ Kỳ, Irăc, Gioocdani, Libăng, Israen
(17) Nhà quân sự, nhà hoạt động chính trị La Mã cổ đại (106 - 49 TCN)
(18) Nhà chính trị La Mã cổ đại (khoảng 112 - 53 TCN)
(19) Nhà văn Hy Lạp cổ đại (khoảng 46 - 120)
(20) Một nước ở Đông Bắc châu Phi, bên bờ biển Đỏ, và Ấn Độ dương, giáp Xudang, Kenia, Xomali
(21) Một nước Cộng hòa trên đảo cùng tên, ở phía Tây Ấn Độ dương
(22) Biển giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
(23) Thủ đô Hy Lạp
(24) Một nước ở Bắc Phi, giáp Địa Trung Hải, Tuynidi, Ai Cập, Angiêri, Sat, Niglê (
25) Nhà thơ Đức (1797 - 1856)
 
Võ Tắc Thiên

d81c64ff6822ad96285dfa3db4ba9969.jpg


NỮ HOÀNG ĐẾ DUY NHẤT TRONG LỊCH SỬ TRUNG QUỐC

Trên cao nguyên Vị Bắc Quan Trung tỉnh Thiểm Tây, từ Tây sang Đông phân bố một dãy núi lớn nhỏ. Những ngọn núi này rừng rậm um tùm, mạch núi Tần Lĩnh hình thành một dãy núi nhỏ.
Dãy núi nhỏ này, Tây đến Lương Sơn huyện Can, Đông đến núi Kim Túc huyện Bồ Thành, chạy dài hơn 150km, qua 6 huyện, hình thành vùng đất hình cánh quạt, lấy cố đô Trường An làm trung tâm. Trên đường cung của vùng đất hình cánh quạt này chia ra 18 lăng mộ hoàng đế của đế quốc Đại Đường. Lăng mộ ở phía chánh Tây mặt cánh quạt là lăng mộ của Hoàng Đế Cao Tông, vị Hoàng Đế thứ 3 đời Đường và nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên. Huyện Can vì ở góc Tây Bắc Trường An, Tây Bắc là hướng càn của bát quái, nên lăng mộ Hoàng Đế Cao Tông và Võ Tắc Thiên gọi là Lăng Càn.
Lương Sơn là quả núi nham thạch vôi, có 3 đỉnh núi, bắt đầu từ cao nguyên Hoàng Sĩ bằng phẳng nổi lên. Đỉnh phía Bắc cao nhất, tức là Lăng Càn; hai đỉnh hướng Nam thấp hơn, Đông Tây đối đầu, làm cửa thiên nhiên của Lăng Càn, nhìn từ xa giống như đỉnh nhũ hoa của người phụ nữ đẹp, được gọi là "núi đầu vú". Đỉnh cao phía Bắc từ ngoài cửa Chu Tước thoai thoải theo hướng Nam, con đường ngựa chạy dài hơn 700m, thẳng qua bên dưới núi. Ba đỉnh sừng sững của Lăng Càn, khí thế hùng vĩ, bố cục đồ sộ, kiến trúc lộng lẫy, đứng đầu Đường lăng. Lăng Càn chôn hai Hoàng Đế của hai triều đại, hai giới tính khác nhau, đây là hai đế vương duy nhất của cả nước được chôn chung.
Trước lầu gác phía Đông cửa Chu Tước, sừng sững một bia mộ rất lớn, cao đến 7,53m, rộng 2,1m, dày 1,49m, nặng 98.84 tấn, hùng tráng vĩ đại, trên thân đá không có khắc chữ của người đời Đường, gọi là "bia không chữ". Đây chính là bia mộ của nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trên đầu bia không chữ hình tròn, khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau sống động như thật; hai bên thân bia mỗi bên khắc 1 con đường, dài 4,12m, rộng 0,66m, và chạm một con tuấn mã móng trước cong, đang cúi đầu ăn và một con sư tử đực, đứng thẳng, ngẩng cao đầu, thần thái uy nghiêm.
Nguyên nhân không khắc chữ trên "bia không chữ", có nhiều ý kiến khác nhau. Có người nói, Võ Tắc Thiên tự cho mình công cao không thể nói hết, cũng không thể dùng văn tự biểu đạt được; có người lại nói, Trung Tôn Lý Hoàng đế khó dùng từ xưng hô đối với Võ Tắc thiên, không biết nên gọi là Hoàng đế hay gọi là mẫu hậu; có người cho rằng ý đồ của Võ Tắc Thiên lập "bia không chữ" là để cho người đời sau bình phẩm mình, chứ không tự mình đánh giá. Khi lập "bia không chữ", tuy không khắc chữ của người đời Đường, nhưng người đời sau lại khắc lên 42 đoạn đề từ. Gồm có 32 đoạn ở phía Nam, 10 đoạn phía Bắc, bắt đầu từ đời Tống, kết thúc vào đời Minh, có chữ của đàn ông, có chữ của phụ nữ. Trong đó có một bài thơ thất ngôn tứ cú đời Minh như sau:
Càn lăng tùng bách tao binh tiễn, Mãn dã ngưu dương xuân thảo tề. Duy hữu Càn nhân hoài cựu đức, Niên niên mạch phạn tự chiêu nghi. Tạm dịch: Tùng bách Lăng Càn gặp binh lửa, Bò dê đầy đồng cỏ xuân đủ. Chỉ có người Càn ôm đức cũ, Hàng năm cơm gạo tế rõ ràng.
Thi nhân hoài niệm Võ Tắc Thiên viết "Càn nhân", tức nói Võ Tắc Thiên ảnh huởng rất sâu sắc trong quần chúng so với Đường Cao Tông. Từ đời Tống trở về sau, do ảnh hưởng tư tưởng chính thống và sự độc hại nam tôn nữ ti, mọi người bình luận Võ Tắc Thiên - nhân vật nổi tiếng trên võ đài chính trị đầu đời Đường - không thống nhất, khen chê không giống nhau. Có người nói: bà đăng cơ chấp chính là "từ lẽ đương nhiên mà làm", "trọng nghĩa nên gánh vác"; có người nói: "gà mái quản lý buổi sáng", "ô uế chỗ ngồi của vua". Có người nói bà thông minh trí tuệ, "biết nguời khéo bổ nhiệm"; có người nói bà "hung hãn nham hiểm hay giết người", "tàn bạo không ai bằng". Có người khen ngợi bà quả quyết, kiên cường dũng cảm; có người chê bà nuông chiều người nam, hoang dâm vô độ. Có người khâm phục thời kỳ bà chấp chính quốc thái dân an, củng cố và phát triển cai trị Trinh Quán; có người thì chê thời kỳ bà lên ngôi xã hội nhiều khó khăn, lịch sử chuyển biến xấu.... Những học giả hiện đại bài bác sự bó buộc quan niệm luân lý phong kiến, bắt đầu từ thời đại của nhân vật lịch sử và căn cứ vào sự cống hiến phát triển lịch sử của bà để đánh giá vị trí lịch sử của bà. Quách Mạc Nhược, nhà văn học, nhà sử học, người ngưỡng mộ văn hoá Trung Quốc đương đại, khi du lịch qua Lăng Càn, đã từng đề thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Khuy nhiên một tự bi ưu tại, Lục thập ngũ tân vị lộ thiên. Quán miện lý đường văn vật thịnh, Quyền hoành nữ đế trí năng toàn. Hoàng sào cấu tại lăng vô dạng, Thuật đức kỷ tàn thế bất truyền. Đãi đáo u cung trùng khải nhật, Hoàn kỳ phiên án tục tân biên. Tạm dịch: Sừng sững không chữ bia vẫn còn, Sáu mươi lăm khách đứng lộ thiên. Áo mão Lý Đường văn vật thịnh, Nữ đế cân nhắc trí năng toàn. Trứng vàng nơi cổng lăng không bệnh, Kể đức ghi công không truyền lại. Đợi đến ngày cung sâu lại mở, Còn kỳ huỷ án tiếp tục ghi.
Quách Mạc Nhược phản đối người trước đánh giá không chính xác Võ Tắc Thiên, ông cho rằng có thể căn cứ vào lượng lớn tài liệu văn vật đồ cổ, mà đánh giá cái mới của Võ Tắc Thiên làm ra. Chính là, để cho chúng ta thấu suốt được phong trần lịch sử Lăng Càn, thông suốt được sự thật và truyền thuyết một ngàn hai ba trăm năm trước, nhìn thấy được việc làm của Võ Tắc Thiên, để cho bạn đọc tự mình đánh giá.
°°° Sự nuông chiều nguy hiểm °°°
Đường Thái Tông năm Trinh Quán thứ 11 (năm 637), thiên hạ thái bình, nhân dân lạc nghiệp. Lý Thế Dân Hoàng đế kiệt xuất ít có trong lịch sử Trung Quốc, tuy đã có tam cung lục viện, phi tần vô số, nhưng vẫn cứ cảm thấy còn chưa đủ, muốn chọn thêm vài người đẹp, làm trò giải trí những ngày cuối đời.
Một hôm, Đường Thái Tông lâm triều xong, quần thần đã giải tán, ông vừa bước vào nội cung, nội thần đã dẫn một thiếu nữ trẻ tuổi vào cung yết kiến. Cô gái lạy vua mà không một chút cuống quýt, tự nói tên họ, ba lần hô vạn tuế, hoàn toàn không khum mgười. Thái Tông ra lệnh cho cô đứng dậy, mặt như hoa sen nhú ra khỏi nước. Hỏi tuổi, cô đáp là 2 lần 7, mà hình dáng đã cao to, dường như 17, 18 tuổi. Thái Tông lại hỏi nguồn gốc xuất than, cô đều đối đáp trôi chảy. Động lòng người nhất là đôi mắt, uyển chuyển mềm mại, tim gan có như sắt đá, cũng sẽ bị cô ta dắt tình chuyển ý. Huống chi Thái Tông là người hiếu sắc, nên đã bị hớp hồn từ lúc mới gặp.
Khi đã cho cô lui vào hậu cung, mà Thái Tông vẫn cứ thần hồn chưa yên, trách mặt trời không lặn sớm. Vừa sắp hoàng hôn, Thái Tông liền g ọi cô vào hầu ngủ. Bấy giờ Thái Tông đã 41 tuổi, thấy thiếu nữ mới 14 tuổi, lo th.ân thể cô không chịu nổi vóc dáng vạm vỡ của mình. Nhưng ngược lại, cô đã hiểu phong nguyệt (gió trăng), nên chủ động hoàn toàn không ngại ngùng. Xuân phong (âu yếm) một lúc, khóc cười đều đẹp, càng làm lòng người mềm yếu, khiến người không say tự say, không mê tự mê. Thái Tông tuy có rất nhiều phi tần, vẫn chưa từng nếm qua mùi vị như thế. Đến khi mặt trời lên khỏi ngọn dâu, Thái Tông mới miễn cưỡng vào triều. Thấy nàng quá tuyệt đẹp như thế, ngực mềm lồ lộ, mày đen xuân nồng, mung lung như sao, càng thêm yêu. Thái Tông bèn tặng cho cô tên gọi “Mị Lang”. Sau khi lâm triều, liền hạ chiếu sắc phong Võ Mị Lang làm người mới. Võ Mị Lang liền tạ ân, nàng được ở cung Phúc Tuy.
Từ hôm đó trở đi, Thái Tông Hoàng đế ngày ngày ngồi xe đến cung Phúc Tuy. Cho tất cả những cung phi lớn tuổi, thái nữ (người phụ nữ ca hát) đi ra khỏi cung. Kể cả Doãn kỷ, Trương ký được sủng ái trước đó, cũng đều cho ra khỏi cung trở về nhà. Ngay cả Tiêu hậu, người vừa mới được sủng ái, cũng không được ở lại. Hoàng thượng Thái Tông, chỉ duy nhất yêu thương một Võ Mị Lang yêu kiều này.
Lúc này, Võ Mị Lang ở trong vòng tay của vị Hoàng đế già giống như cá gặp nước, hoàn toàn thoải mái. Nhưng trong long bà hiểu rằng, như được nhà vua sủng ái, là vinh dự vô cùng. Vì thế, mỗi khi bà ngã vào vòng tay của Thái Tông, một mặt thì vội vàng, ngượng ngập như khiêu chiến, đồng thời trong đầu hiện ra những gương mặt cha mẹ, người than của bà, văng vẳng trong tai bà vọng ra những dư âm của nhà tinh tướng …..
Võ Mị Lang họ Võ tên Chiếu. Tương truyền ngày xưa không có chữ Chiếu, là đo bà sau đó tự đặt ra, lấy ngày tháng lơ lửng tự so sánh. Ông nội của Võ Chiếu là một nông dân nghèo ở huyện Văn Thủy, cha là Võ Sĩ Hoạch bỏ nghề nông chuyển qua mua bán gỗ, trở thành giàu có. Ông chăm chỉ học tập, dùng tiền mua một chức quan nhỏ đời Tùy. Khi Lý Uyên Lưu – Đường Cao Tổ làm Thái thú, đã từng hành quân mặc áo giáp tham gia quân đội, giúp đỡ Cao Tổ đại Tùy, trở thành bạn của Cao Tổ. Sau khi xây dựng Đại Đường, Võ Sĩ Hoạch được tiến phong Đại phu, kiêm nhiệm Quận công, lên đến Thượng thư bộ công, thêm vào đó phong Quốc công, nhậm chức Đô Đốc huyện Lợi. Sĩ Hoạch liền vứt bỏ nguyên phối (người vợ cũ) Lý thị, cưới Dương thị, con gái của Vương thất nhà Tùy làm vợ. Nguyên Khánh và Nguyên Sảng, hai đứa con của nguyên phối Lý thị là lớp người tầm thường, Sĩ Hoạch hy vọng vào những đứa con ngày sau của Dương thị thuộc huyết thống con nhà cao quí. Dương thị sinh được 3 người con gái như ngọc như hoa. Người con gái thứ hai là Võ Chiếu.
Theo truyền thuyết, Võ Chiếu từ nhỏ mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương. Khi bà vừa tròn tuổi, Viên Thiên Cang, nhà đại tinh tướng, phụng mệnh vua từ Thành Đô đến Trường An triều kiến Hoàng thượng, đi qua huyện Lợi, được Võ Sĩ Hoạch mời vào phủ xem tướng cho người nhà. Khi Võ Chiếu mặc đồ con trai đến trước mặt Viên Thiên Cang, ông thất sắc nói với Võ Sĩ Hoạch: “ Tiểu công tử này mắt rồng cổ phụng, vai mặt trời mặt rồng; đây chính là tướng ánh mặt trời ẩn. Chỉ đáng tiếc là bé trai, nếu là bé gái, ắt sẽ được làm vua trong thiên hạ ….” Lời nói này của Viên Thiên Cang khiến Võ Sĩ Hoạch nửa tin nửa nghi, vừa vui vừa lo, vừa mừng vừa sợ, rồi cám ơn nhà đại tinh tướng. Lời dự đoán này, Võ Sĩ Hoạch hoàn toàn không để cho người ngoài biết, chỉ đến khi Võ Chiếu lớn hơn một tí mới len lén nói cho bà biết.
Sau đó, Võ Sĩ Hoạch được điều về làm Đô đốc Kinh Châu, ông lâm bệnh rồi chết khi đang làm quan, năm ấy Võ Chiếu được 8 tuổi. Dương thị chỉ trông mong vào anh em Nguyên Khánh giúp đỡ để vượt qua cuộc sống nghèo khổ bị người xem thường. Lúc ấy, chị em Võ Chiếu, đặc biệt là Võ Chiếu, vẻ đẹp kiều diễm không ai bằng; năm lên 13 tuổi, đã nổi tiếng khắp nơi, truyền đến trong cung. Đường Thái Tông nghe có người đẹp như thế, liền sai sứ gọi vào.
Theo truyền thuyết, mẹ của Võ Chiếu khi nhận được sắc lệnh của sứ giả Hoàng đế, nghĩ rằng sẽ mất đi người con gái đáng yêu nhất đã không cầm được nước mắt. Bà giúp con gái trang điểm thật đẹp, buồn thương không nỡ rời. Khi đó, Võ Chiếu vẫn cười nói tự nhiên, an ủi mẹ rằng: “Con gái đi gặp Thiên tử, sao không nói là phúc phận chứ? Vì sao phải buồn thương?” Người mẹ mới thôi khóc, tiễn bà lên xe về kinh. Võ Chiếu vào kinh, gặp Thái Tông, liền được sự sủng ái. Mỗi khi bà vui vầy cùng Thái Tông, làm sao không nghĩ đến tình cảnh của người mẹ già, không nghĩ đến lời dự đoán vĩ đại trước kia mà cha bà nói với bà. Bà âm thầm nói với anh linh của người cha: “Tuyệt đối con sẽ không để cho cha thất vọng.”
Võ Mị Lang sống cùng Đường Thái Tông 12 năm. Trong 12 năm này, chính là thời kỳ bà phát triển đầy đủ về thể lực, trưởng thành trong sự hiểu biết, hình thành tính cách và tác phong của bà. Bà học được sách lược, khả năng gánh vác, và trị nước. Bà hiểu rất rõ chuyện anh em Lý Thế Dân tương tàn lẫn nhau, xung xát đoạt quyền, bức cha nhường ngôi; hiểu được chiến tranh chính trị trong ngoài triều đình tranh quyền đoạt lợi tàn khốc, thậm chí đạo lý tình cha con, anh em, đồng bào không thể nói được. Đối với nhất cử nhất động của Lý Thế Dân, quần thần tranh đấu cùng với ngụy kế âm mưu bên trong Hoàng thất, bí mật bên ngoài hoạt động, bà đều để ý xem xét, ghi nhớ trong lòng.
Do Võ Mị Lang được sủng ái, nên bị người trong cung phẫn nộ và oán hận. Khi lời đồn đại truyền đi, đã phát sinh những sự công kích. Căn cứ vào sao Thái Bạch xuất hiện nhiều lần vào ban ngày, mọi người bèn truyền nói: đây là điềm thay đổi thiên tử. Lý Thuần Phong, Thái sử lệnh lúc bấy giờ là nhà thiên văn học, khả năng suy đoán nhật thực không sai chút nào, ông đã từng tấu lên Hoàng thượng: “Trong cung có một người nữ trở thành chúa thiên hạ, con cháu Đại Đường sẽ diệt vong”. Ông còn cảnh giác Hoàng đế Thái Tông, trong cung có một quyển sách, viết: “Sau ba đời, có Nữ hoàng Võ thị diệt Đường”. Những sự việc này, đều hợp thành dư luận rất bất lợi cho Võ Tài Nhân. Không biết Đường Thái Tông không tin vào tướng tinh và truyền thuyết này, hay có ý bênh vực Võ Mị Lang, ông vẫn không có hành động ghì đối với bà; không chỉ vời Võ Tài Nhân đến, mà còn giữ bà lại làm thị nữ. Do Võ Mị Lang thiên chất thông minh, cẩn thận từng việc, nên Đường Thái Tông không thể tìm ra lý do để giết bà.
Một hôm, Thái Tông có việc phiền muộn không vui. Võ Mị Lang liền tham vấn Hoàng thượng vì sao như thế. Thái Tông nói ông có một con ngựa đốm sư tử thuộc loại ngựa quí, ai cũng vô phương thuần phục nó, vì thế mà buồn. Võ Tài Nhân sau khi nghe xong liền nói: “Thần có thể chế phục con ngựa này. Nhưng phải có ba vật phẩm: một là roi sắt, hai là búa sắt, ba là dao găm. Trước tiên dùng roi sắt đánh, nếu nó không phục tùng, thì dùng búa sắt đập vào đầu; nếu lại không phục tùng, thì dùng dao găm cắt cổ họng nó ra”. Thái Tông sau khi nghe xong kinh ngạc, một thiếu nữ trẻ tuổi mà thái độ thản nhiên, nói ra ý đồ giết người một cách rành rọt và hiểm ác như thế, chẳng lẽ bà thật là ma quỷ, là người phụ nữ sẽ quyết đoán trị vì thiên hạ Lý Đường? Vì thế, trong long Hoàng thượng ngầm quyết tâm giết chết Võ Tài Nhân.
Vào lúc hoàng hôn tháng 4 năm Trinh Quán thứ 23 (năm 649), long thể Thái Tông không được yên, dời vào cung Thúy Vi cuối núi phía Nam dưỡng bệnh. Hoàng Thái tử Lý Trị và Võ Mị Lang ngày đêm hầu hạ. Một hôm, khi Mị Lang và Thái tử cùng ở bên gi.ường bệnh của Thái Tông, Thái Tông bỗng nói với Mị Lang: “Trẫm từ khi bệnh hoạn đến nay, thuốc men vô hiệu mà ngược lại bệnh càng thêm nặng, có lẽ sẽ không qua khỏi. Nàng hầu trẫm đã một năm nay, trẫm lại không nhẫn tâm để nàng ra đi. Nàng thử tự suy nghĩ, sau khi trẫm chết nàng sẽ tự xử như thế nào?” Tận đáy lòng Mị Lang biết khi Hoàng đế qui tiên (chết), thì nhiều phi tần trẻ tuổi phải chôn theo. Ngay lập tức bà quỳ xuống nói: “Thiếp mong Thánh thượng ban ân, cho thần thiếp chết theo báo đức, nhưng Thánh cung (bản thân Hoàng thượng) vẫn còn đây, thiếp không dám chết ngay, thiếp tình nguyện cắt tóc khoác áo nâu sòng, trường chay bái Phật, vì Thánh thượng lạy chúc trường sinh, mong báo ân sủng”. Thái Tông nói: “Tốt! Tốt! Nàng đã có ý như thế, thì nay có thể ra khỏi cung, trẫm bớt lo nghĩ vì nàng”. Mị Lang lạy tạ mà đi. Thái tử ở bên nghe nói, dường như sấm sét. Bên tai tưởng rằng Mị Lang cầu tình, nhưng lại nghe Thái Tông tự nói ra lời: “Võ thị ứng với sách sấm ký, trẫm muốn giết chết nàng, nhưng lại không nhẫn tâm. May sao nàng tự nguyện làm thế, thiên hạ không thể có phụ nữ làm Hoàng đế, trẫm chết cũng yên tâm”. Nói xong liền cho gọi trưởng tôn Vô Kỵ, Chử Toại Lang vào gặp mặt, ủy thác để lo việc hậu sự.
Thừa cơ hội Thái Tông cho gọi Vô Kỵ, Toại Lang, Thái tử vội chạy đến ngọa thất Võ Mị Lang. Thái tử rưng rưng nước mắt hỏi Mị Lang: “Nàng tự nguyện làm như thế sao?” Mị Lang khóc như mưa, nghẹn ngào nói: “Không sắp xếp như thế, e rằng thần thiếp sẽ chết”. Thái tử im lặng gật đầu. Chàng thầm nghĩ Mị Lang có tình cảm với mình, và hy vọng Mị Lang sẽ không chết. Mị Lang thân tình nói: “Điện hạ tình cảm sâu dày, thiếp đã hiểu, nhưng xin cho thiếp một vật làm tin”. Thái tử từ trong thắt lưng lấy ra một miếng ngọc bội cửu long, tặng cho Mị Lang. Mị Lang vừa nhận được, thì nghe cung nữ truyền gọi: “Hoàng thượng truyền gọi điện hạ, mời điện hạ nhanh ứng chỉ”.
Khi Thái tử vừa đến, Thái Tông nói rằng: “Vô Kỵ và Toại Lang có thể giúp đỡ con, con không phải lo”. Lại nhìn hai người mà nói: “Vô Kỵ, Toại Lang vì trẫm tận trung, trẫm có thiên hạ, phần nhiều nhờ sức của hai khanh. Sau khi trẫm chết đi, chớ nghe người dèm pha mà h.ãm hại người ngay thẳng, trung lương”. Nói xong, ánh mắt đã mơ hồ mờ nhạt. Sau đó lại truyền vào cung: “Võ Tài Nhân đã đi chưa? Truyền chỉ, bảo nàng nhanh chóng ra khỏi cung, không cần đến gặp trẫm”. Nói xong lại cảm thấy đau bụng, rồi choáng ngất đi. Lâu sau tỉnh lại, liền bảo Chử Toại Lang sớm viết di chiếu, truyền phi tần và Thái tử cùng đến để gặp mặt lần cuối. Sau đó đờm ngăn, không nói được nữa. Thiếu khanh liền đưa tay đỡ, hồn liền qui tiên. Hôm ấy là ngày 26 tháng 5 năm Trinh Quán thứ 23. Hoàng đế Thái Tông qui tiên, Thái tử Lý Trị tiếp vị, đổi hiệu Nguyên Vĩnh, là Hoàng đế thứ ba của đế quốc đại Đường. Thái tử Lý Trị, là do Trưởng tôn Hoàng hậu sinh ra, con thứ 9 của Đường Thái Tông. Ông và Võ Mị Lang chênh lệch tuổi không nhiều, là một thanh niên yếu ớt môi hồng răng trắng, được Thái Tông rất đỗi yêu chiều. Năm Trinh Quán thứ 17, nguyên Thái tử Thừa Cán, Ngụy Vương Tần con thứ tư (cả hai người đều là trưởng tôn Hoàng hậu sinh), “trở thành huyền Võ môn”, làm một tập đoàn nhỏ hoạt động sau lưng Hoàng đế Thái Tông, bí mật âm mưu phế bỏ Thái tử cũ, xô xát đoạt quyền. Hoạt động bí mật đó bị Thái Tông phát hiện, nhân tiện còn đang nắm thực quyền, ông sử dụng biện pháp quyết đoán, hạ Thái tử Thừa Cán làm con thứ, đưa Ngụy Vương Tần ra khỏi kinh. Như thế, Trưởng tôn Hoàng hậu chỉ còn hy vọng vào Lý Trị bé nhỏ. Trưởng tôn Vô Kỵ - anh của Hoàng hậu khuyên: Đường Thái Tông đổi lập trước kia, Lý Trị hoàn toàn không nghĩ tới.
Khi đưa Lý Trị lên làm Thái tử, Đường Thái Tông đã gọi trọng thần Trưởng tôn Vô Kỵ đến, tổ chức một bữa tiệc nhỏ trong chùa Cam Lộ. Chính trong bữa tiệc này, Lý Trị đã gặp Võ Tài Nhân như hoa như ngọc. Lý Trị đem lòng ái mộ người đẹp ngay. Thời khắc này, gặp gỡ sau chung rượu, hai người lần thứ nhất có sự thân thiết ngắn ngủi. Nhưng tự quân (người được chỉ định nối ngôi) đã có phi thiếp, Võ thị lại là phi thiếp của phụ hoàng, hai người tuy vừa gặp đã có tình, nhưng cuối cùng không dám vượt qua. Khi Thái Tông bệnh nặng, Lý Trị và Võ Tài Nhân cùng hầu Thái Tông, gặp mặt và tiếp xúc nhiều lần, khiến tình cảm họ càng không thể chia cắt. Cuối cùng, vào một hôm, hai người đã quan hệ nhục thể thân mật tại cung Thúy Vi, đó là điều mà Lý Trị không bao giờ dám nghĩ đến. Do gặp gỡ lần này, mới khiến Mị Lang đưa ra yêu cầu bức bách Thái tử không được quên nhau, cũng mới có việc Mị Lang muốn Thái tử tặng ngọc bội cửu long làm tín vật.
Thấm thoát, Lý Trị lên ngôi được 3 năm (hiệu là Cao Tông). Vương Hoàng hậu chưa từng sinh con trai, không người thừa tự có thể lập. Hậu cung Cao Tông có một người em dâu tốt họ Tiêu, nhan sắc rất đẹp, được Cao Tông yêu thích, sắc phong làm Thục Phi. Tiêu phi sinh ra một người con trai tên Tố Tiết, một lòng muốn Cao Tông lập làm Thái tử. Mà anh của Vương Hoàng hậu thì thay Hoàng hậu chấp pháp, muốn thu dưỡng Trần Vương Trung con trai của Lưu Thị xuất thân hèn mọn ở hậu cung làm dưỡng tử, muốn Cao Tông lập Vương Trung làm Thái tử, để áp chế Tiêu Thục phi. Cuộc chiến hậu phi tranh sủng này khiến Cao Tông lo quýnh lên, buồn phiền không vui. Cao Tông không thể bắt tội Vương Hoàng hậu, lại không đành lòng dứt bỏ Tiêu Thục phi, đành dứt khoát với cả hai người, để đi tìm người tình cũ. Đúng 3 năm mãn tang, đến ngày kỵ Thái Tông, Cao Tông đích thân đi chùa Cảm Nghiệp (chùa Võ Mị Lang cạo tóc làm ni cô) hành hương, giả danh là đích thân Thái Tông tiến cử, thực ra là muốn tìm Mị Lang, để thực hiện hẹn ước năm xưa.
Lại nói đến Mị Lang sau khi ra khỏi cung, vốn không muốn một lòng niệm Phật, nhưng đành chịu sống ẩn dật, đêm đêm cô độc nuốt hận. May mắn trong chùa Bạch Mã có một tăng đồ Phùng Tiểu Bảo, mặt mũi thanh tú. Võ thị liền dan díu với anh ta, hâm nóng lửa tình, mùi vị trong cung đã nhanh chóng qua đi. Một hôm, bỗng nghe tin vua đến, mặc dù không dám nghĩ đến tình cũ, nhưng không cầm lòng được, nên bà quyết định trang điểm đi ra nghênh tiếp Cao Tông. Người xưa gặp nhau, lệ chảy đầm đìa. Nghĩ đến tình cảnh khốn khổ trong ba năm, hai người càng thương cảm động tình. Dưới sự xếp đặt của vị trụ trì, Cao Tông lại cùng Mị Lang sum họp, nên bà đã mang thai.
Tin tức Cao Tông ở chùa Cảm Nghiệp cùng Võ Mị Lang nhanh chóng truyền đến tai Vương Hoàng hậu. Hoàng hậu biết ý định của Cao Tông, bèn hòa nhã hỏi thăm. Vì thế, Cao Tông liền cầu xin Vương Hoàng hậu giúp đỡ, muốn đưa Võ thị vào cung làm thị nữ. Đối với việc này, Hoàng hậu không những không ghen tuông, mà còn sẵn sàng đáp ứng. Hoàng hậu, một là muốn thi ân với vua, để tăng thêm ân sủng; hai là muốn lợi dụng sắc đẹp của Võ thị để đả kích Tiêu Thục phi, nhằm tăng thêm thế lực của mình. Vì thế, Võ Mị Lang nhanh chóng được hoàn tục, tiến vào cung, lập làm “Chiêu Nghi”, hiệu “thần phi” (phi của vua), địa vị cao bằng thời Thái Tông. Võ Chiêu Nghi là một phụ nữ có tâm kế và chí lớn. Bà về đến trong cung, trước tiên tìm mọi cách cung kính ra mắt Vương Hoàng hậu, vì thế được Vương Hoàng hậu rất quan tâm. Tiếp theo là chăm sóc từng li từng tí đối với Cao Tông, nhanh chóng nhận được sự sủng ái của Hoàng thượng. Bà còn sử dụng phương pháp ân uy và thi hành, lôi kéo cung giám và thị nữ bên mình, để chờ ngày có thể lợi dụng thêm.
Võ Chiêu Nghi sau khi hồi cung không lâu liền sinh một bé trai, là con thứ 5 của Cao Tông, đặt tên là Vi Cường. Vì là mẹ của quí tử, Chiêu Nghi được Cao Tông và Hoàng hậu quan tâm chăm sóc, Dương thị mẹ bà được ân chuẩn vào cung chăm sóc bà. Cao Tông còn truy phong cho Võ Sĩ Hoạch, cha của Chiêu Nghi làm Ưng quốc công, Dương thị như thế trở thành phu nhân Ưng quốc công, ngay cả anh em Nguyên Khánh, Nguyên Sảng của mẫu nữ Dương thị đã từng bị coi thường, lúc này cũng nhờ Võ Chiếu, nhận được ân sủng của vua Cao Tông phong làm quan viên Chánh ngũ phẩm và Chánh bát phẩm. Chiêu Nghi càng được Cao Tông sủng ái, thậm chí khi bà sinh vừa mới 20 ngày thì đã gần gũi. Việc này làm cho Tiêu Thục phi rất căm giận, càng khẩn trương bức bách Cao Tông lập Tố Tiết làm Thái tử. Nhưng Cao Tông tự cảm thấy tình cảm của Vương Hoàng hậu nhóm lên ở Chiêu Nghi, Trần Vương Trung dưỡng tử của Vương Hoàng hậu lại được trọng thần Trưởng tôn Vô Kỵ (cậu của Cao Tông) và Liễu Sảng (Trung thư lệnh) giúp đỡ, cuối cùng quyết định lập Vương Trung làm Thái tử. Tiêu Thục phi càng thêm nổi giận. Bà cự tuyệt gặp mặt Cao Tông, việc này chẳng khác nào đẩy Cao Tông vào với Chiêu Nghi nhiều hơn. Đến khi Tiêu Thục phi thức tỉnh, tất cả đã quá trễ. Võ Chiêu Nghi đã được sủng ái hoàn toàn, ngay cả Vương Hoàng hậu cũng bắt đầu buồn rầu thất sắc.
Võ Chiêu Nghi ngày càng được sủng ái, dần dần củng cố địa vị trong cung. Mặc dù Võ Chiêu Nghi hết lòng cung kính Vương Hoàng hậu, nhưng bên trong âm thầm bắt đầu nhòm ngó ngôi vị Hoàng hậu, bà tính toán tìm cách h.ãm hại Hoàng hậu. Vương Hoàng hậu ngược đãi người trong cung có ân không nhiều. Võ Chiêu Nghi nắm được nhược điểm này của Vương Hoàng hậu, lợi dụng người sắp xếp trong hàng ngũ Thượng quan (nữ quan) để lung lạc. Mỗi lần tặng thưởng đều liệt kê ra tất cả phần cho họ, các cung nữ đương nhiên cảm kích, cam tâm tình nguyện làm tay sai của bà. Vì thế Chiêu Nghi bảo họ quan sát tình hình của Vương Hoàng hậu và báo cáo cho bà, Hoàng hậu vừa có cử động gì, Chiêu Nghi biết được ngay lập tức. Những việc làm của Hoàng hậu không vượt qua phép tắc, nhất thời không tìm được chỗ sai, Chiêu Nghi đành nhẫn nại đợi thời cơ. Tháng giêng năm Vĩnh Huy thứ 5, Võ Chiêu Nghi sinh một công chúa, rất được Hoàng thượng yêu thích. Điều kỳ lạ là tiểu công chúa sau khi tròn tháng không lâu lại chết đi không rõ lý do. Truyền thuyết lịch sử nói là Võ Chiêu Nghi vì h.ãm hại Vương Hoàng hậu, nên đích thân giết chết con gái của mình. Việc xảy ra như sau: Một hôm, Võ Chiêu Nghi ngồi chơi trong cung, bỗng nhiên báo Hoàng hậu đến. Võ Chiêu Nghi vội vàng kêu cung nữ lại, bí mật dặn dò vài lời, còn mình tránh vào phòng bên. Vương Hoàng hậu đi vào cung phía Tây, cung nữ quỳ đón, nói Chiêu Nghi ra ngự viên hái hoa. Hoàng hậu liền tự nhiên ngồi nghỉ. Bỗng nghe tiếng khóc trẻ thơ, Hoàng hậu đi vào phòng cô công chúa của Võ thị chơi. Hoàng hậu không có con cái nên rất thích trẻ con. Cô công chúa bé bỏng ấy được người lớn vỗ yêu, cười vui hết khóc, một lúc lại dần dần ngủ thiếp đi. Hoàng hậu để nó nằm lại trên gi.ường, lấy chăn đắp lên, rồi đi ra khỏi cung. Võ Chiêu Nghi nghe Hoàng hậu đã đi, liền từ phòng bên đi ra, nhẹ nhàng đến trước gi.ường. Thấy đứa bé đang ngủ rất say, ruột gan bà trở thành lang sói, dùng hai tay bóp cổ đứa bé. Đáng thương cho cô công chúa này, ngay cả một tiếng kêu cũng không thoát ra được, tứ chi quờ quạng, ngay lập tức tàn hơi. Võ thị lại dung chăn đắp lên và đi ra khỏi phòng. Đợi khi Cao Tông trở về cung, Võ Chiêu Nghi mới vội vàng từ bên ngoài chạy vào, quỳ xuống nghênh tiếp. Khi Hoàng thượng mở chăn nhìn con gái yêu quí của mình, liền biến sắc, các cung nữ bên cạnh cũng đều kinh ngạc. Lúc này Võ Chiêu Nghi bắt đầu khóc thật lớn, quỳ xuống trước mặt Cao Tông, yêu cầu Hoàng thượng rửa oan cho con gái của mình. Cao Tông vội vàng hỏi rõ, biết được Vương Hoàng hậu vừa mới đến, và ẵm hài nhi đùa giỡn. Cao Tông nổi giận hét lớn: “Chính là Hoàng hậu giết con gái của ta”, rồi ra lệnh cho người ngay lập tức gọi Hoàng hậu đến tra hỏi. Vương Hoàng hậu đáng thương chỉ biết đau khổ thanh minh, nhưng có miệng mà khó giãi bày, nhất thời khó nói để mọi người tin tưởng bà vô tội. Cao Tông hoàng đế đau lòng vì mất đứa con gái yêu, việc xảy ra đột ngột như thế, khiến ông nhất thời không phán đoán đúng sai, chỉ trách Vương Hoàng hậu lòng lang dạ sói. Việc này cuối cùng trở thành nguyên nhân truất phế Hoàng hậu. Truyền thuyết này không đáng tin lắm. Bởi vì Võ Chiêu Nghi có trở thành lòng lang dạ sói, cũng không đến nỗi tự tay giết chết cốt nhục của mình. Thật ra, vào mùa đông, thời tiết rất lạnh, trong cung đều đốt lò sưởi rất nhiều lửa than để nâng cao độ ấm trong phòng, phòng có trẻ em lại càng là như thế. Có thể cửa sổ đóng kín, than gỗ phóng ra lượng lớn khí cacbon, không thoát ra khỏi phòng kịp thời, khiến cho cô công chúa bé bỏng bị trúng độc mà chết. Tuy vậy việc này đã khiến Võ Chiêu Nghi có cớ gieo họa cho Vương Hoàng hậu. Từ đó, Cao Tông sinh ra ý tưởng phế bỏ Vương Hoàng hậu. Nhưng, muốn phế bỏ Vương Hoàng hậu cũng không dễ. Bởi vì Vương Hoàng hậu là do Hoàng đế Thái Tông chỉ định làm chính phòng của Lý Trị, thêm vào đó một lớp lão thần thực quyền chấp chính trong triều, như Trưởng tôn Vô Kỵ, Chử Toại Lang v.v…, tuân thủ qui tắc di chiếu của Trinh Quán, phản đối việc phế bỏ Vương Hoàng hậu. Đặc biệt là thái độ của Trưởng tôn Vô Kỵ không dễ xem thường, bởi vì ông ta là Tể tướng, là cựu thần của Hoàng đế Cao Tông, Hoàng đế Cao Tông nhờ ông giúp đỡ, mới được lên làm Thái tử và tiếp thừa ngôi vị Hoàng đế. Võ Chiêu Nghi một lòng muốn leo lên ngôi vị Hoàng hậu, quyết tâm vững chí khiến Cao Tông bỏ Vương lập mình; một mặt cổ động Cao Tông cúi mình bái phục, cùng mình đi đến nhà của cựu quốc Trưởng tôn nói: phong quan cho con thứ ba của Trưởng tôn Vô Kỵ, và phái người đem lễ vật rất hậu hĩ đến tặng cho Trưởng tôn. Nhưng Tể tướng Trưởng tôn vốn chính trực, không động lòng, lễ vật được trả trở về. Võ Chiêu Nghi bèn nghĩ ra kế khác cao siêu hơn, kết bè với hàng quan lại xuất thân từ giai cấp địa chủ trung tiểu nhà nghèo, như Hứa Kỉnh Tông, Lý Nghĩa Phủ, hứa là Cao Tông sẽ đưa họ lên chức vị cao cấp, để cùng với Trưởng tôn Vô Kỵ tạo thành những thế lực ngang bằng. Đồng thời Võ Chiêu Nghi lại phân hóa các lão thần trong triều, tranh thủ sự giúp đỡ của Lý Tích. Như thế, ai là người ủng hộ Cao Tông phế bỏ Vương Hoàng hậu lập Võ Chiêu Nghi làm hậu, đều được Hoàng thượng khen thưởng và lên chức, ai là trọng thần giữ thái độ phản đối đều ngày càng bị đối xử nhạt nhẽo. Để hạ bệ được Vương Hoàng hậu, thực hiện mục đích leo lên ngôi vị Hoàng hậu, theo truyền thuyết Võ Chiêu Nghi mua người trong cung, lấy con rối viết tên và ngày tháng năm sinh của Cao Tông lên đó, dùng đinh đóng vào, nhẹ nhàng lén chôn dưới gi.ường của Vương Hoàng hậu, sau đó bí mật báo cho Cao Tông biết, nói Vương Hoàng hậu ở trong cung hoạt động yêu thuật, muốn h.ãm hại Hoàng thượng. Cao Tông mê mờ, không phân biệt trắng đen, nghe xong tin ngay, phái người đến xem xét phòng ngủ của Vương Hoàng hậu, quả nhiên tìm thấy người gỗ như cáo trạng. Vì thế, Cao Tông giận không thể nhẫn, ngay lập tức phế bỏ Hoàng hậu. Trong Hội nghị Đại thần mở ra tại ngự tiền, quần thần tân lão đấu tranh dữ dội. Đại thần cố cựu Chử Toại Lang phản đối dữ dội nhất, và chỉ ra Võ thị chính là phi thiếp của Tiên đế, nay nếu phục vị làm Hoàng hậu, sẽ để lại sự chê cười cho đời sau. Khi Cao Tông quyết định giữ vững ý kiến của mình, Chử Toại Lang bèn trình lên triều hốt (cái mão của quan lại ngày xưa), và xin từ quan. Cao Tông thẹn quá hóa khùng, lệnh cho tả hữu đưa Toại Lang ra ngoài. Lúc này, Võ Chiêu Nghi ở sau rèm lén nghe, bỗng la lớn lên: “Vì sao không giết chết tên quan lại này đi?” Chỉ vì toại Lang là Đại thần cố cựu, mới chưa bị gia hình. Đến chiều, Cao Tông lại lấy cớ có bệnh, đặc biệt kêu Lý Tích vào cung để thương lượng với những người không muốn vào triều buổi sáng và quần thần đấu tranh, Lý Tích nói: “Đây là việc nhà của Bệ hạ, hà cớ gì phải hỏi người ngoài?” Cao Tông gật đầu: “Lời nói của khanh rất đúng, ý trẫm quyết vậy.”
Chính vì thế, tháng 10 năm Vĩnh Huy thứ 6 (năm 655), Cao Tông hạ chiếu phế Vương Hoàng hậu làm thứ dân, lập Võ Chiêu Nghi làm Hoàng hậu. Lý Cường, con trai của Võ thị lên 4 tuổi được lập làm Thái tử. Tiêu Thục phi cũng vì mắc tội với Hoàng thượng, cùng bị phế với Vương Hoàng hậu, bỏ vào lãnh cung. Lý Tích, vì ủng hộ Cao Tông được sắc phong làm Đại thần nghi lễ của Hoàng hậu mới, cung kính buộc ấn tín, dâng cho Võ Chiêu Nghi, và cử hành nghi thức sắc phong rất lớn. Võ Chiếu mặc triều phục, đeo huy chương Hoàng hậu, mão phụng giày châu, trang phục y như thiên thần, làm mặt hạnh má đào, mày phụng miệng anh đào của bà càng tăng thêm vẻ thướt tha. Lúc đó, Hoàng đế Cao Tông lòng như nở hoa, lại vì Võ hậu mở ra lệ đặc biệt, để cho bà ngồi xe trùng địch ra điện, thẳng đến Túc Nghi Môn, ra lệnh cho bá quan văn võ và Tù trưởng tứ di (các dân tộc phía đông), đều ở dưới cửa triều đón tiếp tân Hoàng hậu. Khi Võ hậu xuống xe lên lầu, mở màn từ trên cao nhìn xuống, thấy dưới cửa vô số trưởng quan, đầy người bái yết, quỳ đen đất. Được trông quang cảnh này, Võ hậu không cầm được thần thái bay bổng, rất uy phong. Đại lễ sắc phong Hoàng hậu lần này trong lịch sử chưa từng có. Võ Chiếu mặc đại lễ phục Hoàng hậu ở trên lầu thành Túc Nghi Môn, tiếp nhận bá quan văn võ và sứ các nước triều bái, gây chấn động toàn quốc.
Võ Chiếu đội mũ phượng màu vàng, trở thành Hoàng hậu của Đại Đường. Nhưng mũ phượng màu vàng này lại nhuộm máu tươi. Không những có nhuốm máu của đứa con gái do Võ Chiếu sinh ra, mà còn có máu của Vương Hoàng hậu, Tiêu Thục phi và vô số Đại thần. Võ thị lên địa vị Hoàng hậu không lâu, Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi liền bị Võ hậu mượn cớ đánh 100 trượng, còn chặt tay chân đi, ném vào trong vò rượu. Đáng thương hai người mềm mỏng yếu đuối khóc than thảm thiết, qua vài ngày mới chết. Theo truyền thuyết, Tiêu Thục phi trước khi sắp chết, chửi mắng Võ thị không ngừng: “Ả Võ yêu quái, hại tao đến thế này, nguyện đời sau tao sinh làm mèo, ả Võ làm chuột, thường xuyên cắn cổ họng ả Võ, mới sạch hận của tao”. Sau khi Võ thị biết được tin này càng thêm nổi giận, ra lệnh bêu thi thể hai người trước đám đông, bức bách Cao Tông đem gia tộc của Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi đày đến tận biên địa, thậm chí thi thể cha của Vương Hoàng hậu đã chết, cũng bị bà ra lệnh cho người đào lên bêu đầu. Theo truyền thuyết Võ hậu sợ lời nói “Tao sinh làm mèo, ả Võ làm chuột” của Tiêu Thục phi trước khi sắp chết sẽ ứng nghiệm, bèn nghiêm cấm trong cung nuôi mèo. Mãi đến các triều đại sau đó trong Hoàng cung cũng đều cấm nuôi mèo.

Hai vua lâm triều và ba lần phế Thái tử

Đường Cao Tông tính cách nhu nhược, thiếu chủ kiến. Khi lâm triều, không biết phán đoán tấu sự của hạ thần, phải dựa vào ý kiến của Tể tướng mới nắm được chủ ý. Trước khi Võ Chiếu làm Hoàng hậu, thao túng thực quyền triều đình trong tay bọn lão thần biếm quan, trước tiên là Trưởng tôn Vô Kỵ. Sau khi Võ Chiếu làm Hoàng hậu, rất nhiều việc lớn đều phải bàn bạc với Võ Hoàng hậu mới có thể xác định. Tình trạng nhu nhược này của Cao Tông, thành điều kiện khách quan tốt hơn để Võ thị thực hiện ý đồ chính trị của bà. Cuối tháng 6 năm Hiển Khánh thứ 5, sức khỏe Cao Tông không được tốt. Tháng 10, Võ hậu bắt đầu chính thức buông rèm nghe chính sự. Vốn Võ hậu là một bậc nữ lưu, các đại thần dễ bị lôi kéo, rất nhanh chóng thưởng thức sự lợi hại của Võ hậu. Bà xử lý chính sự đều có lý, quả đoán rạch ròi, âm thanh rõ ràng, biểu hiện kiên nghị hơn so với Cao Tông nhu nhược, quả thật là khác nhau một trời một vực. Cao Tông bắt đầu cùng bà bàn bạc chính sự, bà còn có thể gánh gồng những khó khăn, chỉ ra nguyên lý để xử lý. Thoạt đầu bà với Cao Tông chung quyền quyết định, rất nhiều sự việc Cao Tông còn chưa bày tỏ thái độ, thì bà đã quyết định xử trí, thậm chí còn ân uy tự tiện, thái độ kiêu ngạo khởi lên, dần dần Cao Tông không còn trong mắt bà. Cao Tông cảm thấy mất mặt, vì để hiển thị uy nghiêm “Thiên tử” của mình, Cao Tông chưa khỏi bệnh vẫn đề xuất phải thân chinh tiến công Cao Lệ, mặc dù Võ hậu và quần thần khuyên ngăn. Võ hậu đành phái Đại tướng quân Tô Phương Định thống lĩnh quân Đường xuất chinh, nhưng đại bại, lão tướng bị giết ở sa trường, Đường Thái Tông Hoàng thượng thân xuất chinh Cao Lệ kết quả cũng bằng không. Bất lực trên chính sự, khiến Cao Tông lười biếng quản lý sự việc, mà chuyển hướng về hậu cung tìm kiếm lạc thú. Và lúc này, Võ hậu lại mang thai. Từ sau khi Vương Hoàng hậu, Tiêu Thục phi bị phế, những phi tần khác của ông đều vì sợ Võ hậu mà không dám thân cận cùng Hoàng đế, khiến ý muốn tìm kiếm lạc thú ở hậu cung của Cao Tông khó thực hiện. Chính lúc này, Hàn Quốc phu nhân - chị của Võ hậu, đã một lần đến ở trong cung. Hàn Quốc phu nhân cùng Hoàng thượng chia cách 8 năm, không hổ là chị của Võ hậu, tuy tuổi quá tứ tuần, vẫn cứ mơn mởn làm động lòng người. Cao Tông ngay lập tức cùng Hàn Quốc phu nhân phục hồi lại quan hệ thân mật 8 năm trước. Sau khi Võ hậu biết được tình trạng này, trên mặt tỏ ra không nghe không hỏi, âm thầm suy nghĩ biện pháp. Không lâu, Hàn Quốc phu nhân chết một cách thần bí, theo truyền thuyết là Võ hậu hại. Để đạt được mục đích, ngay cả chị mình Võ hậu cũng ra tay trừ đi. Vì ngăn ngừa Cao Tông và các phi tần quá thân mật, Võ hậu quyết định thay đổi tên gọi toàn bộ phi tần ở hậu cung, đem toàn bộ phi tần hữu danh vô thực đổi làm nữ quan hầu Hoàng đế và Hoàng hậu. Đối với việc này Cao Tông cắn răng nghiến lợi, nhưng lại không có gan dạ phản kháng. Từ đó, ông rất ngại Võ hậu, và bắt đầu có tình cảm vui vẻ với Ngụy Quốc phu nhân cháu kêu Võ hậu bằng dì, con gái của Hàn Quốc phu nhân, đẹp trẻ hơn Võ hậu. Ngụy Quốc phu nhân tin mẹ của mình là do dì hại chết, lòng muốn báo thù, cố ý dùng sắc đẹp chiêu dụ Cao Tông, để được Hoàng thượng quan tâm. Đối với việc này, Võ hậu tỏ ra không có việc gì ngoài mặt, nhưng trong lòng không vui. Thêm vào đó việc chính sự bận rộn, tinh thần không thoải mái, đôi lúc tinh thần hốt hoảng, dường như thường xuyên thấy âm hồn của Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi trở về ám ảnh. Vì thế, bà liền ra lệnh cho đạo sĩ Quách Hành Chân lập đàn tế ở phòng bí mật trong cung, để trục đuổi những hồn ma ấy. Cao Tông biết được sự việc này, đặc biệt là khi Võ hậu và đạo sĩ ở chung trong phòng liên tiếp mấy ngày liền, người ngoài không được vào bên trong, không cầm được tức giận. Cao Tông giận quá không thể nhẫn nhịn, nên cùng Thượng quan nghi lễ Thị lang Tây đài vừa mới nhậm chức Tể tướng bí mật âm mưu phế bỏ Võ hậu. Không ngờ Võ hậu nhanh chóng biết được việc này, nổi giận đùng đùng, xông đến chỗ ở của Cao Tông, trợn tròn đôi mắt, lớn tiếng lên án Hoàng đế, lấy chiếu thư phế hậu chưa khô nét mực xé nát, vứt xuống đất dung chân chà đạp. Cao Tông kinh sợ cứng ngắt như gà gỗ, vừa lo sợ vừa xấu hổ, đổ tất cả cho Thượng quan nghi lễ. Trung thần Thượng quan nghi lễ mới nhậm chức Tể tướng không lâu, bị Võ hậu đày vào ngục uất ức mà chết, hai người con trai cũng bị chém đầu, Trịnh thị mẫu thân già cả và đứa cháu gái của Thượng quan còn nhỏ bị đưa vào cung làm tỳ nữ. Trung Thái tử được Thượng quan nghi lễ tiến cử ngày xưa, trước đã phế, lúc này đang bị giam cầm ở Quý Châu được tặng cho cái chết; các trọng thần có quan hệ thân thiết với Thượng quan nghi lễ, đều bị lưu đày. Trước việc xử phạt hàng loạt đại thần như thế, Cao Tông Hoàng đế hoàn toàn đầu hàng. Từ đó, trong triều không ai dám nhắc lại việc này. Hoàng đế thần sắc lơ mơ hốt hoảng lại bị trúng gió lần thứ hai, Võ hậu được đường hoàng danh nghĩa “phò tá Thiên tử long thể không được tốt”. Quần thần sợ Võ hậu, phàm khi có triều tấu đều xưng “nhị Thánh”. Võ hậu không những nắm thực quyền trong triều, mà trên danh nghĩa cũng được ngang hàng với Cao Tông. Mỗi lần lâm triều, Võ hậu cùng Cao Tông ngồi trên điện, quyết định tất cả việc chính trị, và ngược lại Cao Tông giống như bù nhìn, ngồi trên ngự tòa hoàn toàn không phát biểu ý kiến. Đây chính là điều mà mọi người lúc bấy giờ gọi là “hai Thánh lâm triều”. Để củng cố quyền thế của mình, không chấp nhận câu nam tôn nữ ti, Võ hậu 2 năm ở Lân Đức đích thân thống lĩnh các quan nữ, cùng Cao Tông đến Tần Sơn, chủ trì đế quốc Đường xây dựng phong thần đại điển lần thứ nhất, đạt đến đỉnh “hai Thánh lâm triều”. Sau phong thần đại điển, quan hệ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu đã được phục hồi, nhưng Cao Tông vì mất đi quyền lực mà rất đau buồn, chỉ càng thêm yêu thương Ngụy Quốc phu nhân. Ngụy Quốc phu nhân dáng vẻ trẻ đẹp, hoàn toàn không thỏa mãn với tình yêu lén lút như thế, bà đưa ra yêu cầu muốn Cao Tông chính thức phong bà làm quí phi. Võ hậu ngoài mặt tỏ vẻ không ngăn cản, nhưng nhanh chóng mời Ngụy Quốc phu nhân dự buổi tiệc tại nhà Võ thị, đích thân Võ hậu tham gia và Ngụy Quốc phu nhân bị trúng độc mà chết. Võ hậu sử dụng trò bịp giá họa cho người, nói là Võ Thùy Lang thân thuộc đầu độc muốn giết hại mình, mà giết nhầm Ngụy Quốc phu nhân. Như thế, anh họ Võ Thùy Lang ngay lập tức bị giết. Sau đó, ngày 15 tháng 8 năm Hàm Hưởng thứ 5, Võ hậu ra thánh chỉ, gọi Cao Tông là Thiên hoàng, gọi Võ hậu là Thiên hậu. Thánh chỉ “Thiên hoàng Thiên hậu”, khiến hiện thực “hai Thánh lâm triều” càng thêm danh chính ngôn thuận. “Hai Thánh lâm triều” hoàn toàn không phải là mục tiêu cuối cùng của Võ hậu; mục tiêu cuối cùng của bà là riêng nắm đại quyền, được gọi là vua. Tuy bà chế phục Cao Tông, đồng gọi Thiên hoàng Thiên hậu, cuối cùng không thể lấy thời đại Cao Tông. Và Cao Tông thể chất rất kém, thời gian sống không còn lâu, sau Cao Tông, Thái tử đăng cơ, quá nhỏ tuổi làm sao có thể nắm đại quyền chứ? Vì thế, Võ hậu liền chĩa mũi nhọn đấu tranh đến Thái tử và các Hoàng tử, kỳ vọng cũng có thể chế ngự chúng. Võ hậu và Cao Tông trước sau sinh 4 người con: Lý Cường, Lý Hiền, Lý Hiển, Lý Đán. Thái tử Lý Cường chính là đứa con thứ nhất Võ hậu sinh ra ở am ni chùa Cảm Nghiệp. Sau khi ông hiểu việc đảm nhiệm Thái tử, đối với mẫu hậu chuyên quyền, khi dễ phụ thân, lôi kéo kết bè kết đảng. Ông là một thanh niên ảnh hưởng tư tưởng nhà Nho rất nặng, đồng tình và bảo vệ phụ hoàng. Vì để giúp phụ hoàng thoát khỏi nghịch cảnh, chính ông đoàn kết thế lực bảo thủ trong quí tộc phản đối mẫu hậu, từ đó mà trở thành lãnh tụ chính trị phản Võ hậu. Tình cảm của Võ hậu đối với đứa con lớn rất sâu nặng, thấy con trai phản đối mình rất đau lòng, trăm phương ngàn kế hy vọng hàn gắn vết nứt giữa hai mẹ con. Bà tự mình chọn phi cho Thái tử, chọn con gái của Ti vệ Thiếu khanh Dương Tư Kiệm. Nhưng trước ngày thành hôn, cô ta tư thông với Vũ Mẫn, người con trai đẹp nhất Trường An, anh em với Ngụy Quốc phu nhân. Kết quả, hôn ước của Thái tử bị hủy bỏ, Vũ Mẫn bị đày đi, Võ hậu phái người đi áp giải giết chết giữa đường, bỏ thây ở đồng hoang. Thời xưa, Võ hậu bức bách Cao Tông phế bỏ Tiêu Thục phi, Nghĩa Dương công chúa và Tuyên Thành công chúa – hai người con gái của Tiêu phi cũng bị ở trong cung cấm suốt 19 năm sau khi mẫu thân chết. Thái tử Lý Cường biết được em cùng cha khác mẹ của mình bị bức bách như thế, lớn giọng tấu lên Võ hậu, đề xuất yêu cầu ngay lập tức thả hai công chúa ra. Võ hậu vì muốn giữ quan hệ giữa bà với Lý Cường, không muốn vì việc này mà tranh chấp cùng Thái tử, nên phá lệ đồng ý, cho hai công chúa ra khỏi cung. Hai công chúa cảm kích Thái tử Lý Cường không hết. Ngày 13 tháng 4 năm Hàm Hưởng thứ 6, khi Thái tử Lý Cường cùng phụ hoàng và mẫu hậu vào ăn cơm trưa, bỗng nhiên th.ân thể không khỏe. Sau khi ăn cơm không lâu, toàn thân liền bị co rút, chết ở cung Điện Vân. Đối với cái chết của Thái tử, có rất nhiều truyền thuyết. Có thuyết nói vì Thái tử phản đối mẫu hậu, mà bị Võ hậu độc sát. Cách nói của thuyết này không đáng tin lắm. Theo sử sách ghi lại thì Thái tử Lý Cường bị mắc bệnh lao phổi, ngày càng thêm nặng, cuối cùng dẫn đến cái chết năm 24 tuổi. Lại nói, khi Thái tử Lý Cường chết, Thiên hoàng Thiên hậu đều rất đau buồn. Ngày thứ hai sau cái chết của Lý Cường, Cao Tông đề xuất thoái vị, các tể tướng phản đối dữ dội; Thiên hậu cũng bỏ triều 3 ngày, trà cơm khó nuốt, cái chết của Thái tử, khiến lòng bà vạn phần đau khổ. Sau cái chết của Lý Cường, Lý Hiền được lập làm Thái tử, năm 22 tuổi. Lý Hiền khỏe mạnh đẹp trai, văn võ song toàn, rất được Thiên hoàng Thiên hậu yêu thích. Nhưng, Lý Hiền lại không thích mẫu hậu, trong các truyền thuyết có một lý do. Phần trước nói, khi xưa Võ hậu h.ãm hại Vương Hoàng hậu, đã từng giết chết cô công chúa. Sau cái chết của cô công chúa 11 tháng, Võ hậu sinh ra một Hoàng tử, chính là Lý Hiền. Người trong cung nói: khi Võ Chiêu Nghi mang thai, Cao Tông từng sủng ái Hàn Quốc phu nhân chị của bà. Trong một năm liền sinh hai thai dường như quá dày, mọi người không tin tưởng lắm. Cho nên trong cung lúc bấy giờ bàn tán xôn xao mẹ của Lý Hiền không phải là Võ Chiêu Nghi mà là Hàn Quốc phu nhân, và Hàn Quốc phu nhân lại bị Võ hậu giết chết. Lời truyền như thế, tạo thành bi kịch bất hòa giữa mẹ con Võ hậu và Lý Hiền ngày sau. Ngày nay, Lý Hiền tuy được lập làm Thái tử, nhưng ông ta vẫn cứ cho rằng, Thiên hậu ngay cả con gái do mình sinh ra còn có thể giết hại, làm sao có thể để con trai của chị bà tiếp thừa ngôi vị Hoàng đế? Võ hậu phát hiện con trai và mình có khoảng cách, muốn dùng biện pháp cứu vãn, nhiều lần gọi Thái tử vào cung, Lý Hiền đều mượn cớ thoái thác. Lý Hiền thông minh học giỏi, đồng tình với cảnh ngộ của phụ hoàng. Sau khi Lý Hiền được lập làm Thái tử, thì triệu tập học giả chú thích “Hậu Hán thư” của Phạm Diệp, dùng Lữ hậu chuyên quyền, Lữ thị loạn chính, mượn xưa chê cười nay, phản đối việc làm và ngoại tuế (Võ thị) chấp chính của mẫu hậu. Đối với việc này Võ hậu đã đau lòng lại ghi hận. Khi Thiên hoàng Thiên hậu ở Đông Đô, ở Trường An Thái tử Lý Hiền trị nước, xử lý chính vụ ngăn nắp gọn gàng. Và thái độ của Lý Hiền đối với Võ hậu cũng ngày càng lạnh nhạt. Thiên hậu làm nỗ lực cuối cùng, muốn cùng Thái tử Lý Hiền nói chuyện vui vẻ với nhau, nhưng Lý Hiền ngay cả gặp mặt bà cũng không bằng lòng, lại phái người ngầm giết Minh Sùng Nghiễm, thuật sĩ được sủng ái bên cạnh Thiên hậu. Sự việc bại lộ, Võ hậu không nhẫn nại được, phạt Lý Hiền làm thứ dân, và đuổi đến Ba Châu. Sau đó bức bách khiến Lý Hiền tự sát. Cao Tông Hoàng đế vốn muốn những người con trai có tài năng bảo vệ Vương triều nhà Lý, không ngờ Lý Cường, Lý Hiền liên tiếp bị hại, hiện tại chỉ có thể lập Lý Hiển làm Thái tử. Ở trong buồn phẫn mất hy vọng, tinh thần Cao Tông sụp đổ. Năm 683, sau khi Lý Hiển được lập làm Thái tử không lâu, Cao Tông uất ức mà chết. Lý Hiển tiếp vị, lấy hiệu là Trung Tông. Trung Tông là người không học võ chẳng học văn, ngu xuẩn không tài năng. Trung Tông muốn phong Vi Huyền Trinh – cha của Vi thị Hoàng hậu làm Tể tướng, bị sự phản đối kiên quyết của các Đại thần Bùi Viêm v.v…. Trung Tông lại tỏ rõ: “Thiên hạ là của trẫm, chỉ cần trẫm muốn, thì thiên hạ đều giao cho trẫm, lại có gì mà không thể được?” Võ hậu nghe được giận dữ. Trung Tông chỉ ngồi trên bảo tòa Hoàng đế được 44 ngày, thì bị Võ hậu giáng xuống làm Lư Lăng vương. Võ hậu đổi lập Lý Đán, đứa con trai nhỏ nhất của mình làm Hoàng đế, lấy hiệu là Duệ Tông. Lý Đán thì giống như Cao Tông tính tình nhu nhược. Thấy gương của ba người anh, Lý Đán không muốn làm Hoàng đế. Dưới sự quán thúc và uy quyền của Võ hậu, Lý Đán làm Hoàng đế, thực ra là một bù nhìn hoàn toàn. Đổi niên hiệu lên ngôi và hăng hái muốn giúp nước
Võ hậu biết Duệ Tông vô đức vô tài, không có nhiều triển vọng, nên cũng không hy vọng gì đối với ông ta. Vả lại chỉ là Hoàng đế trên danh nghĩa, tất cả đại sự quốc gia, đều do Thái hậu nhiếp chính. Võ hậu trọng dụng người trong gia tộc Võ thị, toàn bộ phong làm Chúa công, và xây dựng Từ đường ngũ đại Võ thị ở Văn Thủy quê hương. Hàng loạt biện pháp này là để bà chính thức lên bảo tòa Hoàng đế danh chính ngôn thuận. Tuy bà đã chấp chính gần 20 năm, là chủ một nước trên thực tế, nhưng vì bản thân là nữ mà lên ngôi vị Hoàng đế, nên còn nhiều trở lực. Trước tiên là Đại thần Từ Kính Nghiệp, ngày 29 tháng 9 năm 684, giúp Lư Lăng vương, viết “hịch tấn công Võ thị”, ở Dương Châu khởi binh phản Võ. Võ hậu lập tức dùng Lý Hiếu Dật làm Đại tướng quân, thống lĩnh 30 vạn binh đi tấn công Từ Kính Nghiệp. Tể tướng Bùi Viêm phản đối dùng binh, chủ trương hoãn chinh, đã tấu trình với Võ hậu: “Hoàng đế lớn tuổi, không nên tham chính nữa. Nếu Hoàng đế giao trả triều chính cho Duệ Tông, quân phiến loạn ắt sẽ không gây chiến nữa”. Đối với việc này Võ thị rất nổi giận. Lúc bấy giờ có người mật báo cháu của Bùi Viêm tham gia phản loạn, tố cáo Bùi Viêm có ý phản; vì thế Võ hậu bỏ ông ta vào ngục, sau đó chém đầu ở Đô Đình. Võ hậu đem quân tấn công Từ Kính Nghiệp chỉ trong 44 ngày. Toàn quân bị tan rã và Từ Kính Nghiệp bị giết chết. Năm Thời Cách thứ 4, Việt vương Lý Trinh, quan chép sử Dự Châu và Lang nha Vương Lý, quan chép sử Bác Châu, con trai của ông ta lại tiếp tục khởi binh phản Võ. Võ hậu ngay lập tức phái binh trấn áp, nhanh chóng dập tắt. Tiếp đó, Lý Đường tôn thất và hàng loạt cựu thần quí tộc bị tiêu diệt, địa vị Võ hậu càng thêm vững mạnh. Để phụ nữ làm Hoàng đế một cách danh chính ngôn thuận, Võ hậu tiến hành một loạt sửa đổi. Bà trước tiên đổi Đông Đô Lạc Dương làm Thần Đô, tiếp theo đổi tên Đường bách quan, sau đó sửa đổi lễ nghi phong kiến. Theo truyền thống qui định tế lễ trời đất đều là việc của người nam chủ trì, bà lại thống lĩnh tiên chủ nắm việc tế lễ. Truyền thống qui định cha mất, con để tang ba năm, mẹ mất, con để tang một năm; Võ hậu qui định mẹ mất, con phải để tang ba năm giống như cha mất. Biện pháp này đề cao địa vị lễ chế của người phụ nữ, trên thực tế chính là đề cao địa vị của bà trong tâm trí chúng thần triều đình, từng bước tạo ra một hình tượng nữ Hoàng đế. Vì để khiến bà đăng cơ làm nữ Hoàng có cơ sở đạo đức, lý luận nhất định, Vũ Thừa Tự, cháu họ của bà, cho người dâng lên bia đá có khắc “Thánh mẫu lâm nhân, vĩnh xương đế nghiệp” (Thánh mẫu gần người, nghiệp vua mãi mãi hưng thịnh), nói nhận được ở Lạc Thủy, thực chất là biểu dương Võ hậu đăng cơ. Phần phụ trong “Đại Vân kinh” của Phật giáo có đoạn sấm văn, Thích Ca Mâu Ni Phật nói với Tịnh Quang Thiên Nữ: “Ngươi sẽ giáng sinh ở nhân gian, trở thành Nữ hoàng, mọi người trong thiên hạ đều sùng bái qui thuận”. Võ hậu như nhận được ngọc quí, vì thế ra sức hoằng dương Phật giáo, áp chế Đạo giáo bị ảnh hưởng sâu nặng tư tưởng Nho giáo. Lợi dụng lúc bấy giờ Phật giáo mở rộng Đông truyền, trong xã hội thịnh hành tín ngưỡng Phật Di Lặc. Các thuộc hạ của Võ hậu đi khắp nơi rao truyền Võ hậu chính là Di Lặc tái thế. Vì thế, truyền nói “Thái hậu là Bồ Tát Di Lặc xuống trần”, nhanh chóng truyền khắp thiên hạ. Cứ như thế, Võ hậu đăng cơ có thể có căn cứ. Để tránh tiếng xấu soán ngôi nhà Đường, Võ hậu cho đi khắp nơi truyền nói Tổ tiên của mình chính là Châu Võ vương, nếu như bà làm Hoàng đế chính là “phục hưng Châu Võ”, Thị ngự sử dẫn 900 người Du Nghệ, dâng biểu lên, thỉnh Võ hậu tự làm Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Châu. Võ hậu giả vờ không hứa, lại nhanh chóng đề bạt người Du Nghệ. Tiếp đó, bách quan tôn tuế, bá tánh xa gần, Sa môn Đạo sĩ, hợp diễn ra hơn 6 vạn người liên danh dâng biểu xin Võ hậu làm Hoàng đế đổi quốc hiệu là Châu. Trước tình huống này, Đường Duệ Tông cũng đành chấp nhận và dâng biểu xin thoái vị. Vì thế, ngày 9 tháng 9 năm 690, Võ hậu phế bỏ Duệ Tông, đổi quốc hiệu là Châu, đổi niên hiệu Thiên Thọ, thêm tôn hiệu là Thần thánh Hoàng đế. Như thế, Võ hậu trải qua mưu kế tinh xảo 36 năm, cuối cùng leo lên bảo tòa Vương triều phong kiến, chính thức trở thành nữ Hoàng đế thứ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Từ khi lên làm Hoàng đế trong hơn 30 năm về sau, bà không dùng thủ đoạn với những kẻ đả kích mình, hoặc trấn áp những thần thuộc diện phản đối mình. Một khi đạt đến mục đích, bà liền hăng hái giúp nước, đổi mới sự tệ hại nhà Đường, tạo một quốc gia cường thịnh, thành tựu củng cố trên khách quan và phát triển “chính trị Trinh Quán”. Làm cơ sở tốt đẹp để xây đắp “khai nguyên thịnh thế” (mở đầu đời hưng thịnh) của Đường Huyền Tông, mở mang con đường phồn vinh và phát triển kinh tế của xã hội phong kiến Trung Quốc. Trước khi Võ hậu đăng cơ xưng đế, đối mặt khiêu chiến với Lý thị tôn thất, quí tộc và Đại thần phân tướng, bà sử dụng hai biện pháp: một là nghiêm khắc trấn áp phái phản đối, hai là đề bạt số lớn thứ tộc địa chủ làm quan, bồi dưỡng hàng loạt quan lại trung với mình. Để thay đổi quan niệm danh gia cũ, bà thủ tiêu “Thị tộc chí” viết thời Thái Tông, đặt khác thời đại “họ Thị lục”. Lấy gia tộc Hoàng hậu làm đệ nhất đẳng, ngoài ra luật lấy sự cao thấp quan chức làm tiêu chuẩn, phân thành 9 đẳng. Xuất thân từ binh sĩ mà lập quân công, cũng có thể cùng với hàng gia thế đại tộc ở trong cùng một đẳng cấp. Như thế, lấy công trạng đặt quan chức, lấy quan chức phân cao thấp, quan chức tốt đẹp so với môn đệ. Việc làm này ở thời điểm ấy có tác dụng tiến bộ nhất định. Võ hậu ngoài việc dùng Tể tướng ba tỉnh ở Nam Nha xử lý việc nước, còn triệu tập hàng loạt “trí thức văn học” trong cửa Bắc thành, tham gia bàn bạc việc nước, tập hợp trí tuệ, biên soạn sách vở. Lúc bấy giờ mọi người gọi là “học sĩ cửa Bắc”, trên thực tế chính là Đoàn quân sư của Hoàng đế, tương đương với Đoàn cố vấn nguyên thủ, Tổng thống quốc gia phương Tây hiện đại. Thời kỳ Võ hậu làm chính trị, còn phát minh “hộp đồng”. Đây là một cái rương (hòm) đồng được chế tạo đặc biệt, 4 mặt của rương có 4 lề sách bỏ vào, phân biệt là “kiến nghị”, “tự tiến”, “minh oan”, “bí mật”, có điểm rất giống hộp thư ý kiến, hộp thư báo hiện nay. Không kể là quan lại hay bá tánh, đều có thể nhét thư từ vào trong đó. Điều này mở đầu chế độ báo cáo của quần chúng trong lịch sử, các triều đại sau như Lý Đường, Triệu Tống v.v…. đều dùng theo chế độ như thế, mãi đến chính phủ địa phương Tây Tạng triều Thanh, cũng còn sử dụng hộp đồng. Bắt đầu triều Tùy, sáng lập chế độ khoa cử trong lịch sử Trung Quốc. Triều Đường kế thừa và tăng thêm khoa mục thi cử, chọn được rất nhiều nhân sĩ. Hình thức lúc bấy giờ là mỗi địa phương cử người đến kinh thành dự thi, do quan chủ khảo đánh gía quyết định cuối cùng chọn lấy danh sách. Năm thứ nhất Võ hậu lên ngôi vị Hoàng đế (Thiên Thọ nguyên niên, tức năm 690), vì nguyện vọng có đầy đủ thứ tộc địa chủ làm quan, bà phát triển thêm chế độ khoa cử, triệu tập thí sinh đạt yêu cầu đến trước điện, do Hoàng đế đích thân xét hỏi lại một lần, sáng tạo ra nền nếp “điện thí” (kỳ thi trước điện). Hoàng thượng đích thân chủ trì điện thí, nói rõ việc xem trọng khoa cử, tăng thêm tính cách nghiêm trang của kỳ thi, lại tăng thêm sự cảm nhận vinh quang đối với thí sinh, cảm thấy mình là “môn sinh Thiên tử” (học trò của vua), sẽ thêm trung quân ái quốc. Hai năm Trường An, Võ Hoàng đế tuổi già (năm 702), ngoài kỳ điện thí khoa văn, bà lại tạo ra khoa võ, không riêng tuyển chọn quan quân, đặc biệt trong đó tuyển chọn nhân tài tướng soái, để tăng mạnh lực lượng quốc phòng, đích thực bảo vệ an toàn quốc gia. Bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh, đều tiếp thừa chế độ khoa võ mà bà khai sáng. Có thể thấy nhãn quang của Võ Hoàng đế nhìn rất xa, khó có triều đại đế vương nào có thể theo kịp. Võ thị làm Hoàng đế không lâu, đầu xuân mỗi năm ra ngoài cung cử hành nghi thức nghề dâu tằm – Hoàng đế cày ruộng, Hoàng hậu lễ Thần tằm. Vì năm 20 tuổi, bà đưa ra 12 việc lập thệ, việc thứ nhất là “khuyên trồng dâu, xem nhẹ lao dịch văn phú”, phát triển sản xuất, bảo vệ chế độ quân điền (chia ruộng đồng đều), ức chế thôn tính, bảo vệ tài sản bá tánh. Bà đích thân chủ biên bộ “Triệu nhân bổn nghiệp ký” (Điềm được mùa của nghề nông) về nghề nông, trở thành sách nông nghiệp được xem trọng trong các thời đại nhà Đường. Bà còn đích thân soạn bộ sách “Thần quỹ” (Phép tắc của bề tôi), tổng cộng 10 chương, trong đó hai chương “Liêm khiết”, “Lợi nhân”, nhấn mạnh “cái gốc của việc dựng nước, tất ở nông dân. Tư tưởng của trung thần là người lợi nhân, việc ở khuyến nông”. Võ Hoàng đế còn xem trọng đồn điền biên phòng nơi quan trọng, không chỉ phát triển sản xuất nông nghiệp, mà còn củng cố quốc phòng. Thành tích đồn điền của Lâu Sư Đức ở Hà Thao, Quách Nguyên Chấn ở Cam Túc, Hắc Xỉ Thường ở Hà Nguyên đều rất nổi bật. Ngoài ra, Võ thị còn đốc thúc quan dân địa phương xây dựng thủy lợi, giữ gìn ngăn ngừa tai họa. Kinh tế xã hội thời kỳ Võ Hoàng đế rất phát triển, trật tự xã hội cũng an toàn ở mức độ nhất định. Nhân khẩu toàn quốc ba năm sau khi Thái Tông chết (năm 652) là 380 vạn nhà, đến Thần Long nguyên niên (năm 705) đã tang đến 615 vạn nhà, so với nhân khẩu đầu nhà Đường tăng thêm gần gấp đôi. Võ Hoàng đế tuy là nữ, nhưng lại rất quan tâm đối với quân sự quốc gia, biên phòng đế quốc. Từ khi bà làm Hoàng hậu chấp chính xâm chiếm trăm sông, thời kỳ bà thống trị bài trừ sự quấy nhiễu của dân tộc du mục đối với trung nguyên, quan hệ tốt với dân tộc thiểu số chung quanh nước Đường. Có một thời gian, quan hệ của Đường và các dân tộc thiểu số như Thổ Phiên, Đột Quyết, Khế Đan căng thẳng, Võ Hoàng đế sử dụng biện pháp giải quyết nguồn lính như mộ lính, phát nô, đoàn kết tổ chức binh lính, thông qua đồn điền giải quyết vấn đề vận chuyển nguồn lương thực. Trường Thọ nguyên niên (năm 692), Võ Hoàng đế lợi dụng cơ hội nội loạn Thổ Phiên, ra lệnh Vương Hiếu Kiệt – Tổng quản quân võ uy tiến đánh Thổ Phiên, thắng lợi lớn, hồi phục và xây dựng lại 4 thành Quy Tư, Vu Điền, Sơ Lặc, Toái Diệp, củng cố biên phòng phía Tây đế quốc Đường, xác lập đế quốc Đại Đường thống trị Nam Bắc Tây Sơn, trùng tân khai thông con đường mua bán một đoạn giữa theo hướng Trung Á Tây Á, xúc tiến giao lưu kinh tế, văn hóa trong ngoài. Thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, đối với việc xây dựng văn hóa cũng được xem trọng hơn, đích thân khởi xướng biên soạn văn quan trọng. Bà triệu tập các nhà Nho như Châu Tư Mậu, Phạm Lũ Băng, Vệ Kính Nghiệp ở nội cấm điện biên soạn “Huyền Lãm”, “Cổ kim nội phạm”, mỗi loại 100 quyển, “Thanh cung kỷ yếu”, “Thiếu dương chánh phạm”, mỗi thứ 30 quyển, “Đuy thành điển huấn”, “Phụng lâu tân giới”, “Hiếu tử truyện”, “Liệt nữ truyện”, mỗi thứ 20 quyển. Bà triệu tập rất nhiều văn sĩ biên tập bộ Đại bách khoa toàn thư thứ nhất trên thế giới, tức “Văn quán từ lâm” 1000 quyển, “Tam giáo (Nho Giáo, Phật giáo, và Đạo giáo) châu anh” 1300 quyển. Chính Võ Hoàng đế cũng là một nhân vật đa tài đa nghệ, bà tự mình trước tác “Thùy cung tập” 100 quyển và “Kim luân tập” 10 quyển, đáng tiếc đã thất truyền. Bà tự chế “Đại nhạc”, đã từng dùng 900 người vũ công diễn tấu. Bà tự làm thơ “Như ý nương”, tình cảm mềm mỏng uyển chuyển, rất đáng ngâm vịnh. Thơ rằng: Khán chu thành bích tư phân phân, Tiều tụy chi li vi ức quân. Bất tín tỉ lai trường hạ lệ, Khai tương nghiệm thủ thạch lựu quần. Tạm dịch: Thấy đỏ thành xanh nghĩ xôn xao, Tiều tụy tan tác làm nhớ vua. Bất tín trông nay lệ chảy dài, Mở hòm (rương) xét thấy váy phụ nữ. Do Võ Hoàng đế rất yêu thích thi từ khúc điệu, vì thế thời kỳ bà thống trị, thơ, văn, tiểu thuyết, sử học triều Đường, xuất hiện nhiều nhất, có thể nói là thời kỳ đại phát triển văn hóa Trung Quốc.
Giao chức vụ cho hiền thân
Sau hơn 30 năm củng cố địa vị, Võ Chiếu không từ một thủ đoạn độc ác nào, cuối cùng lên ngôi Hoàng đế, thống trị Đại Đường 50 năm, rất có mưu lược và mưu mô thủ đoạn, có bản lĩnh chế ngự quần thần, biết người dùng người. Chính do điểm này mà nhận được sự ca tụng và công kích của sử gia các thời đại và bá tánh bình dân, khen chê không thống nhất. Đối với thần quan ân uy đều trọng, thực thi cả cứng lẫn mềm. Một lần, bà triệu tập quần thần, nói với họ: “Trẫm theo Cao Tông hơn 20 năm, quan tước các khanh giàu có đều là trẫm cho. Thiên hạ an lạc, trẫm trưởng dưỡng. Và tiên đế bỏ quần thần, đem thiên hạ giao cho trẫm. Trẫm không lo cho thân, hết lòng thương yêu bá tánh, trách nhiệm của trẫm đối với bá tánh quá nặng nề. Thế mà những người vì quyền lợi riêng tư rắp tâm làm phản như Bùi Viêm, Từ Kính Nghiệp, Vu Đỉnh. Buộc lòng trẫm phải đem quân tiêu diệt, các khanh lấy đó làm gương, phải hết lòng phụng dưỡng trẫm, không làm thiên hạ cười!”. Lời huấn thị này, phân nửa là hăm dọa, phân nửa là khuyên bảo, quần thần cúi đầu, không dám nhìn lên, đều nói: “Chỉ bệ hạ sai khiến!” Võ Hoàng đế rất mẫn cảm đối với cử động của quần thần. Để phòng ngừa mưu phản, bà đặt hộp đồng ở trên Đường triều, những người mật báo nhét văn thư vào trong đó. Và qui định người có báo cáo mật, “sẽ được vào đến chỗ vua chúa, dù là nông phu tiều nhân đều được triệu kiến”, bất kỳ quan viên nào không được tra hỏi, vả lại phải dùng ngựa trạm đưa đến kinh thành, dọc đường còn phải căn cứ tiêu chuẩn phần ăn của quan ngũ phẩm mà cung cấp cơm ăn. Xem xét cáo mật thật, phong quan tặng lộc; cáo mật không thật, hoàn toàn không phản lại. Như thế, có ích cho việc nêu báo người hư, cũng có khả năng báo thù tư riêng, h.ãm hại người tốt. Vì thế, ngọn gió cáo mật khởi lên hưng thịnh, trên dưới triều đình, ai cũng phập phồng lo sợ. Hàng loạt quan viên triều đình vô tội bị liên lụy, có một thời gian, triều thần mỗi lần lên trước triều, đều phải chia biệt cùng người nhà. Để trấn áp phái phản đối, trong thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, Tiên hậu trọng dụng hàng loạt quan lại tàn ác nổi tiếng như Võ Tam Tư, Võ Thừa Từ, Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, Sách Nguyên Lễ, Binh Thần Tích v.v…, để pháp luật nghiêm ngặt, thực hiện khủng bố thống trị. Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, Sách Nguyên Lễ là những quan lại tàn ác khét tiếng, có người hoàn toàn vô tội, tìm kiếm gom góp thành tội. Hình phạt tàn khốc họ sử dụng danh mục rườm rà, người bị phạt chỉ cần xem hình cụ, thì muốn thừa nhận ngay bất kỳ tội danh nào, để cầu tránh dùng hình phạt. Lai Tuấn Thần và bộ hạ của ông còn chuyên môn viết quyển “La tích kinh” (Con đường tìm kiếm tích góp), giới thiệu các hình thức tra tấn kết tội. Nổi tiếng là Địch Nhân Kiệt, Ngụy Nguyên Trung, đều đã từng lấy tội mưu phản bỏ ngục, giết hại. Võ hậu trọng dụng 23 quan lại tàn ác nổi tiếng, trong đó Lai Tuấn Thần, Châu Hưng, Sách Nguyên Lễ mỗi người đã từng giết vài ngàn người. Đường thất tôn quí bị họ giết hại khoảng vài tram người, quyền thần bị diệt tộc cũng có vài trăm nhà. Tướng nổi tiếng bách tế nhân (giúp 100 người) Hắc Xỉ Thường, người Cao Lệ lo việc quân sự không can thiệp vào chính sự, cũng bị Châu Hưng tìm kiếm tích góp tội danh mà giết oan. Các quan lại tàn ác càng giết càng hăng, thậm chí dòm ngó chú ý đến đám quyền quý thân tộc của Võ thị, vì thế trở thành đối tượng bị công kích. Võ Hoàng đế thấy được “hình phạt tàn bạo như thế” đã đạt được mục đích, dập tắt sự bất mãn đối với một số quan lại, bèn chuyển tay xử tội giết các quan lại tàn ác Châu Hưng, Lai Tuấn Thần, “xóa sạch sự căm phẫn của dân chúng”. Phương pháp Võ thị sử dụng là lấy quan lại tàn ác trị quan lại tàn ác. Năm Thiên Thọ thứ 2 (năm 691), có người báo mật Châu Hưng và Binh Thần Tích thông mưu làm phản, Võ thị tuy không tin, nhưng vẫn cứ ra lệnh cho Lai Tuấn Thần thẩm tra. Lai Tuấn Thần bèn làm thẩm, nói với Châu Hưng: “Tù nhân không thừa nhận, thì sử dụng biện pháp nào?” Châu Hưng nói: “Việc này rất dễ! Lấy chum lớn, cho tù nhân vào trong đó, để lửa than chung quanh nướng, việc gì không thừa nhận!” Vì thế Lai Tuấn Thần tìm một cái chum lớn, căn cứ theo phương pháp của Châu Hưng nói, dùng lửa than đỏ để chung quanh, sau đó bảo Châu Hưng: “Có cáo trạng bên trong tố cáo ông, mời ông vào trong đây”. Châu Hưng hoảng sợ, cúi đầu chịu tội. Lai Tuấn Thần dùng phương pháp “đạo trị người trị mình,” , nghiêm trị giết Châu Hưng. Người sau có câu thành ngữ “Mời anh vào chum”. Lại lập một hộp thiếc cáo mật, thông qua hộp thiếc cáo mật mà cáo lên. Tố cáo những quan lại tàn ác lúc bấy giờ để trị tội. Theo truyền thuyết, khi tên quan lại tàn ác Lai Tuấn Thần chết, gia đình những người thù hận kéo đến, tranh giành thi thể ông ta để rửa hận, trong nháy mắt móc con ngươi, bóc da mặt, mổ bụng lấy tim, đạp nát như bùn. Võ Hoàng hậu thấy tình hình thuận nước xuôi buồm, liền ra lệnh ghi chép tội trạng của những quan lại tàn ác và xử tội diệt tộc. Võ Hoàng đế tuy đã xử chết các quan lại tàn ác Châu Hưng, Lai Tuấn Thần và bắt đầu thực hiện chính sách khoan hồng, nhưng ngọn gió cáo mật lúc bấy giờ chưa hoàn toàn ngưng hẳn. Nguyên đán năm Trường Thọ thứ 2, Thái tử Lý Đán trong nghi thức Hoàng đế tế trời bị lạnh nhạt, nguyên nhân do Á Hiến người nối ngôi Hoàng đế bị Ngụy vương Võ Thừa Từ chiếm đoạt. Sáng sớm ngày hôm sau, Lưu thị và Đậu thị phi của Thái tử vào cung chúc Tết Võ Hoàng đế, không hiểu vì sao mất tích, Thái tử tra tìm tung tích của hai phi, Hoàng đế ra lệnh không cần phải tiếp tục tra hỏi việc này. Nguyên vì sự mất tích bí mật của hai phi, là một tì nữ theo hầu được Hoàng đế tin tưởng mật báo hai phi nguyền rủa chỗ tinh vi của Hoàng đế. Năm người con của Thái tử cũng bị bỏ vào trong cung cấm. Triều thần thấy được Hoàng đế có ý muốn lập con cháu Võ thị làm người nối ngôi, cố ý vu cáo Thái tử mưu phản. Khi quan lại tàn ác đến Đông cung thẩm vấn người thân cận Thái tử, các gia bộc và hoạn quan đều thấy đây là việc ma vương giết người nên sợ hết hồn vía, ngay lập tức đồng thanh thừa nhận cùng Thái tử mưu phản, để mong tránh được hình phạt tàn khốc, chỉ có một thợ thủ công tên là An Kim Tàng, không tiếc thân mình để chứng minh sự trong sạch của Thái tử. Cuối cùng Hoàng đế cảm động, không cho tiếp tục tra tìm, và dặn Thái tử phải đối xử thật tốt với An Kim Tàng. Sau đó Duệ Tông được phục hồi, An Kim Tàng được phong làm Đại quốc công, lưu danh sử xanh. Tất cả những việc này nói rõ, Võ Hoàng đế mãi tin tưởng người cáo mật, cũng phản ánh sự thống trị của các quan lại tàn ác lúc bấy giờ rất là đáng sợ. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến Võ thị bị người đời sau mắng chửi. Võ Hoàng đế tuy sử dụng sự thống trị của quan lại tàn ác, giết bừa bãi nhiều quan viên, nhưng cũng lựa chọn và sử dụng hàng loạt quan hiền tướng tốt. Bà có thể nghe theo can gián, khéo phát hiện tri thức có tài, đối với quan viên một mực chính trực, chỉ cần không có ý mưu phản, bị quan lại tàn ác và thân tín h.ãm hại, bà cũng có thể bảo vệ và sử dụng. Cho nên, trong triều đình có hàng loạt quan lại hết lòng vì bà. Trước sau bà sử dụng 75 vị Tể tướng, 29 người xuất thân sĩ tộc, 35 người xuất thân thứ tộc, 3 người thông qua người thân che chở, và 27 người thông qua khoa cử mà vào. Tể tướng nổi tiếng trong đó có Lý Chiêu Đức, Ngụy Nguyên Trung, Đỗ Cảnh Kiệm, Địch Nhân Kiệt, Diêu Tông, Trương Đông Chi v.v… Tướng bên cạnh nổi tiếng có Đường Hưu Cảnh, Lâu Sư Đức, Quách Nguyên Chấn v.v… Võ Hoàng đế sáng suốt biết người và khéo dùng người. Lạc Tân Vương một trong “tứ kiệt sơ Đường”, khi tham gia phản loạn với Từ Kính Nghiệp ở Dương Châu, đã từng đích thân soạn viết “Hịch tấn công Võ thị”, chỉ trích Võ thị: tính chẳng hòa thuận, địa vị thấp hèn…. giết chị giết anh, giết vua, thuốc độc mẹ, thần dân đều ghét, trời đất không dung”. Bà vừa xem vừa khen “nét bút đẹp”, “kỳ tài kỳ tài”, và hỏi quan quân hai bên: “Hịch văn này là của ai làm?” Khi báo cáo là “bút tích của Lạc Tân Vương”, Võ thị tiếc nói: “Có tài văn như thế này, mà không sử dụng được, đây chẳng lẽ không phải là lỗi của Tể tướng sao?” Sử quan Vương Cập Thiện trưởng phủ Đại đô đốc Ích Châu, vì già bệnh cho hưu. Võ Hoàng đế thấy ông có tài cho rằng để Vương Cập thiện giữ chức thứ sử là đại tài tiểu dụng, bèn giữ lại trong triều, cho làm Tể tướng. Võ thị là người trọng dụng rất nhiều người trong gia tộc, nhưng nếu như không có tài năng hoặc làm hỏng việc, bà chiếu theo đó mà trừng trị. Tôn Tần Khách là con trai của người chị theo Võ Hoàng đế, khuyên Võ hậu đổi Đường làm Châu, được nâng lên làm nội sử. Sau đó vì cố tham vật trộm, chiếu theo đó bị đày mà chết. Võ Thừa Tự cháu trai của Võ Hoàng đế làm Tả tướng văn xương, bình thường đả kích khác biệt, có tâm không kỷ cương. Lý Chiêu Đức mật tấu: “Thừa Tự cháu của Bệ hạ, lại là vua mới, càng không nên ở quyền cơ, để mê hoặc quần chúng nhân dân. Vả lại đế vương từ xưa, giữa cha con, còn tranh đoạt lẫn nhau, huống ở cô cháu, chẳng lẽ được ủy quyền đó ư? Nếu như tiện thể, ngôi vị có giữ yên được chăng?” Hoàng đế rõ sợ nói: “Trẫm chưa suy nghĩ vậy”. Thừa Tự cũng nói lời nói dối của Lý Chiêu Đức, Hoàng đế nói: “Tự trẫm cử Chiêu Đức, mỗi lần giành được chỗ nằm cao, là lao khổ thay ta, chẳng phải ngươi có thể làm được vậy”. Võ Thừa Tự liền chuyển làm Thái tử thiếu bảo, được cử làm Tể tướng. Việc này không chỉ nói rõ Võ Hoàng đế biết người khéo cử, mà còn làm được việc dùng mà không nghi, không luận thân sơ, dùng người có tài. Trong thời kỳ Võ Hoàng đế chấp chính, còn tiếp nhận sự can gián của Đường Thái Tông. Bà rất biết việc quan trọng của sự giúp đỡ can gián, cổ vũ Đại thần dâng thư can gián. Vì thế mà không thiếu Tể tướng Đại thần như Chu Kính Tắc, Ngụy Nguyên Trung, Địch Nhân Kiệt, Đỗ Cảnh Kiệm v.v…, đều có thể giáp mặt dẫn đấu tranh triều đình, không xu phụ kẻ có quyền thế. Có một mùa thu nọ Hoàng đế cầm ra cành hoa lê cho các Tể tướng xem, vẻ mặt các Tể tướng đều nịnh bợ, nói đây là điềm lành. Chỉ riêng Đỗ Cảnh Kiệm nói: “Nay cỏ cây hỏng rụng, mà đây lại thêm tươi tốt, bất kỳ âm dương, lỗi ở các thần”. Sau khi Hoàng đế nghe xong rất khen thưởng, nói: “Khanh, chân Tể tướng vậy!” Võ Hoàng đế tôn sùng Phật giáo, muốn tạo tượng Phật lớn, khiến thiên hạ Tăng ni ngày ra tiền để giúp công của họ. Địch Nhân Kiệt thượng sách can gián. Võ Hoàng đế hỏi: “Công giáo trẫm làm thiện, lẽ nào lại trái ư?” Lập tức ngừng công việc kia thôi. Càng thêm quí trọng Địch Nhân Kiệt, “thường gọi quốc lão mà không gọi tên”. Chu Kính Tắc thấy việc tập hợp con trai đẹp trong dân gian cho Võ Hoàng đế làm người tình, quyết tâm can gián dù phải chết, vả lại lời can gián kịch liệt chua cay, nói “dân gian có người cho rằng con trai của mình sắc trắng, hoặc có người tự xưng d.ương v.ật lớn, chính là tuyệt phẩm thiên hạ, và hy vọng tiến cử vào phụng sự phủ của vua”, hy vọng Hoàng đế tự ngăn ngừa h.am m.uốn của mình. Đối với mũi nhọn như thế, khiến lời nói của người phẫn nộ, Võ Hoàng đế sau khi nghe không những không giận, ngược lại còn tặng 100 tấm lụa là gấm vóc cho Chu Kính Tắc, và nói: “Nếu chẳng phải khanh nói thẳng, trẫm còn không biết có việc như thế. May thay khanh can gián thẳng không kiêng tránh”. Độ lượng như thế, khiến Chu Kính Tắc khen ngợi “Không sợ vì Thiên tử anh minh”. Võ Hoàng đế bảo vệ, khen thưởng khích lệ đối với những quan lại can gián thẳng thắn, chân chính không tư riêng, và đối với những hạng a dua phụng thừa lại không dòm đến, thậm chí có ý đuổi đi. Năm 692, Hoàng đế đại xá thiên hạ, và ngăn cấm thiên hạ làm thịt, bắt cá tôm. Trương Đức hữu xả di gần 50 tuổi, không con cái. Mùa xuân năm ấy, phu nhân lại sinh cho ông ấy một đứa con trai trắng mập, khiến Trương đại nhân vui nừng như cuồng. Chuẩn bị ngày tam triêu (ngày thứ 3 sau khi sinh) đãi tiệc chúc mừng, nhưng giết bò mổ dê lại trái với Thánh chỉ. Chính trong buổi lễ buồn này, Đỗ Túc đến thăm bổ khuyết rất tốt quan hệ xưa nay vốn thiếu, Trương Đức lấy tấm lòng của mình nói với các bạn đồng liêu, và mời Đỗ đại nhân nhất định phải đến. Đến ngày tam triêu, Trương Đức lén lén giết 1 con dê, làm chả băm, và những món ăn ngon khác, Đỗ Túc dự tiệc uống rượu, ăn thịt băm, còn khoe thịt dê vị ngon. Ngày hôm sau Hoàng đế lâm triều, bỗng hỏi Trương Đức: “Biết tội không?” Vốn phạm vi buổi tiệc nhỏ rất bí mật, lại bị Hoàng đế biết, đặc biệt là trái với Thánh chỉ cấm mổ thịt, Trương Đức vội vàng quỳ xuống cúi đầu nói: “Thần biết tội, tội đáng chết vạn lần”. Các Đại thần đều cho là Trương Đức phải chết. Hoàng đế mỉm cười nói: “Trẫm cấm giết mổ, nhưng việc cưới xin ma chay không ở trong giới hạn đó. Trương khanh, Trẫm ban cho ngươi vô tội!” Trương Đức tạ ân, đang muốn thoái lui, Hoàng đế lại hỏi: “Trương khanh, có biết vì sao Trẫm biết không?” Trương Đức đáp: “Thần không biết”. Hoàng đế bèn ra lệnh cho nội thị lấy tấu chương và miếng thịt dê băm của Trương Đức cầm ra, sau đó nói: “Đây chính là Đỗ Túc tri giao của ngươi mật báo, sau này khanh mời khách, hãy lựa chọn người nhé!” Nói xong, phất tay áo thoái triều. Qua việc này, như sách “Tư trị thông giám” luận: Võ thị “bắt chẹt việc thuởng phạt để điều khiển thiên hạ, chính trị do mình ra, xét rõ đoán khéo, cho nên lúc bấy giờ anh hiền lại được dùng, nhưng không gọi chức, tìm cũng cách chức, hoặc thêm hình phạt giết”. Lời đánh giá này thật là công chính.

Nữ đế sủng nam
Võ Chiếu sau khi lên ngôi Hoàng đế, mặc trang phục của nam Hoàng đế, giả nam Hoàng đế thiết lập phi tần. Người bà thiết lập là phi tần nam, lựa chọn những thiếu niên nam dáng vẻ khôi ngô, và để cho những tần nam này mặc y phục nữ ở trong cung cung phụng. Việc này bị đời sau gọi là chuyện hoang đường. Bà chọn vài người con trai đẹp nổi tiếng xung thực vào hậu cung, trở thành nam sủng, cùng Hoàng đế làm trò vui phục vụ “xem hạc treo ngược” xây dựng thêm “phụng thần phủ”. Vì vậy người đời sau mắng bà dâm ô ở hậu cung, hoang dâm vô độ.
Hoàng đế Cao Tông mất đi không lâu, thời kỳ Võ hậu bận chính sự, bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Công chúa Thiên Kim con gái thứ 18 của Cao Tổ quan hệ rất tốt với Võ hậu, khéo nghênh tiếp, từ Thị Tỉnh Trung tìm đến một người con trai đẹp làm “linh dược” điều hòa âm dương dâng cho Thái hậu, người này vốn chính là Phùng Tiểu Bảo có quan hệ tình xưa với Võ hậu. Tiểu Bảo đương nhiên theo lời gọi, hai người lại thưởng thức vị tình năm xưa. Khi Thái hậu 60 tuổi, lần thứ nhất nếm được niềm vui chốn phòng khuê, người đời sau căn cứ vào việc này mà mắng Võ hậu dâm loạn. Kỳ thực, bà mải bận việc chính trị, hoàn toàn không xem trọng tình yêu. Ngay cả khi được Cao Tông sủng ái, thì tình yêu đối với bà cũng chỉ là biện pháp để tranh đoạt quyền lực, mà không có tình cảm và lạc thú chân chính. Nay, tuy tuổi đã về già, nhưng bình thường bảo dưỡng có chất, riêng nắm đại quyền tinh thần thoải mái, Thiên Kim công chúa đưa đến người bạn cũ khiến Thái hậu dường như hoa mẫu đơn tàn lụi, lần thứ nhất tưới nhuần nếm được vị ngọt. Để Phùng Tiểu Bảo có thể vào cung thường xuyên, Thái hậu cho ông ta làm trụ trì chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, tặng tên Tiết Hoài Nghi, mượn cớ siêu độ cho danh sách Tổ tông, đi lại trong cung hành lạc, nhằm che giấu tội lỗi. Vị tăng Tiết Hoài Nghi này, dựa vào sự sủng ái của Thái hậu, mới đầu còn có sự kiêng dè, dần dần quên đi, ra vào lại cưỡi ngựa vua, do số người thần quan ủng hộ, gọi loa dẹp đường nhấc hàm thiếc ngựa lên, hống hách không ai bằng. Sĩ dân đến không kịp tránh, liền bị móng sắt đâm đầu, máu chảy đầy đất; gặp Đạo sĩ, liền khiến người cắt tóc họ đi; tình cờ gặp triều thần quí tộc, cũng khiến họ quỳ xuống; ngay cả Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư v.v… là người thân của Hoàng đế, cũng đều tranh làm người đánh ngựa mở đường cho ông ta, thi lễ kính chào, những triều thần khác thì chỉ dám giận mà không dám nói. Phùng Tư Húc, Ngự sử tả đài, chấp pháp nghiêm chỉnh, ngẫu nhiên gặp Hoài Nghi giữa đường, bị Hoài Nghi quát khiến thị dịch dường như đánh chết. Tô Lang Tự Ôn Quốc công tiếp theo Liễu Nhân Quỹ, nhận lệnh Hoàng hậu đóng giữ Tây kinh, Võ hậu đặc biệt triệu làm Tể tướng, nhận chức vào triều, giữa đường gặp Hoài Nghi, để tránh bạo lực ông ta thi lễ, Tiết Hoài Nghi lại không đáp lễ, ngẩng cao đầu như không người. Tô Lang Tự giận dữ: “Kẻ trọc đầu từ đâu đến, lại dám ngạo mạn với ta?” Tiết Hoài Nghi đã mê muội ngạo nghễ ngang tang, làm sao nhẫn nại, liền cùng Quốc công đấu miệng. Tô Lang Tự ra lệnh tả hữu kéo ngã Hoài Nghi, và nhéo má ông ta vài chục cái. Nổi nóng Tiết Hoài Nghi mặt đỏ như gấc, vội vàng báo cáo Võ thị. Võ thị nhìn Hoài Nghi mỉm cười: “A sư chỉ nên ra cửa Bắc, dãy cửa Nam Tể tướng ra vào, làm sao có thể phạm chứ?” Việc này nói rõ, Võ thị chỉ dùng Tiết Hoài Nghi là người tình, không để cho ông ta xúc phạm Tể tướng.
Võ hậu lo sợ Tiết Hoài Nghi tiếp tục tác oai tác quái, bèn mượn cớ nói ông ta khéo suy nghĩ, biết quản lý, để cho ông ta vào cung quản lý việc tạo dinh, chịu trách nhiệm xây dựng Minh đường, Thiên đường, và đại Phật. Minh đường cao 294 thước, vuông 300 thước, có 3 tầng. Tầng dưới tượng trưng cho 4 mùa; tầng giữa tượng trưng cho 12 con giáp, mặt trên làm cột tròn, ôm vào 9 con rồng; tầng trên tượng trưng cho 24 giờ, cũng làm cột tròn, trên đắp phụng sắt, cao 1 trượng, dùng hoàng kim trang sức, hiệu là Vạn Tượng thần cung. Phía Bắc Minh đường, lại kiến trúc Thiên đường 5 cấp, bên trong dành để chứa tượng Phật lớn. Tượng cao 900 thước, mũi tượng như chiếc thuyền lớn 10 hộc (1 hộc bằng 10 đấu hoặc 5 đấu tùy theo từng thời hỳ), ngón tay út có thể chứa vài chục người ngồi trên đó, bên trong quét sơn, tuyệt vời khác thường. Hoài Nghi sử dụng phí bình thường, tùy ý vào trong cung chi lấy, không bị hạn chế. Ông ta nghĩ ra một kế khéo léo, mỗi tháng mở đại hội, triệu tập thiện nam tín nữ, đại hội trong chùa, thấy có thiếu nữ nhan sắc, liền giữ lại thiền phòng, tùy ý mua vui, làm hư hại không biết bao nhiêu con gái nhà lành. Cứ như thế, dần dần bỏ Võ Hoàng đế qua một bên. Minh đường, Thiên đường và đại Phật xây dựng trong 6 năm mới xong, Hoàng đế mỗi tháng gọi Tiết Hoài Nghi vào 6,7 lần, dần dần ít nhất 2,3 lần, vì có thiếu nữ hành lạc, cuối cùng lại cự tuyệt Võ Hoàng đế gọi vào. Như thế, Hoàng đế bèn lại sủng ái Ngự y Thẩm Nam Trân. Nam Trân khéo vào phòng không để cho mọi người hoài nghi, Võ thị thích hợp cũng vui lòng. Việc này bị Tiết Hoài Nghi biết được, lửa ghen phừng phừng, phẫn nộ nổi lửa đốt Thiên đường và tượng đại Phật xây dựng trong 6 năm. Võ Hoàng đế không nhẫn được, bèn bàn với Thái Bình công chúa, ngầm phái cung nữ khỏe mạnh mai phục, dụ dỗ Tiết Hoài Nghi vào cung, trong Dao Quang điện giết chết ông ta. Bọn tay chân của Tiết Hoài Nghi, cũng bị giết hại tất cả.
Sau khi Tiết Hoài Nghi bị giết, Võ Hoàng đế tự xưng Thiên Sách Kim Luân Đại thánh Hoàng đế, đổi niên hiệu “Thiên Sách vạn tuế”, lễ mừng kéo dài 9 ngày. Tháng 12 năm thứ 2 Thiên Sách vạn tuế, Hoàng đế lấy danh nghĩa Hoàng đế đế quốc Đại Châu, từ Thần đô Lạc Dương đi về Thần nhạc Tung Sơn, tổ chức nghi thức phong thần rất lớn. Lúc này bà đã gần 70 tuổi, đỉnh núi cao khoảng 1600m, đạp lên tuyết trắng xóa, đối mặt với gió lạnh thấu xương, chonngười theo hầu thối lui, một mình trang nghiêm lên đàn tế lễ, trong Thiên vương Thần Phong Sơn là bảo vệ Thần đô Lạc Dương. Cảnh hùng tráng này, lịch sử chưa từng có trong phong thần đại điển của đế vương cổ đại Trung Quốc. Sau 1 tháng làm lễ phong thần ở Tung Sơn, bệnh ngoài buồn trong nối nhau mà đến. Thổ Phiên, Khiết Đan, Đột Quyết nhiều lần vi phạm biên giới, văn thư báo gấp liên tiếp đưa lên. Khi Lưu Tư Lễ - thích sử Cơ Châu tấn công Khiết Đan, lại âm mưu phản đối nữ đế lâm triều. Mùa thu nhiều việc, khiến sức lực Hoàng đế không đủ, vấn đề khó khăn là lập con của Lý thị làm Thái tử hay cháu của Võ thị tiếp thừa, cũng khiến Hoàng đế quá mệt mỏi về tinh thần và thể chất. Lúc này, Thẩm Nam Trân ngự y một thời theo hầu Hoàng đế, vì đến trung niên, th.ân thể suy yếu mà mất đi sự sủng ái. Vì thế, công chúa Thái Bình con gái yêu vì mẫu hoàng tìm đến anh em Trương Dị, Trương Xương Tông thiếu niên, dáng dấp xinh đẹp, am hiểu âm luật. Xương Tông tuổi chỉ 20, mày mắt thanh tú, th.ân thể cường tráng. Thái Bình công chúa giới thiệu với mẫu hoàng, và gọi Xương Tông vào cung. Xương Tông xuất hiện trước mặt Võ Hoàng đế, khiến tình cảm trào dâng, ngay cả các cung nữ lớn tuổi trong cung cũng không tự chủ được phải phát ra lời khen. Xương Tông, hầu hạ suốt đêm, khiến Hoàng đế yêu thích vô cùng, Tiết Hoài Nghi, Thẩm Nam Trân trong quá khứ đều không bằng người mới. Trương Xương Tông tuy tuổi nhỏ nhưng dục vọng mạnh, trải qua đêm vui, lo lắng chống đỡ không nổi, bèn xin cho người anh Trương Dị được tiến cử vào. Hoàng đế đồng ý, ngày thứ hai bèn gọi Trương Dị. Công phu qua đêm của Trương Dị quả nhiên đặc biệt hơn so với Xương Tông, nhưng tình cảm dịu hiền khúm núm, còn kém một nước so với người em. Võ Hoàng đế nhận biết sở trường của mỗi người, cách đêm đổi người, giao hoan triệt để. Sau đó bèn phong Trương Xương Tông làm Vân Huy Tướng quân, phong Trương Dị làm Tư Vệ Thiếu khanh, đặc biệt tặng cho anh em họ nhà cửa khang trang, nô tỳ, tài sản trâu ngựa rất nhiều, ngoài ra còn thêm 500 tấm lụa đẹp. Từ đó hai Trương thay phiên nhau vào ngự triều, sủng ái không ai bằng. Ngay cả cha của hai Trương cũng được truy tặng làm Thích sử Tương Châu, mẹ cũng được phong làm Thái phu nhân. Không lâu, Hoàng đế lại tiến giao cho Xương Tông làm Ngân thanh quang lục đại phu, quyền lực của hai Trương không đầy 1 tuần (10 ngày), đã là uy chấn kinh đô. Các anh em Võ và khách Tổ tiên, đều tranh nhau cùng lên cửa yết kiến, rất hâm mộ, thậm chí đích thân vì hai Trương dắt ngựa cầm roi, tôn Trương Dị làm ngũ lang, Xương Tông làm lục lang.
Trong cuộc sống riêng tư, Võ Hoàng đế hết sức nuông chiều hai Trương, xem anh em Trương thị là Bảo Chương, Lâm Phàm trong thần thoại. Nhưng trên chính trị, bà lại công tư phân minh, hoàn toàn tin tưởng vào danh tướng Địch Nhân Kiệt, tất cả chính sự đều giao cho ông ta xử lý. Đặc biệt trong vấn đề sắc lập Hoàng Thái tử, nhiều lần nghe theo ý kiến Địch Nhân Kiệt. Địch Nhân Kiệt ung dung nói với Hoàng đế: “Hoàng đế dãi gió dầm mưa, thân liều gươm đao, để yên thiên hạ, truyền cho con cháu. Đại đế đem hai con ủy thác cho bệ hạ, nay bệ hạ muốn thay đổi tộc của chúng, chẳng phải là ý trời ư! Vả lại cháu và con ai thân hơn? Bệ hạ lập con, thì thiên thu vạn tuế sau này, thay cơm Thái miếu, tiếp thừa vô cùng; lập cháu, thì chưa nghe cháu là Thiên tử mà lễ miếu cô vậy.” Ra sức khuyên bảo Hoàng đế triệu hoàn Lư Lăng Vương. Các trọng thần khác, như Lý Chiêu Đức, Vương Phương Khánh, Vương Cập Thiện v.v…, cũng khuyên Hoàng đế lập con mà không nên lập cháu. Nhưng Hoàng đế ý đã định. Như thế, Võ Hoàng đế sau khi suy nghĩ trăm lần, lặng im và đau khổ đưa ra quyết sách chính thức, tiếp nhận kiến nghị của Địch Nhân Kiệt, làm tiêu tan nỗi băn khoăn đổi lập Ngụy Hoàng Tự cháu của Võ thị, quyết định tiếp theo phục hồi lại Lư Lăng Vương Thái tử trước kia đã bị phế bỏ, lập lại Ngụy Thái tử. Sau khi địa vị Thái tử Lý Hiển được xác lập, Hoàng đế lại lo lắng cháu của Võ thị sẽ gặp tai nạn bị tiêu diệt khi không có bà. Vì thế, Hoàng đế lại gọi Thái tử Lý Hiển, tướng Vương Đán, Thái Bình Công chúa cùng với các vương Võ thị đến, ra lệnh họ thệ ước “Sau khi Hoàng đế mất đi, giữa Thái tử Lý Hiển và tộc Võ thị tuyệt đối không sinh ra tranh chấp gì”. Như thế còn chưa đủ, bà lại ra lệnh cho Thái tử Lý Hiển tuyên đọc văn thệ giữa mọi người tại cung Thông Thiên, hướng đến trời đất triều thần phát thệ, và văn thệ được khắc trên phiếu sắt, cất giữ trong sử quán. Đương nhiên, đây chỉ là một nỗ lực, một hy vọng của Hoàng đế. Trong lòng Hoàng đế cũng rõ, sau khi bà trăm tuổi, con cháu Lý Đường lại nắm quyền, lời thệ ước này cũng có thể không được tuân thủ, bà cũng không thể quản lý được.
Khi Võ Hoàng đế nhận thức, về sau “Đế quốc Đại Châu chỉ có một đời ta”, thì cũng dần dần chán nản đối với chính trị, ít quản lý chính sự, mà chuyển hướng đi tìm những niềm vui tuổi già. Bà ra lệnh cho Tăng nhân Hồ Siêu nghiên cứu bào chế thuốc trường thọ, trải qua 3 năm, hao rất nhiều tiền, cuối cùng thành công. Đây là một loại thuốc tính thanh xuân, sau khi dùng, tính dục tăng mạnh. Bà tuy đã hơn 70 tuổi, nhưng sau khi cùng anh em hai Trương hành lạc, cảm nhận được sự sảng khoái chưa từng có. Hoàng đế đại Ngụy cao hứng, hậu tặng Hồ Siêu, đổi niên hiệu Cửu thị, đại xá thiên hạ. Hoàng đế quả thật giống như tuổi trẻ, tự mình cũng cảm thấy hồi phục sức sống. Vì thế, ở Lạc Dương hầu như mỗi ngày đều phải tổ chức yến tiệc để hai Trương trong lòng Ngụy, Hoàng đế nhiều lần đích thân tham gia. Một lần trong yến tiệc, Võ Tam Tư khoe khoang Trương Xương Tông không thuộc về người đẹp nhân gian, có thể là Hoàng tử Tiên nhân gỉa chuyển thế. Sau khi Hoàng đế nghe được rất cao hứng, đặc biệt nảy sinh suy nghĩ kỳ lạ, ra lệnh căn cứ theo câu chuyện truyền thuyết, chế tạo ra hạc gỗ có bánh xe và áo sợi mẫu hoa văn có hình hạc, để Trương Xương Tông gỉa cưỡi hạc thổi sáo làm Hoàng tử “Thái tử lên Tiên”, và gọi Tống Chi Vấn , Thẩm Toàn Kỳ thi nhân đến theo dõi thi phú. Đồng thời, Hoàng đế ra lệnh lựa chọn càng nhiều thiếu niên anh tuấn, đưa vào Phụng thần phủ để dễ cung phụng. Như thế, trong cung ngoài cung truyền nói rất dữ dội “Nữ đế hoang dâm”, nhanh chóng truyền khắp trong dân gian.
Cuối cùng Hoàng đế tuổi già sắc suy, đối với hai thiếu niên đẹp Xương Tông, Trương Dị mà nói, đương nhiên không thể thỏa mãn. Bên cạnh Hoàng đế có một nữ Thượng quan Nhu Mì (cháu gái của Thượng quan nghi lễ), thi phú hội họa đều rất khéo, tuy đã ngoài 30, chỉ vì vẫn cứ là xử nữ, dáng vẻ đẹp không kém thiếu nữ. Rõ ràng, Thượng quan Nhu Mì có ma lực rất lớn trong mắt Trương Xương Tông. Một hôm, hai Trương và Thượng quan Nhu Mì cùng hầu Hoàng đế dùng cơm, Xương Tông và Nhu Mì lại chăm chú nhìn nhau say đắm. Một đôi tình nhân còn chưa tự biết, mà tuổi già Hoàng đế đã xét thấy. Chỉ thấy Hoàng đế duỗi tay ôm vào, bỗng nhiên một luồng ánh sáng hướng lên đầu Nhu Mì bay đi. May thay Nhu Mì nhanh mắt nghiêng đầu qua một bên, Hoàng đế trợn mắt nhìn họ, sau đó phất tay áo mà đi. Sau sự việc, Nhu Mì bị giam cầm ở lao nữ, hai Trương cũng bị đối xử nhạt nhẽo nhiều giờ. Do hai Trương khóc lóc cầu hòa, dâng hiến nịnh nọt, mới lại được Hoàng đế sủng ái, Nhu Mì cũng chỉ bị xử cắt tóc, tiếp tục giữ lại trong cung. Từ câu chuyện này có thể thấy được, Hoàng thượng tuy già, nhưng sự ghen tuông chưa giảm.
Sau khi danh tướng Địch Nhân Kiệt qua đời, Hoàng đế than thở “Triều đình không còn ai vậy”. Hai Trương bắt đầu can dự triều chính, gặp phải ác cảm của Thái tử, Đại thần và các vương Võ thị. Trên dưới triều đình cùng suy nghĩ “Hoàng đế tuổi đã cao, không bằng sớm nhường ngôi cho Thái tử”. Nội quan Tô An Hằng hai lần dâng sớ, khuyên Hoàng đế “nhường ngôi cho Đông cung, để dưỡng Thánh thể”, Hoàng đế đích thân triệu kiến và tặng thưởng, nhưng lại không xử lý thêm. Khi Quận vương Trọng Nhuận trưởng tử, Quận chúa Vĩnh Thái con gái và Vũ Đình Cơ (trưởng tử của Vũ Thừa Tự) rể của Thái tử Lý Hiển cùng uống rượu, nói đến quan hệ của Tổ mẫu tuổi già và hai Trương, vì bất mãn hai Trương chuyên ngang ngược, ngữ khí rất dữ dội. Lời nói truyền đến tai hai Trương, họ liền thêm dầu thêm mỡ vào và báo đến Hoàng đế. Sau khi Hoàng đế nghe được rất nổi giận, liền ra lệnh cho Thái tử Lý Hiển thẩm vấn xử trí. Thái tử vì bảo toàn địa vị của mình và bảo vệ mạng sống của những người khác trong cả nhà, đành chịu đau ra lệnh trưởng tử, con gái và rể tự sát. Việc này, điểm sai là bức bách phi Hàn thị của Thái tử không sinh đẻ, Hàn thị quyết tâm “quân tử báo thù, 10 năm không muộn”. Đợi Trọng Nhuận chết được 3 năm, khiến Thái tử Lý Hiển, tướng Vương Đán và Thái Bình Công chúa không yên, lo sợ hai Trương còn sẽ báo thù. Vì thế, sau khi 3 anh em bí mật bàn bạc, dâng tấu thỉnh Hoàng đế phong Trương Xương Tông làm vương. Lúc này, hai Trương đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tuổi già của Hoàng đế, đã có các người của Thái tử khẩn cầu, Hoàng đế liền phong Trương Xương Tông làm Nghiệp Quốc công. Sự việc này làm chấn động thiên hạ, phản đối hai Trương càng thêm dữ dội.
Tháng 11 năm Trường An thứ 4, thành Lạc Dương mưa tuyết nhiều, gió lạnh dữ dội, bệnh tình của Võ Hoàng đế nghiêm trọng, không thấy Tể tướng, cũng không thấy lâm triều, bên cạnh chỉ có hai Trương hầu hạ. Các quan viên văn võ lo lắng Hoàng đế trong bệnh sẽ mê mờ đem quyền lực giao cho hai Trương, quyết định lập kế cách ly hai Trương, giết chết họ. Vì thế, một người tên Dương Nguyên Tự liền ra báo cáo hai Trương âm mưu tạo phản. Hoàng đế biết rõ hai Trương không quay lưng phản mình, nhưng vì thân mình đang bệnh, chỉ có thể giữ hai Trương lại bên thân, mới có thể bảo đảm sự an toàn cho hai thanh niên trẻ này. Trương Đông Chi Tể tướng tuổi đã 80 và Thôi Huyền Vĩ là Lãnh tụ “Quang phục Đường thất”, quyết định ủng hộ Thái tử Lý Hiển đem binh bức bách Võ Hoàng đế thoái vị. Vì thế, ngày 22 tháng giêng năm Thần Long nguyên niên, Trương Đông Chi, Thôi Huyền Vĩ thống lĩnh 500 quân Vũ Lâm, bước vào Đông cung, ôm Thái tử Lý Hiển lên ngựa, lãnh đạo binh tiến công vào cung Nghênh Tiên nơi Hoàng đế cư ngụ. Hai Trương nghe được bên ngoài có tiếng động, bèn nhanh chóng chạy đến cửa cung nhìn, bị giết chết. Khi Thái tử Lý Hiển đứng trước gi.ường bệnh của Hoàng đế, Hoàng đế giận dữ trách hỏi: “Vốn việc con làm là tốt phải không?” Như vậy ngày 24 tháng 1 năm 705, kết thúc sự thống trị của nữ Hoàng đế trước sau chưa từng có trong lịch sử. Thái tử Lý Hiển lên ngôi lần thứ hai, hiệu là Trung Tông. Võ Hoàng đế được đưa đến cung Thượng Dương tĩnh dưỡng, được tôn phụng là “Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng đế”. Từ đó trở đi, mới bắt đầu xuất hiện hiệu gọi “Tắc Thiên”.
Ngày 26 tháng 11 năm 705, nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên quy tiên, hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi lâm chung bà di chiếu “bỏ đế hiệu, gọi Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng hậu”, và dặn chôn chung với Cao Tông Hoàng đế, trước lăng dựng bia không chữ.
Một đời nữ Hoàng đế đổi triều thay thời đại, công tội muôn đời người sau đánh giá. Tuy lịch triều lịch đại công tội của Võ Tắc Thiên đúng sai sánh giá không thống nhất, nhưng bà là nữ Hoàng đế duy nhất ảnh hưởng đến lịch sử Trung Quốc. Từ năm 1988, thành phố Quảng Nguyên tỉnh Tứ Xuyên, mỗi năm vào ngày 1 tháng 9 định làm ngày lễ phụ nữ, để kỷ niệm nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên. Điều này cho thấy, quần chúng nhân dân Trung Quốc không quên bà.
 
Isabella I

people_15_Isabella_I.jpg



NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CƯỜNG QUỐC TRÊN BIỂN
Barcelona triệu tập mở thế vận hội Olympic Quốc tế năm 1992 ở Tây Ban Nha, dĩ nhiên Samarin là Chủ tịch Hội ủy viên Olympic quốc tế có quan hệ với Tây Ban Nha, nhưng điều quan trọng hơn: năm 1992, là tròn 500 năm Christopher Columbus(1) nhà hàng hải vĩ đại phát hiện ra Đại lục mới, Barcelone kỷ niệm Columbus thắng lợi trở về Tây Ban Nha nhận được sự hoan nghênh rất lớn của Nữ hoàng Isabella.
Columbus (Kha Luân Bố) ở trên toàn thế giới có thể nói là đỉnh cao danh vọng, sự tích sinh thời của ông, theo TIến sĩ Morrion E Samuel giáo sư Đại học Half viết trog quyển “Thượng tướng Hải quân” (đã từng nhận được giải thưởng văn học Pulitzer) lưu truyền, được mọi người tìn hiểu ngày càng nhiều. Tuy thân thế sự nghiệp của Isabelle I – Nữ hoàng Tây Ban Nha đới với sự giúp đỡ tích cực cho Columbus thám hiểm hàng hải thì không gì có thể so sánh được. Nữ hoàng Isabella I là Quốc vương vĩ đại nhất trong lịch sử Tây Ban Nha, bà làm ra hàng loạt quyết sách then chốt và hoàn chỉnh, trong vài năm đã ảnh hưởng rộng lớn đến sản xuất của Tây Ban Nha và châu Mỹ La tinh. Cho đến nay, người chịu ảnh hưởng gián tiếp đến rất nhiều.
Sự tích Nữ hoàng Isabelle I và ảnh hưởng của bà đối với lịch sử, so sánh với Columbus, không thua kém chút nào. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày để cho chúng ta nhận thức và hiểu được vị nữ hoàng kiệt xuất này.
°°° Người kế thừa Vương vị chạy trốn °°°
Tây Ban Nha cổ đại, vốn là một tỉnh của La Mã. Khoảng đầu thế kỷ 8, người Ả Rập tôn thờ đạo Islam mở rộng đến eo biển Broto, trên bán đảo Pyrenees xây dựng mười mấy “quốc gia Halifax” cát cứ phong kiến. Đến cuối thế kỷ 8, người Frank bắt đầu tiến hành quân sự chinh phục bán đảo Pyrenees, cũng xây dựng tiểu quốc phong kiến. Từ đó, trên bán đảo Pyrenees, tiểu quốc người Ả Rập và người Frank tiến hành chiến tranh và thôn tín liên tiếp. Trải qua chiến tranh thời gian dài, đến thế kỷ 12 về sau, trên bán đảo Pyrenees (tức hiện nay trong phạm vi đất nước Tây Ban Nha trừ Bồ Đào Nha ra) chỉ còn bốn quốc gia: Castile, Aragan, Granada và Navarre. Trong đó, Castile là vương quốc có diện tích lớn nhất, ở Trung bộ bán đảo, Aragan ở phía Đông Bắc bán đảo (gần nước Pháp), Navarre là một vương quốc nhỏ hơn ở phía Bắc, Granada quốc gia người Ả Rập ở về phía Nam.
Isabelle là Công chúa lớn nhất của Quốc vương Castile. Năm 1451 sinh ra trong một thôn trấn nhỏ gọi là “Gotarrianga” trên cao nguyên Castile rộng khoảng 140km về phía Tây Bắc Madrid, ở vị trí ngay giữa bán đảo Pyrenees. Thôn trấn nhỏ này, lúc bấy giờ chính là cung đình của vương quốc Castile.
Juan II – phụ thân của Isabelle là một Quốc vương tính cách nhu nhược, chẳng làm nên trò trống gì. Ông ta trong vài mươi năm cầm quyền, quí tộc vương quốc ngang ngược hỗn xược, bất chấp pháp luật đạo lý, quốc gia bị phá hoại hoang sơ. Đặc biệt là 20 năm cuối tại vị của ông ta, toàn bộ đại quyền quốc gia ở trong tay của Thủ tướng Alvaro de Luna Vị Thủ tướng này độc đoán chuyên quyền, tha hồ làm càn làm bậy, không xem Quốc vương ra gì. Hoàng hậu nguyên phối của Quốc vương Juan II, sau khi sinh Hoàng tử Henry đã qua đời, Quốc vương liền cưới Vương phi thứ hai, bà chính là mẹ của Isabella.
Mẹ của Isabella (cũng gọi là Isabelle), đến từ Vương thất Bồ Đào Nha, tuổi trẻ chí khí mạnh, rất căm giận Thủ tướng chuyên quyền của Quốc vương Castile, bèn liên kết với Hoàng tử Henry phản đối Thủ tướng Alvaro de Luna và đưa ông ta vào chỗ chết. Quốc vương Juan II mềm yếu tin yêu Thủ tướng, vì bị chấn động mạnh này mà lâm bệnh nặng, nhanh chóng qua đời. Lúc này, Công chúa Isabelle vừa mới hơn hai tuổi, và em trai Affonso còn chưa đầy một tuổi. Vì thế, Hoàng Thái tử anh trai cùng cha khác mẹ với Isabelle liền trở thành Henry thứ IV.
Để củng cố quyền vị của mình, Henry IV lên ngôi không lâu thì đuổi mẹ kế và hai đứa em cùng cha khác mẹ ra khỏi cung đình, đưa đến Arévalo, một thành phố nhỏ, sống cuộc sống bình dân nghèo khó. Biến cố từ “Thiên đường” đến “Địa ngục” này, khiến cho tinh thần của người mẹ Isabelle sốc nặng. Isabelle một mặt phải bơ vơ nơi thành phố nhỏ để chăm sóc đứa em trai còn nhỏ, một mặt còn phải chăm lo cho người mẹ vì bị ô nhục và nghèo khó, mà mắc bệnh tâm thần. Chính trong cuộc sống khó khăn thời gian dài này, bà bắt đầu tin vào Thượng đế, trở thành Tìn đồ Thiên Chúa giáo.
Trong thời gian mẹ con Isabelle trải qua mười năm dài, cơ cực trong cung đình Quốc vương Castile sinh ra một việc khiến người chú ý. Quốc vương Henry IV yếu đuối bất lực như cha của ông, cầm quyền mười năm cũng không làm nên trò trống gì. Điều đáng buồn có thể là do yếu sinh lý, mãi không có con cái, Hoàng hậu đầu tiên vì “không thể cùng chăn gối” với ông nên đã ly hôn. Dân gian đặt cho Henry biệt hiệu là “Quốc vương bất lực” (Quốc vương bị chứng liệt dương). Hoàng hậu thừ hai trẻ tuổi, dung nhan tuyệt vời, đến từ Bồ Đào Nha, sau khi đưa vào cung đình, Quốc vương hoàn toàn không cảm thấy hứng thú. Sau vài năm, Hoàng hậu bỗng nhiên sinh ra Công chúa. “Sự việc” này là cái cớ để cho các quí tộc mở rộng thế lực, có ý đồ phản đối Quốc vương, họ cho rằng Công chúa vừa mới sinh ra hoàn toàn chẳng phải là con gái của Quốc vương – người kế thừa Vương vị, mà là Hoàng hậu có quan hệ mờ ám với con trai của Huân tước Bellantran kỵ sĩ. Vì thế, Quốc vương đưa ra phương án nào họ cũng không tin, quyết định đề cử Affonso em trai của Isabelle mới mười một tuổi lên làm Quốc vương mới.
Vương quốc Castile cùng lúc xuất hiện hai Quốc vương và sinh ra chia rẽ, tạo thành nội chiến bi thảm, dân chúng lầm than. Chị em Isabelle mãi bị bức bách sinh sống ở thành phố nông thôn, bỗng nhiên được đưa lên vũ đài lịch sử và Isabelle trờ thành người điều đình duy nhất giữa hai em. Bà không muốn thấy anh em tương tàn, để cho các quí tộc được lợi. Khi bà đến cung đình Quốc vương Henry – anh trai của bà để hòa giải, bà bị anh trai dùng biện pháp mạnh giữ lại trong cung (trên thực tế trở thành con tin), nhưng lòng bà lại luôn hướng về người em. Sau ba năm, ba dũng cảm trốn khỏi cung đình của anh trai, trở về bên người em. Ở giữa cuộc chiến tranh huynh đệ, em trai lại bị bệnh cấp tín mà chết đi, Isabelle đau buồn muốn tuyệt mệnh (lúc này mẹ của bà đã qua đời), bèn vào Nhà dòng. Các quí tộc phản đối vì lợi ich thiết thân, thuyết phục Isabelle tiếp tục để em bà lên ngôi. Nhưng Isabelle trả lời cương quyết với các quí tộc: “Ở trong thời kỳ tại thế của Quốc vương Henry – anh trưởng của tôi, không ai có quyền đoạt lấy quyền lợi mũ miện. Các người đem đến hai Quốc vương, tôi thấy đáng thương cho Tổ quốc Castile gặp nhiều tai nạn. Cái chết của em trai tôi, chính là do Thượng đế không thừa nhận một nước hai chủ mà giáng sự trừng phát xuống. Vì thế, tôi lấy việc xây dựng lại Tổ quốc của tôi làm mục tiêu duy nhất, đem hết sức giúp đỡ anh trai tôi.” Nhưng cùng lúc bà cũng tỏ ý ngầm với Quốc vương Henry, bà tuyệt đối không thừa nhận quyền kế thừa của Công chúa sinh ra đáng nghi ấy. Thái độ của Isabelle, khiến Quốc vương Henry lo rầu khốn đốn, khôi phục thái độ thân thiện đối với em gái, thông qua hiệp thương các đại biểu của Hội nghị quốc dân, đồng thừa nhận Công chúa Isabelle làm người kế thừa Vương vị.
Khi vấn đề Vương vị của anh em Isabelle được xử lý chính xác, quan hệ dịu đi, vấn đề hôn nhân của bà lại khiến quan hệ anh em căng thẳng trở lại. Lúc Isabelle còn nhỏ tuổi, mẹ bà đã nói chuyện muốn gả con gái cho Fardinand – Hoàng tử Aragan. Nhưng Quốc vương Henry u mê bất tài, lại muốn thông qua hôn nhân của Isabelle làm thông gia Vương thất, để tăng thêm sự thống trị của mình. Ông thay đổi bất thường, lúc nói muốn đem em gái gả cho Cuông tước nước Pháp, lúc lại muốn gả cho Quốc Vương Bồ Đào Nha, lúc muốn thông gia với Vương thất nước Anh, lúc lại muốn làm thân với Aragan. Isabelle tuy biết hôn nhân của mình cần phải được sự ân chuẩn của Quốc vương, nhưng bà lại không muốn nghe ý kiến nào của người anh mê muội. Vì thế, năm 1467, Isabelle 16 tuổi, phái một giáo sĩ thân tín của mình, trước đến nước Pháp, sau đó đến Aragan, tìm hiểu tình hình của Công tước Guyena – em trai của Louis XI – Quốc vương nước Pháp và Ferdinand – Hoàng Thái tử của Aragan, để tự mình lựa chọn. Tin tức giáo sĩ mang về là: Công tước nước Pháp là một người “yếu đuối bất tài”, “gánh vác không nổi sự nghiệp vĩ đại”; và Hoàng tử Aragan là “một người tuổi dường như còn rất trẻ. Ông ta đẹp trai, th.ân thể cường trán, tinh thần gan dạ, hiểu biết nhanh nhen, ông ta muốn làm việc gì đó có thể làm được nhanh chóng”. Nghe giáo sĩ giới thiệu như thế, Isabelle thấy yêu ngay Ferdinand – Hoàng Thái tử Aragan.
Quốc vương Henry – người anh trai mê muội không đồng ý sự lựa chọn của Isabelle. Ông quyết định đem em gái gả cho Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, đã trung niên, có quan hệ huyết thống với Vương thất Castile. Bồ Đào Nha đã phái sứ giả mang lễ đến cầu thân. Dưới áp lực của anh trai, Isabelle chỉ còn cách phải gặp mặt sứ giả mang lễ của Bồ quốc, để Giáo hội giải bày thêm vào qui định không cho hôn phối gần gũi. Quốc vương Henry nói có thể phái sứ giả đi La Mã, cầu xin Giáo hoàng đặc biệt cho phép. Công chúa Isabelle lợi dụng Quốc vương sai sứ mang lễ đi La Mã đề nghị thời gian này dài hơn, bên trong âm thầm phái hai sứ giả đi Aragan, bày tỏ tình cảm của minh với Hoàng tử Ferdinand, nói muốn cùng Hoàng tử thành thân ngay lập tức.
Hoàng tử Ferdinand đã nghe vẻ đẹp, nhân phẩm và tài năng của Công chúa Isabelle từ lâu, sau khi nhận được tin của Công chúa, ký văn kiện hôn ước và ủy thác sứ giả mang đến cho Công chúa sợi dây chuyền vàng trị giá bốn vạn. Nhưng do lúc bấy giờ phụ vương không còn sáng suốt, không thể ngay lập tức đi thành thân cùng Công chúa.
Quốc vương Henry – anh trai của Isabelle sau khi biết được em gái tự mình quyết định hôn nhân, nổi giận đùng đùng, ra lệnh bắt Công chúa. Isabelle liền chạy trốn khỏi chỗ ở của mình, nhờ sự giúp đỡ vũ trang của Đại giáo chủ. Nhân dân các địa phương biết Công chúa muốn kết hôn cùng Hoàng tử Ferdinand đều kiên quyết giúp đỡ Công chúa chống lại Quốc vương. Công chúa Isabelle lo sợ sự trấn áp của quân đội Quốc vương, ngay lập tức phái người bí mật báo cho Hoàng tử Ferdinand biết được tình hình khẩn trương, xin ông phải nhanh chóng hóa trang đến chổ ẩn trống của bà, ngay lập tức cử hành hôn lễ hợp pháp đi về Aragan, khiến anh trai của mình không thể làm gì được.
Nhận được thông báo khẩn cấp của Công chúa, Ferdinand – Hoàng tử Aragan ngay lập tức hóa trang thành một phu la (người phụ lừa), lẫn trong đội ngũ thương nhân trốn vào Castile, bí mật đến chỗ Công chúa Isabelle. Lúc này, Hoàng tử chỉ mới 17 tuổi, nhỏ hơn Công chúa Isabelle 1 tuổi. Do ông ta giúp phụ vương chấp chính trong nước, gánh vác trách nhiệm nặng nề, già dặn vững vàng, nên Công chúa Isabelle sau khi thấy mặt thì rất thích, quyết định cử hành hôn lễ ngay lập tức. Tháng 10 năm 1469, Isabelle – Công chúa của Quốc vương Castile kết hôn cùng Ferdinand – Hoàng tử của Aragan tại nơi chạy trốn của mình. Đây là một đôi vợ chồng tương thân tương ái, cùng chí hướng, trong đồi sống sau đó, họ trước sau hanh phúc như thưở ban đầu, mãi đến cuối đời.
°°° Thống nhất Tây Ban Nha °°°
Hành vi phản nghịch tự mình quyết định kết hôn của Công chúa Isabelle và Hoàng tử Ferdinand, khiến Quốc vương Henry nổi giận. Ông tuyên bố tước mất quyền thừa kế Vương vị của Isabelle và chỉ định Juana – con gái của ông (tức con gái sinh riêng theo truyền thuyết) làm người kế thừa. Đây chính là mầm mống nội chiến trong chính cục sau đó ở vương quốc Castile. Isabelle lại một lần nữa giải thích và vẫn biểu thị ý muốn tiếp tục trung thành với Quốc vương, nhưng Quốc vương Henry không xét tới, lại phao tiếng muốn dấy binh tấn công. Công chúa Isabelle tiếp tục ở trong lãnh địa của bà, vả lại với sự bảo vệ của bộ phận đại quí tộc, Quốc vương củng không có biện pháp nắm bà. Cứ như thế, kép dài mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 1474, Quốc vương Henry qua đời, cục diện Quốc vương mãi tồn tại hai người kế thừa song song.
Khi Quốc vương Henry qua đời, Công chúa Isabelle đang ở Segevia. Thành phố Segevia cách Tây Bắc Madrid khoảng 90km, là một pháo đài giữa núi, bốn bên là tướng thành kiên cố, bảo tồn tài sản Vương thất Castile. Điều này, quả thật là một sự việc rất may đối với Isabelle. Bà sốt sắng tiếp nhận sự thỉnh cầu của cư dân Segevia yêu cầu bà làm lễ đội vương miện làm Nữ hoàng. Ngày hôm sau, Nữ hoàng Isabelle mặc tang phục trắng, xuất hiện trước nhân dân thành phố Segevia đang mong đợi nhiệt tình. Qua ghi chép Vương thất Castile miêu tả việc này như sau: “Rất nhanh, Nữ hoàng cưỡi ngựa xuất hiện. Bà có vẻ mặt tuyệt đẹp, uy nghi đế vương, th.ân thể trung bình, mình ngọc tóc vàng, con ngươi màu xanh trong chuyển động linh hoạt, mày thanh mắt đẹp, sống mũi cao lớn; Bà dịu hiền như thế, lại có tướng đế vương đường đường. Lúc bấy giờ bà chỉ mới 23 tuổi 7 tháng 20 ngày”. Tin tức lễ đội vương miện nhanh chóng truyền khắp vương quốc Castile, rất nhiều thành phố và thôn trang đều bắt chước Segevia, suy tôn Nữ hoàng trẻ tuổi. Tin tức toàn quốc ủng hộ Nữ hoàng kế vị, cũng nhanh chóng được sự hưởng ứng của Hội nghị quốc dân, Hội nghị cũng tuyên bố thừa nhận địa vị Nữ hoàng Isabelle.
Khi Isabelle làm lễ đội vương miện, Ferdinand – trượng phu bà không có ở Castile, mà đã trở về giúp phụ vương dẹp yên phản loạn ở Aragan. Khi ông nghe được tin vợ mình đã làm lễ đội vương miện làm Nữ hoàng, rất kích động. Kích động là vợ mình qua bao khó khăn cuối cùng đã lên Vương vị. Lúc Isabelle kết hôn cùng Ferdinand có nói trước: muốn Ferdinand tôn trọng pháp luật và phong tục của Castile, ngày sau nếu như Công chúa kế thừa Vương vị, thì bà phải là vua Castile trên thực tế, Ferdinand tuy cũng là Quốc vương trên danh nghĩa, nhưng chưa qua sự đồng ý của Isabelle, ông không được tự tiện bổ nhiệm sử quan và nhân viên thần chức giáo khu; tất cả công văn đều phải hai vợ chồng liên hợp ký. Ước định trước hôn nhân này, qua sự đồng ý của Ferdinand, hai người mới kết làm vợ chồng. Nay lời dự đoán của Isabelle đã trở thành hiện thực, Ferdinand làm sao không kích động? Điều khó khăn là trên lịch sử 2 nước Castile và Aragan, chưa từng có phụ nữ nắm quyền binh đất nước, nếu như vợ và mình cùng ngồi trên Vương vị, thì khó coi biết chừng nào? Lúc bấy giờ, triều đình và Giáo hội cũng phân thành hai phái, mở ra sự tranh luận quyết liệt. Nữ hoàng Isabelle nhanh trí, nhường bước cho trượng phu nói: “Chúng ta không nên phân biệt. Anh đã là chồng của em, đương nhiên cũng là Quốc vương của Castile. Phàm anh có ra lệnh, con dân đương nhiên phải theo. Chúng ta còn hy vọng Thiên Chúa bảo vệ chúng ta đến 100 năm sau, khiến đất nước này cũng có thể bảo lưu trong tay con cháu của hai chúng ta”. Lúc bấy giờ, Nữ hoàng và Hoàng tử Ferdinand đã kết hôn được hai năm (năm 1471), sinh được một cô Công chúa (cũng lấy tên là Isabelle), nhưng vẫn chưa sinh Hoàng tử. Nữ hoàng Isabelle thân tình nói: “tương lai của chúng ta có đời sau thế nào còn rất khó nói, nếu như đến khi có người bài xích Công chúa Isabelle của chúng ta, lập người của họ làm người thừa kế Vương vị của chúng ta, thì ngày đó sẽ không vui phải không? Nói không chừng ngày nào có người quan hệ huyết thống Vương thất Castile tự xưng họ là con cháu thân thích, quốc gia phải giao về cho họ, mà không phải giao về cho con gái của anh, bởi vì con gái anh là con gái….. Chính anh đã mở ra trường hợp này, thì sẽ mang đến cho cháu chúng ta nhiều phiền não” Sự phân tích vừa tình vừa lý này của Nữ hoàng, khiến Ferdinand tâm phục khẩu phục. Vì thế ông ra lệnh gọi các thần quan của ông và Giáo hội không được nghị luận chuyện Nữ hoàng và hoàn toàn ủng hộ Nữ hoàng đăng cơ, hết lòng giúp đỡ Nữ hoàng nhanh chóng cũng cố Vương vị.
Khi Isabekke tự mình cử hành lể đội vương miện tuyên bố làm Nử hoàng, phái đại quí tộc đã ủng hộ Juana 12 tuổi, con gái của Henry cố Quốc vương, bắt đầu cầu cứu Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, cậu của Juana và tuyên bố Juana là Nữ hoàng Castile. Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha vừa mới thắng lợi trong chiến tranh Morocco, đang đắc chí. Nhưng vì can thiệp có căn cứ, có cớ cho quân đi đánh, tuy đã ngoài 40 tuổi, ý muốn thông qua con đường thông gia tiến hành cứu viện, để mình lên ngôi vị Quốc vương Castile. Vì thế, ông chính thức cầu hôn cháu gái của mình 12 tuổi, sau khi được đồng ý, liền tự xưng là Quốc vương Castile. Tháng 5 năm 1475, thống lĩnh đội quân Tây Ban Nha tiến vào vương quốc Castile, bắt đầu chiến tranh đoạt Vương vị.
Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand dốc toàn lực, ráng sức bảo vệ Vương vị Castile của họ, phản kích sự khiêu chiến của Quốc vương Bồ Đào Nha. Khi bắt đầu chiến tranh, thế lực hai bên ngang nhau, chiến cục cứ giằng co mãi đến năm thứ hai. Alfonso V – Quốc vương Bồ Đào Nha, tuy đã già, mưu kế sâu xa, giàu kinh nghiệm chiến đấu, nhưng đến Castile tranh đoạt Vương vị, sĩ khí quân đội trước tiên không đủ. Còn Ferdinand trẻ tuổi, túc trí đa mưu, giàu tài năng chỉ huy, quân đội Castile tác chiến tại nước mình, để bảo vệ Nữ hoàng và Quốc vương của mình, sĩ khí cao ngất, quyết tâm đánh bại kẻ xâm lược. Như thế, tháng 3 năm 1476, quân Bồ Đào Nha do Alfonso thống lĩnh trong chiến tranh gần Thorou, bị quân đội Castile của Thống soái Ferdinand tieu diệt hết. Geoor – Hoàng tử Bồ Đào Nha thống lĩnh chủ lực Bồ Đào Nha đến tăng viện, chiến đấu một trận với quân đội Castile, vẫn không phân thắng bại. Juana và cánh Đảng của bà nhìn thấy không hy vọng thắng lợi, bèn cầu hòa với Isabelle. Alfonso V lại vẫn cứ không cam tâm, phái Geoor – con trai trở về lo liệu việc nước, mình ở lại Castile phất cờ gióng trống, tiếp tục chiến đầu với quân đội của Isabelle. Isabelle phát huy tài năng ngoại giao tuyệt vời, quyết định sách lược tác chiến ở hậu phương, khéo đều binh khiển tướng, và đích thân thống lĩnh quân đội chiến đấu hăng hái, xông vào trận địa. Cuối cùng, vào cuối năm 1479, đánh bại người Bồ Đào Nha, thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Vương vị. Alfonso V chỉ còn cách đưa Công chúa Juana trở về Bồ Đào Nha.
Chính lúc Nữ hoàng Isabelle thắng lợi trong chiến tranh kế thừa Vương vị, do phụ vương qua đời, Thái tử Ferdinand kế vị, trở thành Quốc vương của vương quốc Aragan. Như thế, từ năm 1479 trở đi, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, cùng quản hai nước, được Giáo hoàng Alexander VI trao cho hiệu gọi “Hai vua Thiên Chúa giáo”. Từ đó, hai nước Castile và Aragan hợp lại làm một, hình thức đầu tiên thống nhất Tây Ban Nha. Thời kỳ đầu hai nước hợp lại, kết cấu, truyền thống xã hội, thậm chí ngôn ngữ có sự sai khác rất lớn, bộ phận chư hầu phong kiến không chịu bỏ thế lực cát cứ, phản đối thống nhất quốc gia. Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand dưới sự bảo vệ của Liên minh thành thị, dựa vào thế lực của Giáo hội và tiểu quí tộc, nhân dân thành phố phản đối lại chư hầu phong kiến. Họ thống lĩnh quân đội Liên minh nhân dân thành thị hợp lại tàn phá pháo đài của chúa đại phong kiến, không những lấy đất đai Vương thất, tước đoạt đặc quyền đúc tiền, thu thuế của họ, còn đả kích và đánh bại hoạt động làm phản của chúa đại phong kiến, từ đó tăng cường tập quyền trung ương. Nữ hoàng Isabelle còn mạnh hòa thế lực cảnh sát, giảm bớt tội pham, đễ nhanh chóng phục hồi trật tự trong nước. Ferdinand rất có tài, là nhân vật nguyên hình trong “Luận quân chủ” của Machiavello – nhà tư tưởng chính trị và nhà sử học của Italia. Isabelle khiêm tốn nghe nhận ý kiến của chồng và sự giúp đỡ chính trị của ông ta, học tập kinh nghiệm trị nước của chồng. Bà thường xuyên du tuần khắp nơi trong nước, trên đường đi tùy theo chỗ mà sắp xếp ở Giáo hội hay tu viện, nhiệt tình giải quyết những vấn đề đang xảy ra. Khi vừa mang thai, cũng không nghỉ ngơi, tiếp tục tuần du khắp nơi. Tổng cộng bà sinh ra năm chỗ khác nhau trong nước. Trong sách sử đã ghi lại: “Trong phòng làm việc của Nữ hoàng, luôn luôn sáng đèn đến gần sáng”. Nữ hoàng Isabelle lấy việc cải cách chính trị đất nước, cải thiện đời sống nhân dân làm thiên chức của mình, làm việc quên ăn quên ngủ, cuối cùng quốc gia bị phá hoại sau bao nhiêm năm được phục hồi rất nhanh, và từng bước phát triển.
Khi Isabelle và Ferdinand kết hôn, muốn tiếp tục tiến hành chiến tranh Granada quốc gia người Ả Rập chống lại tín ngưỡng Islam. Hiện tại, Tây Ban Nha sau khi thống nhất qua nhiều năm xử lý và phục hồi, sức nước tăng mạnh, quân đội tại ngũ đạt đến 4 vạn người. Năm 1491, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand đích thân thống lĩnh đại quân, hướng thẳng đến cứ điểm cuối cùng của người Ả Rập ở chính Nam bán đảo Pyrenees Tây Ban Nha – Granada phát động tiến công. Khi chiến đấu dữ dội nhất, Nữ hoàng đã từng đích thân xông vào tiền tuyến chỉ huy. Năm 1942, quân đội Tây Ban Nha thắng lợi, thu phục thành Granada, khiến Tây Ban Nha kết thúc thắng lợi phong trào thu hồi đất đai kéo dài hơn 700 năm, từ đó mà hoàn thành đại nghiệp thống nhất Tây Ban Nha (năm 1512, Navarre tiểu vương quốc nhỏ nhất ở phía Bắc do Quốc vương Ferdinand sáp nhập).
°°° Tán thành và giúp đỡ Christopher Columbus °°°
Trong thời kỳ Nữ hoàng Isabelle thống trị, việc nổi tiếng nhất là phát hiện đại lục mới của Christopher – Columbus. Columbus là nhà hàng hải Italia. Ông quan hệ hàng hải đối với Nữ hoàng Isabelle như thế nào? Trong đây lại có một nguyên do.
Năm 1451 Columbus sinh ra ở Genoa thành phố ven bờ biển Italia, là con trai thợ chải lông và quản lý cửa hiệu. Lúc bấy giờ, Genoa là một thành phố hưng thịnh nghề hàng hải. Columbus học được không ít tri thức nghề hàng hải từ nhỏ, học biết vẽ bản đồ biển. Trước năm 25 tuổi, ông đã từng trải qua nhiều lần đi tàu tuần ra biển, đã từng đến Island(2). Vận may nhất là ông đã một lần đến Bồ Đào Nha. Ông ở trên thuyền làm thủy thủ, thuyền bị hạm đội di chuyển đặc biệt của nước Pháp tấn công chìm, Columbus bị thương, trôi mãi đến bờ trên cảng Lagasca, sau đó đến Lisbon. Lisbon lúc bấy giờ là một địa phương ủng hộ kế hoạch thám hiểm cuồng nhiệt nhất. Lúc đó, Columbus nhận được sự ảnh hưởng cách nói “trái đất hình tròn” rất hấp dẫn, nghĩ ra kế hoạch rất mạnh dạn là đi thuyền về phía Tây, không nhất định phải vòng qua phía Đông châu Phi, cũng có thể đến thẳng châu Á, nhận được tơ lụa, hương liệu và hoàn kim của Trung Quốc, Ấn Độ.
Quốc vương Bồ Đào Nha đã từng mong muốn mở con đường mậu dịch hàng hải về hướng Đông, nên rất hứng thú đối với kế hoạch của Columbus, và lấy kế hoạch đề ra giao cho Hội ủy viên học thuật thẩm nghị, nhưng không được chấp thuận. Vì thế, ông bèn đến Tây Ban Nha, hy vong tìm được người trợ giúp vàng bạc, vật chất trong quí tộc và Vương hầu, nhưng hoàn toàn không thu được kết quả. Khi Nữ hoàng Isabelle biết được kế hoạch gan dạ của Columbus, là ông đã đến Tây Ban Nha được một năm. Lúc bấy giờ Tây Ban Nha đang chiến đấu với người Ả Rập ở phía Nam, hao tổn lượng lớn tiền tài. Isabelle và Ferdinand gặp Columbus ở tiền tuyến, nghe nhận suy nghĩ mạnh dạn của ông ta. Quốc vương Ferdinand và các quí tộc Tây Ban Nha xem Columbus là một “quân lừa đảo”, cử chỉ và sắc mặt đáng nghi. Nữ hoàng Isabelle không cự tuyệt ông ta trực tiếp, và giữ ông lại bên mình. Nữ hoàng từ tình hình thế giới xem xét mở ra con đường mới trong việc phát triển sự nghiệp thám hiểm Bồ Đào Nha, đồng thời muốn quan sát thật rõ Columbus, duy nghĩ cẩn thận phương án hành trình đường dài của ông ta. Chính như thế, Columbus ở bên Nữ hoàng sáu năm. Và trong sáu năm này, chiến tranh Tây Ban Nha thu hồi đất đai của người Ả Rập còn chưa kết thúc, việc này khiến Columbus mất lòng tin. Năm 1491, Columbus quyết định đi đến nước Pháp để gặp vận may. Trên đường đi gặp được Viện trưởng tu viện có lòng tốt, vì Columbus sắp xếp lại tài liệu báo cáo lên ngự tiền. Tuy Hội ủy viên học thuật Vương thất đã kiến nghị không chấp nhận cho ông ta, nhưng Nữ hoàng Isabelle chu đáo nghe kế hoạch của Columbus một lần, và tỏ ý khen ngợi. Chẳng qua, cho rằng yêu cầu của Columbus tự bổ nhiệm mình làm Thượng tướng hải quân, phát hiện ra các đảo sở hữu và đại lục, đồng thời chiếm hữu giá trị quá cao, phải 1/10 tài sản tổng số lượng qui định mậu dịch các địa phương này trong thời gian ông ta làm Tổng đốc. Sau đó, Columbus bỏ phần yêu cầu. Lúc này, nhằm đúng sự lo lắng việc tán thành và giúp đỡ tiền vốn đối với Nữ hoàng không đủ, Skulouis Vương thất Tây Ban Nha tiến hành thuyết phục Nữ hoàng từ quan điểm thực lợi. Ông ta nói: “Bà thiếu bao nhiêu tiền do tôi cung cấp, bà không phải mất đi đồ vật gì, và lại còn được nhiều – nó có thể khiến trên ngàn vạn người hướng về bà, có thể mang đến vinh dự và hoàng kim cho Tây Ban Nha”. Vì vậy, Nữ hoàng Isabelle quyết định khen thưởng và giúp đỡ quyết tâm của Columbus. Theo truyền thuyết, Nữ hoàng vì để cung cấp tiền vốn cho cuộc thám hiểm, còn đem phần châu báu của minh đi cầm, thêm vào sự sắp xếp trước của Skulouis, tổng cộng được 12000 đô la Mỹ tiền vốn, Columbus cũng mượn được 2000 đô la Mỹ làm một phần đầu tư trong đó. Rồi Columbus bắt đầu cuộc thám hiểm đi thuyền về hướng Tây.
Ngày 3 tháng 8 năm 1492, ba chiếc thuyền nhỏ làm bằng gổ đi theo cuộc thám hiểm của Columbus hiệu “Pinta”, “Niaga”, “Saint-Maria” xuất phát từ cửa cảng Tây Ban Nha. Trên 3 chiếc thuyền có tổng cộng 87 người, gồm ba bác sĩ, một trợ lý thuyền trưởng, một thông dịch viên và một người thuộc phái của Nữ hoàng đến quan Giám đốc áp tải kim hoàn và đá quí lên thuyền. Columbus nhờ vào kỹ thuật hàng hải thành thạo, trước tiên từ Địa Trung Hải tiến vào Đại Tây dương, sau đó gió đông đi hướng Tây chạy từ Bắc sang Nam, trải qua 33 ngày thuyền đi rất xa, cuối cùng vượt qua Đại Tây dương. Khi chưa vượt qua lục địa, trong thời gian dài như thế, các thủy thủ ngày càng không chịu quản thúc và muốn nổi loạn. Ngày 10 tháng 10 Columbus tập hợp mọi người lại, nói với họ: “Trong ba ngày không thấy lục địa, thì tôi sẽ quay thuyền lại!” Sở dĩ ông ta khẳng định như thế, vì ông ta đã thấy được một con chim quần hầu và cành cây của loại quả có nhiều nước (như nho, khế, cà chua…) nổi trên mặt biển. Ngày 12 tháng 10, cuối cùng họ đã đến đảo San Salvador của quần đảo Bahamas ngày nay. Ông quỳ trên đất cảm tạ Thượng đế, lấy danh nghĩa Isabelle và Ferdinand vua Thiên Chúa giáo tiếp nhận hồng ân của Thượng đế. Tiếp theo đó, họ đi dọc xuống phía Nam đảo San Salvador, lại phát hiện các đảo khác của nó ở bên trong bao gồm Cuba. Người trong đó húy xì-gà, là để khói vào lỗ mũi, sau đó dùng sức mạnh hít vào. Cuối cùng, Columbus leo lên các đảo ở trên đất biển và Dominica cùng với nước sở tại. Do vì chiếc thuyện hiệu “Saint-Maria” bị mắc cạn ở đây, lại cũng không quay ra biển lớn để đi được, Columbus quyết định để lại 40 người, dựng lên một thôn ở bờ phía Bắc đảo (về sau những người này vì tàn hại người Indian nên bị người Indian giết chết toàn bộ). Sau đó, Columbus giương buồm đi, từ hướng Nam và Bắc đi về phía Tây, cuối cùng đến được Tây Ban Nha,
Tháng 3 năm 1493, thuyền thám hiểm của Columbus trở về đến cảng Carcelone của Tây Ban Nha. Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand đón tiếp Columbus long trọng. Kẻ vô danh tiểu tốt ngày xưa một bước trở thành người anh hùng lưu danh muôn thưở. Columbus báo cáo hành trình của họ với Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, tuyên bố ông ta phát hiện được con đường hàng hải về hướng Đông xuyên qua Đại Tây dương. Báo cáo của Columbus liên quan đến hành trình biển lần này và việc phát hiện ra đại lục mới, khiến mọi người xôn xao hẳn lên. Khi họ mang những hoàn kim trang sức, chim anh vũ và vài người Indian bị bức bách đến từ đại lục mới ở trong thành huênh hoang qua thành phố, dân chúng thành phố hướng đến họ lớn tiếng hoan hô. Khi họ quỳ xuống trước mặt Nữ hoàng và Quốc vương, Nữ hoàng và Quốc vương để cho họ ngồi qua mộ bên, và cho người đem rượu rót đầy ly của họ. Nữ hoàng và Quốc vương vốn trước ân chuẩn đồ đạc của họ làm tốt việc chuẩn bị ra biển lần thứ hai. Từ năm 1493 đến năm 1502, Columbus lại tiến hành ba cuộc hành trình, đến Trung Nam châu Mỹ. Năm 1506, Columbus qua đời vào năm 55 tuổi. Mãi đến lúc ông chết, ông vẫn không vbiet61 được mình là người đầu tiên phát hiện ra đại lục mới của châu Mỹ. Do ông xem trái đất chỉ có mức độ ¼ lớn nhỏ trên thực tế, nên nhằm lục địa phát hiện được ở bờ bên kia Đại Tây dương trở thành Ấn Độ của châu Á. Dù thế nào, việc phát hiện ra địa lý mới này, đã sinh ra sự xung kích như thế nào đối với châu Âu là điều dễ hiểu. Chính là do sự nhìn xa biết rộng và sự trợ giúp tiền vốn rất lớn của Nữ hoàng Isabelle, khiến kế hoạch gan dạ của Colunbus thực hiện được. Sự thành công trong việc thám hiểm và phát hiện ra đại lục mới của Columbus, đã mở rộng tầm nhìn cùa mọi người, hình thành khái niệm mới về địa lý, đem đại lục châu Âu vào đại lục châu Mỹ và khởi lên toàn bộ thế giới đều liên hệ; khiến cho phần lớn khu vực Trung Nam bộ châu Mỹ sau đó trở thành vùng thực dân bán cầu phía Tây của Tây Ban Nha. Ý nghĩa ở việc xây dựng lên rất nhiều quốc gia hình thức thể chế của Tây Ban Nha trên khu vực rộng lớn nửa bán cầu phía Tây, khiến chính trị, tư tưởng và văn hóa của Tây Ban Nha sinh ra ảnh hưởng sâu xa đến khu vực Trung Nam Mỹ vài thế kỷ. Từ đó, các cường quốc phương Tây cướp đoạt châu Mỹ, cũng từ đó kích thích phát triển ngành thương nghiệp, công nghiệp, hàng hải, hình thành thị trường thế giới, “cho giai cấp tư sản mới nổi lên mở ra sở trường hoạt động mới” (Lời của Max)
°°° Sáng tạo ra Pháp đình Tôn giáo °°°
Nữ hoàng Isabelle là vị vua nữ kiệt xuất, giải phóng tư tường, có tinh thần khai phá tiến thủ, thực hiện sự nghiệp lớn thống nhất Tây Ban Nha, giúp đõ Columbus phát hiện đại lục mới, lưu lại hình tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân Tây Ban Nha. Để sự thống trị chuyên chế của bà thêm mạnh, bà sáng lập nên cơ quan xét xử tôn giáo ở Tây Ban Nha, và lấy nơi đây làm công cụ “dị đoan” để bức hại tàn khốc, lại khiến hình tượng bà bị ảnh hưởng rất lớn.
Trong khu vực Tây Ban Nha thời đại La Mã, rất nhiều dân tộc người Tây Ban Nha, người Franks, người Do Thái, người Pasque, người Caralonia cư trú, mỗi dân tộc tự tin tôn thờ Thiên Chúa giáo, Do Thái giáov.v… Khoảng trước sau năm 711, người Ả Rập bắt đầu xâm nhập Tây Ban Nha, tôn thờ đạo Islam, sau đó xây dựng nhiều quốc gia nhỏ người Ả Rập, và mở rộng ảnh hưởng đạo Islam. Vì thế, trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa thậm chí lĩnh vực chính trị, sinh hoạt trong khu vực Tây Ban Nha, luôn luôn tồn tại ảnh hưởng và đấu tranh lẫn nhau giữa ba tôn giáo: Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và đạo Islam.
Nữ hoàng Isabelle là một giáo đồ Thiên Chúa rất thành kính. Bà cho rằng, người Ả Rập trong đất nước Tây Ban Nha là do người Do Thái mang vào, đạo Do Thái và đạo Islam là tà thuyết dị đoan phản lại Thiên Chúa giáo, phải kiên quyết cấm tuyệt. Từ khi bà cầm quyền trở về sau, càng cho rằng đạo Do Thái và đạo Islam là không có lợi cho sự thống trị của bà. Do đó, bà bức bách người Do Thái bỏ đạo Do Thái, cưỡng bức người Ả Rập bị chinh phục ở phía Nam Tây Ban Nha bỏ đạo Islam, toàn bộ đổi theo Thiên Chúa. Tình thế bức bách lúc bấy giờ, người Do Thái và người Ả Rập trong đất nước Tây Ban Nha bề ngoài biểu hiện tôn thờ Thiên Chúa giáo, bên trông âm thầm vẫn cứ là giáo đồ đạo Do Thái hoặc đạo Islam. Vì thế, để đốn sạch giáo hội, thi hành rộng rãi một tôn giáo, Nữ hoàng Isabelle thiết lập cơ quan xét xử dị đoan tôn giáo (tức Pháp đình Tôn giáo), chuyên môn dùng để đối phó với những giáo đồ khác của đạo Do Thái và đạo Islam, từ đó ngày sau vẫn còn phong trào mở ra tiền lệ tội ác trên lịch sử các nước châu Âu.
Cơ quan xét xử dị đoan tôn giáo này (tức Pháp đình Tôn giáo), gồm có cơ cấu quyền lực pháp quan, bồi thẩm đoàn, ngưởi khởi tố và cảnh sát điều tra địa phương. Trình tự thẩm lý sơ sài cẩu thả, không công bằng, phương thức hình phạt khiến người dân không thể chịu được, rất ác độc. Nếu một giáo đồ nào đó bị hoài nghi, dương như rất khó có cơ hội để bào chữa cho việc bị tố cáo của mình. Bởi vì người bị tình nghi ngay cả họ tên của nguyên cáo cũng còn không biết được, thì làm sao biết được tội danh và chứng cứ trong cáo trạng của mình, khi đưa ra cái gọi là chứng cứ, cũng chỉ là lời nói mà không có vật chứng. Nếu người bị tình nghi phủ nhận tội trạng của mình, sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Tóm lại, bất luận là người bị tình nghi có thái độ thế nào, chỉ cần họ bị liệt vào danh sách người bị tình nghi dị đoan tôn giáo, đếu phải đi vào con đường chết hoặc tàn tất suốt đời.
Thời kỳ đầu sáng lập cơ quan xét xử tôn giáo Tây Ban Nha, Nữ hoàng bổ nhiệm cho Thomas – thần sám hối riêng của bà làm Tổng đầu tử. Ông là một Tăng lữ Thiên Chúa giáo vô cùng cực đoan, rất trung thành với Nữ hoàng. Pháp đình Tôn giáo được sự cho phép của Giáo hoàng La Mã, trên thực tế lại luôn luôn bị khống chế trong tay Quốc vương Tây Ban Nha. Xây dựng Pháp đình Tôn giáo, một mặt để thực hiện thống nhất tôn giáo Tây Ban Nha, Thiên Chúa giáo trở thành Quốc giáo; mặt khác có lợi cho Quốc vương thực hiện chính sách chế tài và trấn áp, quyền uy của Quốc vương được xác lập rõ ràng, Trên lịch sử các quốc gia khác của châu Âu, lãnh chúa phong kiến và Giáo hội quí tộc đều bảo lưu đầy đủ thực lực và cân nhắc quyền lực của Quốc vương. Các chúa phong kiến của Tây Ban Nha và Giáo hội không giống nhau cũng đã từng có thời kỳ phong quang có thế có quyền. Nhưng Quốc vương có thể dùng Pháp đình Tôn giáo làm vũ khí, để trấn áp thì Quốc vương công nhiên làm Giáo đồ và Chúa phong kiến. Quốc vương không những tăng cường tập quyền trung ương mà có thể thông qua sự khống chế Mục sư Tây Ban Nha đễ phục vụ củng cố sự thống trị của mình. Đương nhiên, đối tượng chế tài chủ yếu của Pháp đình Tôn giáo là những phần tử bị tình nghi có hành vi phản nghịch trên tôn giáo, đặc biệt là những kẻ tình nghi bề ngoài biểu hiện thay đổi tin Thiên Chúa giáo, nhưng trong lòng vẫn tiếp tục thực hiện theo tôn giáo của mình trước kia.
Đầu tiên, Pháp đình Tôn giáo hoàn toàn không can thiệp đến Giáo đồ công khai tín nghưỡng đạo Do Thái. Sau đó, dưới chủ trương và yêu cầu cuồng nhiệt của Thomas, năm 1492, Isabelle và Ferdinand ban hành văn bản qui định, nếu như Giáo đồ Do Thái trong đất nước Tây Ban Nha không thay đổi tin theo Thiên Chúa giáo, thì phải rời khỏi Tây Ban Nha trong vòng bốn tháng, vả lại không được mang theo tài sản hiện có. Lúc bấy giờ, có hai mươi vạn Giáo đồ Do Thái trong nước Tây Ban Nha, phần lớn họ là nghệ nhân thủ công và thương nhân Tây Ban Nha cần mẫn nhất, tinh minh nhất và giàu có nhất, chiếm hữu địa vị quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội Tây Ban Nha. Mệnh lệnh của Nữ hoàng và Quốc vương là một tai nạn nặng nề đối với họ, họ phải xa cách quê hương, lưu lạc không nơi nương tựa, thậm chí rất nhiều người còn không kịp tìm chỗ tránh nạn an toàn, liền bị rơi đầu; đồng thời, cũng mang đến sự đả kích nặng nề đối với vấn đề phát triển kinh tế Tây Ban Nha.
Vốn dĩ, vào năm 1942, khi quân đội của Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand thu được đất đã mất, người Ả Rập ở Granada tuyên bố đầu hàng, hai bên ký kết hiệp nghị hòa bình, trong đó qui định: Giáo đồ Islam định cư ở Tây Ban Nha, có thể tiếp tục phụng thờ tôn giáo của mình. Nhung sau khi thống nhất và củng cố được Tây Ban Nha trở về sau, chính phủ Tây Ban Nha nhanh chóng hủy bỏ hiệp nghị này. Do đó, người Ả Rập nổi lên phản kháng, cuối cùng gặp phải sự trấn áp mà thất bại. Năm 1502, Nữ hoàng và Quốc vương cùng ra lệnh, giáo đồ Islam ở Tây Ban Nha phải giống như giáo đồ Do Thái 10 năm trước, đưa ra sự lựa chọn đau khổ, phải tin Thiên Chúa giáo, hoặc phải lưu vong ở nước ngoài hoặc bị trừng phạt. Thật ra, những giáo đồ Islam này không có sự lựa chọn, đành phải thay đổi tín ngưỡng. Một số giáo đồ kiên trì giữ nguyên tín ngưỡng, giống như những giáo đồ Do Thái kiên trì mười năm trước, đều bị tuyên bố là “dị đoan”, phải rời bỏ quê hương không được đem theo tài sản và hình phạt rất tàn khốc. Theo lịch sử ghi lại, chỉ trong vòng mười lăm năm (1483 – 1498), có 9000 người bị cơ quan xét xử tôn giáo xử hỏa hình, chín vạn người bị xử những hình phạt khác.
Nữ hoàng Isabelle tuy là Giáo đồ Thiên Chúa thành kính, nhưng bà luôn luôn đặt lợi ích Vương thất và lợi ích dân tộc Tây Ban Nha ở hàng đầu. Bà và Ferdinand – chồng bà khi xử lý quan hệ Giáo đình La Mã tích cực kháng tranh, thu được nhiều thành công, khiến Thiên Chúa giáo Tây Ban Nha nằm trong sự khống chế của vua Tây Ban Nha, chứ không phải là dưới sự bảo vệ của Giáo hoàng. Các nước khác của châu Âum do Giáo hội trực tiếp nhận sự khống chế của Giáo hoang, trở thành lực lượng kháng lễ của Quốc vương và chính phủ phân đình, vì trong cải cách tôn giáo thế kỷ 16 ảnh hưởng đến chính cục của những quốc gia này. Ngược lại, cải cách tôn giáo ở Tây Ban Nha lại không thu được sự tiến triển nào.
Pháp đình Tôn giáo của vợ chồng Isabelle sáng lập, hành vi trục xuất đối với đạo Do Thái và Giáo đồ Islam, sinh ra ảnh hưởng rất nặng nề trong lịch sử Tây Ban Nha sau đó. Nó không những chặn đứng tiến trình phát triển đối với văn hòa Tây Ban Nha, mà còn trở ngại nghiêm trọng đến sự phát triển kỹ thuật khoa học và kinh tế chính trị trong thời gian dài phục hưng văn nghệ châu Âu. Bởi vì trong toàn xã hội Tây Ban Nha, vừa phát biểu tư tưởng văn hóa lìa kinh phản đạo, vừa xuất phát phát minh, sáng tạo đều sẽ bị trở thành “dị đoan tá thuyết”, gặp phải sự bắt bớ của Pháp đình Tôn giáo, không khí khủng bố này làm cho những phát minh, những khoa học kỹ thuật bị thụt lùi. Những quốc gia khác của châu Âu ở thời kỳ phục hưng văn hóa nghệ văn hóa phồn vinh, khoa học kỹ thuật phát triển, luận bàn không giống nhau và chính kiến đều có sự xung động nhẹ nhàng ở mức độ nào đó. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha thời kỳ này, tư tưởng văn hóa như đầm nước chết, khoa học kỹ thuật cũng lạc hậu so với các quốc gia khác. Vả lại, theo sự phát hiện đại lục mới của Columbus, khiến khu vực lớn Trung Nam châu Mỹ sau đó trở thành vùng thực dân của Tây Ban Nha, không những xây dựng lên thể chế chính trị Tây Ban Nha trên khu vực rộng lớn này của Tây bán cầu, mà còn mang danh xấu của Pháp đình Tôn giáo rõ rệt. Như thế, không những kinh tế chính trị và tư tưởng văn hóa của đất nước Tây Ban Nha bảo thủ lạc hậu, mà vùng thực dân rộng lớn của Tây bán cầu cũng vậy. Ở châu Âu, văn hóa tư tưởng, khoa học kỹ thuật của Tây Ban Nha lạc hậu hơn các quốc gia khác; cũng như, văn hóa tư tưởng và khoa học kỹ thuật của vùng thực dân Bắc Mỹ ở Anh Pháp. Cho đến này, Isabelle sáng lập Pháp đình Tôn giáo đã 500 năm, tiêu diệt Pháp đình Tôn giáo đã hơn 140 năm, nhưng Tây Ban Nha còn chưa thể giải thoát hoàn toàn ảnh hưởng của Isabelle và Ferdinand, rất nhiều quốc gia ở Trung Nam châu Mỹ đã từng là vùng thực dân của Tây Ban Nha, cũng còn ở trong không khí tư tưởng văn hóa bảo thủ lạc hậu.
°°° Thông gia Vương thất ảnh hưởng sâu xa °°°
Nữ hoàng Isabelle khen thưởng giúp đỡ Columbus thăm dò con đường hàng hải mới, phát hiện ra đại lục mới, sau đó, bà chủ trương mở rộng ngoài biển. Vì thế, bà tích cực phát triển đào tạo nghề thuyền, mạnh dạn phát triển hạm đội Hải quân và giúp đỡ Hải quân mở đến bao chiếm vùng thực dân châu Phi, Trung Nam châu Mỹ v.v… Cuối đời Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand, sức nước của Tây Ban Nha đã bắt đầu hưng thịnh lên, chỉ trong thời gian rất ngắn đã xây dựng lên đội Hải quan lớn mạnh. Sau đó không lâu, Tây Ban Nha chiếm lĩnh lãnh địa bên ngoài biển, cùng với vùng thực dân của Naples, Sicilian, Sardegna, Osterreich, Netherlands, Luxembourg, Flanders-Kantain và châu Mỹ, bắt đầu xưng bá châu Âu và thế giới, vì Tây Ban Nha là một cơ sở khổng lồ vững chắc xây đắp cường quốc trên biển.
Nữ hoàng Isabelle sinh được bốn người con gái và một người con trai. Năm 1479, Juan – người con trai duy nhất không may chết yểu. Trong bốn người con gái của bà, nổi tiếng nhất là Công chúa Juana. Juana sinh ngày 6 tháng 11 năm 1479, năm 1496 nàng được 17 tuổi, Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand hứa gả cô cho Philip I. Ông ta là con trai của Hoàng đế Habsburg Osterreich, đồng thời cũng là người kế thừa vương vị vương quốc Brand. Năm 1500, Công chúa Juana không có anh em trai nên được lập làm người kế thừa Vương vị của Nữ hoàng Isabelle. Sau khi mẫu thân qua đời chính thức kế vị làm Nữ hoàng Custer, khi phụ thân qua đời lại chính thức trở thành Nữ hoàng Aragan trên danh nghĩa. Bà kết hôn được sáu năm, tinh thần bắt đầu suy sụp, năm 1506 bệnh tình càng thêm nặng, toàn bộ thực quyền quốc gia giao cho Philip I – chồng của bà quản lý, nhưng trên thực tế bà vẫn cứ thi hành Vương quyền, ký pháp lệnh. Bà không những kế thừa Tây Ban Nha thống nhất và lãnh địa ngoài biển do cha mẹ bà để lại, mà còn xâm chiếm, cướp đoạt vùng thực dân Mexican, Biru, Chilean, Colombia và Tunisia, Euran của Bắc Phi, khiến Tây Ban Nha trở thành đế quốc thực dân khổng lồ của ba châu lớn Âu, Mỹ, Phi. Thời gian thống trị, Juana thừa nhận Tây Ban Nha phát triển đến “thời đại hoàng kim”, hoàn toàn dựa vào nền móng để lại của vợ chống Nữ hoàng Isabelle.
Năm 1496, khi Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương Ferdinand quyết định hôn nhân Vương thất cho Juana và Philip I, là một hôn nhân ảnh hưởng sâu xa không giống như bình thường. Điều này họ không hề nghĩ đến lúc bấy giờ Juana và Philip sinh được hai trai bốn gái, ngày sau một người con trai trở thành Hoàng đế, bốn người con gái trở thành Hoàng hậu. Vì Hoàng đế này chính là cháu ngoại của Nữ hoàng Isabelle, tức là Hoàng đế Charles V sau đó. Ông trở thành người thống trị đế quốc thế lực lớn mạnh nhất, giàu có nhất trong lịch sử châu Âu, được chọn là Hoàng đế thần thánh La Mã. Lãnh thổ thống trị của ông trên danh nghĩa bao gồm phần lớn Tây Ban Nha, nước Đức, Hà Lan, Belgium, Osterreich, Thụy Sĩ, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, Nam Tư, Italia và một phần nước Pháp, cùng với một bộ phận khu vực rất lớn Tây bán cầu. Hoàng đế Charles V cùng với Philip II đều là Giáo đồ Thiên Chúa điên cuồng, trong suốt thời gian dài thống trị, dựa vào phần lớn sự giàu có cướp đoạt đại lục và ngoài biển, để giúp đỡ chiến tranh quốc gia phản đối Bắc Âu tôn thờ Tân giáo (đạo mới). Có thể nói, sự sắp đặt hôn nhân Vương thất của Isabelle và Ferdinand vào năm 1496, đối với lịch sử châu Âu và lịch sử thế giới trong 100 năm sau khi hai người qua đời, đều sinh ra ảnh hưởng sâu sắc không thể đánh giá được.
Tình cảm giữa Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương là trung thành kiên định, sự nghiệp là thành công. Ngày kỷ niệm tròn 12 năm Columbus leo lên “San Salvador” đại lục mới, tức ngày 12 tháng 10 năm 1504, Nữ hoàng đưa ra di chúc của mình. Trong đó viết :”Tôi thỉnh cầu chồng tôi, lấy toàn bộ đồ trang sức của tôi đặt vào bên cạnh tôi, hoặc lựa chọn một ít để lại bên mình. Như thế, khi anh ấy thấy đồ trang sức này, thì có thể liên tưởng đến tình yêu thuần khiết của tôi khi còn sống, đã thủy chung với anh ấy trọn đời; đồng thời cũng có thể nghĩ đến tôi đang ở thế giới tốt đẹp khác đợi chờ anh ấy”. Nữ hoàng đặc biệt dặn dò: “Nếu như chồng tôi, ngày sau Quốc vương muốn an nghỉ ở một chỗ khác, thì hãy đem di hài của tôi dời đến chỗ ấy, chôn bên cạnh anh ấy. Như thế, chúng tôi ngoài việc ở trần thế là quan hệ vợ chồng ra, còn có thể hy vọng Thiên Chúa thương hại ban ân, để cho linh hồn chúng tôi trong Thiên đường có thể ở chung một chỗ vĩnh viễn”. Đọc di chúc tình cảm chân thật này, khiến mọi người cảm động vô cùng. Ngày 26 tháng 11 năm 1504 Nữ hoàng Isabelle tạ thế, hưởng thọ 53 tuổi. Quốc vương Ferdinand – chồng của bà thương tiếc tình cảm của bà, làm theo đúng di chúc. Sau khi Quốc vương Ferdinand tạ thế, người kế thừa họ đem di hài của Nữ hoàng Isabelle và Quốc vương chôn cùng một chỗ, thực hiện nguyện vọng của bà khi còn sống.
Mãi đến ngày nay, trong phòng của Hội nghị nghị viện Thượng viện Quốc hội thành phố Madrid thủ đô Tây Ban Nha, còn treo một bức ảnh tranh sơn dầu loại lớn, mặt bức tranh miêu tả cảnh tượng hí kịch hai vua Isabelle và Ferdinand hoàn thành sự nghiệp lớn thống nhất Tây Ban Nha. Mặt trên viết nói rõ: “Từ trong tay Beaubhudier – Quốc vương cuối cùng của Granada tiếp quản hai vua Thiên Chúa giáo chìa khóa thành phố ấy”. Đây là kỷ niệm của nhân dân Tây Ban Nha đối với vị vua quân chủ cổ đại kiệt xuất này.
Chú thích
(1) Nhà hàng hải Italie, người Tây Âu đầu tiên đã tìm ra châu Mỹ (khoảng 1451 – 1506)
(2) Một đảo quốc ở Bắc Tây dương
 
Elizabeth I
65.jpg

GÁI TRINH HIẾN THÂN CHO VƯƠNG QUỐC

Trong lịch sử hơn 2000 năm của nước Anh có ghi lại bằng văn tự, trước sau xuất hiện chín vị Nữ hoàng. Vận mệnh chìm nổi của họ có liên quan mật thiết với sự thịnh suy của lịch sử nước Anh. Trong chín vị Nữ hoàng này, có hai vị nổi tiếng nhất, chính là Nữ hoàng Elizabeth I và Nữ hoàng Victoria. Thời gian tại vị của họ khá dài (Elizabeth I tại vị 45 năm, Victoria tại vị 63 năm), vả lại thời kỳ tại vị của họ được mọi người khen là “thời đại hoàng kim” và “thời đại huy hoàng xán lạn” của nước Anh. Thời kỳ Nữ hoàng Victoria tại vị là thời kỳ hưng thịnh nhất của nước Anh. Móng vuốt xâm lược của nó duỗi thẳng đến từng hang cùng ngõ hẻm của thế giới. Nhưng nền tảng vững mạnh của nó lại là sự thu hoạch của Elizabeth I. Năm 1900, Huân tước Salisbury khi ca tụng Nữ hoàng Victoria, nói rằng bà “có tinh thần của Elizabeth I”.
Elizabeth I không chỉ là người thống trị có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử nước Anh, mà còn là nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử thế giới. Bà có tài năng chính trị, ngoại giao và quân sự, có phương pháp trị nước; một lòng dồn sức lên sự nghiệp Quốc vương, trọn đời không lập gia đình. Theo truyền thuyết, Nữ hoàng Elizabeth I tự mình nói rằng: “Nếu như sau khi tôi chết, trên bia mộ tôi khắc lên “Vị nữ hoàng này o đang trị thế thời đại này, mãi đến khi chết vẫn là gái trinh”, thì tôi không có điều gì nuối tiếc cả”. Có thể nói: cuộc đời bà rực rỡ mà cô độc.
Dưới đây, chúng ta cùng nhau hồi tưởng lại những sự việc đã trải qua của vị Nữ hoàng này.
Vận mệnh không may và vận may vương miện
Trong bốn vị Nữ hoàng trong lịch sử nước Anh, trước Elizabeth I, không có vị Nữ hoàng nào ở thời kỳ thanh thiếu niên trải qua sóng gió hãi hùng như Elizabeth I; không có vận mệnh của vị Nữ hoàng nào kỳ lạ và không may như Elizabeth I; cũng không có vị Nữ hoàng nào lên ngôi vị giống như Elizabeth I, vận may đơn giản là tạo ra kỳ tích.
Enjoy VIII – cha của Elizabeth, là Quốc vương vì phổ biến cải cách tôn giáo mà nổi tiếng trong lịch sử nước Anh. Ông phản đối Giáo hoàng La Mã lấy Thiên Chúa giáo làm trung tâm, phổ biến phản ánh Tân giáo của giai cấp tư sản mới nổi lên, thời gian nay là hành vi tiến bộ. Enjoy VIII có sáu Hoàng hậu, Hoàng phi, Hoàng hậu thứ I sinh một trưởng nữ tên là Mary; Hoàng hậu thứ II tên là Anni Burlin, sinh ra người con gái thứ, lấy tên là Elizabeth; Hoàng hậu thứ III sinh ra một Hoàng tử, tên là Edward; ba Hoàng hậu, Hoàng phi sau đều không có con.
Trong di chúc của Enjoy VIII trước khi qua đời, qui định theo thứ tự kế thừa Vương vị: sau khi ông qua đời, Edward làm người kế thừa; sau khi Edward chết, nếu như không có con cái, Vương vị do trưởng nữ Mary hoặc con cái của Mary kế thừa; sau khi Mary chết, nếu như cũng không có con cái kế thừa, thì Vương vị sẽ do Elizabeth kế thừa. Nhìn thứ tự kế thừa Vương vị qui định theo di chúc này, khả năng kế thừa Vương vị của Elizabeth dường như là rất nhỏ. Chỉ có Edward em trai của bà chết trước bà, và không có con cái; chị gái của bà cũng phải chết trước bà, đồng thời cũng không có con cái, bà mới có thể đoạt lấy vương miện. Thông thường, Hoàng hâu, Hoàng phi của Quốc vương nhiều hơn, con cái đều là thịnh vượng hơn. Do đó, trừ phi xuất hiện kỳ tích, Elizabeth mới có thể đội vương miện, trở thành Nữ hoàng. Việc này chỉ có thể tùi vào sự an bài của định mệnh. Vận mệnh thời đại tuổi trẻ của Elizabeth là rất không may, rất thê thảm.
Anni – Burlin mẹ của Elizabeth, vốn là cung nữ của Hoàng hậu thứ nhất của phụ vương, dáng người thướt tha, hoạt bát nhiệt tình, được Enjoy VIII sủng ái. Do năm đứa con của Hoàng hậu thứ nhất, ba đứa đẻ non, một sẩy thai, chỉ còn sống sót Mary trưởng nữ, Enjoy vì muốn có một Hoàng tử, nên ly hôn với Hoàng hậu thứ nhất, cuộc ly hôn kéo dài hơn sáu năm. Cuối cùng, ông đối kháng với Giáo đình La Mã, thực hành cải cách tôn giáo, tuyên bố hôn nhân với Hoàng hậu thứ nhất vô hiệu, tuyên bố hôn nhân hợp pháp với Anni (đã sống chung và mang thai), phong cho bà làm Hoàng hậu. Một nhà biên niên sử học lúc bấy giờ viết Hoàng hậu Anni mang thai cầu nguyện: “Tôi hướng đến Kitô cầu nguyện, đây là ý nguyện Thượng đế, tặng cho chúng tôi một vị Hoàng tử”. Nhưng cuối cùng, hy vọng và dự đoán đều tan thành mây khói, Hoàng hậu Anni sinh ra một vị công chúa. Khi làm lễ rửa tội cho đứa trẻ, tuyên cáo phong hiệu là: “Thượng đế chí cao cho chúng ta Công chúa Elizabeth quyền lực chí cao vô thượng để phồn vinh trường kỳ nước Anh!” Hôm ấy là ngày 7 tháng 9 năm 1533.
Trong hai năm sau, Thượng đế hoàn toàn không tặng cho Hoàng hậu Anni một vị Hoàng tử. Tình cảm của Enjoy VIII nhất thời bị một cung nữ đẹp trong cung hấp dẫn. Địa vị của Hoàng hậu Anni ngày càng dao động, ngày 29 tháng giêng năm 1536, bà sinh ra một bé trai. Đây thật là một vị cứu tinh! Ai ngờ, cứu tinh trở thành tai tinh, tai nạn nhanh chóng giáng xuống bà, bi kịch liên tiếp xảy ra. Ngày 2 tháng 5, Hoàng hậu Anni bị đưa đến giam lỏng ở London. Bà bị vu khống thông gian với năm người đàn ông, một người trong đó là anh trai của bà. Trong lần xét xử đó, Anni bị xử chết vào ngày 19 tháng 5. Lúc này, Công chúa Elizabeth mới 2 tuổi 8 tháng, theo hôn nhân giữa mẫu thân và phụ vương bị tuyên bố là vô hiệu, bà vô tình bị hạ xuống địa vị con sinh riêng. Sau đó, mẹ kế của Elizabeth sinh ra Hoàng tử Edward cho phụ vương, Enjoy xem như năm trong tay viên minh châu, càng thêm lạnh nhạt đối với Elizabeth. Thậm chí Elizabeth ít có cơ hội gặp mặt Enjoy VIII, nhưng bà lại trung thành với phụ vương.
Năm 1543, Enjoy VIII kết hôn cùng Catherine Parr nữ học giả 33 tuổi. Dưới kiến nghị của Hoàng hậu mới, Mary, Elizabeth và Edward, 3 đứa con của những vị Hoàng hậu trước được đón tiếp trở về cung. Do Elizabeth không lớn tuổi bằng Mary, vì thế hoàn toàn chưa gặp phải sự cư xử lạnh nhạt quá nhiều, hoàn toàn không thiếu tình yêu thương cần phải có của trẻ thơ. Đặc biệt là Catherine Parr, người mẹ kế mới, yêu thương vỗ về bà như mẹ ruột. Lúc này, Elizabeth bắt đầu tiếp nhận thời kỳ giáo dục chính qui, đúng vào thời kỳ hưng thịnh nhất phục hưng văn nghệ cuồng nhiệt. Hoàng hậu Parr chọn cho Elizabeth người thầy tốt nhất, khiến bà nhận được sự bồi dưỡng tinh thần của các học giả đời thứ 2 vĩ đại. Từ trong các học giả Cambridge trẻ tuổi, Elizabeth kế thừa rất nhiều di sản quí báu, từ đó mà nhanh chóng trưởng thành và thành thực.
Năm 1547, Enjoy VIII qua đời. Edward em trai của Elizabeth kế thừa Vương vị, năm ấy mới 10 tuổi. Trước khi Enjoy qua đời qui định, Edward kế thừa Vương vị trước khi tròn 19 tuổi, do Hội ủy viên nhiếp chính phụ tá; nhưng không lâu, quyền lực nhiếp chính bị Edward Seymour – cậu của Edward soán đoạt. Huân tước Thoms Seymour – Đại thần Hải quan, em trai của Nhiếp chính vương cũng là một người có dã tâm, ông sử dụng thủ đoạn lừa dối kết hôn cùng Thái hậu Parr, có ý đồ đoạt lấy quyền nhiếp chính. Ông còn lợi dụng điều kiện thuận lợi đến gần Vương cung, thường xuyên chọc ghẹo Elizabeth, vọng tưởng kết hôn cùng bà. Thái hậu Parr biết được, cũng vì bảo vệ Công chúa, bèn đem Elizabeth đưa đến chỗ ông ta, và sắp đặt ở chung với gia đình giáo sư Ashri Ket. Năm 1548, Parr vì sinh khó đã qua đời, Thoms-Seymour càng thêm trắng trợn theo đuổi, Elizabeth mất đi sự bảo vệ của người mẹ kế. Ý của Seymour tính toán là muốn thông qua ký kết hơn ước với Elizabeth, đưa bà lên Vương vị, chính mình làm Nhiếp chính vương. Sau đó, ông lại có ý đồ thông qua chính biến lật đổ Nhiếp chính vương Edward Seymour – anh trai của ông, nhưng kế hoạch thất bại, ông bị đưa vào tháp London, tháng 5 năm 1549 ông bị xử tử. Vì thế, Elizabeth cũng lâm vào xoáy lốc chính trị, nữ gia đình giáo sư và quản gia của bà liên tiếp bị đưa vào tháp London thẩm vấn, bản thân bà cũng bị tra hỏi. Sự việc này, khiến Elizabeth rất đau khổ, tinh thần suy sụp.
Quốc vương Edward VI từ nhỏ đã nhiều bệnh, th.ân thể suy yếu, không làm nên trò trống gì. Nhưng Edward lại giống Ebjoy VIII – phụ vương của ông, là một Giáo đồ mới. Năm Edward 16 tuổi bị bệnh lao phổi. Loại bệnh này lúc bấy giờ rất đáng sợ, không trị được. Căn cứ vào di chúc Enjoy VIII, nếu như Edward qua đời, người kế thừa Vương vị phải là Mary, nhưng Mary lại là một Giáo đồ Thiên Chúa cuồng nhiệt. Edward hy vọng nước Anh tiếp tục bảo vệ sự thống trị của Giáo đồ mới, ông cho rằng địa vị Tân giáo ở England quan trọng nhiều hơn tính chính thống kế thừa Vương vị. Vị thế, trước khi lâm chung, trước 26 vị quí tộc, ông chỉ định Quận chúa Jane-Grey tôn thờ Tân giáo, em họ của Elizabeth, cháu gái của Enjoy VII làm Nữ hoàng. Hành động này gặp phải sự phản đối của công chúng England xem trọng chính thống, trưởng thành phố London tuyên bố Mary-Tudor được quần chúng bảo vệ làm Nữ hoàng. Quận chúa Jane-Grey chỉ làm Nữ hoàng chín ngày bị đưa vào tháp London, và nhanh chóng bị xử tử. Sự việc này, khiến Elizabeth bị liên lụy, lại một lần nữa lâm vào cảnh nguy nan.
Sau khi Mary-Tudor lên Vương vị, Công chúa Elizabeth lâm vào thời kỳ khốn khổ nhất, nguy hiểm nhất trong cuộc đời. Khi mẹ đẻ của Mary (Hoàng hậu thứ nhất của Enjoy VIII) bị phế, Anni-Burlin – mẹ đẻ của Elizabeth (Hoàng hậu thứ hai của Enjoy VIII) chủ trì hậu cung, thì Anni rất căm ghét Mary, tước đoạt danh xưng Công chúa của bà, thường xuyên mắng chửi bà là “đứa con sinh riêng ê mặt”, để cho bà ở trong một cái phòng nhỏ hẹp, thậm chí muốn bà làm thị nữ cho Elizabeth – con gái của mình. Lúc bấy giờ vì để sinh tồn, Mary ngoài mặt tỏ ý thuận theo, trong lòng lại âm thầm nười cừu hận. Nay Mary đang làm Nữ hoàng, Elizabeth bắt đầu phải trả giá rất đắt.
Sau khi Nữ hoàng Mary lên đài, bước trọng đại nhất chính là sử dụng biện pháp xóa bỏ việc cải cách tôn giáo của Edward VI, cưỡng bức England tôn thờ Thiên Chúa giáo, trấn áp không ghê tay sự phản đối của Giáo đồ mới. Bà đem hơn 300 Giáo đồ mới, gồm ba Giáo chủ, Đại giáo chủ đưa lên cột hỏa hình, nhiều Giáo sĩ và nhân dân không muốn lìa bỏ tín ngưỡng, phải chạy ra nước ngoài lánh nạn, mọi người gọi bà là “Mary khát máu”. Elizabeth là một Giáo đồ mới, thêm vào đó khi còn nhỏ có điều vướng mắc với chị, tất nhiên sẽ có quan hệ căng thẳng với Nữ hoàng Mary. Phải phản đối Nữ hoàng cùng rất đông Giáo đồ mới, liền gửi hy vọng tương lai vào Elizabeth. Tuy Công chúa Elizabeth rất cẩn thận từng li từng tí tránh sự hiềm nghi, nhưng vẫn chưa tránh khỏi sự bức hại. Sau một lần sự phản loạn của Giáo đồ mới được dẹp yên, bà bị vu khống là kẻ chủ mưu kế hoạch phản loạn. Nữ hoàng Mary giận dữ, ra lệnh bất Elizabeth. Các cận thần của Nữ hoàng đều chủ trương xử tử Elizabeth, để tuyệt đứt hậu hoạn. Việc này khiến sinh mạng của bà lâm vào cảnh nguy hiểm vô cùng. Sau đó, tuy Wyatt người chủ mưu phản loạn lên trước đoạn đầu đài (máy chém) thừa nhận lời cung cấp của ông ta là hư cấu, nhưng trong lòng của Nữ hoàng Mary vẫn cứ nghi ngờ. Bà đem Elizabeth bỏ vào cung Saint-James, sau đó bỏ vào tháp London. Sau tám tuần lễ, lại bị dời đến Eadstocque quận Oxford, do Huân tước Enjoy – Beninfird ngạo mạn vô lễ giam lỏng quản lý, để ngăn ngừa phát sinh âm mưu có ý lập bà làm vua.
Dưới kiến nghị của Đại sứ Anh đóng tại Tây Ban Nha, tháng 7 năm 1554, Nữ hoàng Mary dược gả cho Philip II Quốc vương Tây Ban Nha theo Thiên Chúa giáo chính thống, Philip II là nhân vật đại biểu cho cựu thế lực châu Âu, ông điên cuồng đả kích, bức hại Tân giáo. Lúc bấy giờ Tây Ban Nha lại là cường quốc, có mâu thuẫn sâu sắc với nước Pháp, mong mỏi thông qua hôn nhân nước Anh để đả kích nước Pháp. Mary thì muốn lợi dụng thế lực Thiên Chúa giáo hùng hậu của Philip để đả kích Tân giáo trong nước Anh, củng cố sự thống trị của mình. Vì thế, hôn nhân của hai người được tiến hành ngay lập tức. Nhưng Philip hoàn toàn không phải vì yêu Mary, mà là yêu vương quyền nước Anh, nhưng quí tộc nước Anh không chịu thừa nhận quyền bính của ông. Sau cùng ông rời bỏ nước Anh, trở về Tây Ban Nha trị vì quốc gia của mình. Nữ hoàng Mary phòng khuê vắng lạnh, hy vọng sinh Hoàng tử để kế thừa Vương vị trở thành mây khói. Chính sách tôn giáo của Mary đã làm phật lòng người, nên nảy sinh âm mưu lật đổ bà, thêm vào đó bị chồng bỏ qua một bên, trong lòng phiền muộn, th.ân thể ngày càng suy yếu. Sau vài tháng, quan hệ chị em của bà và Elizabeth mới dần dần ôn hòa. Trong một trận bệnh nặng, cuối cùng Nữ hoàng Mary và Đại sứ Tây Ban Nha cùng Hội ủy viên nhiếp chính đi đến hiệp nghị, đồng ý cho Elizabeth kế thừa Vương vị. Bà còn viết thư yêu cầu phải bảo vệ tín ngưỡng Thiên Chúa giáo là điều kiện quyết định trước tiên. Elizabeth ngoài mặt tỏ vẻ đồng ý, mỗi ngày cùng làm lễ Misa, ngụy trang thành kính lừa lấy lòng tin của Mary, nhưng trong lòng vẫn cứ là một Giáo đồ mới.
Ngày 17 tháng 11 năm 1558, Nữ hoàng Mary qua đời, không có con cái. Kỳ tích cuối cùng đã xuất hiện, Công chúa Elizabeth người kế thừa thứ ba trong di chúc của Enjoy VIII, năm bà 25 tuổi, nhờ vận may được đội lên vương miện nước Anh, trở thành Nữ hoàng Elizabeth I.
Bây giờ, cuối cùng chúng ta có thể đánh giá vị Nữ hoàng này đã trải qua muốn vàn khó khăn mới leo lên Vương vị. Chemy – nhà sử học nước Anh miêu tả: “Bà học thức uyên bác, tinh thần hoạt bát, ngoài tiếng Anh ra, còn biết tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Iralia, tiếng Hy Lạp, tri thức rất rộng. Bà có tính tình hài hước, nói cười vui vẻ. Thay đổi kịp thời và năng lực đối đáp của bà giống cho bà; từng lời nói, từng cử động đều mạch lạc rõ ràng không lộn xộn, cẩn thận từng chút, giống như Tổ phụ (ông nội) Enjoy VII. Thời đại thiếu niên của bà ở dưới sự thống trịc của Edward và Mary. Bà gặp nhiều vận nguy, may tránh khỏi nạn, từ đó mà dưỡng thành tính cách không nhẹ dạ tinh người và cẩn thận từng việc”.
Nguy cơ Tôn giáo và sự tranh chấp Quốc giáo

Elizabeth I kế vị trở thành Nữ hoàng, cả nước ngay lập tức nhảy lên vui sướng. Mọi người vui mừng, thời đại lửa cháy Giáo đồ khác đã trở thành quá khứ, hoan hô có một Nữ hoàng Tân giáo. Ngày 24 tháng 11 năm 1558, Nữ hoàng Elizabeth I đi cùng 1000 quân cấm vệ, xuất phát từ Hartferd rời cung, thẳng đến thủ đô London. Bà từ trong cửa sổ xa, nhìn thấy dọc đường trên cửa mọi nhà đếu treo cờ Tổ quốc, hướng đến bà biểu thị tận trung.
Ngày 15 tháng giêng năm 1559, tổ chức lệ đội vương miện Nữ hoàng, toàn thành phố London tổ chức hoạt động khánh chúc rất lớn. Trong đội du hành của thiên hạ, 1000 dân chúng tuấn mã bước cao mà đi, xuyên qua đường phố đến Westminster. Elizabeth I mặc bào phục Hoàng gia, đội lên vương miện Nữ hoàng, tuy rất hào hoa, nhưng dường như vẩn còn chưa tượng trưng quân chủ. Bà ngồi xe vua đi, xe mở ra gấm và đoạn màu vàng từ trên buông rủ xuống đền mặt đất, hai đầu ngựa trắng đóng vào xe cũng trang sức vàng sáng lấp loáng. Phía bên bà, tùy tùng đi bộ thân cao hơn, họ mặc bào phục bằng gấm đoạn đỏ tươi, tay cầm rìu chiến màu vàng. Hai bên Nữ hoàng rất nhiều bộ binh mặc ái giáp bằng lông thiên nga đỏ tươi, trên quân trang của họ viền dây vàng bạc, trước sau còn trang sức hoa hồng và 2 chữ cái E.R trắng đỏ. Hai bên đường làm hàng rào cây, khoác lên vải choàng, trang trí thảm hoa, lông thiên nga, lụa là thêu. Trên cửa sổ mỗi nhà, treo cao cờ màu, lụa mỏng bay bay. Suốt các con đường thành phố, người đông như trẩy hội. Chính đương cục thành phố London, khi Nữ hoàng còn đang đi du lịch tổ chức hoạt động diễn xuất lễ mừng lộ thiên. Ở Quảng trường ngã tư, pháp quan đứng đầu thành phố London hướng đén Nữ hoàng tổ chức hoạt động lễ trao tặng (1000 Mác vàng). Elizabeth cảm tạ nói: “Tôi cảm tạ tình cảm hữu nghị của Trưởng thành phố London và toàn thể mọi người. Tôi hiểu hy vọng hiện tại của quí vị, muốn tôi tiếp tục làm một Công chúa tốt, một Nữ hoàng tốt. Xin quí vị tin tưởng, tôi sẽ làm như thế. Tôi muốn làm Nữ hoàng tốt chân chính của nhân dân nước Anh, giống như Nữ hoàng nào đó đối đãi lương thiện nhân từ với thần dân. Tôi có đầy lý tưởng, cũng tự tin hoàn toàn không thiếu sức lực. Xin quí vị yên tâm, vì để an toàn và an ninh cho tất cả quí vị, tôi quyết không bỏ qua ngày tháng vô ích, tôi nguyện bỏ ra giá vốn bằng máu. Thượng đế cảm tạ tất cả quí vị!” Như những người ở thời đại đó đã nói: “Ở sau lưng nghi thức khánh chúc hào hoa này, bao hàm nhiều bí mật của Chính phủ”. Tình huống chính là như thế.
Việc lớn đầu tiên Nữ hoàng Elizabeth chấp chính là xác định Đại thần bà cử dùng. Để khiến sự thống trị của bà thuận lời từ lúc bắt đầu, bà dựa vào tài thức và nhãn quang sắc bén của mình, dung nạp nhân tài thời đại mới được bồi dưỡng ra từ trường Đại học Cambridge. Bà đề cử Cecil (tức Nam tước Burghley sau đó) làm Quốc vụ Đại thần. Elizabeth nói với ông ta: “Tôi có thể khẳng định, ông sẽ không vì thu mua lễ vật nào đó, sẽ tận trung báo quốc, đồng thời không chịu ảnh hưởng ý chí của cá nhân nào, có thể tiến hành can gián nói thẳng với tôi”. Nữ hoàng còn sử dụng Nicolas-Bacon làm quan Đại thần giữ ấn tín, Thomas-Pari – quan quản lý kho vì trung thực được thăng chức làm Huân tước và đảm trách quan chủ Kế vương thất. Những người này cũng như Nữ hoàng Elizabeth, đều là người chủ nghĩa nhân văn vững vàng, bồi dưỡng văn hóa cao hơn thời đại phục hưng văn nghệ giàu có, làm Đại thần hành chính cũng đều có đủ kinh nghiệm phong phú. Nữ hoàng lựa chọn những người này làm trọng thần cố vấn cho mình, để ổn định chính cục, xử lòng và suy nghĩ sử dụng thái độ ôn hòa con đường triết trung. Elizabeth hy vọng triều đình mới của mình đã không mềm yếu, lại không khinh xuất; đã không khó lèo lái, đội hình chiến đấu hình thức cũ, lại không biểu hiện xa lánh các tầng lớp nhân dân.
Tiếp theo, Nữ hoàng Elizabeth ra tay giải quyết nguy cơ Tôn giáo. Dưới thể chế Quốc giáo thống trị của Enjoy VIII phụ vương của bà, nước Anh bị Tân giáo đồng hóa. Đến thời đại Mary, tình hình lại thay đổi, bị ảnh hưởng cùa Quốc vương Tây Ban Nha đại quốc cựu giáo (tôn giáo cũ) siêu cấp, nước Anh bắt đầu chấp hành chính sách trấn áp tàn khốc Giáo đồ mới. Khi Nữ hoàng Elizabeth kế vị, trong nước chia ra hai phái lớn: Tân giáo và Cựu giáo, coi nhau là thù địch. Lãnh tụ phái Thiên Chúa giáo, đặc biệt trong đó là các Giáo chủ, đang phát ra lời cảnh cáo: Nếu như các Đại thần được trao quyền có thể công chính xử lý quốc gia, thì họ dùng kiếm bảo vệ chính nghĩa; nếu như xử lý không công bằng, thì sẽ phản đối. Và quần chúng phái Tan giáo gặp phải sự trấn áp tàn khốc của “Mary khát máu”, cái chết của Mary và sự lên ngôi của Elizabeth khiến họ vỗ tay vui mừng, hy vọng Nữ hoàng mới vì họ báo thù rửa hận. Nhằm đúng vào nguy cơ thù hận lẫn nhau giữa các giáo phái, Elizabeth trước tiên cử Đại thần đã không phải là Giáo đồ cũ cuồng nhiệt, cũng không phải là Giáo đồ mới chủ lực cách tân; bà thả hàng loạt Giáo đồ mới đang bị bắt giữ, cho phép Giáo đồ mới đang lưu vong ở nước ngoài trở về nước; bà trừ sạch người tín ngưỡng Thiên Chúa giáo trong Viện mật khu, nhưng đồi với người riêng làm lễ Misa Thiên Chúa giáo La Mã hoặc tham gia tập hợp giáo phái không truy cứu họ; bà đưa ra thông báo, cho phép bộ phận nào đó trong nghi thức phúc âm ở lại nước Anh, nhưng cấm tất cả văn bản nội dung giảng phúc âm và thuyết giáo, để ràng buộc sự cuồng nhiệt của thủ lĩnh Giáo đồ mới, cũng giống như khiến cho Đạo sĩ truyền đạo Thiên Chúa im hơi lặng tiếng và mất đi năng lực phạm tội. Năm 1559, Quốc hội thông qua “pháp lệnh chí tôn” và “pháp thống nhất lễ bái”, tuyên bố Nữ hoàng là lãnh tụ cao nhất của nước Anh có Giáo hội và đoàn thể tôn giáo, mục đích triệt để tôn trọng thể chế Quốc giáo thời đại Enjoy VIII. Giáo hội La Mã phản ứng dữ dội đối với việc này, Giáo hoàng ra tuyên bố phế bỏ Elizabeth. Nhưng Elizabeth hết sức tránh đụng đến Giáo đình La Mã, không công khai việc phản đối Thiên Chúa giáo. Vì không kích thích Giáo đồ cũ, pháp lệnh mới lấy xưng hiệu từ “nguyên thủ cao nhất” của Nữ hoang đổi làm “người thống trị cao nhất”; giáo nghĩa của phái Luther (Tân giáo) lại không phải là trung tâm duy nhất của Thánh kinh; Nữ hoàng còn bảo lưu cấp bậc thần chức và nghi thức tôn giáo rất lớn của Cựu giáo. Có thể nói, Nữ hoàng là người ra sức tìm kiếm một con đường trung gian giữa Cựu giáo và Tân giáo. Nhìn trên bề mặt thấy được thái độ mập mờ, chính sách thỏa hiệp, có thể nói Nữ hoàng trẻ tuổi này nắm quyền chẳng bao lâu, thì quyền uy của bà sẽ ảnh hưởng trước nhân dân toàn quốc. Bà gấp gáp giải quyết vấn đề để cho tuyệt đại đa số quốc dân nước Anh tiếp nhận sự thống trị của bà, để ngăn ngừa các Giáo đồ Thiên Chúa giáo nổi lên làn sóng. Quả nhiên, qua thời gian không lâu, Nữ hoàng Elizabeth giành được thắng lợi. Chính như một nhà biên niên sử học đã ghi lại: “Thái độ của bà ôn hòa mà lại uy nghiêm, đối với những người cực đoan, bà tỏ ra khiêm tốn bái phục đãi người, lại không mất sự oai vệ. Bà quá tài hoa, mỗi bước bước tiến nằm dưới sự chỉ đạo hoàn hảo; bà xem kỹ từng sự việc, lắng nghe từng sự việc phán đoán sự việc ba lần, giảng nói sự việc bốn lần. Tinh thần bà nhìn khắp nơi, dường như cái gì bà cũng không bỏ qua”.
Nữ hoàng Elizabeth xử lý tốt hơn nguy cơ đối lập của giáo phái cũ mới trong nước, đối với chiến tranh tôn giáo sinh ra ở các quốc gia lân cận, cũng chẳng phải hoàn toàn không quan tâm. Nước Pháp và Netherlands tiến hành chiến tranh, nếu như Giáo đồ cũ giành được thắng lợi, thì họ có thể chuyển và phát rộng công kích đối với nước Anh. Các đại thần chủ trương thừa cơ chiến tranh còn chưa phân thắng bại, nước Anh phải tích cực tham gia vào chiến sự của các quốc gia này, để giúp đỡ Giáo đồ mới. Elizabeth quyết định một cách sáng suốt là bất luận như thế nào, nước Anh phải tránh trực tiếp tham gia chiến tranh chính diện, lại phải đề phòng liên hợp nước Pháp và Tây Ban Nha cùng với Scotland. Vì thế, bà bí mật phái người đưa tiếp viện và kinh phí cho Giáo đồ mới của những quốc gia này, thông qua sự trợ giúp kéo dài nội loạn để bảo vệ hòa bình nước Anh. Thời kỳ sau thập niên 70 thế kỷ thứ 16, khi Giáo đồ mới của khu vực Netherland rơi vào tình thế xấu, bà lại nghe theo kiến nghị của các Đại thần, nắm lấy thời cơ viện trợ tích cực cho Giáo đồ mới. Năm 1580, khi Tây Ban Nha gồm cả Bồ Đào Nha ở Tây Ban Nha uy hiếp công kích trực tiếp đối với nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth lại nghe theo chủ trương của các Đại thần, đem Netherlands (lúc bấy giờ là vùng thực dân của Tây Ban Nha) đặt dưới sự bảo hộ của mình, và ký điều ước với Netherlands chính thức viện trợ quân sự cho họ. Cuối năm ấy, Nữ hoàng cử Bá tước Leicester làm Tổng tư lệnh quân Anh, thống lĩnh 6000 bộ binh và 1000 kỵ binh, đến Netherlands, trực tiếp chi viện khu vực thống trị của Giáo đồ mới. Cùng lúc với việc viện trợ Netherlands, Nữ hoàng Elizabeth bắt đầu khiêu chiến với Tây Ban Nha ở ngoài biển. Khi thuyền của Tây Ban Nha vận chuyễn hàng loạt quân phí dùng để trấn áp sự phản loạn của Netherlands, để tránh cướp biển tấn công, chạy nhanh đến cảng Plymouth của nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth ra lệnh không thu quân phí này. Chính phủ Tây Ban Nha phẫn nộ cũng không thu toàn bộ mặt hàng trên thuyền của nước Anh ở cảng biển thuộc lãnh địa của họ và cấm thông thương với nước Anh toàn diện. Để đả kích mậu dịch trên biển của Tây Ban Nha, dưới sự mặc hứa (nói khen ngợi thì đúng hơn) của Nữ hoàng Elizabeth, các “thương nhân mậu dịch” Hawkins, Drake, lấy biển Chabri làm vũ đài chủ yếu, không ngừng tấn công thương thuyền Tây Ban Nha, khiến người Tây Ban Nha lo sợ sẽ trở thành “sói biển”. Drake sau khi trở về nước được nhân dân hoan nghênh, chiến lợi phẩm chiếm được thuộc về Nữ hoàng. Năm 1579, Drake thống lĩnh 4 hạm thuyền thực hiện chuyến đi thuyền vòng quanh trái đất lần đầu, mang theo khoảng 60 vạn tài sản hiến cho Hoàng hậu, Elizabeth còn đích thân leo lên kỳ hạm của Drake, giáp mặt trao cho ông hiệu gọi Huân tước làm Đại sứ Tây Ban Nha. Hàn động này, không chỉ đả kích thế lực Thiên Chúa giáo, làm cho lực lượng Tân giáo lớn mạnh, mà còn trực tiếp đả kích địa vị bá chủ trên biển của Tây Ban Nha, tăng cường thực lực và địa vị quốc tế của nước Anh. Tây Ban Nha kháng nghị biểu thị tuyên chiến với nước Anh, nhưng Nữ hoàng Elizabeth ngược lại, liên minh cùng nước Pháp để uy hiếp. Bà biết rõ, trong chiến tranh Netherlands Tây Ban Nha hết sức lúng túng, đã không có lực lượng lại còn tuyên chiến với nước Anh.
Xử tử Nữ hoàng Scotland
Thời kỳ thống trị của Nữ hoàng Elizabeth, nước Anh chỉ gồm England, Wales và Ireland, lúc đó Scotland chưa hợp vào, còn là một quốc gia độc lập. Người thống trị Scotland là Nữ hoàng Mary-Stuiat, bà là cháu ngoại của Enjoy VIII – Tổ phụ của Elizabeth, là chị em họ với Elizabeth. Thời kỳ giữa thế kỷ 16, thế lực Thiên Chúa giáo ở châu Âu lớn mạnh, thế lực Tân giáo yếu hơn, tuyệt đại đa số Quốc vương của các quốc gia là Giáo đồ Thiên Chúa, mà Elizabeth là vị vua tín phụng Tân giáo chủ yếu trong các quốc gia châu Âu. Lúc bấy giờ, trong các quốc gia châu Âu lấy thế lực lớn mạnh của Tây Ban Nha và nước Pháp, hai nước trên phương diện phản đối Tân giáo là thống nhất, nhưng ở phương diện khác lại tồn tại mâu thuẫn và đấu tranh dữ dội, đều muốn tranh đoạt bá quyền châu Âu và thế giới. Thời kỳ Mary chị của Nữ hoàng Elizabeth nắm quyền, vì kết hôn với Quốc vương Tây Ban Nha, Thiên Chúa giáo thống trị nước Anh, sự thống trị của Tan giáo dường như không tồn tại. Mary qua đời, sau khi Elizabeth lên ngôi, lại phục hồi sự thống trị của Tân giáo, khiến Giáo hoàng La Mã, Tây Ban Nha, nước Pháp cùng các quốc gia do Thiên Chúa giáo thống trị hận đến tận xương. Vì thế, họ lại thông qua thông gia, đem Mary-Stuiat – Nữ hoàng Scotland gả cho Francis II – Quốc vương của nước Pháp. Như thế, Mary-Stuiat – Nữ hoàng Scotland liền trở thành trung tạm hy vọng của Thiên Chúa giáo. Bởi vì bà có huyết thống Vương thất với nước Anh, có thể trở thành người thừa kế giả định Vương vị nước Anh. Do đó, Scotland dưới sự thống trị của Mary-Stuiat, liền trở thành nơi tập hợp Thiên Chúa giáo của England, thành những người phản đối vùng cơ sở thống trị Tân giáo của Elizabeth.
Hôn nhân của Mary-Stuiat – Nữ hoàng Scotland và Quốc vương nước Pháp, khiến Quốc vương nước Pháp trở thành Quốc vương Scotland, từ đó mở rộng thế lực Thiên Chúa giáo. Đây là việc mà Elizabeth – Nữ hoàng nước Anh không muốn thấy, bà cùng Nữ hoàng Scotland nảy sinh mâu thuẩn. Ở Scotland, tình cảm Tân giáo và dân tộc trở thành lực lượng liên hợp phản đối Thiên Chúa giáo, họ bắt đầu hoạt động phản loạn và phá hoại. Chính phủ Nữ hoàng Elizabeth sử dụng chính sách bảo vệ sự phản loạn của Tân giáo ở Scotland, làm cho nước Pháp bất mãn, chuẩn bị phái quân đội trấn áp sự phản loạn ở Scotland. Nữ hoàng Elizabeth áp đảo trước, phái Hải quân đánh bại đội quân của nước Pháp, khiến quân đội nước Anh tiến vào Scotland trước tiên. Lúc này, Philip II – QUốc vương Tây Ban Nha hy vọng nước Pháp không thôn tính Scotland, liền phái Công sứ chuyển sự mong muốn của họ đến Elizabeth, nhờ bà đem người nước Pháp chạy ra khỏi Scotland, mà hoàn toàn không tổn hại mình, Tây Ban Nha liền giữ nguyên sự im lặng. Chính như thế, ngày 16 tháng 7 năm 1560, ký kết điều ước Edinburgh, nước Anh giành được thắng lợi. Anh, Pháp đều đem quân rời khỏi Scotland, Chính phủ Scotland chuyển giao cho Chính vụ hội quí tộc Scotland (Hội nghị Tân giáo nắm quyền). Đối với việc này, quần chúng Scotland vui mừng, chân thành cảm tạ Elizabeth, bởi vì lúc ấy quyền lực của Giáo hoàng bị phế bỏ; lễ Missa bị ngăn cấm, ai ba lần làm trái sẽ bị xử tử; phổ biến nghi thức sám hối trung thành của Giáo đồ mới; v.v…
Điều ước Edinburgh đối với Nữ hoàng Elizabeth và Francis II – Quốc vương nước Pháp (đồng thời cũng là Quốc vương Scotland) là một khổ nạn khó chịu đựng. Nữ hoàng và Quốc vương tôn thờ Thiên Chúa giáo, vẫn cứ phải tiếp nhận pháp luật của thần dân Tân giáo. Mặc dù Mary và Francis tuân theo điều khoản phê chuẫn này của Quốc vương, nhưng ngoài mặt thì tán thành, trong lòng lại làm phản, khiến cho quan hệ của hai Nữ hoàng Elizabeth và Mary đi đến đường cùng. Ngày 5 tháng 11 năm 1560, Francis II – Quốc vương nước Pháp qua đời, Charles VII em trai của ông kế vị, Nữ hoàng Mary bị đuổi ra khỏi nước Pháp trở về Scotland, nhưng Nữ hoàng Elizabeth lại muốn bà phải phê chuẩn điều ước Edinburgh, mới có thể được quyền thông hành an toàn. Nữ hoàng Mary cự tuyệt yêu cầu này, theo đường biển trở về Scotland, và mâu thuẫn giữa hai vị Nữ hoàng càng thêm sâu sắc.
Khi Nữ hoảng Mary-Stuiat về đến Scotland, liền phái sứ giả yêu cầu Nữ hoàng Elizabeth thừa nhận Mary làm người kế thừa giả định Vương vị của bà. Đối với việc này, Nữ hoàng Elizabeth lại buộc Mary phê chuẩn điều ước Edinburgh trước, bà mới có thể nhượng bộ. Khi vấn đề này còn chưa giải quyết, vấn đề khác lại bày ra trước mặt, đây chính là vấn đề hôn nhân lần nữa của Elizabeth khi còn 22 tuổi. Nữ hoàng Elizabeth kiến nghị Nữ hoàng Mary kết hôn cùng Huân tước Robert-Dudley – sủng thần của bà, nói chỉ cần đồng ý hôn nhân này, thì Elizabeth có thề đề bạt Dudley, vả lại lấy tất cả phương thức có thể được tặng cho Mary phẩm hàm kế thừa Vương vị nước Anh. Nữ hoàng Mary cay cú, phẫn nộ kêu lên đây là Elizabeth làm nhục bà, có ý đồ mượn cơ hội khống chế bà. Bà đã yêu Daenli-người đàn ông đẹp trai của England, muốn kết hôn cùng anh ta, lại gặp phải sự phản đối của Elizabeth. Nữ hoàng Mary cũng là một người phụ nữ rất có cá tính, bà thành công trong việc dùng trí tuệ chiến thắng và phản kháng lại người em họ của mình, đánh bại phái phản đối vấn đề hôn nhân của bà, ngày 29 tháng 7 năm 1565, kết hôn cùng Daenli, giành được quyền tự chủ hôn nhân. Nhưng cái giá phải trả của bà là dẫn đến đối kháng cùng Nữ hoàng Elizabeth, cùng sự bội phản của quí tộc Scotland.
Hôn nhân ngang trái là không mỹ mãn. Nữ hoàng Mary vì bác bỏ sự giám hộ của phái Tân giáo, giam lỏng Đại thần của phái Tân giáo trong Chính phủ, sử dụng lại Rixo con trai của nhà soạn nhạc và quan hệ mờ ám với hắn, dẫn đến sự ghen ghét của Daenli. Một buổi chiều cuối tuàn, Rixo bị Daenli chỉ huy nhân viên vũ trang ở trước mặt Nữ hoàng Mary, kéo đi đánh chết. Mary quyết định tùm cách báo thù.
Ngày 19 tháng 7 năm 1566, Mary Nữ hoàng England sinh hạ Hoàng tử James (tức James VI – Quốc vương England, sau đó trở thành James I vua Anh). Lúc này, Daenli đã sát hại Rixo, nên không được sự tha thứ của Nữ hoàng mà rơi vào cảnh buồn thảm. Ông quyết tâm lên thuyền rời khỏi đất nước, việc này đương nhiên sẽ làm tổn hại danh tiếng của Nữ hoàng. Nữ hoàng Mary cho ông ta biết việc đại nghĩa, ông ta không nghe, Chính vụ hội làm công tác cũng không có lợi gì. Vì thế, Nữ hoàng Mary và quần thần lập mưu kế sát hại Daenli. Việc mưu sát này dẫn đến sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân England. Ngay lập tức, làn sóng phản đối của nhân dân lan rộng khắp nơi, Nữ hoàng Mary bị đưa vào ngục Edinburgh. Khi xét xử chuẩn bị đem Mary giao cho quí tộc Scotland, vị Nữ hoàng này đã chạy trốn đến England vào tháng 5 năm 1568.
Nữ hoàng Elizabeth quyết không tha thứ và chính mình muốn tranh đoạt Vương vị, bà đem Nữ hoàng Mary bỏ vào tháp London. Do Thái đình La Mã quyết định rằng, Vương vị nước Anh phải do Mary – Nữ hoàng England kế thừa, cho nên các giáo đồ Thiên Chúa lên tiếng phải chấp hành lệnh dạy của Giáo hoàng, sinh ra một loạt ý đồ phản loạn nhằm lật đổ sự thống trị của Elizabeth, để lập Mary làm vua, điển hình là năm 1571 – 1572, nảy sinh âm mưu của Lerdorfei. Lerdorfei cùng Tây Ban Nha và Nữ hoàng Mary ủng hộ bàn bạc quyết định, từ bên ngoài nước Anh phái ra khoảng 6000 – 10000 lính, mang theo tiền và vũ khí phối hợp với sự bạo động của người nước Anh, tiến quân vào London. Công tước Norfolk bị xử quyết, Nữ hoàng Mary hoàn toàn mất đi hy vọng trở về nước. Năm 1583, do sự thao túng sau lưng Tây Ban Nha, lại một lần nữa, nhà quí tộc Slocumd làm kế hoạch đầu tiên sát hại Nữ hoàng Elizabeth, hòng đưa Mary Scotland lên Vương vị nước Anh. Âm mưu lần này cũng bị lộ, những người có liên quan đều bị xử quyết, Đại sứ Tây Ban Nha một lần nữa bị trục xuất. Trước âm mưu này, chỉ là muốn phế bỏ Elizabeth, nhưng lần này rõ ràng lấy việc ám sát Nữ hoàng làm mục tiêu. Sau đó, năm 1586, lại phát hiện Babington quí tộc phái Thiên Chúa giáo ở nước Anh phản đối cải cách tôn giáo, có ý đồ ám sát Nữ hoàng Elizabeth. Phần lớn chứng cứ nắm được, rõ ràng Nữ hoàng Mary có tham gia kế hoạch âm mưu ám sát này, từ đó mà khiến Mary đi đến ngõ cụt.
Việc này, Hội nghị nước Anh mãnh liệt yêu cầu xử quyết Mary. Nhưng Elizabeth lại trì hoãn không phê chuẩn. Bất luận thế nào, xử tử Mary không tránh khỏi ý nghĩa xúc phạm sự tôn nghiêm thần thánh quân chủ không thể xâm phạm. Đồng thời bà cũng không muốn vì việc này càng thêm kích động Tây Ban Nha. Nhưng đến năm 1587, bà ý thức được, nếu Mary không chết, nước Anh sẽ không có ngày yên ổn, liền nghe theo ý kiến của các Đại thần, ra quyết định xử tử Mary.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 8 tháng 2 năm 1587, quan tư pháp và những tùy viên của ông áp giải Mary – Nữ hoàng Scotland đến Quảng trường Château, là chỗ hành hình. Nữ hoàng Mary mặc y phục màu đen, phủ mạng che mặt màu trắng, trên tay cầm thập tự giá, chuỗi tràng hạt từ trên người bà đứt ra rơi xuống. Lúc này bà 44 tuổi, trong những ngày tháng thăng trầm, bà đã ở England trải qua cuộc sống tù nhân tròn 19 năm, khi bà vừa mới chạy đến England, còn lài một cô hgai1 trẻ hoạt bát chỉ mới 25 tuổi, người cao cao, lộ rõ vẻ mặt nhợt nhạt, đôi mắt màu lá cọ đậm, mái tóc màu hạt dẻ đen, bên ngoài tuy không đẹp lắm, nhưng đối với đàn ông lại có sức thu hút mãnh liệt. Ngày nay, tuổi thanh xuân mê người đã qua, th.ân thể bắt đầu béo phì, đầu chân mày biến tròn, gương mặt tròn húp, mái tóc màu lá cọ vàng già. Khi Nữ hoàng Mary và các nô bộc chia tay lệ chảy lưng tròng, bà khuyên họ không nên đau buồn. Bà thấy đoạn đầu đài hoàn toàn không kinh sợ, ngược lại rất bình tĩnh. Khi Giáo trưởng Tân giáo cầu nguyện cho bà, bà cự tuyệt nói: “Giáo trưởng, đừng làm cho tôi thêm buồn phiền, tôi không muốn nghe ông nói, tôi quyết tâm tôn thờ Thiên Chúa giáo La Mã, trọn đời không thay đổi”. Bà tự cho mình lớn tiếng niệm lời cầu nguyện của Thiên Chúa giáo, nước mắt như mưa. Hai người hành hình giúp bà cởi áo ngoài, bà cười nói: “Tôi không có thói quen để đàn ông cởi áo cho tôi như thế”. Bà rất bình tĩnh đưa đầu lên đoạn đầu đài, sẵn sàng đón tiếp cái chết. Lưỡi dao hạ xuống, máu tươi phún ra. Khi người hành hình nhặt đầu Mary lên, trên đoạn cổ còn dính lại cổ áo, tóc giả từ trên mặt rơi xuống, lộ mái tóc màu xám tro cắt rất ngắn của bà, mỗi bên tai còn lưu lại một túm. “Thượng đế cứu giúp Nữ hoàng!” Người hành hình kêu to một tiếng. Các người ở sân hành hình đều kêu to đáp lại. Con chó nhỏ yêu thương của Nữ hoàng Mary, liếm bên dưới áo bà.
Tin xử tử Mary khiến cho Tân giáo England tổ chức tiệc ăn mừng, Nữ hoàng Elizabeth vô cùng đau thương, Quốc vương James VI – con trai nữ hoàng Mary tôn thờ Tân giáo lâm vào hoàn cảnh khó xử, khiến quần chúng Scotland vô cùng tức giận. Nhưng dù thế nào, vua của một nước ra lệnh xử tử vua của một nước khác lúc bấy giờ cũng là một việc hiếm thấy. Chính như Đại sứ Pháp đóng ở nước Anh nói: “Tôi từ trước đến nay chưa thấy việc như thế, có thể ví dụ cái chết của Nữ hoàng Scotland gặp phải nhân vật nhỏ, nhân vật lớn, người trẻ tuổi, người già càng nhiều và có người chia rẽ bè phái tôn giáo căm giận như thế, đặc biệt trong đó là hình thức xử tử này. Tôi hướng đến Thượng đế, bảo đảm đây là thời đại chưa từng có từ trước đến nay”. Quả thực, sự việc bàn luận nhiều nhất trong một đời Nữ hoàng Elizabeth chính là ra lệnh xử tử Mary-Stuart – Nữ hoàng Scotland. Sau đó Nữ hoàng Elizabeth dường như có hối hận, liền lấy trách nhiệm việc này qui tội cho Davison quan viên của bà, đem ông ra giao phó cho pháp đình xét xử. Ngoài ra còn xử lý một vài quan viên khác nữa, ngay cả William-Cecil – Đại thần thân cận nhất của Nữ hoàng cũng không tránh khỏi.
Đánh bại “hạm đội vô địch”
Trước khi xử tử Nữ hoàng Mary, Elizabeth luôn lo lắng sẽ đối kháng trực tiếp với Tây Ban Nha, làm nước Anh đại quốc Tân giáo với Tây Ban Nha đại quốc Cựu giáo, mãi tồn tại mâu thuẫn và đấu tranh. Khi Tây Ban Nha trấn áp sự phản loạn của Tân giáo Netherlands, người nước Anh vi Netherlands tiến hành mua bán xe sợi len và lông cừu mà ủng hộ phần tử phản loạn, và tiếp quân cho phái Netherlands, còn cổ vũ hành vi cướp biển của Drake. Nhiều lần xảy ra lật đổ, mưu hại Nữ hoàng Elizabeth vì muốn lập Mary, đều là do sứ Tây Ban Nha làm chủ. Xử tử Mary, khiến cho dự tính lấy Mary thay Elizabeth tan thành mây khói. Cuối cùng, Quốc vương Tay Ban Nha quyết định khai chiến với nước Anh, bắt đầu xây dựng “hạm đội vô địch”.
Nước Anh lúc bấy giờ đã tiến bộ. Elizabeth đã 53 tuổi, tại vị chấp chính cũng đã 28 năm. Mặc dù những năm này là những năm triền miên bất lợi, khó khăn không ít, nhưng do Nữ hoàng Elizabeth có ý tức kinh tế, khéo biết dùng người, nên đại thực lực nước Anh vì thế tăng mạnh. Thời kỳ đầu tiếp vị, tài chính thiếu thốn, bà nắm giữ kinh tế chặt chẽ. Bà có phương pháp quản lý tài vụ, phí dụng thường qui mỗi năm tiêu giảm khoảng 13.5 vạn bảng Anh, khiến cho thu hoạch mỗi năm có tiết kiệm được, có trợ giúp cho trái vụ trả hết nợ. Kế hoạch 10 năm lần thứ hai trước khi bà chấp chính, mỗi năm thu nhập đạt 20 vạn bảng, kế hoạch 10 năm lần ba trừ đi sự khai thác của giá trị tiền tệ, còn đạt 30 vạn bảng. Elizabeth còn có ý thức quân sự, chủ ý tăng cường xây dựng Hải quân và Lục quân. Xây dựng quân đội là cần phải xài tiền. Nữ hoàng cho rằng tiền phải xài ở giá trị địa phương xài, trả tiền phải trả ở địa phương thiếu tiền. Khi Elizabeth phát hiện hệ thống quân đội tồn tại lệch hướng thối nát, đã cắt bớt lương thực và đồ cấp phát cho binh sĩ không làm tròn chức trách cọng việc, bà rất giận. Ngay lập tức bà triển khai công tác kiểm tra, xây dựng Hội ủy viên chuyên môn chủ quan khiếu nại, và cấp phí phục viên gửi đi khen thưởng binh sĩ từng địa phương. Hải quân Tây Ban Nha lúc bấy giờ thuộc về hình thức truyền thống, là quân đội mang mái chèo chiến đấu trên biển mà nổi tiếng. Truyền thống thuyền buồm lúc ấy là chỉ để chiến đấu với thuyền của kẻ địch, leo lên hạm dịch, ở trên biển đánh chiến dịch đất liền, mượn chiến thuật kiềm chế hạm dịch. Và việc xây dựng Hải quân của nước Anh so với Tây Ban Nha tương đối mới mẻ. Thời đại Enjoy VIII – phụ vương của Elizabeth, nắm được thời cơ, tiến hành cải cách, gắn thêm pháo bên trên mạn thuyền hạm đội, dần dần chế tạo các loại thuyền khác càng tinh xảo, thay thế cho loại thuyền thao tác không nhanh nhẹn, kiểu dáng sử dụng lúc bấy giờ. Đồng thời, dường như Drakem Hawskin người phụ trách những hạm đội này, thăm dò kỹ thuật hiện đại chiến đấu trên biển, khiến chiến tranh loại hình mới trở nên có khả năng, việc chính là dựa vào tính năng chạy tàu và tầm bắn đại pháo của hạm thuyền, thu được thắng lợi chiến đấu trên biển loại hình mới. Nữ hoàng Elizabeth kế thừa sự tiến bộ kỹ thuật của thời đại phụ vương kéo dài về sau, hoàn toàn tiếp nhận kinh nghiệm xây dựng quân đội và chiến thuật mới chiến đấu trên biển của người Drake, khiến Hải quân Hoàng gia nước Anh nhanh chóng phát triển trở thành một lực lượng trên biển có thể đối địch cùng Hải quân Tây Ban Nha, chẳng qua trên số lượng và qui mô còn chưa bằng Hải quân Tây Ban Nha.
Tháng 4 năm 1587, ngay lúc Tây Ban Nha bắt đầu ra tay xây dựng “hạm đội vô địch”, Nữ hoàng Elizabeth tiếp thu quan điểm chiến lược “hình thức phòng vệ tiến công là tốt nhất” của Drake, phê chuẩn Drake thống lĩnh một đội thuyền qua lựa chọn qui mô nhỏ, trước tiên đi đến cửa cảng Tây Ban Nha, tìm từng phần hạm đội của đối phương, đem hết khả năng để làm tổn hại thuyền của đối phương, ngăn ngừa từng phần hạm đội đến Lisbon tập kết. Đây là một chiến dịch thiên tài, hoàn toàn không kẻ hở. Drake chuyển nếp cũ thói xưa, đối diện với cứ điểm quan trọng và hạm thuyền thành đoàn, ông thống lĩnh thuyền chiến của mình tiến thẳng vào cửa cảng Cadiz của Tây Ban Nha, phá hoại thuyền địch vài ngàn tấn chuyên chở lượng lớn vật tư. Drake còn biểu diễn làm mẫu, khiến thuyền của nước Anh từ từ dừng trên mặt biển, tầm pháo xa của chúng, cũng khiến hạm thuyền Tây Ban Nha không thể làm gì được. Hạm đội nhỏ của ông còn tiến vào dừng tại cảng Cadiz của Tây Ban Nha, chiếm lĩnh góc đặc biệt Saint-Vinson, lấy đây làm cứ điểm ngăn ngừa hạm đội Tây Ban Nha tập kết ở Lisbon, đánh loạn toàn bộ kế hoạch tác chiến của Tây Ban Nha. Sau đó lại xếp đặt binh ở ngoài quần đảo Azores, bắt hàng hóa khoảng 11.4 vạn bảng Anh và thương thuyền của Tây Ban Nha làm tù binh. Chính vì vậy, người đời sau đã binh thuật. Lần này Drake tiến hành chiến dịch tiến công không chủ ý, “có thể xem là trận đánh điển hình hoàn thiện nhất, một loại hình nhỏ như thế nhưng chỉ huy hạm đội như ý, lại rõ ràng khiến như thế nhưng chỉ huy hạm đội như ý, lại rõ ràng khiến cho một đội quân áp đảo tất cả rơi vào tê liệt rã rời”.
Ngày 19 tháng 7 năm 1588, “hạm đội vô địch” do 130 hạm chiến của Tây Ban Nha hợp thành, vận chuyển 23.000 binh sĩ và 2.500 pháo miệng lớn, cuồn cuộn xuất hiện ở chỗ cửa vào eo biển Pháp – Anh. Một trận đại quyết chiến trên biển sẽ bắt đầu.
Để chuẩn bị chiến tranh, phía nước Anh tiến hành khẩn trương các việc sau: cầm tù Giáo đồ Thiên Chúa, quí tộc phản kháng bỏ vào tư dinh, phần tử loạn động ném vào nhà giam; dân binh tập kết, huấn luyện vũ trang, đề kháng kẻ địch lên đất liền; trưng thu thuế làm thuyền lớn để tăng thêm chi dụng cho thuyền; đồng thời động viên hạm đội, cử nhân viên chỉ huy. Khi hạm đội vô địch vào đến eo biển nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth gạt bỏ tất cả để suy nghĩ đến hòa bình, đem sự kháng chiến bộc phát nhiệt tình của nhân dân đưa đến mức cao độ cần thiết. Tổ chức trong nước đặc biệt là quân đội, luôn đóng ở Giáo đường Saint-James, bảo vệ sự an toàn cho Nữ hoàng; một bộ phận khác đóng ở Dirperi, để ngăn chặn quân địch khi lên đến đất liền tiến về phía trước. Dưới hình thế nguy cấp này, dẫu biết không an toàn cho minh, Elizabeth vẫn quyết tâm đi Dirperi yhi5 sát quân đội, khi Tướng quân Leicester ngăn cản, bà lại kiên trì cho bằng được.
Ngày 29 tháng 7 năm 1588, Nữ hoàng Elizabeth “lòng đầy sự gan dạ và mưu trí của Hoàng gia, kiên cường, dũng cảm, giống như Nữ hoàng toc75 cháu Arma đi kiểm duyệt quân đội sở hữu của bà”. Nữ hoàng đến trân địa, bà nói lớn với các binh sĩ: “Thượng đế ban phúc cho các bạn!” Lúc này, binh sĩ sở hữu đều quỳ xuống cầu nguyện. Nữ hoàng xe cao ngựa đẹp, tay cầm gậy ngắn, kiểm duyệt đội quân, nhìn xem mô thức định diễn tập chiến dịch của quân đội. Bà phát biểu với các binh sĩ, diễn giàng mượn lời khéo léo, kích động lòng người: “Các thần dân đáng yêu của tôi, tôi đến đây không phải là đi nghỉ ngơi và du ngoạn, bởi hiện nay là giai đoạn trung tâm và cao trào của chiến dịch. Tôi đã lấy sức lực quan trọng nhất của mình đưa vào bảo vệ lòng trung thành của thần dân tôi và nguyện vọng lương thiện trong sự nghiệp, vì thế tôi đến với các bạn”. “Thần dan sở hữu của nước Anh sinh tồn hay diệt vong là do Thượng đế, vì vương quốc của chúng ta, vì thần dân của tôi, vinh quang và Vương tộc của tôi mà ngã xuống, thậm chí vùi thân chốn sa trường, vấn đề này đã giải quyết. Tôi biết mình là một người phụ nữ nhỏ bé mềm yếu, nhưng tôi lại có tấm lòng và cai trị nước Anh. Tôi chuẩn bị sống chết cùng mọi người, quyết tâm vì vương quốc, thần dân và danh dự bản thân tôi mà ném đầu rơi máy chảy”. “Tôi muốn đích thân mình khoác lên áo trận, lãnh trách nhiệm Tướng quân của các bạn, ở chiến trận phê bình phán quyết và khen thưởng đức tốt mỗi cá nhân các bạn. Tôi hoàn toàn tin tưởng các bạn, lấy danh nghĩa Quốc vương mà nói một câu: Quốc gia sẽ kịp thời báo đáp các bạn!” Nghe Nữ hoàng diễn giảng cổ vũ lòng người, tình cảm các binh sĩ càng lên cao, dũng khí tăng gấp bội.
Ngay lúc nước Anh tăng cường phòng vệ trên đất liền, hạm đội hai nước Anh – Tây đã triển khai chiến đấu trên biển. Trên số mục qui mô và tàu thuyền của đơn vị tác chiến, hai hạm đội này hoàn toàn không có thể cân sức đối địch, nhưng thuốc nổ của nước Anh có ưu thế áp đảo, chất lượng thuyền cũng vượt xa thuyền của người Tây Ban Nha, tố chất thuyền viên cũng tốt hơn, chiến thuật cũng mới mẻ hơn. Kế hoạch của Tây Ban Nha quyết định bởi hạm đội vô địch dừng lại Netherlands hội họp với hạm đội Parma, sau đó tiến hành hạm đội nước Anh, hoặc xây dựng tác chiến vùng cơ sở. Sứ mạng của hạm đội nước Anh chính là ngăn cản cuộc hội họp của hạm đội vô địch và hạm đội Parma, và ngăn chặn ý đồ của họ có thể ở lại đảo White xây dựng vùng cơ sở. Ngày 21 tháng 7 hai đội gặp nhau trên eo biển Inquili tiến hành tấn công liên tiếp, hạm đội Tây Ban Nha bị đánh tan tác, bị bức bách rời khỏi đảo White. Ngày 27, hạm đội Tây Ban Nha đến eo biển Dover, thả neo trên mặt biển Galais. Men theo hướng Đông eo biển Anh – Pháp, thuyền nước Anh tiến vào trước, vài lần công kích hạm chiến của Tây Ban Nha, tuy có sát thương, nhưng chưa thể làm trọng thương hạm dịch. Tối ngày 28, quân Anh phái 8 thuyền mang theo hỏa pháo, đột nhập vào cảng Galais, nơi hạ đội vô địch đậu, khiến hạm đội vô địch lâm vào hỗn loạn. Sáng sớm hôm sau, thuyền Anh thừa thắng đuổi đánh, triển khai một trận ác chiến, cuối cùng kỹ thuật trác tuyệt cùa người lái hạm quân và sự chính xác mạnh mẽ của hòa pháo đã làm trọng thương hạm đội vô địch, khiến cho giấc mộng hội họp của họ với hạm đội Parma tan thành mây khói. Gần tối, hạm đội vô địch bị truy đuổi đến chỗ biển cạn, lợi dụng gió mạnh bỗng nhiên thổi từ hướng Tây Nam đến, chạy theo hướng biển Bắc, chạy nhanh qua qua đảo Britain trở về nước. Thật là thuyền rỉ chẳng may gặp gió ngược chiều, hạm đội vô địch trên đường trở về nước lại không may gặp sự tấn công bất ngờ của gió mưa dữ dội, khiến thuyền của hạm đội tổn thất hơn một nửa, binh sĩ tổn thất 2/3, còn nước Anh ngay cả một chiếc thuyền nhỏ cũng chưa gặp tổn thất nào. Chính vì thế, nước Anh trở thành người thắng lợi, thành công bài trừ được nguy cơ lớn nhất đã gần kề.
Hải quân nước Anh đánh bại hạm đội vô địch Tây Ban Nha, sinh ra ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử văn minh cận đại châu Âu và lịch sử thế giới. Ở nước Anh, địa vị thống trị của Tân giáo càng thêm củng cố, sự suy yếu của lực lượng quân sự Tây Ban Nha dẩn đến thành công cách mạng Netherlands thành lập nước Cộng hòa liên tỉnh, tức Hà Lan). Do đó, nước Anh thay Tây Ban Nha trở thành bá chủ trên biển. Người khai phá nước Anh và các thương nhân liên tiếp ngang qua các biển lớn, phát hiện con đường mậu dịch mới, mở ra vùng đất thị trường và thực dân. Họ ở phía Đông xa xôi, xây dựng lên Công ty Đông Ấn Độ, làm nước Anh nhanh chóng phát triển mậu dịch ngoài biển tạo ra thành tích rất lớn. Ở bờ bên kia Đại Tây dương, Walter-Rolli – nhà thám hiểm thiên tài ở đại địa Bắc Mỹ khai phá vùng thực dân mới, mỗi chổ khai pha ngay lập tức gọi là “Virginia”. Sở dĩ gọi “Virginia” là căn cứ vào nghĩa của từ mà giải thích, chính là ý nghĩa “đất của xử nữ”, đây là vì để kỷ niệm Elizabrth “Nữ hoàng xử nữ”. Đến nay, nước Mỹ còn tồn tại châu Virginia, chính là chứng cứ kỷ niệm này. Tuy nhiên, sau chiến tranh trên biển lần này, chiến tranh giữa nước Anh và Tây Ban Nha vẫn chưa kết thúc, lấy khu vực biển và đất liền làm trung tâm của England, hai bên tiếp tục tranh đoạt, bỏ phí thời gian rất dài; nhưng chiến tranh trên biển lần này làm nước Anh đi đến sự mở đầu cường thịnh, từ đó mở ra màn giáo đầu cho thời đại mới nhất của đế quốc Anh
Câu đố trọn đời không chồng
Nữ hoàng Elizabeth thống trị nước Anh thu được thành tựu vĩ đại, chính trị tiến bộ ổn định, kinh tế tiến bọ nhanh chóng, về quân sự, đặc biệt là Hải quân lên địa vị bá chủ, mà vấn đề hôn nhân cá nhân bà, lại là một vấn nạn lớn buồn khổ trọn đời. Làm vua của một nước tuyệt không thể độc thân thời kỳ dài. Để ngôi vua cường thịnh, Vương vị đời sau có người kế thừa, sau khi bà lên ngôi ở tuổi 25, thì Quốc hội luôn đôn đốc Nữ hoàng kết hôn. Khi Elizabeth nghĩ đến hôn nhân cùa mình, điều suy nghĩ trước tiên chính là nhân tố chính trị. Theo kết cấu chính trị châu Âu lúc bấy giờ, xem ra làm vua của nước Anh, bất luận là kết hôn cùng với Hoàng tộc của một quốc gia nào, không dễ kết liên minh với quốc gia ấy. Churchill sau đó đã nói: “Hôn nhân của Quốc vương có thể là cầu nối cho sự hòa bình giữa các nước lân cận, cũng có thể là sự bảo đảm thắng lợi chiến tranh”. Tranh đoạt bá quyền với châu Âu lúc bấy giờ là Tây Ban Nha và nước Pháp, tránh liên minh với một nước nào đó trong các nước lớn này là phù hợp với lợi ích của nước Anh. Do đó, Elizabeth không những trên phương diện ngoại giao, thậm chí ngay cả hôn nhân của mình, cũng cẩn thận từng li từng tí nhằm cân bằng giữa các nước lớn, lợi dụng mâu thuẫn, làm suy yếu hai nước mạnh nhất để tìm ra sự lớn mạnh và phát triển cho mình.
Sau khi Elizabeth chấp chính, người cầu hôn liên tục. Người cầu hôn trước tiên là Philip II Quốc vương Tây Ban Nha, chồng của chị bà. Philip muốn bảo vệ liên minh Anh – Tây thời Mary chấp chính để đối kháng nước Pháp, sau khi người vợ trước qua đời lại muốn cưới Elizabeth mới lên ngôi làm vợ. Elizabeth rõ ràng rất đắc ý với việc cầu hôn của Philip II, nhưng trong lòng biết rõ: Philip là một nhân vật có sức mạnh, nước Anh phải làm chủ trái tim ông ta; thành hôn cùng ông ta có thể sẽ mắc tội với Giáo đồ mới của đất nước, bà dựa vào giai cấp tư sản mới nổi lên tôn thờ Tân giáo và quí tộc mới của đất nước để củng cố sự thống trị của mình; nếu kết hôn liên minh cùng Tây Ban Nha mà đối kháng Pháp thì không phù hợp với lợi ích của nước Anh, tốt nhất đừng ngoài cuộc Tây – Pháp, để cho họ đấu tranh, còn nước Anh tự mình phát triển. Vì thế, Elizabeth lấy lý do bà cải đạo Thiên Chúa giáo là không được, để khước từ sự cầu hôn của Philip. Bị từ chối cuộc hôn nhân, Philip II cảm thấy không vui, âm thầm ôm hận trong lòng. Sau đó, Elizabeth tích cực bảo vệ sự phản loạn của Tân giáo Netherlands thuộc địa của Tây Ban Nha phản kháng lại nền thống trị của Tây Ban Nha, đả kích và làm suy yếu Philip, tiến vào phát triển đến đối khàng lẫn nhau, không phân thắng bại, mãi phát triển đến trận quyết chiến giữa Hải quân nước Anh và hạm đội vô địch.
Tiếp theo, Hoàng đế đế quốc La Mã thần thánh cũng thay thế Đại công Fednande và Đại công Charles hai người con trai của ông tuyên bố muốn cầu hôn bà. Elizabeth hiểu rõ, hai vị Đại công này đều tôn thờ Thiên Chúa giáo, với việc này không thể không suy nghĩ cẩn thận. Fednande dư biết muốn Elizabeth thay đổi quan điểm tôn giáo là không thể được, bèn chủ động đánh tan ý nghĩ lấy Elizabeth trong đầu. Charles cầu hôn cũng tồn tại chướng ngại giống như thế, vả lại Elizabeth lại lên tiếng: bà không muốn gả mình cho người bà chưa từng gặp mặt. Đế quốc La Mã và Đại sứ Tây Ban Nha nhiệt tình để cho Charles hóa trang đến England gặp mặt Nữ hoàng, nhưng gặp phải sự phản đối của Hoàng đế La Mã. Vì làm như thế sẽ mất đi sự tôn nghiêm, thể thống cầu hôn của Vương thất, nếu như hôn sự không thành, ngược lại sẽ làm trờ cười cho thiên hạ. Điều này hợp với ý nguyện của Elizabeth. Bà biết đế quốc La Mã và Tây Ban Nha là cùng một giuộc, bà không muốn kết hôn cùng họ.
Lúc bấy giờ, cuộc hôn nhân của Elizabeth nếu thành công được xem là một sự việc đẹp nhất châu Âu. Tuy đã có nhiều người cầu hơn bị thất bại, nhưng hy vọng của những người cầu hôn khác vẫn rất nhiệt liệt, trong đó sự đuổi theo của Erik – Hoàng tử Thụy Điển là đạt đến mức độ cuồng nhiệt nhất. Tháng 5 năm 1559, sau khi ông cầu hơn Nữ hoàng và gặp phải sự cự tuyệt, đến tháng 6 ông còn tuyên bố chỉ cần một câu nói của Elizabeth, ông sẽ bất chấp dù biển sục sôi ông vẫn chạy đến bên bà. Sau khi bị cự tuyệt 2, 3 lần rồi lại 4, 5 lần, ông vẫn còn đầy đủ lòng tin. Từ mùa thu năm 1559 đến mùa xuân năm sau, ông phái em trai của ông ở hẳn tại London, làm một sứ giả cầu hôn cũng không thành công, ông còn hai lần đích thân theo thuyền đến nước Anh, gặp gió lớn phải quay trở về, cuối cùng đành bỏ ý nghĩ kết hợp cùng Elizabeth.
Năm 1563, Elizabeth đã 30 tuổi, thấy thời gian đã không còn là bạn của mình nữa. Cuối cùng bà vẫn cứ kiên trì muốn bảo vệ sự đồng trinh xử nữ của bà, nhưng Quốc hội cứ thúc giục không thôi, thức tỉnh Nữ hoàng phải nhanh chóng kết hôn. Đặc biệt là sau khi Nữ hoàng nhiễm bệnh đậu mùa nghiêm trọng, vấn đề người kế thừa đã dẫn đến sự chú ý của cả nước, vấn đề hôn nhân sau khi Nữ hoàng khỏi bệnh, càng trở thành vấn đề trọng đại của Quốc hội thảo luận. Lúc bấy giờ Vương thất nước Pháp thừa trống mã vào, trên đến Quốc vương, dưới đến Công tước, người người nối đuôi nhau hướng đến Elizabeth. Trước tiên là Quốc vương Charles IX, tiếp theo là Công tước An Chang (tức Enjoy III Quốc vương nước Pháp kế thừa Vương vị sau đó). Sau đó là Công tước Arunsn, ba người này là anh em. Lúc bấy giờ thực quyền nước Pháp nắm trong tay Medici-D-Keselring – Hoàng thái hậu tài ba, bà sử dụng biện pháp lôi kéo và chia rẽ ngang dọc trong ngoài. Bà biết rõ, nước Anh nếu lại giống Nữ hoàng Mary kết hôn với Tây Ban Nha, thì nước Pháp sẽ phải đối phó với hai nước mạnh; hiện tại Elizabeth cự tuyệt Philip của Tây Ban Nha, nếu như nước Pháp có thể cùng kết hôn với bà, thì Tây Ban Nha sẽ phải đối phó với hai nước mạnh. Do đó, bà muốn đính hôn với nước Anh để cho một trong ba đứa con trai của minh được hưởng phần vinh dự vương miện nước Anh, việc này cho dù là đối với người con trai hoặc đối với quốc gia dân tộc đều là điều rất tốt. Sự tính toán như ý của Hoàng thái hậu nước Pháp, Nữ hoàng Elizabeth một rõ thành hai. Bà cần tình yêu, cũng khát vọng nuôi dưỡng con cái, nhưng bà yêu vương miện của mình hơn, quyết không muốn chia phần cùng người khác, hoặc bị người khác chế ngự.
Nhưng Elizabeth muốn lợi dụng nước Pháp để kiềm chế Tây Ban Nha, do đó bà không cự tuyệt Charles IX – Quốc vương nước Pháp, mà tỏ thái độ vui vẻ nói chuyện với ông giống như bàn hôn sự của mình, ở giữa sứ giả bà nói các điều kiện về phương diện hôn nhân, sau đó lại mềm mỏng uyển chuyển cự tuyệt yêu cầu của Charles IX. Sau khi Charles IX qua đời, Công tước An Chang kế vị làm Quốc vương, lại phái sứ giả đi đến nước Anh cầu thân. Elizabeth không hổ thẹn làm chuyên gia ngoại giao điêu ngoa và người thống trị tinh minh, bà lấy việc hôn nhân của mình làm thành quân bài để chơi, lấy những vị vua hướng đến cầu hôn làm trò chơi ở trên tay. Đối với việc cầu hôn của Enjoy III – tân Quốc vương nước Pháp, Elizabeth nhiều lần tranh luận điều khoản hôn ước, sau đó lại đưa ra yêu cầu phải thấy được Quốc vương mới có thể quyết định kết hôn cùng ông ta hay không, tiếp theo lại tranh luận vấn đề giữ gìn và sửa chửa chỗ ở, cuối cùng mới đưa ra vấn đề tôn giáo, đây là vấn đề cũ quan trọng nhất. Và mọi chuyện cứ kéo dài, thời gian vài năm qua đi, Nữ hoàng cũng đã 40 tuổi. Sau cùng, dưới yêu cầu dữ dội của Quốc hội bà đồng ý đính hôn cùng Chang An, các Tu viện nước Pháp gióng chuông chúc mừng, mọi người dốt pháo khói bay mịt mù. Ngay lúc cử hành hôn lễ, Elizabeth lại bỗng nhiên giở quẻ, tuyên bố muốn tiếp tục sống độc thân. Sau khi biết được, An Chang 25 tuổi nổi nóng lấy nhẫn ấn định hôn nhân đeo ở ngón tay quăng xuống đất, đau khổ mắng Nữ hoàng Elizabeth là một “xử nữ già kỳ quái”.
Keselring – Hoàng thái hậu nước Pháp hoàn toàn không nổi giận, phái sứ thần đi đến nước Anh làm mối vì Arunson – người con trai nhỏ của bà. Việc này xảy ra năm 1579, lúc này Nữ hoàng Elizabeth đã 46 tuổi, quả thật là có thể làm mẹ của Arunson. Có thể nói, đây là lần nỗ lực cuối cùng của Vương thất nước Pháp, cũng là cơ hội cuối cùng việc hôn nhân của Elizabeth. Nữ hoàng tỏ vẻ nhiệt tình, mời Arunson vào Hoàng cung nước Anh làm khách. Mục đích chính của Arunson đến nước Anh là khởi cuộc tiến công với “chị gái già” Elizabeth. Elizabeth cũng cố y tỏ ra phong tình, trang điểm theo phong cách trẻ trung, tỏ vẻ vui thích Arunson. Vị Hoàng tử nước Pháp này dáng mạo xấu xí, nhỏ lùn, mũi như đầu củ tỏi, thêm vào đó mặt rỗ, người gọi là “Hoàng tử ếch”. Nữ hoàng tuy không vui với “nhân vật kỳ quái” này, nhưng vẫn cứ nhiệt tình tiếp đãi, và bà nói cười một cách vui vẻ, đích thân cùng ông nắm tay tản bộ trong ngự hoa viên, tỏ vẻ chứa chan tình cảm. Chính như thế, bà lại vờn “Hoàng tử ếch” này kéo dài 2 năm, mục đích ấy vẫn cứ vì phục vụ chính trị của bà. Bà thành công phổ biến chính sách cân bằng các nước lớn của đại lục châu Âu, ngăn ngừa sự liên minh của nước Pháp và Tây Ban Nha, giành được thời gian hòa bình và phát triển, cuối cùng vẫn không kết hôn.
Nữ hoàng Elizabeth xem xét ở quan hệ lợi hại giữa các quốc gia, mãi chưa thể thành hôn. Trong đó, ngoài nhân tố chính trị ra, còn có một nguyên nhân chính là việc cá nhân bà. Bà yêu sâu sắc một người đàn ông đẹp trai tên là Robert-Dudley. Robert-Dudley là Tổng giám ngự mã của Nữ hoàng, từ năm 1559 đã cùng Nữ hoàng sớm tối bên nhau. Là một người đàn ông nghiêm trang, phong độ. Cha mẹ của Dudley ở thời đại Enjoy VII, Enjoy VIII mất hết thanh danh, sau đó đều lên ghế giảo hình (hình phạt xử giảo). Dudley lại là một người có vợ, năm 1550 đã kết hôn với Army-Robsart. Nhưng tình cảm của họ không mặn nồng, vì không có con cái làm cầu nối, vả lại Robsart ở tại quê nhà, còn Dudley thì ở trong Hoàng cung của Elizabeth. Như thế, cũng tạo thêm điều kiện phát triển tình cảm của Nữ hoàng với Dudley. Dudley bào đáp tình thâm với ân sủng của Nữ hoàng, cẩn thận từng li từng tí bên cạnh Nữ hoàng. Nữ hoàng rất đau khổ, bà yêu thắm thiết đến nỗi ông ta có thể tùy tiện hôn tay bà, có thể vào tẩm cung (phòng ngủ) của Nữ hoàng. Tình hình này luôn bị trong ngoài cung đình gièm pha, thậm chí bị đại sứ nước ngoài nói thành tiếng xấu. Chính những lời truyền tai thâm độc ấy và cái chết bất ngờ của Army-Robsart – vợ của Dudley, dù rất yêu Dudley, nhưng Elizabeth vẫn không thể thành hôn ngay lúc này được vì mọi người sẽ đoán là bà cùng Dudley mưu hại Robsart. Liên tưởng đến công văn đố kỵ của các Đại thần và quí tộc đối với Dudley, để bảo vệ lòng trung thành đoàn kết và hữu nghị của Vương thất, bảo vệ sự thống nhất quốc gia và tín ngưỡng của nhân dân cả nước đối với bà, bà nhận thức rằng kết hôn cùng với Dudley là hoàn toàn không thể được. Chính vì thế, vì lợi ích của vương quốc, bà sẵn sàng chịu đựng sự giày vò đau đớn của tình cảm này trong thời gian dài.
Nữ hoàng Elizabeth tuy quyết ý không kết hôn, nhưng theo câu chuyện lãng mạn truyền ra từ trong Vương cung, hoàn toàn không giảm bớt mà tăng thêm. Tiếp theo sau Dudley, người nhận được sự sủng ái của Nữ hoàng là Christopher-Hatton. Hatton khiêu vũ rất tuyệt vời. Nữ hoàng trong một buổi vũ hội đã chú ý đến anh ta, thu nhận anh ta làm cảnh vệ bên cạnh mình. Năm 1572, đề cử làm đội trưởng cảnh vệ, sau đó lại chuẩn bị cử anh ta làm Đại pháp quan. Khi Hatton đang xem biệt thự cho Giáo chủ Khnichi, Elizabeth lập tức viết thư ra lệnh Giáo chủ a dua nịnh hót, ông từng nói với Nữ hoàng: “Được phục vụ cho Người còn hạnh phúc hôn lên Thiên Đường, mất Người thì còn đau khổ hơn xuống Địa Ngục”. Lại một người nữa nhận được sự yêu thích của Nữ hoàng chính là Walter-Roli, ông là một tài từ, rất phong tình, chuyên môn làm thơ ngâm hầu Nữ hoàng. Dưới ngòi bút của Roli, Nữ hoàng tuổi đã ngoài 50, lại trở thành thiếu nữ đáng yêu trong cảnh điền viên (ruộng vườn). Sau đó, khi nghĩ đến việc kết hôn của Walter-Roli và Bess-Engrockmorton trên thực tế. Nữ hoàng nổi giận, đuổi họ ra khỏi Hoàng cung. Điều này nói rõ Nữ hoàng Elizabeth việc yêu đương đã hiện ra tâm lý bất thường, thấy được hôn nhân của người khác mỹ mãn thì sinh ra tức giận. Chính vì thế, Elizabeth vẫn cứ bỏ phí thời gian, mất đi cuộc đời. Ngày tháng vô tình, quá trung niên liền đến tuổi già, bà vẫn cứ lấy tinh lực dùng để quản lý vương quốc, mở ra đường giao thông trên biển, để ngày sau cung cấp thêm điều kiện cho nước Anh cướp đoạt sự giàu có của vùng thực dân; bà không hề tiếc sức xướng đạo phong trào phục hưng văn nghệ, khiến nước Anh xuất hiện William-Shakespeare – tác gia kịch vĩ đại; bà che chở cho nhà triết học Bacon, giúp ông ấy tránh khỏi sự bức hại; tạo điều kiện khiến Bruno nhà khoa học Italia hoàn thành nhiều kiệt tác quan trọng ở London, khởi lên tác dụng thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nước Anh. Trong việc thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa tư bản nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth cũng sử dụng một vài biện pháp như quyển địa pháp, lao công pháp, học đổ pháp, mang đến khổ nạn cho nhân dân.
Cuối đời, Nữ hoàng Elizabeth trở nên đa nghi khó tính, âu sầu rầu rĩ, tinh thần ủy mị, không tiếp cận với mọi người chung quanh. Trên chính trị cũng không tiến bộ như trước, ngược lại độc đoán chuyên quyền. th.ân thể suy yếu mau chóng. Ngày 24 tháng 3 năm 1603, Elizabeth đã sống suốt cuộc đời xử nữ, hưởng thọ 70 tuổi. Do bà không con cháu, các Đại thần và Lãnh tụ Quốc hội nước Anh hội nghị, lập James – Quốc vương England, con trai của Mary – Nữ hoàng England có quan hệ huyết thống với vua Anh làm Quốc vương nước Anh, tên là James I. Đối với việc sắp xếp này của các Đại thần và Quốc hội, Nữ hoàng trước khi lâm chung chỉ cười buồn. Vương miện nước Anh rơi xuống ngay trên đầu con trai của Nữ hoàng Mary – tình địch chính trị trong quá khứ của mình, đây là con đường trái với mong muốn của bà. Nhưng việc này lại ngẫu nhiên tạo ra Vương triều Stuart, để cung cấp một cơ duyên ngẫu nhiên sáp nhập England và Scotland ngày sau, đây cũng là việc mà khi còn sống bà không dự liệu đến. Cho dù thế nào, Elizabeth cũng không hổ thẹn là một vị Quốc vương vĩ đại nhất của nước Anh, ảnh hưởng rất sâu sắc đối với lịch sử nước Anh và thế giới.
Liên quan đến việc sống độc thân của Nữ hoàng Elizabeth, đã có những dư luận không giống nhau. Ngoài nguyên nhân tình cảm, chính trị, còn có vài cách nói khác. Có người cho rằng vì chức năng sinh lý của bà không hoàn toàn khỏe mạnh, có thể là người âm dương (bán năm bán nữ). Cách nói này thuộc về đoán mò, không có căn cứ. Có người cho rằng Enjoy VIII – phụ thân của Nữ hoàng lấy sáu Hoàng hậu, ba lần giết vợ, giáo huấn đau khổ, khiến bà sinh ra tâm lý lo sợ đối với hôn nhân, nên cự tuyệt làm vợ người. Cách nói này có lý nhất định, nhưng Elizabeth làm Nữ hoàng nắm tất cả đại quyền, theo tính cách tâm lý bà làm chính trị, xử việc, trị quân thì nhận định này cũng không rõ ràng. Cũng có người cho rằng, bà không muốn gả cho Đại thần trong nước, lại không muốn làm Công chúa nước ngoài, cao không tới thấp không thông, hay là căn bản không dễ để vương miện cho người khác hưởng phần, là một người tham quyền hơn tình. Sự phân tích này là vấn đề nhìn từ góc độ chính trị, và quan điểm văn bản thống nhất hơn. Nữ hoàng Elizabeth một đời mở ra màn giáo đầu trong lịch sử huy hoàng đế quốc Anh, giành được sự yêu quí của quần chúng nước Anh. Trong lần diễn giảng sau cùng của Hội nghị, bà biểu hiện là một vị Nữ hoàng vỉ đại có phẩm chất ưu tú và tố chất tốt đẹp. Bà nói: “Tôi không hy vọng chấp chính vĩnh viễn, bởi vì sinh mạng của tôi không cho phép tôi làm như thế. Quá khứ các vị đã có vị vua hiền minh có khí phách; nhưng tôi nghĩ đến nay thì chấm dứt hay chưa từng có vị vua yêu quí các vị như tôi đây, và lại từ nay trở đi cũng không biết có chăng!” Lời diễn giảng của bà khiến các quí tộc nước Anh ghi nhớ mãi không quên, và giành được sự ngưỡng mộ của nhân dân các giai cấp nước Anh.
Huân tước Salisbury từng nói: “Nước Anh tự hào vì có Elizabeth!”
 
Catherine II
catherine_the_great.jpg

NỮ HOÀNG “ĐẠI ĐẾ”

Người Trung Quốc xưa nay luôn có ý thức cảnh giác đối với mộ nước lớn ở phía Bắc gần Trung Quốc, được gọi đó là Gấu Bắc Cực. Với các quốc gia phương Tây, móng của Gấu nước lớn này vươn ra, chiếm đoạt phía Tây từ biển Baltic, Nam đến biển Đen, Đông đến Thái Bình Dương thẳng ra Alaska, chiếm hơn nửa lãnh thổ Bắc bán cầu, khiến người lo lắng không yên. Đây chính là đại đế quốc Russia ngày xưa dưới sự thống trị của Sa hoàng. Trong mười mấy Sa hoàng thống trị đế quốc Russia, có hai Sa hoàng nổi tiếng, từng thu phục được tôn hiệu “Đại đế”, người thứ nhất là Peter I, người thứ hai chính là Nữ hoàng Catherine II. Hai “Đại đế” này không chỉ ảnh hường sâu sắc trong lịch sử Russia, mà còn ảnh hưởng quan trọng đối với lịch sử thế giới. Nhà lịch sử học Ba Lan đã từng nói: Muốn biết rõ nguồn gốc “Tổ chức chính trị và xã hội rất lớn” của nước Nga, “trước tiên phải nghiên cứu Catherine, vì hơn phân nửa nước Nga hiện đại chẳng qua là di sản của nước Nga, trong một phần báo cáo cho Sa hoàng Nicholas I cũng nói: “Chúng ta không thể không thừa nhận, Nữ hoàng Catherine sử dụng phương pháp trong kế hoạch chấp chính của mình, mãi mãi không phù hợp với phẩm đức chân chính và thành thực, phẩm đức này hiện tại lại là chuẩn mực chính trị luôn không thay đổi của nước Nga”. Nicholas I báo cáo rằng: “Đây cũng là nguồn sức mạnh chân chính”. Nicholas I là con trai của Catherine II, các con cháy của vị nữ Sa hoàng này mãi mãi kế thừa ngôi vị của bà, làm theo chính sách và sách lược của bà. Nữ Sa hoàng được tôn là “Đại đế”, làm thế nào để lên ngôi vị Đế vương, và tạo ra ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử? Soán ngôi giết chồng Sáng ngày 28 tháng 6 năm 1762, bầu trời tuyệt đẹp, đại địa Russia xanh tươi. Sa hoàng Peter III từ Peterple ra khỏi hành cung Olanymple, mang theo nhân tình là Vorontsov, tiền hô hậu ủng để đến nơi ở của Hoàng hậu là hành cung Peterhof. Ngày mai là ngày đặt tên của ông, ông muốn ở trong lễ khánh chúc này, sau đó thống lĩnh quân thân chinh đi đánh Đan Mạch. Khi Peter III đến trước hành cung, không thấy Hoàng hậu ra nghênh tiếp, chỉ có vài người hầu ngờ nghêch đứng ở ngoài cửa hét lên. Sa hoàng tức giận, quát lên: “Hoàng hậu ở đâu?” “Đi!” Một người hầu hoảng sợ đáp: “Đi đâu?” Âm thanh của Sa hoàng vang lên. Không có người đáp lại. Khi Sa hoàng xuống ngựa, một người giống như nông dân đưa cho Sa Hoàng một tờ giấy do người hầu cận của Hoàng thượng gửi lại. Trên tờ giấy viết: “Hôm nay Hoàng hậu trở vệ Peterple, và ở đó đăng cơ, tuyên bố mình là vị vua duy nhất”.
Peter III không tin, ông giận dữ xông vào trong hành cung, lớn tiến quát lên tên Catherine, rồi xông thẳng vào các phòng của Hoàng hậu. Ông điên tiết tìm kiếm khắp các gian phòng, ngay cả một bóng người cũng không có, ông ngồi trên ghế, hai tay ôm đầu, tức giận đến mặt mày méo xệch. Lúc này, căn phòng im lặng như chết, một người thân tín đi qua nói nhỏ: “Bệ hạ, phải sớm quyết đoán, rời khỏi nơi đây”. Lời nói của người thân tín khiến Peter III như nằm mộng mới tỉnh. Ông mơ màng dụi mắt, đứng lên buồn bực nói: “Đi đến chỗ nào?” Một người thân tín khác ngay lập tức đề nghị: “Trước hết hãy đi đến cứ điểm quan trọng Kronstadt, sau khi khống chế cứ điểm quan trọng này, lại bàn tính tiếp”. Bị tấn công bất ngờ, Peter III choáng váng chuyển hướng, tiếp nhận kiến nghị của các người hầu, ngay lập tức chạy đến cứ điểm Kronstadt… Khi Peter III người ngựa vội vàng chạy đến cứ điểm Kronstadt, cửa lớn đóng chặt. Những người theo hầu lớn tiếng kêu cửa, không có người đáp. Sau đó một quan cấm vệ quân ở trên gác lầu hỏi người đến là ai, thân tín của Peter III la lớn: “Bệ hạ Hoàng đế ở đây, còn không nhanh chóng mở cửa!” Quan cấm vệ quân lớn tiếng đáp lời: “Bệ hạ Nữ hoàng ra chỉ dụ: bắt Peter III!” Peter III vừa nghe, biết Hoàng hậu đã nhanh chân hơn, từ sớm đã phái người khống chế cứ điểm quan trọng này. Sa Hoàng giống như chó mất nhà, vội vàng chạy trở ra, ông muốn chạy trở về hành cung Olanymple mưu tính việc đối phó. Ngựa xe chạy như điên cuồng, phái sau mang theo khói bụi mù mịt…
Ngay lúc này, ở một nơi khác, trên con đường lớn theo hướng Peterple thong qua hành cung Olanymple, một nhóm đội ngũ kỵ binh, thẳng hướng Olanymple đuổi nhanh. Một người mặc chế phục quân cận vệ, ung dung anh vũ cưỡi ngựa, chạy phía trước đội ngũ kỵ binh, bà chính là Catherine tròn 33 tuổi. Sáng sớm hôm nay, anh em Fedorovich-Orlov người tình của bà liên lạc với vài quan quân trẻ tuổi cận vệ quân, không chế vài đoàn cấm vệ quân tập hợp nổi loạn ở thủ đô. Fedorovich-Orlov phái em trai đem Catherine từ thủ đô trở về hành cung Peterhof. Ở trong cung với quân binh cấm vệ, Hoàng hậu ở trước mặt Linh mục kéo đến ép tuyên bố lên ngôi, và ban bố chiếu thư đến cả nước, xưng là Catherine II. Lúc bấy giờ, rất nhiều binh sĩ nghe nói có uống rượu, có tặng thưởng, thì theo lệnh phục tùng quan quân, đồng thanh hô lớn: “Nữ hoàng vạn tuế!” Và tuyên thệ tận trung với Nữ hoàng. Catherine mỉm cười đắc ý, nhiều lần gật đầu nói: “Tôi nhất định trọng thưởng các bạn!” Ngay sau khi kết thúc nghi thức, Nữ hoàng ra lệnh bắt Peter III ngay tức khắc. Vì thế, đích thân bà mang quân, dẫn an hem Fedorovich-Orlov và đội ngũ kỵ binh tiến về hành cung Olanimple. Bà đoán định, Peter III sau khi chiếm cứ điểm quan trọng Kronstadt thất bại, nhất định sẽ trở về hành cung Olanymple. Binh lính đi rất nhanh. Dường như người ngựa của Peter III vừa đến Olanymple, thì đội ngũ kỵ binh của Catherine thống lĩnh cũng đuỗi đến. Peter III thấy thế lớn đã mất, cầu xin người vợ của mình chia đôi chính quyền, cùng chấp chính. Nữ hoàng nhìn qua các quan cấm vệ quân một lượt , nói lạnh như băng: “Ông hỏi thử họ có đồng ý không?”. Peter nhìn các quan quân mặt căm giận, chảy nước mắt hối hận. Một chốc sau, Peter đưa chiếu thư thoái vị của mình cho Nữ hoàng. Peter chỉ tại vị được hơn 6 tháng. Catherine sau khi nhận chiếu thư, ra lệnh cho các quan quân đem Peter III và tình nhân của ông bỏ vào tù. Vorontsov tình nhân của Peter quỳ dưới chân Nữ hoàng Catherine, cầu xin Nữ hoàng không nên chia ly bà và Peter, Nữ hoàng không hứa, ra lệch đem bà giam vào Moscow – nhà tù đơn độc , và đem Peter giam vào nhà tù ngoại thành Peterple. Peter quỳ xuống đất, chảy nước mắt đau khổ cầu xin: “Tôi đã tuyên bố thoái vị, xét đến tình cảm vợ chồng chúng ta 18 năm, xin nghĩ tình cụ mà cho tôi Vorontsov, động khỉ và vĩ cầm nhỏ”. Nữ hoàng, không quan tâm. Peter bị đưa đi.
Xem mặt trận chính biến cung đình kinh hồn này, một số người lại hỏi: Peter III đàn ông đại trượng phu, Sa hoàng nước Nga đường đường chính chính, vì sao bất tài như thế , bị vợ mình, một người phụ nữ làm sụp đổ, và bị rơi vào tình cảnh đáng sợ như thế? Vì sao cấm vệ quân của Hoàng đế vẫn cứ không nghe sự chỉ huy của Sa hoàng, mà cam lòng tình nguyện giúp đỡ Hoàng hậu làm chính biến? Muốn trả lời vấn đề này, phải phân tích lại từ đầu. Peter I là một vị Sa hoàng tài ba trong lịch sử nước Nga. Năm 1682, ông lên ngôi; năm 1689, chính thức chấp chính. Khoảng thời gian hơn 20 năm, từ năm 1700 về sau, ông mạnh dạn tiến hành cải cách hành chính và cải cách quân sự, khiến nước Nga không ngừng phát triển lớn mạnh. Hơn 20 năm cải cách, ông tiến hành chiến tranh phương Bắc kéo dài 21 năm, thôn tính lãnh thổ nước khác, khiến cho bản đồ nước Nga mở rộng đến (81,2)2 dặm Nga, trở thành một cường quốc châu Âu. Tháng 10 năm 1721, ông được Bộ tham chính nước Nga phong làm “Đại đế Ross toàn nước Nga” và “cha của Tổ quốc”. Nhưng, tháng 1 năm 1725, sau khi Đại đế Peter qua đời, cung đình nước Nga nổi lên chính biến. Trong thời gian ngắn 16 năm, từ 1725 – 1741, đã nhanh chóng thay đổi năm Hoàng đế. Ngày 25 tháng 11 năm 1741, Elizabeth-Yerisavat – người con gái nhỏ của Đại đế Peter (gọi là Peter I), cấu kết với cấm vệ quân trong cung đình bắt Ivan VI – Sa hoàng nhỏ vừa mới lên, đem bỏ vòa trong pháo đài, tự mình là Nữ hoàng. Nữ hoàng Yerisavat là một Sa hoàng dâm loạn tàn nhẫn, từng ra lệnh cắt mất đầu lưỡi của cung nữ loạn ngôn nói bậy, bà có 15000 bộ quần áo, nhưng khi bà chết đi, trong quốc khố lại không có một rúp bạc (đơn vị tiền Nga), lương và đồ cấp phát trả cho quân đội là dùng đồng đại pháo đổi đúc tiền. Nữ hoàng Yerisavat tại vị 20 năm, nhưng không có hậu tự (con cháu nối dõi). Carr-Peter – con trai của chị gái bà (người con gái khác của Đại đế Peter đem gả cho Công tước Holstein nước Đức được đón đến nước Nga, phong làm Đại công tước), được làm người kế thừa Hoàng vị. Nữ hoàng Yerisavat không những chỉ định cháu dì làm người kế thừa Hoàng vị của mình, còn tìm cho đứa cháu này một cô Công chúa nhỏ của nước Đức làm vị hôn thê. Cô Công chúa nhỏ của nước Đức này tên là Sophia-Augustus, nhưng cái tên này rất giống với tên của bà cô nào đó đã tranh quyền đoạt vị với Peter I phụ thân của Nữ hoàng. Nữ hoàng Yerisavat rất căm giận, vì thế tên của cô Công chúa nhỏ được đổi lại là Catherine. Tháng 1 năm 1744, khi Catherine đến nước Nga, mới 15 tuổi. Năm sau, cô kết hôn cùng với Carr-Peter, trở thành phu nhân Đại công tước. Nói về Carr-Peter (sau khi tại vị gọi là Peter III), con người này thật là hoang đường đáng cười. Trí lực của ông thấp kém, vô học, tuy thân là Hoàng đế nước Nga, lại không học tốt tiếng Nga, suốt ngày ở trong Hoàng cung trộm gà bắt chó, giai cấp quí tộc và cận vệ quân nước Nga đều tỏ ra bất mãn. Do ông xuất thân ở German, mang huyết thống nước Đức, mức độ sùng bái đến cuồng nhiệt đối với Đại đế Frederik của Prissia, khiến trong Hoàng cung Peterple, triều thần và các quan quân cận vệ kinh ngạc. Ông cũng hoàn toàn không kiêng dè hôn tượng bán thân Đại đế Frederik, và quỳ gối trước nó. Để bày tỏ mình cũng có sự “dũng cảm quân nhân” và hào phóng của Prussia, ông thường xuyên cách vài ngày tổ chức tiệc rượu lớn, uống thâu đêm suốt sáng, người nồng nặc mùi rượu. Peter III rất coi thường người Russia và tất cả những gì của Russia. Điều đặc biệt khiến mọi người phẫn nộ là thái độ đối đãi với chính giáo nước Nga, ông lại công khai chế nhạo lòng tôn giáo của người Russia, trêu chọc nghi thức tôn giáo của họ, thậm chí cưỡng bức giáo sĩ chính giáo đổi mặc y phục của giáo phái nước Đức và Mục sư. Sauk hi ông kết hôn, vẫn chơi các loại đồ chơi binh sĩ như: đống ruột bút chì, gỗ và sáp chế làm đồ chơi ở trong phòng, lấy chúng bày ra trên bàn, tự mình làm các loại máy móc nhỏ tinh xảo, chỉ cần động vào thì phát ra tiếng pháo nổ, dường như chiến tranh là niềm vui lớn nhất của ông. Do đó, Kurizafusi – nhà sử học nổi tiếng nhất thời đại chính trị Hoàng đế nước Nga đã đánh giá Peter III như sau: “Ông dùng nhãn quang của trẻ con đi xem thế giới chân thực, trên thực tế ông là một người trưởng thành buồn vui vô chừng của một đứa trẻ. Ông là một đứa trẻ con tự cho là người lớn. Hoặc, ông chính là người mang sự thơ ngây của trẻ con và tính trách nhiệm mà trở thành người lớn”. Sau khi Peter III trở thành Sa hoàng, không chỉ mình mặc chế phục quan quân Prussia, mà còn ra lệnh cho cận vệ quân cung đình cũng mặc quân phục Prussia; ông ta sử dụng qui luật của quân Prussia tiến hành cưỡng chế huấn luyện nghiêm khắc đối với quân đội nước Nga, dẫn đến việc Tướng quân và các sĩ quan nước Nga phản đối dữ dội. Ông lên ngôi từ năm 1756 đến năm 1761, quân Nga vốn luôn tác chiến cùng quân đội Prussia, và đánh lui quân đội Prussia, Quốc vương Frederik. Trong thời gian nửa năm ông nắm quyền, chấp hành chính sách thân Prussia, xem thường lợi ích nước Nga; vì lợi ích quí tộc hệ phái gia tộc Holstein phụ thân của ông, ông liên minh với Frederik II; ông còn thả những quí tộc German bị chính phủ của Nữ hoàng Yerisavat bắt giữ trước kia. Những việc này, đều gây nên sự bất mãn dữ dội cho giai cấp quí tộc và cận vệ quân, chỉ mong ông sớm xuống đài.
Tương phản với Peter III, Catherine quá thông minh, tuy “xảo quyệt và đầy dã tâm”, nhưng ngụy trang “rất khiêm tốn và trung thành”, rất khéo lung lạc lòng người và lòng quân. Khi đến nước Nga bà mới 15 tuổi, Công tước Augustus – cha của bà viết cho bà “Bản ghi nhớ”, yêu cầu bà phải xem trọng và thuận theo vị hôn phu, không nên ở trong cung một mình cùng với người nào đó nói chuyện, không nên hỏi nhiều về chính trị, không nên thay đổi tín ngưỡng tôn giáo. Sauk hi đến nước Nga, Catherine ý thức được, phải làm chủ sỡ hữu quốc gia thần bí này ở Russia, và ddiefu trước tiên là phải trở thành người nước Nga. Vì thế, bà đã không tuân theo lời dạy của phụ thân, đến nước Nga không lâu thì tin theo chính giáo, tôn trọng người nước Nga, và tự xưng mình là “người thuộc về Russia”. Bà chịu khó học tiếng Nga, chuyên cần học thuộc lịch sử, văn hóa, phong tục và tập quán của nước Nga. Để nắm bắt tiếng Nga tốt, bà thường thức dậy vào lúc nửa đêm, đi thật nhẹ trong phòng (sợ ảnh hưởng đến người khác), vừa đi vừa đọc, lấy cớ đi để xua đuổi sự buồn ngủ. Vì thế, có một lần bà bị cảm lạnh, rồi lâm bệnh nặng. Sau đó, Catherine trong “Ghi chép hồi ức” của mình đã thuật lại tình trạng và tâm trạng của mình: “Lúc bấy giờ trong lòng tôi hoàn toàn không có điềm tốt, chỉ là công danh bảo vệ tôi. Ở nơi sâu thẳm trong lòng, tôi luôn ẩn chứa một cái gì đó, khiến tôi kiên quyết tin tưởng: dựa vào tinh thần chủ động của tôi, tôi có thể trở thành Nữ hoàng nước Nga”.
Năm 1745, sau khi Catherine chính thức kết hôn cùng Peter không lâu, cùng với người cô họ xa của bà đến nước Nga lo liệu giúp đỡ, vì dính líu vào vụ tranh chấp cung đình mà bị Nữ hoàng Yerisavat đuổi trở về Prussia. Từ đó, tình cảnh của bà rất khó khăn. Hành động của bà bị sự giám sát của Nữ hoàng, và qui định “Phu nhân Đại công không được can dự chính trị”. Peter không những trọn ngày ở ngoài tìm vui thỏa thích, hoàn toàn không quan tâm đến người vợ của mình, mà còn thường trách mắng bà, mỉa mai bà. Catherine lo xa tính trước, túc trí đa mưu, chịu lép một bề, nín nhịn chịu đựng. Nữ hoàng Yerisavat càng châm biếm bà, bà càng hiếu kính; chồng càng mắng chửi bà, bà càng quan tâm đến chồng, biểu hiện trên mặt bà vô cùng cung kính đối với Nữ hoàng, rất nghe lời, thậm chí bò dưới chân chồng, biểu thị muốn “làm nô tỳ hèn hạ nhất của Quốc Vương”. Từ khi bà kết hôn đến khi Nữ hoàng qua đời, trong thời gian 18 năm, bà chịu nhún nhường để giữ gìn cái lớn hơn, lợi dụng thời gian rảnh đọc tiểu thuyết, học triết học, nghiên cứu lịch sử, tham khảo văn học, đọc qua các tác phẩm nổi tiếng như “Biên niên sử” của Cornelius-Tacitus, “Tinh thần phương pháp luận” của Montesquiev. Charles Louis de Secondat, “Tinh thần và phong tục tập quán dân tộc luận” của Voltaire, có thể nói “không có lúc nào không có sách vở, không có lúc nào không đau khổ, nhưng lại mãi mãi không có niềm vui”. Khi bà nhớ lại lịch sử giai đoạn này, mạnh dạn nói: “Tôi thấy được rõ rang, nếu như ông ta (chỉ Peter) nói lời chia ly cùng tôi, thì ông ta sẽ không tiếc cho cảnh ngộ không may. Xem xét thái độ ông ta đối với tôi, tôi đối với ông ta dường như không buồn để ý, nhưng tôi đối với Hoàng vị nước Nga không phải là không để ý”. Năm 1754, Catherine và Peter kết hôn được 10 năm, bà sinh một người con trai, đặt tên là Paul. Nữ hoàng Yerisavat rất vui mừng, thưởng cho bà 10 vạn rúp Nga. Catherine kiên cường tài giỏi, dã tâm rất lớn, lợi dụng sự ngu muội của Nữ hoàng và sự ngu xuẩn của chồng, dùng khoản tiền lớn này âm thầm mua lòng người. Bà vốn đầy đủ sức sống thanh xuân, lại có dáng vẻ mỹ miều, lại ăn nói khéo léo nên một số người trong quí tộc và quan quân cận vệ quân, tấp nập đến bên bà. Trong đó, người thân cận nhất chính là hai anh em Fedorovich-Orlov. Năm 1761, một ngày sau khi Peter III lên ngôi, Catherine bí mật gọi hai an hem Fedorovich-Orlov cận vệ quân vào phòng mình, nói với họ: “Các vị thấy chủ ý của tôi có tốt không? Cái trong tay các vị có là binh và giáo, nếu sự việc thành công, sẽ có chỗ tốt lớn cho các vị”. Hai an hem lập tức hiểu rõ ý của Hoàng hậu, liền cung kính nói: “Thưa Hoàng hậu, chúng tôi nhất định tận trung với bà”. Fedorevich-Orlov suy nghĩ một lát, hạ giọng nói: “Việc của cận vệ quân, bao gồm hai chúng tôi, chính là thiếu sự giúp đỡ bên ngoài. Còn có…” Hoàng hậu ngay lập tức hiểu rõ ý nghĩ của hai an hem, nói ngay, “phải tiền không? Làm tốt việc này, phải có nước ngoài giúp đỡ. Các vị nhanh chóng tìm đến Đại sứ nước Anh, tôi sẽ đích thân bàn bạc cùng ông ta”. Hai ngày sau, Catherine gặp mặt Đại sứ nước Anh, Đại sứ thẳng thắn nói: “Xin hỏi bà chắc chắn thế nào?” Hoàng hậu sắc mặt tái xanh, liền nói: “Ngài Đại sứ, xin hiểu tâm trạng của tôi: hoặc trở thành Hoàng đế, hoặc sẽ chết!” Đại sứ nghe xong, kính cẩn đứng lên, gật đầu nói: “Bà có quyết tâm như thế, kẻ hèn này nhất định sẽ hết lòng”. Chính vì thế, Catherine đã chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm ngày 28 tháng 6 năm 1762, phát động chính biến cung đình như được miêu tả ở phần trước.
Sau chính biến khoảng hơn một tuần, tức ngày 6 tháng 7, Sa hoàng Peter III trong một trận đánh nhau do say rượu, bị người đánh chết. Căn cứ vào “Bách khoa toàn thư đại Liên Xô” nói, “người tổ chức trận đánh nhau này là Orlov-A., được phái đến ‘bảo vệ’ ông ta”, cũng chính là em trai của Orlov.G. người tình của Catherine. Như vậy, người đứng phía sau vụ mưu sát Peter III là ai thì đã rõ. Sau đó Ivan VI – Sa hoàng nhỏ khi chính biến bị Nữ hoàng Yerisavat bỏ tù, cũng bị Catherine dùng âm mưu sát hại. Cuối cùng, Catherine trở thành Nữ Sa hoàng mới duy nhất nắm đại quyền thống trị Russia. “Chuyên chế khai sáng” Catherine sau khi đoạt được Hoàng vị, việc phải làm trước tiên chính là tranh thủ quí tộc Russia, củng cố sự thống trị của mình, bà tự làm ra vẻ người bảo vệ và người thay mặt lợi ích quí tộc của nước Nga. Bà tiến hành làm những việc sau: Việc thứ nhất đối với quí tộc và quan quân, cận vệ quân của chính biến ngày 16 tháng 8 luận công ban thưởng, tặng cho họ tiền của và nông nô. Như: Bá tước Lazmov.J. Lãnh tụ nguyên tiểu Russia và Panin-N mỗi người được 5000 rúp Nga, hai anh em Fedorovich-Orlov mỗi người được 800 nông nô, phu nhân Đại công Dashkova thì được đến 2400 rúp Nga. Catherine II chỉ trong lần ban thưởng này đã phải bỏ ra 1.8 vạn nông nô và 18.6 vạn rúp Nga. Trong 34 năm bà tại vị, thưởng tổng cộng 80 vạn nông nô cho quí tộc, dường như các sủng thần an hem Fedorovich-Orlov, Gregory Aleksandrovich-Potemkin, Rumianchaf-B. đều trở thành chủ đại nông nô với số lượng cả vạn. Việc thứ hai là dựa vào đất đai quốc hữu và đất đai mới xâm chiếm, mà phần lớn là lượng đất đai lưu vực song Bafergha và khu vực thảo nguyên phía Nam, chuyển làm sở hữu của quí tộc nước Nga; bà không hề kiêng sợ, cướp đoạt số ít đất đai của dân tộc, ban bố sắc lệnh bổ sung địa chủ sau khi nộp thiếu mức hiện kim cho quốc gia, có thể lấy đất đai qui về làm sở hữu cho mình, khiến đất đai các quí tộc cướp đoạt được đến 5000 vạn mẫu Nga. Một nhà lịch sử học quí tộc đã viết: Trong toàn bộ thời gian thống trị của Catherine, chỉ việc dựa vào số lượng đất đai, thì đủ để khiến bà lưu danh muôn thuở. Việc thứ ba là không thu đất đai của Giáo hội và Viện tu đạo, lấy đó chuyển về Hội ủy viên kinh tế quốc gia quản lý, khiến hơn 99 vạn nông dân Giáo hội và Tu viện chuyển làm nông dân quốc hữu. Sau đó, Catherine II lại không ngừng lấy phần đất và nông dân quốc hữu này tặng thưởng cho quí tộc. Việc thứ tư là vì nước Nga tranh thủ hoàn cảnh quốc tế hòa bình. Panin.N. chịu trách nhiệm chủ trì ngoại giao, khiến lợi ích chính sách ngoại giao phục vụ quí tộc và thương nhân nước Nga, thành ra nước Nga tranh đoạt công cụ bá quyền của châu Âu. Hủy bỏ đồng minh quân sự Nga – Prussia danh vọng quốc tế tổn hại nước Nga do Peter III ký kết, bảo vệ hòa ước Nga – Prussia, quân đội nước Nga rời khỏi lãnh thổ Prussia, biểu đạt “nguyện vọng hữu nghị tốt đẹp” đối với các nước Áo, Pháp, từ đó mà khiến nước Nga bảo vệ hòa bình của mình thời gian kéo dài sáu năm.
Nữ hoàng Catherine sử dụng “chuyên chế quân chủ khai sáng”, ý đồ thông qua tập quyền trung ương cải cách thêm các phương diện, hòa hoãn mâu thuẫn trong nước. Thi hành “chuyên chế khai sáng” mở rộng đặc quyền quí tộc, cũng chỉ đối chứng ở sự hình thành giai cấp tư sản và nông dân làm ra từng bước, trên mức đột húc đẩy sự phất triển xã hội, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Nữ hoàng cùng các học giả Voltaire, Diderot thường viết thư cho nhau, trình độ viết lách của bà rất lưu loát. Tuyên bố của bà phải lấy chủ trương “chuyên chế quân chủ khai sáng” liên quan đến họ làm châm ngôn chính sách đối nội của bà, dùng giai cấp tư sản của họ gợi mở suy nghĩ để quản lý nước Nga, ý đồ lấy việc này nâng cao uy tín và danh dự của mình trong quần chúng nhân dân nước Nga và châu Âu. Bà tuyên bố mình là người phản đối chế độ nông nô và là người ủng hộ tài phán công chúng, nhưng đồng thời lại ký văn kiện ra lệnh trao quyền địa chủ đày nông dân đi Siberia. Bà công khai tuyên bố nhấn mạnh ưu điểm của giáo dục và phải mở rộng mạng lưới trường học quốc dân, trong thư gởi riêng cho người thân tín lại viết: “Không nên để cho người bình dân được giáo dục, bởi vì đợi đến họ hiểu được thì chúng ta mất khá nhiều thời gian, họ dường như không biết hiện tại đang phục tùng chúng ta như thế nào”. Thậm chí bà bảo Voltaire, “ở nước Nga, không có lúc nào người nông dân muốn ăn gà, là không được ăn gà”, lại đem chế độ nông nô của nước Nga vẽ thành khu vườn hạnh phúc. Catherine dùng chiêu bài “chuyên chế khai sáng” đưa ra khẩu hiệu “lợi ích toàn dân” và “phúc lợi phổ biến”, nhận được sự ca ngợi nhiệt tình của giới quí tộc, đồng thời cũng khiến các nhà triết học bị đánh lừa. Biểu hiện rõ nhất “chuyên chế khai sáng” của Catherine II chính là Hội ủy viên biên soạn pháp điển mới, triệu tập năm 1767, cùng với Thánh dụ ban bố cho Hội ủy viên này. Thánh dụ được hợp thành 22 chương gồm 655 điều, tuyệt đại bộ phận hệ thống sao chép lại ở các tác phẩm nổi tiếng của nhà triết học, nhà pháp học và nhà kinh tế học mở mang trí óc Tây Âu, như “Pháp ý” của Montesquieu, “Luận tội và phạt” của Beccaria, “Bách khoa toàn thư” của Alembert. Những tác phẩm nổi tiếng của thời kỳ mở mang trí óc này, trong đấu tranh của chế độ chuyên chế phong kiến phản châu Âu lúc bấy giờ là một loại vũ khí sắc bén. Thánh dụ của Catherine không phải là sao chép theo nước ngoài một cách đơn giản, mà vận dụng tư tưởng của các học giả mở mang trí óc Tây Ây cho nước Nga. Thánh dụ tuy không trở thành lập pháp chính thức, nhưng lại trở thành cơ sở lập pháp của Catherine II về sau. Thánh dụ này có ý nghĩa chủ nghĩa tự do, nếu như nước Pháp lúc bấy giờ nắm được, nhất định sẽ bị liệt vào loại sách cấm. Để thể hiện “chuyên chế quân chủ khai sáng”, Catherine còn khéo lung lạc lòng người hơn, đối với người thấp kém nhất cũng gây được sự đồng tình. Bình thường Nữ hoàng thức dậy rất sớm, có lúc không đánh thức người khác, bà biết nhóm lò sưởi liền tường. Có một lần, bà đang thêm củi vào lò sưởi, bỗng nhiên nghe từ trong luồng khói tiếng kêu thét và tiếng cầu cứu. Bà vội vàng dập tắt lửa, lúc này một người thợ quét khói thấp lùn thân đầy bụi khói loạng choàng bò ra, ông ta xuýt tí nữa bị sặc lửa khói chết. Nữ hoàng khiêm tốn xin lỗi ông ta, xin ông ta tha thứ. Một lần, bà phát hiện người theo hầu đang ăn trộm thức ăn trong ngự trù (nhà bếp của vua) chuẩn bị cho bà, để tránh cho nhân viên quản lý Hoàng cung thấy được, nếu không sẽ bị phạt. Một hôm, Nữ hoàng từ trong của sổ thấy một người nô bộc trong hoàng cung cãi nhau với một phụ nữ lớn tuổi, liền phái người đến hỏi nguyên nhân. Sau khi nhân viên chủ quản hiểu việc đến báo cáo với bà: Người phụ nữ lớn tuổi là bà nội của một người đày tớ ở nhà bếp, vì không có ăn, định ăn trôm một con gà mái từ trong nhà bếp chạy ra mang về nhà, người nô bộc đang định đem bà ra trị tội. Sau khi Nữ hoàng nghe xong rất thương xót, ngay lập tức kêu nhân viên chủ quản thả bà ra, ra lệnh mỗi ngày đưa cho người phụ nữ nghèo khổ này một con gà mái đã làm xong và rửa sạch, người phụ nữ lớn tuổi cảm động, liên tiếp thi lễ tạ ân Nữ hoàng. Nữ hoàng Catherine II đối với khách nước ngoài, cũng nhiệt tình đón tiếp. Theo lời truyền lại, khi vợ của một người Italia sinh khó, Nữ hoàng đã từng đến chỗ ở của bà ta, xắn tay áo lên và đỡ sinh giúp sản phụ. Để ngăn ngừa bệnh đậu mùa lưu hành, giới y học lúc bấy giờ vừa mới phát minh tiêm chủng “vắc xin phòng đậu mùa”, nhưng rất nhiều người đều không dám tiêm. Nữ hoàng Catherine đích thân đi tiêm chủng, trở thành người tiêm chủng vắc xin đạu mùa đầu tiên ở nước Nga. Một người con trai tên Marcofu, vì lấy lympa đã tiêm chủng vắc xin đậu mùa cung cấp cho Nữ hoàng sử dụng, nhận được tên gọi “người đậu mùa”, ông ta vinh dự được Nữ hoàng đưa lên làm quí tộc. Nữ hoàng Catherine còn ban bố “hứa khả dạng đặc quyền”, rõ rang mạnh hóa địa vị và đặc quyền của quí tộc. Không thu thuế đối với các quí tộc đang làm quan phụng sự quốc gia, miễn trừ hình phạt, lại không hạn chế quyền mua bán và sử dụng lãnh thổ của quí tộc, xác nhận các quí tộc có quyền chiếm hoàn toàn lãnh thổ. Bà còn thành lập đoàn quí tộc ở mỗi huyện và quận, cho họ quyền lợi căn cứ vào thân phận mà tự trị hành xử. Do quí tộc phụng sự quốc gia từ trong ra, ngoài quốc gia dựa vào quí tộc mà phát triển; trên khách quan, quốc gia có thể hoàn bị hơn cơ cấu quan lại độc lập của mình, khiến Nữ hoàng có thể tiến hành cải cách hành chính đối với các địa phương. Như vậy, Catherine đã xây dựng lên thời đại hoàng kim của quí tộc Russia – “đế quốc quí tộc”.
Ngày 10 tháng 8 năm 1767, Hội ủy viên biên soạn Pháp điển mới của nước Nga ở Moscow thành lập đại hội. Hội ủy viên trước tiên thông qua Dimitri đại Giáo chủ liên quan đến viện trao cho Catherine II kiến nghị tên gọi “Hoàng đế và Quốc mẫu vĩ đại anh minh”, để biểu dương công lao thống trị “chuyên chế khai sáng” của Nữ hoàng. Catherine II giả bộ từ chối tên gọi Đại đế quí tộc trao cho. Bà là Sa hoàng thứ hai được trao cho tên gọi Đại đế tiếp theo Peter I. Việc này quyết định rõ ràng, Catherine II đã thống trị thời gian hơn 5 năm sau chính biến, không chỉ củng cố địa vị của mình, mà còn nhận được sự tín nhiệm hoàn toàn của quí tộc nước Nga, uy tín của bà đang được đề cao chưa từng thấy. Thời kỳ đầu Catherine II thống trị, nông dân Russia được phân làm hai loại: một loại là nông dân quốc hữu cư trú ở trên đất đai quốc hữu; một loại là nông nô của quí tộc, thuộc về lãnh chúa, cư trú trên đất đai của quí tộc, lãnh chúa. Nông dân quốc hữu được tự do hơn nông nô, cho nên bị bốc lột tương đối nhẹ hơn, được đãi ngộ tốt hơn. Do Nữ hoàng tha hồ lấy đất đai quốc hữu tặng thưởng cho sủng thần và một số quí tộc của bà, càng khiến cho nhiều nông dân tự do lâm vào hoàn cảnh bi thảm của nông nô. Catherine II còn đem chế độ nông nô của Russia mở rộng đến các khu vực chinh phục ở biển như Newcolan, Barroches và Baltic, khiến cho nhân khẩu nông nô cả nước từ 760 vạn tăng lên đến 2000 vạn. Nông nô và nông dân tự do có chỗ sai khác rất lớn, họ hoàn toàn trở thành tài sản tư hữu (riêng có) của địa chủ, mỗi tuần phải làm việc cho địa chủ năm, sáu ngày, thậm chí còn làm đủ bảy ngày mà không được trả lương, có thể tùy tiện dời đổi và đưa ra ngoài. Nữ hoàng Catherine từng ban bố một pháp lệnh: “Phàm người dám cả gan, chưa qua sự đồng ý của địa chủ mà đi đến Nữ hoàng trình lên báo cáo, những người này đều phải bị xử hình phạt đánh, và trọn đời đày đi làm khổ dịch”.
Nông nô tồn tại không chỉ dựa vào quan hệ đất đai và lao động, mà dựa vào quan hệ nhân dân. Địa chủ còn có quyền đem nông nô bán qua bán lại như một con vật. Lúc bấy giờ, một người con gái chỉ có thể bán được vài chục rúp Nga; nhưng một con heo lại có thể bán được vài trăm, thậm chí vài ngàn rúp. Do đó, dưới sự thống trị của Nữ hoàng Catherine, ngoài bộ phận nông dân tự do của đất đai quốc hữu ra, rất nhiều nông nô bị sự áp bức nặng nề nhất của quí tộc địa chủ. Sự ngang ngược, độc ác, tàn khốc và nói càn làm bậy của quí tộc địa chủ đật đến tột đỉnh. Lúc bấy giờ, có một nữ địa chủ tên Salkirwa, bà xây dựng riêng nhà hình phạt, trong vòng 10 năm đánh chết 140 nông nô nam, và có 40 người chính bà đích thân hại chết. Sự bốc lột và bức bách nặng nề này, tất nhiên sẽ dẫn đến sự phản kháng dữ dội của nông dân. Các nông dân liên tiếp tổ chức bạo động, chỉ trong thời gian 1762 – 1772, ở Trung bộ và tỉnh Peterple khởi nghĩa bạo phát không dưới 50 lần. Năm 1772, khởi nghĩa bạo phát ở thành Jaick, đánh chết Tamporvchav thống lĩnh quân sự và Travebenburg Tướng quân. Catherine II cũng lo sợ dự cảm đến “một trận gió lớn toàn thể nông nô đều tham gia nổi lên”. Tháng 9 năm 1773, trong Cossacks sông Don và sông Volga lưu hành truyền thuyết đặc biệt kỳ lạ: “Bạn biết là Catherine II lên làm Nữ hoàng như thế nào không?” “Việc này ai không biết chứ! Bà giết Peter III chồng mình để trên đài.” “Ô! Bạn chỉ biết một mà không biết hai. Peter III không có bị giết, ông bị người vợ nhốt lại thôi. Hiện tại, Peter III chạy đến Cossacks chúng tôi.” “Đây là sự thật sao?” “Đương nhiên là sự thật rồi, chẳng qua hiện tại ông mai danh ẩn tích (thay tên đổi họ), bạn không biết là đúng rồi!” “Hừ, Peter III có thể là một Hoàng đế tốt, ông muốn cải thiện đời sống nông nô của chúng tôi.” “Thế à, chính vì nguyên nhân này, mà bọn địa chủ quí tộc mới hận ông ta, ủng hộ Catherine phế bỏ Hoàng thượng!” “Người phụ nữ này thật độc ác, nếu tất cả các người Cossacks chúng ta đều nổi lên giết chết bà ta thì tốt!” “Hừ, chính là thiếu người lãnh đạo. Nếu Hoàng thượng Peter III ra lãnh đạo chúng ta thì không đúng sao?” Bạn còn không biết à? Hoàng thượng đã thống lĩnh đại quân đến trên thảo nguyên Volga.” “Thật thế à? Tôi muốn đến gặp ông ta!” “Đi, chúng ta cùng đi nhanh đến ông ta!” Truyền thuyết này, một truyền mười, mười truyền trăm, nhanh chóng truyền khắp khu vực Cossacks. Mọi người kéo đến xì xào, đến điểm hẹn thật sớm, mong đợi đội ngũ Peter III, mong đợi một “Sa hoàng tốt”.
Lúc này, một đội ngũ kỵ binh trang phục Cossacks khoảng hơn 80 người, đến thảo nguyên Volga. Họ vai mang vũ khí, một số ít người tay cầm giáo và sung Mauser, đa số đều là dao, giáo nhọn, không có pháo lớn. Lãnh đạo đội là một tráng sĩ trung niên, mặt đầy râu quai nón, hơn 30 tuổi, giọng hùng hồn nói với các nông dân: “Các bạn nông thôn thân mến! Tôi chính là Sa hoàng Peter III.” Nói xong, ông ta chỉ một vết thương bên tai của mình cho mọi người thấy, “đây chính là ký hiệu tôi làm Sa hoàng.” Ông ta đau khổ nói: “Catherine người phụ nữ hư đốn này phát động chính biến 12 năm, tôi đã đến Kiev, Ba Lan, Ai Cập, Jerusalem và sông Czelek, từ đó tôi lại trở về sông Don, để đến giữa các bạn. Tôi biết các bạn bị quí tộc hiếp đáp, sở dĩ tôi không nhận được sự yêu mến của họ, chủ yếu là vì tôi không hứa cho họ tự ý làm xâm hại các bạn, và trừng trị những quan lại nhận hối lộ bẻ cong pháp luật, vì thế mà họ phải h.ãm hại tôi”. Nói đến đây, “Peter III” vẻ mặt đầy căm giận, hai mắt như hai tia lửa phóng ra phục hận. “Khi tôi chèo trên sông Newha, họ bắt tôi, bức bách khiến tôi lâm vào cảnh khốn cùng lang bạt. Hiện tại, tôi muốn cùng với Paul con trai của tôi đứng lên trở về thành Peterple, khôi phục Hoàng vị, đem Catherine II đưa vào Viện tu nữ, hoặc đem bà ta dời về ngôi nhà cũ (nước Đức). Làm như thế, các bạn đồng ý không?” “Đồng ý!” Các Cassacks đồng thanh đáp lớn. “Các bạn cso bảo vệ tôi không?” “Bảo vệ Bệ hạ Hoàng đế!” Âm thanh của các Cossacks càng lớn. Các Cossacks tham gia tập hợp, hoàn toàn tin tưởng vào câu chuyện kể lại của “Hoàng thượng Peter III”, ẩn nấp 12 năm trong sự sống chết để tìm thời cơ phục hận.
“Các bạn nông thôn thân mến,” – “Peter III” cao giọng nói, “hiện tại tôi tuyên bố, ruộng đất, rừng rú, đồng cỏ, ao hồ, quặng muối, tất cả đều thuộc về nông dân! Thủ tiêu ‘thuế nhân đinh’ (thuế thân) hà khắc, nhất định phải lấy tự do trả về cho nhân dân! Giải phóng nông nô!” – “Sa hoàng vạn tuế!” – Người Cossacks đồng hoan hô. Rất nhiều người hạ thấp giọng phụ họa: “Tốt! Lời nói trong lòng của chúng tôi đều nói ra!” “Bọn quí tộc nắm quyền đều ác ôn,” – “Peter III” tiếp tục nói: “Tôi ra lệnh cho các bạn, đem tất cả họ xử tử!” “Đúng! Xử tử quí tộc!” – Các Cossacks lại một lần hô lớn. “Các bạn muốn theo tôi,” – “Peter III” kêu gọi lớn, “thì tôi sẽ cùng các bạn xông lên, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi!” Dưới lời kêu gọi của “Sa hoàng”, các nông dân và các công nhân mỏ dồn dập gia nhập đội ngũ của “Sa hoàng”, dưới sự thống lĩnh của ông ta, hô hào hăng hái tiến tới trước. “Peter III” thống lĩnh đội ngũ tạo phản lớn mạnh, từ làng Torcacciv tiến về hướng pháo đài Jaick. Vị lãnh đạo đội ngũ khởi nghĩa này, có đúng là Peter III không? Không đúng. Năm 1762, Peter III đã bị Catherine giết hại. “Peter III” hiện tại thống lĩnh nông dân Cossacks khởi nghĩa, tên thật là Emelian-Puguchev-Pugachev sinh năm 1742 trong một gia đình Cossacks nghèo ở huyện Timovievis bên bờ sông Don, từ nhỏ theo cha lao động, 14 tuổi cha mất, ông dựa vào chính sức lao động của mình để sống. Năm 17 tuổi, ông làm lính tham gia chiến tranh bảy năm. Trong trận đánh Thổ Nhĩ Kỳ, ông lập nhiều công, được Prussia thăng làm Thiếu úy, từng đến các khu vực Ba Lan. Sau đó vfi bệnh trở về nước, ông lưu lạc ba năm ở bên sông Don, Sông Volga, Sông Jaick, và phiêu bạt khắp nơi. Ông tiếp xúc rộng rãi với nông dân, công nhân công xưởng Ural, Cossacks, Giáo đồ; hiểu rõ nỗi khổ của dân gian và nguyện vọng của nhân dân. Pugachev nói: “Tôi không có chỗ nào đó mà không đi qua, không nổi khổ nào mà tôi không nếm trải”. Những đau khổ gặp phải nuôi dưỡng ý thức phản kháng của ông ta. “Ủng hộ Sa hoàng”, là khẩu hiệu truyền thống của cuộc chiến tranh nông dân nước Nga. Trước khi Pugachev khởi nghĩa, đã có bảy người mạo xưng Peter III. Mùa thu năm 1773, khi Pugachev trở về thành Jaick, lúc bấy giờ dân gian lưu truyền lời truyền Peter III đến Cossacks. Vì thế, Pugachev quyết định mạo xưng Peter III, lãnh đạo nông dân khởi nghĩa phản đối chế độ nông nô. Đội ngũ khởi nghĩa của Pugachev sau khi đánh chiếm thành Jaick, liền tiến quân vào Ollaple trung tâm thống trị phía Đông Nam chính phủ Sa hoàng. Nông dân, Cossacks, và binh sĩ vùng phụ cận cầm bánh mì và muối đến hoan nghênh vị “Peter III Sa hoàng tốt” này. Ở vùng Elizik, quần chúng mở rộng cửa thành theo về dưới cờ của ông ta. Ngày 5 tháng 10, quân khởi nghĩa bao vây Ollaple. Quần chúng nhân dân bị Sa hoàng áp bức tụ tập hưởng ứng khởi nghĩa, quân khởi nghĩa lớn mạnh nhanh chóng, đến đầu năm 1774, đã có ba vạn người, ba tháng sau phát triển đến năm vạn người.
Nữ Sa hoàng Catherine II sau khi nghe Ollaple bị đội ngũ khởi nghĩa bao vây, rất lo sợ, lập tức ra lệnh Tướng quân Carr thống lĩnh binh cứu viện. Do đội ngũ khởi nghĩa của Pugachev tổ chức nghiêm mật, số người rất nhiều, nông dân phẫn nộ, tính tích cực giết địch lại cao, quân Chính phủ nhanh chóng rơi vào vòng vây của quân khởi nghĩa, đại đa số binh sĩ chuyển đến trước mặt Pugachev. Catherine II nhận được báo cáo tình hình chiến trận, mắng Tướng quân Carr bất tài, lập tức phái Tướng quân Bibicover – tướng lĩnh ưu tú nhất, thống lĩnh đại đội thẳng tiếng nhanh đến Kazan, tổ chức trấn áp khởi nghĩa. Đối mặt với làn sóng khởi nghĩa cuồn cuộn sục sôi, Tướng quân Bibicover không thể không thừa nhận: “Sự nghiêm trọng không ở Pugachev thất sách, ông ta bao vây tấn công Ollaple. Vì công sự vững chắc nên chưa thể hạ Ollaple, trong lúc chính phủ Sa hoàng ở khu vực miền Trung vì chiến tranh Nga – Thổ nên lực lượng suy yếu, Pugachevthoongs lĩnh tiến về Moscow, Peterple. Catherine II cảm thất được “vận may”, liền trực tiếp tham gia bàn bạc và chế định kế hoạch quân sự cùng Bibicover. Một mặt tụ tập vũ trang quí tộc ở Kazan, Cinbilscow, dốc hết sức lực ngăn trở quân khởi nghĩa; một mặt lấy sức lực quan quân quân chủ chính phủ, cứu gấp Ollaple. Kết quả, ngày 22 tháng 3 năm 1774, Pugachev thất bại, bộ thống lĩnh chuyển đến khu công xưởng Ural. Phân lớn nông dân, công nhân, nông nô quốc hữu, người Bashkir lại hăng hái tham gia đội ngũ khởi nghĩa. Pugachev thống lĩnh đại quân hai vạn người tù Ular tiến quân về hướng Tây, tấn công chiếm Kazan, và nhiều lần lấy danh nghĩa Peter III ban bố chiếu thư, nói rõ chủ trương về chính trị, kinh tế của mình, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh. Quân chính phủ truy kích quân khởi nghĩa sau khi đến Kazan, hai bên triển khai quyết chiến. Pugachev thua lớn, hơn 8000 chiến sĩ chết trận hoặc bị bắt. Pugachev thống lĩnh số quân còn lại vượt qua sông Volga, tiến đến khu vực bờ phía Tây.
Quân đội khởi nghĩa của Pugachev sau khi xuất hiện ở bở Tây sông Volga, đã tiếp cận với trung tâm thống trị của Sa hoàng. Catherine II và rất nhiều quí tộc sợ run bần bật, vài ngàn quí tộc cuống cuồng chạy trốn. Theo kể lại, Pugachev đang lặng lẽ tiến đến Moscow, Catherine II chuẩn bị chuyển vào bên trong cung đình. Ngay lúc đó, hòa ước nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được ký kết, chiến tranh Nga – Thổ kết thúc. Catherine II lập tức ra lệnh cho Suvorov – Aleksander Vasileyevich Thống soái quân Nga vừa mới khải hoàn trở về, “ngoài việc lấy nhiệt tình cuoogns hiến sức lực ra, không cần phải mang theo hành lý”, lập tức tiến đánh Pugachev. Như thế, Pugachev bỏ kế hoạch tiến quân Moscow, đưa quân xuống phía Nam, trở về khu vực Cossacks sông Don, binh chặn xem xét kỹ bến đò trong. Nữ hoàng Catherine treo thưởng 2.8 vạn rúp Nga cho ai bắt được Pugachev, và Suvorov thống lĩnh quân tiến hành truy kích tốc độ hơn 200 dặm 1 ngày. Do vũ khí của quân khởi nghĩa kém, thiếu cung ứng, lại không nhận được huấn luyện chính qui, cuối cùng bị đại quân của Suvorov đánh bại lần nữa. Pugachev lãnh đạo hơn 200 Cossacks và nông dân xông vào phá vòng vây, vượt qua phía Đông sông Volga, chạy đến khu vực thảo nguyên. Cuối cùng, đội ngũ còn lại không đầy 50 người. Khi đóng quân bên bở sông nhỏ Ujin, có một tên Cossacks làm phản. Ông ta thừa cơ hội Pugachev đang ngủ, buộc chặt Pugachev lại, đem giao cho quân đội Sa hoàng. Pugachev bị cùm chân, khóa tay, bỏ vào trong lồng gỗ, áp tải đến Moscow, bị Pháp đình quí tộc tra xét. “Rốt cuộc ông là ai?” – Bá tước Panin hỏi. Ông ta đáp: “Emelian – Pugachev.” Panin tiếp tục nói: “Tên lão tặc này, dám cả gan mạo nhận Hoàng thượng!” Pugachev mỉa mai trả lời: “Tôi không phải là chim ưng già (Pugachev trêu đùa văn vẻ, dựa vào mình có thói quen làm ví dụ, biểu thị không đồng ý lời nói của Panin), tôi chỉ là một con chim nhỏ, chim ưng còn đang bay lượn mà!” Cuộc tra xét được ghi lại trình lên cho Nữ hoàng Catherine II, bà ra lệnh xử tử. Tháng 1 năm 1775, Pugachev bị đưa lên đoạn đầu đài, tiếp theo lại bị chặt chân tay, đốt thi thể. Và các chiến hữu của ông cũng bị bắt, bị xử giảo hình. “Chim ưng còn đang bay lượn mà!” Câu nói ý nghĩa này của Pugachev đối với niềm tin bất khuất vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân. Tuy Pugachev đã bị Nữ Sa hoàng xử tử, nhưng nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh. Người cách mạng và nhân dân lao động sau đó đã tưởng nhớ và ca ngợi ông: “Emelian, người cha thân yêu của chúng tôi. Ông vì sao ném bỏ chúng tôi? Mặt trời đỏ xán lạn của chúng tôi đã lặn rồi!”

Nữ bá vương Truyền thuyết trên thế giới có một “di chúc của Đại đế Peter”, được dịch thành văn bản bằng nhiều loại văn tự Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung. Theo truyền thuyết Peter I tuyên bố người kế thừa Hoàng vị nước Nga trong “di chúng”: “Dân tộc Russia có sứ mạng gánh vác, phải trở thành dân tộc thống trị châu Âu.” Di chúc này có 14 điểm quan trọng là: “chia xẻ Ba Lan”, “đem hết khả năng chiếm lĩnh nhiều lãnh thổ của Thụy Điển”, “chiếm lĩnh quân sĩ Tandinbal”, “nhanh chóng làm sụp đổ Ba Tư”, “xông lên hướng Ấn Độ”, “không ngừng mở rộng phía Bắc ven biển Baltic”, “mở rộng phía Nam ven biển Đen” v.v… Di chúc này thật hay giả? Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận trên thế giới. Cho dù di chúc này đúng sai thế nào, vẫn có một điểm cực kỳ chân thật, là Sa hoàng các triều đại nước Nga sau Peter I, đều trung thực chấp hành kế hoạch mở rộng này. Nữ hoàng Catherine chính là một trong những người đó, là người chấp hành tốt nhất, kết quả chiến thắng lớn nhất. Sau khi Catherine II lên ngôi, không chỉ trấn áp cuộc khởi nghĩa nông dân, quan trọng là để mở rộng đối ngoại, bà rất xem trọng việc xây dựng quân đội nước Nga. Bà tại vị 34 năm, cầm binh đánh giặc 32 lần, quân số vượt quá 125 vạn. Lục quân từ 33 vạn tăng lên 50 vạn, phân làm các loại binh: Bộ binh, Kỵ binh, Công trình binh, trở thành Lục quân lớn mạnh nhất châu Âu. Bà còn ra sức mở rộng Hải quân, khiến cho hạm đội trên biển Baltic có 37 hạm chủ lực, 13 hạm tuần duwong 3 cột buồm và 30 hạm đội trên biển Đen, khiến nó có 22 hạm chủ lực, sáu hạm pháo, 12 hạm tuần dương ba cột buồm và lượng lớn thuyền nhỏ. Đồng thời, phát triển công nghiệp vũ khí đạn dược, xây dựng ba xưởng công binh, 15 công xưởng đại pháo, 60 xưởng đạn dược, mỗi năm sản xuất ba vạn súng trường, hàng trăm các loại pháo lớn và đạn dược lượng lớn. Quân nhu có rồi, Catherine II liền xác định mục tiêu mở rộng xâm lược đối ngoại, rõ ràng, mục tiêu này hoàn toàn thống nhất với di chúc của Đại đế Peter. Đây chính là: thôn tính phía Tây Ukraine và toàn bộ Russia, chia xẻ Ba Lan; đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ và nước Kremhan thuộc thẩm quyền của nó, đoạt lấy cửa biển ra biển Đen; đánh bại Thụy Điển, mở rộng hướng Bắc, củng cố địa vị ở biển Baltic của nước Nga. Từ 1764 – 1766, phái cách Ba Lan thúc đẩy Hội nghị thông qua án pháp công thương nghiệp phát triển, tăng cường thêm quân đội, quyền phủ quyết hạn chế tự do, tăng mạnh chính quyền trung ương, bảo vệ độc lập của quốc gia. Cải cách này dẫn đến sự bất an của Catherine, bà liên hợp Prussia tiến hành can thiệp, và năm 1767, phái quân Nga xâm nhập Ba Lan, cưỡng chiếm 9.2 vạn km2 phía Đông Ba Lan (Prissia đoạt được đất đai 3.6 vạn km2), tại Hội nghị xuống lưỡi lê uy bức Ba Lan phê chuẩn điều ước phân chia. Hành vị mở rộng này, kích thích sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ và Austria, vì thế lại bộc phất chiến tranh Nga – Thổ. Nữ hoàng Catherine phái quân đội lớn mạnh, ở ba chiến trường Danube, Krem và phía Nam Caucasus, phát động tấn công quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Do quân Nga vượt trội quân đội Thổ Nhĩ Kỳ về trang bị và kinh nghiệm tác chiến, quân Nga nhanh chóng chiếm lĩnh Azufu và Teganrog; khống chế biển Azu; hoàn toàn khống chế hai Quốc công Rumania; tiếp theo chiếm lĩnh toàn bộ bán đảo Krem; ở khu vực Caucasus, quân Nga chiếm lĩnh vùng Cabalda, Oseitia và Dacistein, và tiến đóng Georgia. Catherine II còn phái một hạm đội ra biển Baltic, qua Đại Tây Dương tiến vào Địa Trung Hải và phối hợp với Lục quân đánh Thổ Nhĩ Kỳ, ý đồ chiếm lĩnh quân sĩ Tandinbal, cuối cùng bức bách khiến Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hòa ước. Căn cứ theo hòa ước, nước Nga chiếm lĩnh khu vực rộng lớn bờ phía Bắc biển Đen, đoạt lấy giấc mộng mở cửa biển ra biển Đen của Peter I đã cầu mà không thực hiện được; khiến nước Kremhan thoát ly khỏi đế quốc Uthman và độc lập, trở thành bước mở đầu thôn tính của nước Nga; còn lấy quyền lực tự do thông hành qua eo biển Bothpres và biển Đen; v.v…
Đối với việc phân chia Ba Lan và kết thúc chiến tranh Nga – Thổ lần thứ nhất, danh tiếng quốc tế của Catherine được nâng cao. Năm 1778, hai nước Prussia và Austria vì tranh đoạt Badailia mà nảy sinh chiến tranh, Catherine II hòa giải sự tranh chấp giữa hai nước, thúc đẩy khiến hai nước Prussia và Austria ký kết hòa ước, từ đó bà trở thành trọng tài và người hòa giải, thu được quyền lợi can dự vào công việc của nước Đức. Ngày 11 tháng 3 năm 1780, đang lúc chiến tranh độc lập nước Mỹ, Catherine II lại chỉ thị chính phủ nước Nga phát biểu tuyên ngôn trung lập vũ trang nổi tiếng, và các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Prussia tổ chức đồng minh trung lập vũ trang. Những việc này, khiến nước Nga dưới sự thống trị của Nữ hoàng Catherine, vượt ra khu vực châu Âu tiến vào phạm vi thế giới. Catherine đối với việc mở rộng lãnh thổ, tỏ ra tham lam, bà được tấc tiến thước, từng bước lấn chiếm. Năm 1787, hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với hai Quốc công Mordowa và Vallaguia. Đồng thời, Catherine mời Joseph II Hoàng đế nước Austria cùng kiểm duyệt hạm đội biển Đen, hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ khoe khoang vũ lực, tự ý kiếm cớ gây chuyện, khơi mào chiến tranh. Khi nước Nga còn đang mưu kế hoạt động chung quanh Thổ Nhĩ Kỳ, trong Giáo đồ Cơ Đốc tiến hành kích động phản đối Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc vương Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ nhẫn không được, hướng đến chính phủ nước Nga phát ra thông điệp tối hậu, yêu cầu quân Nga phải kéo ra khỏi Krem và Georgia, đồng thời cự tuyệt yêu cầu lãnh thổ của nước Nga. Vì thế, bạo phát chiến tranh Nga – Thổ lần thứ hai đã diễn ra. Lục quân nước Nga thu được thắng lợi lớn, hạm đội nước Nga cũng lại đánh bại hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ. Do sự can thiệp của các nước Anh, Prussia và nước Austria giảng hòa cùng Thổ Nhĩ Kỳ đơn độc, quân Nga mới dần dần bỏ kế hoạch tiến quan vào quân sĩ Tandinbal, và cùng Thổ Nhĩ Kỳ ký kết hòa ước. Catherine II phát động chiến tranh đối với Thổ Nhĩ Kỳ lần thứ hai, tuy không thực hiện được toàn bộ mục tiêu, nhưng chiếm đoạt được khu vực rộng lớn từ phía Nam sông Bourge đến sông Denyst, nước Nga tiến vào xây đắp nền móng ở Balkan.
Tiếp theo, Catherine II lại hướng đến Thụy Điển nước gần phía Bắc, đưa ra yêu cầu lãnh thổ đoạt lấy phần Lan làm bình phong của Peterple, gặp phải sự cự tuyệt của Quốc vương Thụy Điển. Quốc vương Thụy Điển yêu cầu trả lại lãnh thổ mà Peter I đã đoạt lấy, công khai phản đối chính sách xâm lược của nước Nga ở Thụy Điển, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Cho nên chiến tranh Nga – Thụy lại nổ ra dữ dội. Đánh nhau qua hơn hai năm, thế lực hai bên đều ngang nhau, cuối cùng ký kết hòa giải, nhằm phục hồi trạng thái trước chiến tranh. Từ đầu đến giữa năm 1788, Catherine II mượn cớ cải cách chế độ quốc gia trong nước Ba Lan khởi lên nội loạn, dưới sự “mời” của một nhóm giặc bán nước Ba Lan, Phái ra 10 vạn quân đội, phát động chiến tranh xâm lược Ba Lan lần thứ hai. Cùng với Prussia ký kết hiệp định phân chia Ba Lan lần thứ hai vào năm 1793, nước Nga lại thu được 25 vạn km2 lãnh thổ (Prussia thu được 5.8 vạn km2). Sự phân chia Ba Lan lần thức hai làm dấy lên cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ba Lan, mở ra chiến tranh giải phóng dân tộc chống Nga. Catherine II lệnh cho quân đội nước Nga trấn áp tàn khốc, máu của nhân dân nhuộm đỏ đất Ba Lan. Nữ hoàng nước Nga quyết định tiêu diệt Ba Lan lần cuốc cùng, nước Nga lại thu được 12 vạn km2; hai nước Austria và Prussia mỗi nước cũng thu được hơn 4 vạn km2 đất đai. Đất nước Ba Lan diệt vong, nhân dân Ba Lan bị làm nô dịch đến 123 năm, mãi đến năm 1918 mới phục hồi độc lập. Thông qua ba lần phân chia Ba Lan, hai lần chiến tranh Nga – Thổ, Catherine II tổng cộng mở rộng vạn km2 lãnh thổ, lớn tương đương với nước Anh. Trong tỉnh 50 tỉnh của cả nước thời kỳ bà thống trị, có 11 tỉnh được xây dựng từ đất đai chiếm được của các nước láng giềng. Nhưng Nữ hoàng Catherine II hoàn toàn không vì thế mà thỏa mãn, nghĩ đến mục tiêu vĩ đại được xác định trong di chúc của Đại đế Peter, bà từng nuối tiếc nói: “Nếu tôi có thể sống được 200 tuổi, tôi sẽ lấy toàn bộ châu Âu đặt dưới sụ thống trị của nước Nga”. Trên thực tế, bà luôn có ý đồ xây dựng bá quyền thế giới của nước Nga, thậm chí sủng thần của bà định ra kế hoạch, phải xây dựng một nước Nga Tổng đàn lớn có 6 đô thành (Peterple, Moscow, Berlin, Vienna, Coonstantinople, Astrakhan). Thành tích chính trị thời kỳ thống trị của Nữ hoàng, phải dùng lời nói của chính Catherine II mới diễn tả hết được: thời gian 19 năm xây dựng 29 tỉnh mới, 144 thành phố; ký kết với nước ngoài 30 điều ước và hiệp định có lợi cho nước Nga; giành được 78 thắng lợi chiến dịch đối ngoại… Từ những con số này cho thấy, Nữ hoàng Catherine II quả thật không hổ thẹn là một Nữ Bá Vương.
“Ba trăm người hầu đẹp trai”
Mọi người khi bàn luận về “văn trị võ công” (sự nghiệp dân sự và chiến công quân sự) của nữ “Đại đế” Prussia, đánh giá “thời đại hoàn kim” thống trị của bà, thường không bàn về cuộc sống riêng tư của bà. Sa hoàng Nicholas I, cháu trai của Catherine II đã từng đánh gia bà nội của ông là: “Bà là một gái điếm đội mũ vua”. Lời nói này không tránh khỏi sự thô lỗ, nhưng cũng không phải không có lý.
Cuộc sống tình cảm của Catherine II, người đời sau nói bà có 300 người hầu đẹp trai. Nhưng trên thực tế có khoảng hơn 21 người tình. Khi Catherine II kết hôn cùng Peter III, quan hệ tương đối căng thẳng. Peter III luôn ở bên ngoài tìm hoa trêu liễu, lạnh nhạt với vợ. Có lẽ do Catherine quá đặc biệt và tài trí thông minh hơn người, khiến Peter III dường như thấy thiếu, Vorontsov – người tình của ông – cử chỉ thô tục, dáng vẻ xấu xí nhưng nhiệt tình khiến ông rất quan tâm. Theo truyền thuyết họ kết hôn nhiều năm, Catherine II vẫn là một “phu nhân đồng trinh”; kết hôn 10 năm, Catherine mãi không sinh con. Năm 1754, bà sinh một người con gái, đặt tên Anne, lúc bấy giờ không ít người cho rằng cha của đứa bé là Baniatovsiz. Trên thực tế, ai là cha của đứa bé này, có thể ngay cả Catherine cũng không biết rõ. Thái độ của Peter III với Catherine, khiến người không thể chịu được. Ông dời vào Hoàng cung mới xây, độc chiếm nhà ngang, đem người tình Vorontsov vào ở phòng bên cạnh mình, còn Hoàng hậu đến ở nhà ngang khác. Peter III muốn phế bỏ Hoàng hậu, để lập Vorontsov, nên thường xuyên vạch lá tìm sâu đối với Catherine. Một lần, ở giữa đám đông ông mắng bà là “đồ ngốc”. thấy hoàng thượng làm nhục mình, Catherine đã khóc. Bị chồng ghẻ lạnh, bà tìm đến an hem Fedorovich – Orlov, vừa phát động chính biến, vừa tìm tình cảm. Tình yêu của Catherine không phải là chuyên nhất. Những người tình khác của bà như Saltykove, Chernyshev, Baniatovsiz v.v…
Baniatovsiz nguyên là một người dân Ba Lan, mượn quan hệ thân thích họ hàng xa với Czartoryski quí tộc Ba Lan, hòa vào xa hội giai cấp quí tộc Paris, có sự tu dưỡng về nhiều mặt. Ông đẹp trai, phong độ nhanh nhẹn, có vẻ thân sĩ. Năm 1755, khi Williams – nhà ngoại giao của nước Anh – với tư cách Đại sứ nước Anh sang Peterple, vì biết rõ tình của của Catherine, chủ ý đem chàng thanh niên đẹp trai này làm tùy viên đến Peterple. Lúc này, Catherine kết hôn với Peter III không lâu, đang chịu sự giám sát của Nữ hoàng Yerisavat, thiếu tình yêu nồng ấm của của người chồng kỳ thị, nên rất đau khổ. Khi Đại sứ Anh tiến cử Baniatovsiz với phu nhân Đại công Peter, hai người gặp nhau liền nảy sinh tình cảm. Từng hành động lời nói của Baniatovsiz đều làm cho Catherine điên đảo. Lời nói hành động của phu nhân Đại công tước cũng khiên cho chàng thanh niên đẹp trai người Ba Lan này hâm mộ. Baniatovsiz đã miêu tả hình tượng Catherice lúc bấy giờ ngư sau: “Bà lúc đó 25 tuổi, vừa phục hồi sức khỏe sau khi sinh, quả thật là một dáng vẻ rạng rỡ tuyệt vời đến đỉnh điểm. Tóc bà đen nhánh, nước da trắng ngời, lông mày dài, mũi thanh tú, đôi bờ môi khiêu gơi. Đặc biệt tay chân rất đẹp, eo lưng thon nhỏ, thân hình cân đối, bước đi nhẹ nhàng, âm sắc thánh thót, tiếng cười vui vẻ, hoàn toàn giống như tính cách của bà”. Căn cứ vào đoạn miêu tả này, Catherine quả thật là một sắc đẹp động lòng người, Baniatovsiz yêu bà say đắm. Williams – Đại sứ Anh vì mưu cầu lợi ích nước nhà, Viện trợ kinh phí cho Catherine, Baniatovsiz trờ thành người bắc cầu giật dây kéo bè cánh mưu lợi riêng cho Catherine. Baniatovsiz không chỉ trở thành người tình, mà còn là trợ thủ đắc lực trong âm mưu chính trị của bà. Baniatovsiz chỉ là tùy viên của Đại sứ nước Anh, không có phẩm hàm gì, hoạt động trong ngoại giao cung đình nước lớn không đạt hiệu quả, từng bị đưa trở về Ba Lan. Lúc này, Nữ hoàng Yerisavat ra lệnh Bestrugeff Đại thần quốc vụ nước Nga theo dõi Catherine, xem ra Hoàng vị tương lại thuộc vì phu nhân Đại công tước này, để làm vui lòng bà, Baniatovsiz liền báo cho Chính phủ Ba Lan lưu ý riêng. Không lâu, Baniatovsiz được cất nhắc làm Đại thần vương quốc Ba Lan, nghênh ngang trở về đến cung đình nước Nga, tình thân lại gặp nhau, ông cùng Catherine chìm đắm trong mối tình vụng trộm. Theo truyền thuyết, người con trai thứ hai của họ. Khi Peter III biết được bà mang thai đã làu bàu nói: “Chỉ có trời mới biết, đây có phải là con tôi hay không?”. Vào một ngày tháng 7 năm 1758, khi Baniatovsiz từ Olanymple hành cung Hoàng gia đi ra, bị đội tuần tra kỵ binh của Đại công tước Peter bắt. Họ đem Baniatovsiz cải trang rồi áp giải đến chỗ của Đại công tước, Peter bắt ông ta cung khai sự thật, Baniatovsiz cự tuyệt không trả lời, Peter phải dùng mưu sắp đặt tội danh của ông ta. Vì thế, Catherine đã ra mặt, thông qua điều kiện Vorontsov tình nhân của Peter, muốn bà van xin Peter. Vorontsov quá lo sợ, hoàn toàn đồng ý. Vorontsov xin không được, ngay lập tức xin Peter không nên truy cứu lại việc này. Ngay đêm đó, Baniatovsiz đến phòng Đại công tước nịnh nọt lấy lòng ông ta. Vị Đại công tước Peter này được người nịnh, nên tinh thần lên cao, nói: “Nếu như chúng ta là bạn, thì trong đây còn thiếu một người”. Nói xong, đi vào phòng Catherine, dắt vợ ra đưa vào bên cạnh Baniatovsiz. Như vậy, Hoàng đế cũng như phu nhân nước Nga u mê hoang dâm vô độ, mỗi người đều có tình nhân riêng. Từ đó, họ còn thường xuyên tụ họp, tận hưởng kh.oái lạc. Nhưng không lâu, việc này nhanh chóng truyền đến tai Nữ hoàng Yerisavat. Thấy việc liên quan đến vinh dự và thanh danh người kế thừa Hoàng vị, ra lệnh Baniatovsiz trở về nước. Bốn năm sau, Catherine phát động chính biến, lên ngôi Sa hoàng. Baniatovsiz liền gửi thư yêu cầu được đến Peterple gặp mặt Nữ hoàng, hâm nóng mộng cũ. Lúc này, việc Catherine II nghĩ đến trước tiên là củng cố quyền lực, tạo ảnh hưởng chính trị tốt, nên hồi âm cự tuyệt. Trong thư bà nói: “Tình hình trước mắt chưa thuận lợi, phải rất cẩn thận… Anh viết thư cho tôi, thật là nguy hiểm”. Nhưng, Catherine vẫn không quên người tình ngày xưa này của mình. Sau hai năm lên đài, tức năm 1763, Quốc vương Ba Lan qua đời, cần lựa chọn đề cử Quốc vương mới. Nữ hoàng Catherine II – Công sứ Warsaw ở nước Nga, nhất định phải sắp đặt cho Baniatovsiz được chọn làm Quốc vương. Hội nghị Ba Lan quyết liệt phản kháng, Catherine II liền phái 1.5 vạn binh sĩ nước Nga bao vây Hội nghị, bắt nghị trưởng phản khan nước Nga đưa ra ngoài, đưa nghị viên Nga mới leo lên bảo tòa nghị trưởng, và Baniatovsiz được chọn làm Quốc vương Ba Lan. Đồng thời, Catherine II đưa thư cho Baniatovsiz, với lời lẽ vừa mềm mại vừa cứng rắn buộc ông ta làm bù nhìn đảm nhiệm bảo vệ lợi ích nước Nga.
Baniatovsiz chỉ là một tiêu biểu trong số tình nhân của Nữ hoàng Catherine II. Nổi tiếng nhất, là người tình Gregory Aleksandrovich-Potemkim. Potemkin là Tướng lĩnh quân Nga nổi tiếng. Khi trẻ tuổi, ông quan hệ mật thiết với Catherine, tình cảm rất sâu nặng. Không chỉ là tình nhân của bà, mà còn là công cụ chính trị cho bà leo lên địa vị thống trị.
Sau khi Catherine II lên ngôi, Potemkin luôn là tướng lĩnh cấp cao tín nhiệm của Nữ hoàng, là người thực hiện mục tiêu xâm lược mở rộng của Nữ hoàng, thời kỳ Nam chinh Bắc chiến, tấn công thành đoạt đất, và một thời gian kiêm nhiệm công tác ngoại giao của Nữ hoàng. Khi Potemkin giành được thắng lợi ở cuộc đánh chiếm Krem, lấy nước Kremhan đưa vào bản đồ nước Nga, Catherine II liền lấy bán đảo Krem, bờ phía Bắc biển Đen và khu vực Kuban làm biên khu mới của Russia, và giao cho Potemkin làm Tổng đốc. Potemkin không phụ tình của Nữ hoàng, toàn lực phát triển biên cương, xây dựng thành phố và Hải quan cứ điểm quan trọng Hergs, Catherinolaw-Nicholasyev và Sewatstobour, trở thành vùng cơ sở lớn mạnh của hạm đội biển Đen. Việc xây dựng hạm đội biển Đen, làm mở rộng cương vực đế quốc Russia và tranh đoạt bá quyền thế giới được xây dựng bởi công lao của Hanma, Nữ hoàng Catherine II trao cho Potemkin hiệu gọi Công tước Tafreidsz. Mãi đến khi Potemkin tuổi già, Catherine II đối với vị nguyên lão này – người tình ngày xưa, vẫn quan tâm sâu sắc, xây dựng cho ông cung Tafreidsz ở thủ đô Peterple. Khi ông ta kết hôn với người nữ họ ngoại, Nữ hoàng tặng 1000 vạn rúp Nga.
Liên quan về việc phong lưu của Nữ hoàng Catherine II, truyền thuyết rất nhiều. Năm 67 tuổi, bà vẫn có người tình, và không e ngại sự dèm pha của mọi người. Bà từng nói: “Nếu khi tôi còn trẻ, gặp được người chồng yêu thương tôi thật sự, tôi sẽ làm một người vợ hiền suốt cuộc đời”.
Ngày 17 tháng 11 năm 1796, Nữ hoàng Catherine II đột ngột qua đời, hưởng thọ 67 tuổi. Trước khi chết, bà đã tự tay viết lời ở bia mộ của mình:
“Ở đây, Catherine II – yên giấc ngàn thu
Bà sinh ngày 21 tháng 4 năm 1729 ở Schtin. Để kết hôn cùng Peter III, năm 1744 bà đã đến nước Nga. Năm 14 tuổi, bà lập ba quyết tâm lớn: phải quan tâm chồng thật nhiều, làm vui lòng Nữ hoàng Yersavat, và khiến nhân dân cả nước đồng lòng. Để đạt đến mục đích này, bà không bỏ qua cơ hội nào, thận trọng từng hành động, việc làm. Bà đọc nhiều sách, để giết chết thời gian ưu uất, cô độc, hiu quạnh, buồn chán trong 18 năm. Khi lên địa vị Hoàng đế, bà hết lòng vì quốc gia mưu cầu phúc lợi; vì thần dân mưu tìm hạnh phúc, giàu có và tự do.
Bà khoan hồng độ lượng, đối đãi với mọi người tử tế, không quá đáng với ai, tính cách vui vẻ, tôn sùng tự do, bản tính lương thiện. Bà rất tuyệt, tha thiết hăng say với công việc, lịch thiệp trong giao tế, yêu thích nghệ thuật.”
Vị Nữ hoàng phong lưu này với việc miêu tả, rõ ràng khác xa với sự thật ghi lại của người cùng thời đại. Để đánh giá vị Nữ hoàng này, trong tâm mỗi độc giả tự có lời giải đáp.
 
Diệp Hách Na La Thi

THÁI HẬU TÂY CUNG TRIỆU THANH, MẤT QUYỀN NHỤC NƯỚC

tuHy.jpg


Trong số những nhân vật nữ được gọi là có tài trí, có thủ đoạn, ảnh hưởng đến lịch sử hơn 2000 năm của xã hội phong kiến Trung Quốc, có hai nhân vật quan trọng nhất và lừng lẫy nhất. Đó là Võ Tắc Thiên – “Nữ hoàng đội vương miện” thời kỳ đỉnh điểm của xã hội phong kiến, Tây Thái Hậu Diệp Hách Na La thị - “Nữ hoàng không vương miện” của triều Thanh.
Tây Thái hậu là người Mãn Châu, họ Diệp Hách Na La Thị. Trước khi Tây Thái hậu lên nhiếp chính triều Thanh danh hiệu rất cao: Hoàng Thái hậu “Từ Hi đoan hựu khang di chiêu dự trang thành thọ cung khâm hiến sùng hi” (hiền từ hạnh phúc, công minh ngay thẳng, bảo dưỡng khỏe mạnh, sắp đặt rõ ràng, trang trọng thành thực, kính cẩn tuổi thọ, kính trọng dâng tặng, hoàn toàn vui vẻ). Sau khi chết, lại thêm thiệu hụy cho bà là “hiếu khâm” (kính trọng và hiếu đễ), “phối thiên hưng thánh hiển Hoàng hậu” (Hoàng hậu xứng đáng trời ứng thánh hiển). Danh hiệu cao quí này rất khó đôc nên mọi người chỉ lấy hai chữ phía trước, gọi là Từ Hi Thái hậu.
Từ Hi Thái hậu là quí phi của Hoàng đế Hàm Phong Văn Tông triều Thanh. Thanh Mục Tông mẹ của Hoàng đế Đồng Trị, Thanh Đức Tông dì của Hoàng đế Quang Tự. Bà thông qua thủ đoạn phát động chính biến Tân Tây, buông rèm nghe chính sự, dạy chính sự, thao túng đại quyền thống trị hai triều Đồng Trị và Quang Tự kéo dài 48 năm, trở thành nhân vật lịch sử quan trọng số một đối với quốc gia và nhân dân, thậm chí còn ảnh hưởng sâu xa đến các quốc gia chung quanh, đánh dấu một thời hiển hách trên lịch sử cận đại Trung Quốc.
Trong suốt 48 năm Tây Thái hậu nắm đại quyền triều chính, diễn ra ba cuộc chiến tranh: chiến tranh Trung – Pháp, chiến tranh Trung – Nhật, tám nước liên minh xâm phạm Trung Quốc, kết cục đều lấy triều đình Thanh ký kết điều ước mất quyền nhục nước, cắt đất bồi thường, chấm dứt chiến tranh. Trong thời kỳ ba lần chiến tranh, vừa đúng thời điểm Tây Thái hậu 50, 60, 70 tuổi, mặc dù đương đầu với quốc nạn, nhưng bà vẫn làm lệ chúc thọbiểu thị quyền thế và hư vinh cá nhân. Suốt cuộc đời của bà, trên chính trị - ngược dòng lật đổ thoái lui, trong cuộc sống – xa xỉ cực độ, trước sau tôn vinh một chữ “quyền”. Chương Thái Viêm, nhân sĩ cách mạng giai cấp tư sản đã từng làm một câu liễn đối: “Kim nhật đáo Nam uyển, minh nhật đáo Bắc hải, hà nhật táo đáo cổ Trường An? Thân lê dân cốt huyết toàn khô chỉ vi nhất dân ca khánh hữu.
Ngũ thập cắt Lưu Cầu, lục thập cắt Đài Loan, nhi kim hựu cắt Đông nam tỉnh! Thống xích huyện bang kỳ ích thích, mỗi phùng vạn thọ chúc cương vô”. (Hôm nay đến Nam Uyển (phía nam vườn vua), mai đến Bắc hải (biển phía Bắc), ngày nào lại đến Trường An xưa? Than lê dân xương máu đều khô, chỉ vì có một người hát mừng. Năm mươi cắt Lưu Châu, sáu mươi cắt Đài Loan, và nay lại cắt ba tỉnh miền Đông! Đau giới hạn đất nước huyện Xích càng thêm buồn, mỗi dịp vạn thọ chúc biên giới).
Câu liễn đối này nói lên điều quan trọng nhất, nêu rõ Từ Hi Thái hậu một mặt áp bức bóc lột nhân dân lao động, một mặc thỏa hiệp thối lui đối với chủ nghĩa đế quốc xâm lược để chúng gây nên tội ác nhục nước ngược dân. Có thể nói, lịch sử thống trị của Tây Thái hậu gần nửa thế kỷ chính là lịch sử tai ương khủng khiếp của nhân dân Trung Quốc. Để hiểu được điều này, hãy sơ lược nhằm thấy được con người và việc làm của bà.
Tôi lập làm đế phụ hứa hôn
Ngày mùng 5 tháng 12 năm Đồng Trị thứ 3 (tức năm 1874), gió Bắc thổi mạnh, khói mây mịt mù, một trần tuyết lớn ập xuống. Chưa đến xế chiều, bầu trời bắt đầu u ám, nhà trọ, cửa hiệu, người bán hàng rong v.v….hàng xóm kinh đô, đã thu dọn từ sớm, đóng tất cả cửa.
Chính trong trận cuồng phong dữ dội này, trong thành Tử Cấm, dường như có việc gì đó lớn đang diẽn ra. Trong ngoài các cửa cung, Thị vệ dày đặc, trong cung nhiều Thái giám, bố trí nghiêm mật, trạng thái rất khác ngày thường. Quân cơ xứ đã tiếp di chỉ của Từ Hi Thái hậu, lệnh điều chuẩn quân Lý Hồng Chương sủng thần của bà vào kinh gấp, đồng thời tăng thêm bổng lộc cho Đại thàn Phủ nội vụ phòng bị Đại nội, triệu tập Vương công Đại thần vào cung, mở ra hội nghị khẩn cấp
Tất cả Vương công Đại thần: Thuần thân vương Di Tông, Cung thân vương Di Tố, Thuần thân vương Di Hoàn, Phù quận vương Di Tuệ, Tuệ quận vương Di Tường, Đại thần ngự tiền, Đại thần quân cơ, Đại thần phủ nội vụ v.v…, tổng cộng có hơn 30 người nhanh chóng vào trong cung. Đến nơi thấy trong ngoài cung đình đèn sáng rực rỡ, bóng người di động, không khí cặng thẳng, không khỏi kinh ngạc, mỗi người mang một tâm trạng lo sợ riêng, run cầm cập, căng thẳn đi đến điện Dưỡng Tâm. Từ An Thái hậu (tức Hoàng hậu của Hoàng đế Hàm Phong, thường gọi là Đông Thái hậu), Từ Hi Thái hậu đã ngồi đối mặt trong điện Dưỡng Tâm, sắc mặt sầu thảm.
Từ Hi Thái hậu mặc trường bào ( áo dài) hoa vàng nền tím, ngoài choàng áo gi-lê qua đầu gối, đôi vạt áo trước màu đen, trong tay cầm một cái ống khói màu vàng làm bằng trúc, cất tiếng nói: “Tôi gọi các vị vào đây, là có một việc lớn phải bàn bạc cùng các vị: bệnh tình Hoàng thượng trầm trọng, xem ra khó khỏi. Nghe nói Hoàng hậu có mang, không biết là trai hay gái, cũng không biết ngày nào, phải chuẩn bị Hội nghị lập người kế thừa ngôi vị Hoàng đế, để tránh sự lúng túng khi đến lúc”.
Việc quá bất ngờ, các Vương công Đại thần hoàn toàn không chuẩn bị suy nghĩ, nhất thời không người nào mở miệng. Tây Thái hậu giục hỏi ba lần, Cung thân vương Di Tố mới cúi đầu đáp: “Hoàng thượng tuổi đang độ khỏe mạnh, bệnh hoạn nhất thời từ từ sẽ hồi phục. Vấn đề lập người kế thừa có thể chậm chậm rồi Hội nghị”.
Lúc này, Từ An Thái hậu đang ngồi đối diện với Từ Hi Thái hậu, không thể chờ đợi được, vừa khóc vừa nói: “Tôi không ngại gì mà không thực báo, Hoàng đế đã băng hà. Các vị nhanh chóng bàn bạc phải lập ai làm người kế thừa”. Lời của Đông Thái hậu như sét đánh ngang tai, có vài người không nén được đã bật khóc nghẹn ngào. Tây Thái hậu lên tiếng: “Trong đây không phải là nơi để khóc mất, phải lập tức quyết định người kế thừa”.
Các Vương công Đại thần, không ai dám phát biểu bàn luận trước. Cung thân vương Di Tố, người lớn tuổi nhất, đề nghị: “Thời kỳ sinh đẻ của Hoàng hậu có lẽ không còn lâu. Chi bằng tạm thời bí mật không phát tang, nếu như Hoàng hậu sinh ra Hoàng tử, tự nhiên phải kế thừa Hoàng vị, nếu như sinh ra Công chúa, thì Hội nghị lập Hoàng đế cũng không muộn”.
Từ Hi Thái hậu sau khi nghe xong không vui, lớn tiếng kêu lên: “Tải Chinh con trai Cung thân vương có thể vào chịu trách nhiệm đại thống (dòng họ lớn)”. Cung thân vương nghe xong, rất lo liền nói: “Không được, căn cứ theo thứ tự nối ngôi, phải lập Phổ Luân”. Từ Hi Thái hậu liền cướp lời: “Tộc hệ của Phổ Luân quá xa, không nên lập làm người kế thừa”. Sợ cuộc bàn luận giảm đi, hoặc sẽ sinh việc ngoài ý, bèn nhìn sang Từ An Thái hậu đề nghị: “Theo tôi, Tải Điềm con trai củaThuần thân vương Di Hoàn có thể kế thừa ngôi vị, nên lập tức quyết định, không thể chậm trễ thời gian”.
Thuần thân vương nghe Tây Thái hậu nói, lập tức cúi đầu sát đất, lắp bắp nói: “Không….Không………” liền ngã xuống hôn mê, bất tỉnh nhân sự. Tây Thái hậu gọi vài Thám giám, khiên Thuần thân vương đi. Cung thân vương Di Tố không đồng ý với ý kiến của Từ Hi Thái hậu, ông nói: “Lẽ nào lập người kế vị phải lập trưởng theo nền nếp xưa nay, cũng có thể hoàn toàn không chấp ai?” Tây Thái hậu nói: “Có thể do các Vương công Đại thần bỏ phiếu quyết định. Đông Thái hậu không có y kiến nào. Cuộc bỏ phiếu được tiến hành. Do các Vương công Đại thần đều sợ uy thế của Tây Thái hậu, kết quả, ngoài ba người Tải Chinh con trai của Cung thân vương ra, những người khác đều bỏ phiếu cho Tải Điềm con trai của Thuần thân vương, và ngôi vị Hoàng đế đã được quyết định.
Vì sao Từ Hi Thái hậu muốn lập Tải Điềm con trai của Thuần thân vương làm Hoàng đế? Bởi vì, lập người thế hệ tên chữ Phổ làm người kế thừa Hoàng đế, tức là vào kế của Hoàng đế Đồng Trị. Hoàng đế Đồng Trị có con nối dõi cho làm con kế thừa, Hoàng hậu Đồng Trị sẽ được tôn làm Thái Hậu, Từ Hi Thái hậu sẽ được tôn xưng làm Thái hoàng Thái hậu, sẽ mất đi địa vị và quyền lực. Còn Phúc Tấn (tức vợ) của Thuần thân vương là em gái của Từ Hi Thái hậu, chọn con trai của em gái làm Hoàng đế, thì có thể tình thân càng thêm thân, lại hạn chế sinh ra vấn đề quá lớn. Hơn nữa, Tải Điềm con trai của Thuần thân vương Di Hoàn chỉ mới 4 tuổi, không thể đích thân nhiếp chính, chính mình lại có thể buông rèm nghe chính sự, nắm chặt đại quyền. Chính vì vậy, Tây Thái hậu mới bất chấp công luận, độc đoán chuyên quyền.
Kết thúc hội nghị đã gần 10 giờ đêm. Lúc này, cuồng phong càng dữ dội hơn, hoa tuyết bay đầy sân, khí hậu lạnh như cắt. Trong lòng các Vương công Đại thần cũng đang nổi giông bão, run lên lập cập, muốn chạy nhanh về nhà. Nhưng, không có sự cho phép của Tây Thái hậu, nên không thể rời đi.
Từ Hi Thái hậu lo sợ thời gian càng dài càng lắm chuyện không hay xảy ra, ngay lập tức để cho Lý Liên Anh – Tổng quản Thái giám thống lĩnh 16 Thái giám, vào trong phủ Thuần thân vương ở thành phía Tây, nhanh chóng đón Tải Điềm vào cung, bà phái một đội binh sĩ theo sau, để bảo vệ thêm.
Khoảng sau giờ Thìn, cái kiệu màu vàng hạnh đẹp rực rỡ, đưa Tải Điềm mới 4 tuổi còn khóc hu hu vào trong cung. Dưới sự bảo vệ của Thái giám, Tải Điềm hành lễ trước di thể của Hoàng đế Đồng Trị, thay đổi áo mão, tiếp nhận sự chúc mừng triều đại của Vương công Đại thần. Liền theo đó ban bố một di chiếu gọi là vua Đồng Trị, đại ý nói mình vì không có con, nên không có người nối ngôi, căn cứ vào ý chỉ của hai Thái hậu Hoàng cung, nhận Tải Điềm – con trai của Thuần thân vương Di Hoàn nhận quyền thừa kế, cho làm con của Hoàng đế Văn Tông, kế thừa Hoàng vị. Như thế, Hội nghị lập người kế thừa Hoàng đế ở trong tay Từ Hi Thái hậu càng thêm hợp pháp hóa. Đồng thời, “phải mời quần thần”, Đông Thái hậu và Tây thái hậu lần thứ hai buông rèm nghe chính sự được danh chính ngôn thuận, đại quyền triệu đình vẫn cứ nắm chặt ở trong tay Tây Thái hậu.
Tục ngữ nói: “Vọng tử thành long, vọng nữ thành phụng” (Trông con trai trở thành vua, trông con gái trở thành chim phượng). Đây là nguyện vọng lớn nhất của người dân Trung Quốc từ hàng vạn năm nay. Nhưng, vì sao khi Thuần thân vương Di Hoàn nghe được Từ Hi Thái hậu đề nghị lập con trai ông làm Hoàng đế, không những không cảm thấy vui mừng, mà ngã xuống đất hôn mê? Không chỉ như thế, sau khi Tải Điềm lên làm Hoàng đế được vài ngày, Thuần thân vương Di Hoàn dâng tấu lê Từ Hi Thái hậu, cầu xin được xóa bỏ các chức tước, ông còn nói: “Vì trời đất dung chứa một vị lãng phí, vì con trai bất tài ngu dốt được ban bố trờ thành Hoàng đế, kẻ hạ thần xin được chết tại đây”. Chính trong năm đó ông qua đời. Nhưng, vì sao lập con trai ông làm Hoàng đế, Thuần thân vương lại lo sợ? Nguyên nhân sâu sắc và một nỗi khổ trong lòng khó nói nên lời.
Thuần thân vương Di Hoàn là con thứ bảy của Hoàng đế Đạo Quang đời thứ 6 triều Thanh, em trai là Hoàng đế Hàm Phong đời thứ 7. Các thời kỳ sau của triệu Thanh, nảy sinh sự tranh giành đặc biệt nghiêm trọng giữa các quí tộc cung đình của hai đời Hàm Phong, Đồng Trị, họ đấu tranh tranh quyền đoạt lợi, nhuộm máu cung đình. Năm Hàm Phong 11 (tức năm 1861), Hoàng đế Văn Tông lâm bệnh rất nguy tại Nhiệt Hà, truyền Tải Thuần – người con trai duy nhất của ông vào, và ủy nhiệm cho 8 Đại thần chính vụ giúp đỡ, gồm 5 người: Đại thần quân cơ và Di thân vương Tải Viên, Trịnh thân vương Đoan Hoa, Đại học sĩ hộ bộ thượng thư Túc Thuận. Tám vị Đại thần chính vụ giúp đỡ đại quyền quân chính trong triều, tất cả hiệu lệnh, tuyên bố năm sau đổi niên hiệu là năm “Kỳ Tường”, và tôn hiệu cho Đông Thái hậu là Từ An Thái hậu, tôn hiệu cho Đông Thái hậu là Từ Hi Thái hậu. Từ An thái hậu là người chân thật, tuân thủ hậu phi gia pháp triều Thanh, không can dự vào triều chính, không có dã tâm. Từ Hi Thái hậu lại là người nhanh nhẹn, đầy dã tâm, thừa cơ hội Hàm Phong băng hà, đưa con trai lên ngôi nắm chính quyền. Bà cùng với An Đức Hải sủng giám hợp nhau làm khổ nhục kế, phái người vào kinh liên hệ với Cung thân vương Di Tố, muốn Cung thân vương nhanh đến Nhiệt Hà chịu tang. Việc này, 8 Đại thần hết sức ngăn cản, nhưng Cung thân vương khăn khăng đến Nhiệt Hà dập đầu sát đất lạy cỗ áo quan của Thiên tử. Di Tố ở lại Nhiệt Hà chịu tang mấy ngày, đã cải trang, vào cung bí mật định kế cùng Từ Hi Thái hậu, quyết xóa bỏ 8 Đại thần. Như vậy, Từ Hi Thái hậu cùng người của Cung thân vương Di Tố, lợi dụng tiểu Hoàng đế và Thái hậu trở vê kinh trước, ngay sau khi khởi hành cỗ áo quan của Hàm Phong, cơ hội phân chia 8 Đại thần hành động, bắt 8 Đại thần giúp đỡ vụ này. Bảy ngày sau, triệu đình Thanh công bố tội trạng của Tải Viên và Túc Thuận, khiến Tải Viên, Đoan Hoa tự sát, đem Túc Thuận chặt đầu, còn 5 người kia cách chức và xung quân. Để không nhận tính hợp pháp nắm quyền của các Đại thần, Tây Thái hậu và Cung thân vương liền nói di chiếu giúp chính vụ của Hàm Phong Hoàng đế là giả truyền: “Trước khi Hoàng đế lâm chung, chỉ để cho các người Tải Viên lập Tải Thuần kế vị, nhưng chưa để cho họ giúp đỡ chính vụ. Họ đã ngụy tạo di chiếu Tiên hoàng, tội trạng rất lớn, chết vẫn chưa đền hết tội”. Sau khi giết chết Tải Viên, Túc Thuận, hai cung Thái hậu “buông rèm nghe chính sự”, Cung thân vương Di Tố được ủy làm Nghị chính vương, và làm Trưởng kíp quân cơ. Niên hiệu tân Hoàng đế cũng từ “Kỳ Tường” đổi thành “Đồng Trị”, có ý là Đông, Tây thái hậu cùng quản lý quốc gia. Việc đấu tranh tàn ác ghê người của “chính biến Tân Dậu”, đã khiến cho Thuần thân vương Di Hoàn khiếp sợ tưởng như vừa mới xảy ra.
Sau “chính biến Tân Dậu”, trên danh nghĩa là hai cung Hoàng Thái hậu “ buông rèm nghe chính sự”, thực tế Từ Hi Thái hậu riêng nắm đại quyền. Phê duyệt tấu chương, quyết định sự vụ, đều do một mình bà thao túng. Cung thân vương Di Tố lấy tư cách Hoàng quyền, tập trung đại quyền trong ngoài cung vào mình, lại rất hống hách, có lúc lại xem thường Từ Hi Thái hậu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tây Thái hậu và Cung thân vương, ngày càng lớn, trở thành tiêu điểm đấu tranh quyền lực mới. Tháng 3 năm Đồng Trị thứ 4 (năm 1865), Hàn lâm viện biên soạn quan lại Kỳ Tường vạch tội Di Tố là “dối trá, tham ô, kiêu ngạo, lạm dụng quyền hành, làm theo cảm tình riêng”, Từ Hi Thái hậu đang muốn mượn cơ hội đổi tất cả quan chức để loại bỏ Di Tố, nhưng bị ngăn cản từ trong chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Từ Hi Thái hậu chỉ bỏ được phẩm hàm Nghị chính vương của Di Tố. Điều này cho thấy, cuộc đấu tranh Hoàng quyền còn tiếp diễn.
Lý do duy nhất Hoàng Thái hậu “buông rèm nghe chính sự” là Hoàng đế nhỏ tuổi, không thể lo liệu việc triều chính. Khi Tải Thuận Hoàng đế Đồng Trị được 14 tuổi, căn cứ vào lệ cũ, Hoàng đế phải đích thân nhiếp chính, nhưng Từ Hi Thái hậu xem quyền như mạng sống, không trả lại việc nhiếp chính. Mãi đến năm Đồng Trị thứ 11 (năm 1872), khi Tải Thuần 17 tuổi, Tây Thái hậu không thể không tuyên bố năm sau trả quyền nhiếp chính. Qua nhiều năm, vây cánh của Từ Hi đã hình thành, thế lực lớn hơn. Hoàng đế Đồng Trị tiếng là phán xét quốc chính trên thực tế, Từ Hi Thái hậu vẫn cứ năm đại quyền, luôn can dự triều chính. Gặp đại sự quốc dân, bí mật cho nội giám tra xét, sau đó dò hỏi truyền Đồng Trị răn dạy, trách ông vì sao không đến thỉnh thị (xin ý kiến). Hoàng đế Đồng Trị giống mẹ ông, tính cách kiên cường, việc mẫu hậu đã trả quyền nhiếp chính, còn đến can thiệp, tỏ vẻ không bằng lòng. Mậu hậu càng muốn ông ta bẩm báo, ông ta càng thêm giấu giếm, giữa hai mẹ con càng thêm mâu thuẫn. Từ Hi Thái hậu có lúc truyền Hoàng hậu vào trong cung, muốn bà khuyên răn Hoàng thượng. Hoàng hậu vốn cùng ý kiến với Hoàng đế, tuy bên ngoài đáp lời Thái hậu, nhưng lại lấy yêu cầu của Thái hậu bẩm báo lên Hoàng thượng, làm cho Hoàng thượng khó chịu hơn. Tây Thái hậu điều tra được sự thật, càng thêm phẫn hận. Để dễ bề nắm quyền, Hoàng đế Đồng Trị cho nội thị Văn Hỉ, Quế Bảo lên kế hoạch sửa chữa vườn Viên Minh trước đây bị liên quan Anh – Pháp thiêu hủy giữa năm Hàm Phong, để hai cung Hoàng Thái hậu tiệc tùng, nghỉ ngơi mà ít can dự vào chính sự. Cung thân vương Di Tố không biết nỗi khổ tâm của Hoàng đế, một mực khuyên can. Bị chạm đến sự phiền muộn, Hoàng đế giận dữ ra lệnh bỏ tất cả các chức vụ cũa Cung thân vương. Từ Hi Thái hậu can thiệp, kết quả, ngưng sửa vườn Viên Minh, đổi sửa Tam Hải; Cung thân vương phục chức, trông nom quân cơ. Hoàng đế Đồng Trị thất vọng, chán nãn, đã tìm đến lầu Tần quán Sở rượu xanh đèn đỏ, ăn chơi đàn điếm. Cuối cùng mắc bệnh giang mai. Ngự y trong cung không biết bệnh tình, chỉ nói là Hoàng thượng bị bệnh đậu mùa, chỉ cho uống thuốc sơ sài nên bệnh tình thêm nặng. Đầu tháng 11 năm Đồng Trị thứ 13, ngự thể không thể cử động. Đến mùa đông tế troi722, còn kính cẩn hành lễ thay Thuần thân vương Di Hoàn. Đến đầu tháng 12, Hoàng đế Đồng Trị sức lực đã cạn kiệt, Từ Hi Thái hậu mượn cớ trách mắng Hoàng hậu, muốn xử hình nghiêm, Hoàng đế lo sợ, muốn bò xuống gi.ường đến khuyên ngân, ngã xuống đất hôn mê. Kéo dài đến ngày mùng 5 tháng 12, Hoàng đế Đồng Trị nhắm mắt xuôi tay, băng hà tại gian lò sưởi phía Đông điện Tĩnh Tâm. Đây chính là nơi xuất hiện tình cảnh đang đêm mở ra Hội nghị Vương công Đại thần, cấm cung nghiệm ngặt đã thuật ở trước.
Thuần thân vương Di Hoàn đã trải qua các việc lớn trong 13 năm “chính biến Tân Dậu”, nên hiểu Từ Hi Thái hậu xem quyền như mạng sống, thủ đoạn cay độc, ống biết khi Đồng Trị băng hà con đường phía trước thực sự khó khăn đối với mình. Điểm này, Cung thân vương Di Tố cùng rõ trong lòng, ngày thứ hai sau khi lập người kế thừa, khi đi thăm bệnh tình Di Hoàn, rất cảm khái nói: “Ông có thể giữ nguyên tước vị Thuần thân vương thì tốt rồi”. Điều làm Thuần thân vương càng lo lắng là Tải Điềm (Quang Tự) con trai bị lập làm tân Hoàng đế, dưới sự lộng quyền của Tây Thái hậu, tiếng là Hoàng đế, thực không phải là bù nhìn sao? Nếu như tương lai Tải Điềm sinh ra mâu thuẫn với Tây Thái hậu, không những Tải Điềm rất khổ, mà cả ta sẽ liên lụy. Nghĩ đến đây, Thuần thân vương Di Hoàn ở trong Hội nghị Vương công Đại thần mới nội hỏa thượng chí (lửa trong người thượng lên), ngã xuống hôn mê, ngay sau đó lại dâng tấu xin bãi bỏ tất cả chức vụ.
Đáng thương nhất là Hoàng hậu của Hoàng đế Đồng Trị. Sau khi hoàn tất nghi thức làm lễ Tải Điềm lên ngôi, Tây Thái hậu đến thẩm cung Tải Điềm, thấy Hoàng hậu đang âu sầu đau khổ, liền lên tiếng mắng: “Bà là con người dã tâm, hại chết con trai ta, còn muốn làm Hoàng Thái hậu. Người như bà mà muốn làm Thái hậu sao! Trừ phi biển khô đá nát, mới chuyển đến thân bà”. Hoàng hậu Đồng Trị khi thấy tân đế đã lập, nghĩ minh sinh con cũng không có ích lợi gì cho công việc, không lâu bèn tự sát giết luôn cả thai nhi. Người đời nghe được, không thể cầm được nước mắt.
Kinh phí Hải quân xây dựng Hoàng uyển (vườn vua)
Cuối năm Đồng Trị, người dân huyện Tiểu Điền Nhật Bản và ngư dân Lưu Cầu, gặp gió trôi giạt đến Đài Loan, bị cư dân thổ dân giết hết. Di sứ Nhật Bản phái qian6 đội đến Đài Loan tấn công cư dân thổ dân. Thuyền đến tỉnh Mân, Đại thần Thẩm Bảo Trinh đích thân đến Đài Loan và nói rằng Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc, Nhật Bản không được dùng binh ở đây. Quân Nhật nói Lưu Cầu chính là Nhật Bản bảo vệ, ngư dân nơi đó bị giết, Trung Quốc phải bồi thường. Thẩm Bảo Trinh tấu xin Lý Hồng Chương phái 13 đội quân đóng ở biên phòng Đài Loan, khiến quân Nhất rút khỏi Đài Loan. Di sứ Nhật Bản cùng với nha môn Thủ tướng đàm phán, bức bách Chính phủ Thanh bồi thường 350 vạn lạng bạch ngân (vàng trắng).Lưu Cầu vốn là lãnh thổ của Trung Quốc, không phải là nước bảo hộ của Nhật, Đại viên triều thành chỉ yêu cầu quân Nhật lui ra khỏi Đài Loan, không hỏi qua vấn đề thuộc về Lưu Cầu. Vì vậy, Nhật Bản nói Lưu Cầu là thuộc địa của mình, nên tùy tiện đổi làm huyện Okinawa.
Khi tiểu Hoàng đế Tải Điềm (Quang Tự) được đẩy vào Hoàng cung, chính là lúc các cường quốc phương Tây bắt đầu tiến hành mở rộng xâm lược khu vực biên cương Trung Quốc, và nước phụ thuộc, nước bảo hộ chung quanh Trung Quốc. Đầu tiên nước Nga thừa cơ hội Aguber phản nghịch ở Tân Cương, phái quân xâm chiếm khu vực Y Lê, Trung Quốc, Tả Tông Đường dẫn binh đánh bại Aguber, thu phục Tân Cương, bức bách nước Nga trả lại Y Lê, trở thành công thần muôn đời của dân tộc Trung Hoa. Tiếp theo Triều Tiên sinh ra nổi loạn, Trung Quốc phái quân giúp Triều Tiên bình loạn, Nhật Bản thừa cơ hội phái binh vào Triều Tiên, cuối cùng Thanh – Nhật ký hiệp ước, hai bên rút binh. Nhật Bản được tấc tiến thước, biến Triều Tiên thành nước bảo hộ của mình. Sau đó, Hải quân Pháp xâm lược Việt Nam, quân đội triều Thanh tấn công đóng ở phía Bắc Việt Nam, dẫn đến chiến tranh Trung – Pháp. Bước vào cuộc chiến đấu, quân Thanh liên tiếp thất bại, Từ Hi Thái hậu bèn cách chức Cung Thân vương Di Tố Đại thần cao cấp nhất quân cơ. Lại trao quyền cho Lý Hồng Chương, đàm phán cùng nước Pháp, Lý Hồng Chương bản chất hèn nhát, khi thấy người nước ngoài thì rủn cả hai chân, từ trước đến nay đối với quân xâm lược nước ngoài đều thỏa hiệp, thối lui, nhượng bộ. Lần này ông ta lại bỏ dân, không chỉ thừa nhận nước Pháp chiếm hữu toàn bộ Việt Nam, mà còn đồng ý mở cửa vùng ranh giới Việt Nam để cho người Pháp thông thương. Từ Hi Thái hậu và Lý Hồng Chương vốn cho vậy thì sẽ thái bình, nào ngờ nước Pháp xâm lược lại bội tín bỏ nghĩa, phái mười mấy hạm quân và tàu thủy lôi đột ngột tấn công ào ạt vào cảng Phúc Kiến và Vĩ Quân Trung Quốc, tấn công tiêu hủy 11 hạm quân và 19 thuyền vận chuyển của Hải quân Phúc Kiến, quan binh Hải quân tử thương hơn 700 người, toàn bộ Hải quân Phúc Kiến bị tiêu diệt. Hai nước Nhật, Pháp phân chia lợi ích thu được ở Việt Nam và Triều Tiên. Nước Anh cũng không chịu thua, bèn thừa cơ cùng lấy Miến Điện và nước Thái. Những quốc gia này, vốn thuộc về Trung Quốc, do từng triều cống đế quốc Đại Thanh hàng năm. Trong thời gian khoảng 10 năm, Tây Thái hậu hai lần “buông rèm nghe chính sự”, khi Tải Điềm làm tiểu bù nhìn, các nước thuộc về bờ cõi chung quanh Trung Quốc, liên tiếp mất gần hết, khu vực biên cương Trung Quốc trở thành món mồi ngon trước mặt quân xâm lược chủ nghĩa đế quốc. Các khu vực Đài Loan, Đông Bắc, Tây Tạng của Trung Quốc, dần dần không được an ninh, nhiều chí sĩ yêu nước buồn lòng chán nản.
Phí dụng xây dựng hải quân cao vọt, phải tập hợp quần thần tính toán trước tiền của. Lý Hồng Chương tự sắp đặt kế hoạch, liên tiếp tấu thỉnh, yêu cầu rút ra khoản tiền đã trù tính trước nhưng không được chấp thuận. Lý Hồng Chương vốn có công trấn áp thái bình thiên quốc, rất được cảm tình tốt của Tây Thái hậu, được phong làm túc nghị bá (quan cung kính kiên quyết), bèn đích thân vào triều mật thám ý chỉ nội đình. Ông tìm được Lý Liên Anh sủng giám của Từ Hi Thái hậu dò hỏi, Lý Liên Anh liền lấy việc bên trong nói thật: “Tây Thái hậu nhìn thấy Hoàng đế Quang Tự muốn trở thành người nắm quyền, có ý muốn trả lại chính sự ở yên, muốn xây một ngôi vườn, để an dưỡng, nhưng chưa biết dựa vào đâu để trù tính, lòng buốn phiền không vui. Nên gặp phải tấu mục các khoản dự trù trước của các quan, các tỉnh, thường bách bỏ không phê chuẩn hoặc ủy thác triều đình không đáp”. Lý Hồng Chương trầm ngâm một lát, suy nghĩ ra diệu kế, liền kề tai nói nhỏ với Lý Liên Anh, Lý Liên Anh liên tiếp gật đầu.
Lý Hồng Chương đã nghĩ ra diệu kế gì khiến Lý Liên Anh liên tiếp gật đầu? Vốn dĩ, ông cùng Lý Liên Anh định nghị, mượn danh mục dự trù trước xây dựng Hải quân, giao cho quan viên các tỉnh để vào chuyên khoản hàng năm bỏ ra, một nửa trong đó làm kinh phí Hải quân, một nửa làm kinh phí xây vườn, đều báo cáo tiêu dùng trong kinh phí Hải quân, đạt đến tốt đẹp cả hai. Lý Liên Anh liền lấy việc tính toán này tấu lên Tây Thái hậu, Thái hậu rất mãn ý, một mặt căn cứ vào yêu cầu của Lý Hồng Chương ban bố chỉ dụ, một mặt để cho Lý Liên Anh bắt tay chuẩn bị xây dựng khu vườn.
Hoa viên Hoàng gia vốn có của triều Thanh là vườn Viên Minh nổi tiếng, vào năm cuối Hàm Phong bị liên quân Anh – Pháp thiêu hủy, giữa năm Đồng Trị muốn trùng tu chưa thành. Ngoài ra, ở ngoại ô Tây Bắc Bắc Kinh, vườn Thanh Y, tuy bị sự phá hoại nghiêm trọng của liên quân Anh – Pháp, nhưng có ánh sáng mặt trời phản chiếu trên núi hồ, phong cảnh tuyệt đẹp, Tây Thái hậu rất thích, liền quyết định sửa chữa xây dựng lại.
Công trình được khởi công từ năm Quang Tự thứ 12, 13, do Lý Liên Anh chỉ huy, 6 năm mới hoàn công. Toàn bộ công trình tiêu hao khoảng 3600 lượng vàng, tài chính của Chính phủ Thanh mỗi năm đều thu vào một nữa. Tải Điềm Hoàng đế Quang Tự còn đặc biệt ra một chỉ dụ, lấy vường Thanh Y đổi tên thành vườn Di Hòa, ý là để cho Từ Hi Thái hậu ở đây bảo toàn nguyên khí, trưởng dưỡng đến 100 tuổi.
Diện tích toàn diện vườn Di Hòa là 290 héc ta (1 héc ta = 10.000m2), phía Bắc là núi Vạn Thọ, trước núi có xây dựng hành lang dài, điện Bài Vân, lầu Phật Hương, biển Trí Tuệ, phía sau núi có rừng trúc xanh, khung cảnh yên tĩnh. Góc Đông Bắc có vườn thú vị hài hòa, đặc điểm giống vườn rừng phương Tây. Buổi sáng sớm ánh mặt trời phản chiếu lên núi Vạn Thọ là hồ Côn Minh, điểm giữa hồ nối liền với các khóm phụng hoàng thuyền tiệc triều Thanh, đình Tri Xuân, gồm 17 nhịp cầu, còn có thể trồng sen hái hoa. Một nửa phía Tây của hồ Côn Minh là bờ đê dài, trồng đầy cây liễu, có 4 cầu Ngọc Đới, có thể đi bộ tên bờ đê, lại có thể xuống thuyền thả trong hồ. Cảnh vật toàn khu vườn quanh co nhiều đoạn, thật là trong vườn có vườn, ngoài cảnh có cảnh rất tuyệt diệu.
Từ Hi Thái hậu hân hoan vui vẻ, Lý Liên Anh cho xây dựng trong vườn một đài kịch lớn nhất nước lúc bấy giờ. Gồm có ba tầng cao 21m, tầng trên có bức hoành viết “khánh diễn xương thần” (diễn mừng thần thịnh vượng), bức hoành tầng giữa ghi “thừa bình dự thái” (thái bình vui vẻ), bức hoành tầng dưới là “hoan lư vinh lộc” (trưng bày vui vẻ, vinh dự hẳn lên). Vũ đài tầng giữa, tầng dưới đều có sàn diễn hoạt động, diễn viên có thể biểu diễn cảnh từ trên trời rơi xuống, hoặc từ trong đất chui ra. Bên dưới sàn của vũ đài tầng dưới có một giếng nước, một ao nước, có thể dùng làm nguồn nước khi phân bố cảnh. Đối mặt đài kịch lớn là điện Di Lạc, đây là nơi để Tây Thái hậu ngồi xem kịch, quả đúng là có công nghiên cứu khéo léo, không có sự xa hoa nào sánh bằng.
Lại nói Hải quân biển Bắc, chi phí xây dựng đều có trình bày cho tất cả mọi người. Lý Hồng Chương mua vài hạm chiến, mộ vài ngàn lính hạm, mới dâng tấu biểu báo cáo xây dựng Hải quân. Dâng chỉ phái Thuần thân vương Di Hoàn đến Thiên Tân duyệt binh, Lý Hồng Chương phái nhân viên bố trí. Giữa đường tiếp được mật thư, Lý Hồng Chương lại vời đến yêu cầu ủy viên nhận làm thuộc hạ, bên trong Hành Viên bố trí một căn phòng khác thường. Lý Hồng Chương đích thân kiểm tra. Thuần thân vương đến Thiên Tân, Lý Hồng Chương đích thân đón tiếp. Sau khi yết kiến Thuần thân vương, Lý Hồng Chương liền ân cần hỏi thăm “tùy viên” bên cạnh Thuần thân vương, người kia cung kính đối với Thuần thân vương. Sau đó vào Hành Viên, dẫn “tùy viên” áy vào phong trong tinh xảo. Các ủy viên thuộc hạ của Lý Hồng Chương, đếu không biết tình hình bên trong. Thì ra, “tùy viên” chính là Lý Liên Anh Tổng quản Thái giám, tên tuổi lừng lẫy, sủng giám của Từ Hi Thái hậu. Căn cứ vào gia pháp triều đình Thanh, Thái giám nội kinh không thể lìa kinh; trái lại, thì xử đúng pháp. An Đức Hải Tổng quản nhiệm kỳ trước Lý Liên Anh, được sủng giám của Tây Thái hậu, được Từ Hi Thái hậu đặc hứa, để cho sử dụng long bào của Hoàng đế Đồng Trị làm danh, lìa kinh du lịch Giang Nam. Trên đường đi khi qua Sơn Đông, do Cung thân vương Di Tố mời được Từ An Thái hậu đặc chỉ, khiến tuần phủ Sơn Đông ở Bảo Trinh chém đầu An Đức Hải. Từ Hi Thái hậu là người năm quyền thiên hạ, còn người quản “gia pháp Tổ lập ra” vì sao lại ra lệnh cho Lý Liên Anh Tổng quản Thái giám làm “tùy viên” của Thuần thân vương, cùng đi đến Thiên Tân tuần duyệt. Sứ mệnh của Lý Liên Anh, hoàn toàn không phải là tra duyêt Hải quân biển Bắc, mà là vì sắp xếp kinh phí xây dựng khu vườn cho Tây Thái hậu.
Khi Lý Hồng Chương đưa Lý Tổng quản vào phòng trong. Lý Liên Anh nhìn khắp một lượt, lấy việc sửa vườn Di Hòa khai ra mọi thứ hạng mục nói cho đối phương nghe, và ngầm chỉ Tây Thái hậu rất mãn ý đối với khu vườn. Lý Hồng Chương đương nhiên hiểu ngay, gật đầu liên tiếp. Qua hai đêm, Thuần thân vương đến sân trường duyệt, Lý Liên Anh theo sau hầu. Lý Hồng Chương truyền quân lệnh, Hải quân tập hợp đông đủ hội thao, hạm đội diễn ra lúc phân lúc hợp, hoặc dọc hoặc ngang, trong mắt Thuần thân vương chỉ thấy được xen kẽ chỉnh tề có thứ tự, rất là uy nghiêm. Nhưng Hải quân có thể lâm trận không? Sức chiến đấu như thế nào? Đối với Thuần thân vương, thì như người mù xem kịch. Kiểm duyệt xong, Thuần thân vương khen vài câu, Lý Hồng Chương vuốt râu mỉm cười. Chi phí trường duyệt này rất nhiều, việc trở về kinh của Thuần thân vương và Lý Tổng quản, đương nhiên phải sắp xếp tốt đẹp. Tất cả những việc này, toàn bộ đều báo tiêu trong kinh phí Hải quân, ngay cả nhân viên làm việc dưới tay Lý Hồng Chương đều kinh ngạc, lắc đầu thở dài.
Hoàng đế ra “mật chiếu” thay đổi pháp chế
Năm Quang Tự thứ 14, Hoàng đế Quang Tự đã 18 tuổi, hôn nhân sắp đến, lập Hoàng hậu là việc lớn. Trước đây, khi lập Hoàng hậu Đồng Trị, Từ Hi Thái hậu vốn chủ trương lập con gái của Phụng Tú, Đông Thái hậu Từ An lại quyết định lập con gái của Sùng Kỳ lớn tuổi làm Hoàng hậu, sau đó thường này sinh với Từ Hi Thái hậu, đến chết mới thôi. Để lập Hoàng hậu cho Hoàng đế Quang Tự, Từ Hi Thái hậu chọn con gái của Quế Tường – em trai bà, tuổi bằng Hoàng đế Quang Tự, lập làm Hoàng hậu, và phong cho hai người con gái của Thị lang Trương Tự làm Cẩn tần và Trân tần. Tây Thái hậu cho rằng, chọn cháu gái của mình làm Hoàng hậu của Hoàng đế Quang Tự (cháu trai), tình thân càng thêm thân, có thể lợi dụng cháu gái của mình giám sát và khống chế Hoàng đế, ngăn ngừa việc Hoàng hậu Đồng Trị tái diễn.
Tháng 2 năm Quang Tự 15 (năm 1889), Hoàng đế cử hành đại hôn lễ. Hoàng hậu và gia tộc phi tần, không ít người được phong quan tiến tước. Tất cả sắc bảo sắc phong, đưa đón lễ nghi, triều giá biểu diễn ca nhạc, lễ biếu tiệc tặng, dều dựa vào lễ cũ của các triều trước, phong cách cuối cùng của Hoàng gia, cũng làm cho Tây Thái hậu quan tâm. Hoàng đế cử hành hôn lễ xong, Từ Hi Thái hậu đành tuyên bố bắt đầu ngày 4 tháng 3 năm 1889, Tải Điềm đích thân nhiếp chính, bà từ đây không quản lý việc triều đình, bà muốn nói, mình đã lớn tuổi, tinh lực suy giảm, không có sức để quản lý sự việc. Tự mình miễn cưỡng quản lý thay rất nhiều năm, cảm thấy mệt mỏi, nên quyết định buông bỏ tất cả việc triều chính, để cho Tải Điềm làm chủ, bà sẽ vào vườn Di Hòa để ở, để an dưỡng tuổi già. Bà nói rất hay, trên thực tế lại không buông bỏ việc triều chính. Việc lớn nhỏ trên triều, Tải Điềm mỗi ngày phải bẩm báo cho bà, để bà quyết định xử lý như thế nào. Ngay cả người theo hầu bên cạnh Hoàng đế, cũng do mật thám của Tây Thái hậu lựa chọn, sắp xếp, thêm vào đó nội cung do cháu gái bà giám sát, mỗi cử động của Hoàng đế, Tây Thái hậu đều rõ như chỉ bàn tay. Việc đích thân nhiếp chính của Tải Điềm, hữu danh vô thực. Hoàng đế Quang Tự bắt đầu chú ý, đối với Tây Thái hậu không quá ngang bướng. Trong vài năm, trong ngoài đếu yên ổn.
Ngày 10 tháng 10 năm Quang Tự thứ 20 (năm 1894), là lễ đại thọ Từ Hi Thái hậu tuổi 60. Khi đại thọ Tây Thái hậu 40 tuổi, lúc Hoàng đế Đồng Trị bệnh, mẹ con mâu thuẫn nhau, lại phát sinh chiến tranh Đài Loan, Lưu Cầu, rồi mất trắng Lưu Cầu, tinh thần không vui, không làm lễ chúc mừng. Khi đại thọ 50, lại vào lúc chiến tranh Trung – Pháp, quạn Thanh thất bại liên tiếp, Lý Hồng Chương ký kết điều ước; chiến tranh Phúc Kiến và Vĩ Hải, cả cánh quân Mẫn Hải bị tiêu diệt. Lúc bấy giờ tuy cũng làm lễ chúc thọ Tây Thái hậu, nhưng chủ ý chỉ sửa điện Thể Hòa, cung Dục Khôn, để bà đón nhận lễ chúc mừng, không có yến tiệc diễn kịch, cuối cùng cảm thấy không hài lòng. Lần này là “hoàn chỉnh thọ” 60, một “hoa giáp” (tuổi 60), vả lại vài năm trở lại đây “bốn biển thái bình, quốc thái dân an”; nên “lễ khánh chúc vạn thọ”, nhất định phải làm rất long trọng. Trước đó hai năm, Hoàng đế Quang Tự ban bố thượng du, mỗi địa phương phải chuẩn bị đầy đủ, và đặc biệt thành lập chổ làm lễ, chuyên ti biện lý tuyên bố lễ chúc mừng.
Hoạt động lễ chúc mừng lần này, bắt chước lệ xưa thời Khang Hi, Càn Long (ở đời Thanh, Tây Thái hậu thống trị Trung Quốc kéo dài 48 năm, thời gian độc trị dài cũng xác thực gần Khang Hi, Càn Long). Trong ngoài cung đình tiến hành sắp xếp phân bố. Từ Đại nội đến vườn Di Hòa, hai bên đường đều phải trang hoàng sửa sang, phải bắc lều đèn, tô điểm cảnh vật. Xây dựng kinh đàn dọc theo đường, do Tăng Lạt-ma phúng tụng kinh cầu thọ. Trong cung và vườn Di Hòa dựng cổng chào lớn, chuẩn bị diễn kịch nhiều ngày. Ngoài ra phải chuẩn bị tổ chức yến tiệc chúc mừng Lễ đại thọ lần này, chuẩn bị mất hơn một năm, sử dụng lượng lớn sức người, sức của khiến người kinh sợ. Trong đó, chuẩn bị trước 300 vạn lượng bạch ngân (vàng trắng) trong kinh phí quốc khố; quan viên văn võ Vương công tôn thất, quan lại trong kinh, tướng quân đốc phủ các tỉnh tự động “quyên góp” hơn 298,15 vạn lượng bạch ngan. Đây chỉ là những gì ghi lại có thể kiểm tra, còn không biết bao nhiêu chi phí ngoại sổ khác nữa. Tây Thái hậu hướng đến quan viên trong ngoài kinh tìm “cổng vật” của họ niều không kể hết.
Nhưng, trời không làm đẹp lòng người. Ngay lúc Tây Thái hậu làm đại lễ chúc mừng vạn thọ, quân phiết Nhật Bản mượn sự kiện Đảng Đông Học Triều Tiên, xuất binh Triều Tiên, bất ngờ tấn công quân đội triều Thanh và diễn ra “cuốc chiến tranh Giáp Ngọ Trung – Nhật” nổi tiếng trên lịch sử. Ngày 23 tháng 6 năm ấy (tức ngày 25 tháng 7 năm 1894), Nhật Bản không tuyên mà chiến, ở mặt biển vùng phụ cận phong đảo bên ngoài cửa Nha Sơn tấn công thương thuyền binh vận hiệu Cao Thăng triều Thanh, đánh chìm thuyền, hơn 700 Hải quân trên thuyền gặp nạn. Mùng 1 tháng 7 (ngày 1 tháng 8 năm 1894) Trung – Nhật chính thức tuyên chiến. Tướng lĩnh quân Thanh Diệp Chí Siêu đóng ở Triều Tiên, không chiến đấu và buông bỏ Nha Sơn, lui giữ Bình Nhưỡng. Tuy có sự chống trả ngoan cường của Tổng binh Tả Bảo Quí, nhưng ngày 16 tháng 8 (ngày 15 tháng 9 năm 1894), Lục quân nước Nhật tấn công chiếm Bình Nhưỡng. Hai ngày sau, hạm đội Nhật Bản tiến vào xâm phạm mặt biển Đại Đông Cấu cửa sông Áp Lục, dẩn đến cuộc chiến đấu dữ dội trên biển Hoàng Hải. Chiến sĩ Hải quân biển Bắc anh dũng chiến đấu, Thống soái bị thương nặng ở Nhữ Xương, “rất xa” 4 hạm chiến bị đánh chìm, vài trăm quan binh dưới trướng Đặng Thế Xương oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngày 26 tháng 9 (ngày 24 tháng 10 năm 1894), quân Nhật vượt sông Áp Lục, xâm nhập các vùng bán đảo Liêu Đông, tiếp tục chiếm lĩnh vùng Đại Liên, Lữ Thuận. Móng sắt quân xâm lược Nhật Bản đã giày xéo vùng lãnh thổ rộng lớn 3 tỉnh miền Đông Trung Quốc.
Bất chấp cuộc chiến tranh nước bại dân mất, Lễ chúc thọ của Từ Hi Thái hậu vẫn cứ tiến hành. Ngoài mặt, tuy bà hạ chỉ, lễ chúc mừng lần này “tất cả khoản chi dùng, phải hết sức tiết kiệm, nhưng trên thực tế, diễn kịch liên tiếp trong cung 3 ngày, Vương công Đại thần không ngừng nghỉ tháp tùng xem, các bá quan văn võ chúc thọ và sứ lễ nước ngoài, đều được mời dự tiệc trong cung.
Chiến tranh Giáp Ngọ, Tây Thái hậu làm đầu chúa đi đến thỏa hiệp nhượng bộ, cuối cùng đến thảm bại, ký kết “điều ước Mã Quan Trung – Nhật” mất quyền nhục nước. Nội dung thừa nhận Nhật Bản khống chế Triều Tiên, cắt một loạt bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, Bành Hồ, bồi thường quân phí Nhật Bản 20 ngàn vạn lượng bạch ngân, mở cửa biển thông thương và lập xưởng v.v… Điều nghiêm trọng nhất là Trung Quốc hóa thành vùng bán thực dân, khiến đấ nước đứng trước nguy cơ phân chia dân tộc, chia xẻ cho các cường quốc.
Ký kết “điều ước Mã Quan”, kích thích sự phản đối dữ dội của nhân dân các tầng lớp khắp cả nước, dẫn đến sự can thiệp của các nước Nga, Pháp, Đức; cuối cùng, Chính phủ Thanh tăng thêm 3000 vạn lượng bạch ngân bồi thường cho Nhật Bản chuộc lại Liêu Đông. Ngay sau đó, 3 nước đã có công giúp đỡ Trung Quốc lấy lại Liêu Đông, dấy lên làn sóng phân chia Trung Quốc. Trước tiên là nước Đức, mượn cớ hai Giáo sĩ truyền đạo bị giết ở Sơn Đông, xuất binh chiếm lĩnh vịnh Giao Châu. Một tháng sau, nước Nga lại đánh vào khẩu hiệu liên minh cùng Trung Quốc, xuất binh chiếm lĩnh Đại Liên và Lữ Thuận, khống chế vùng Đông Bắc Trung Quốc. Nước Pháp thì bảo vệ Vân Nam và Lưỡng Quảng; Nhật Bản lại chiếm cứ Phúc Kiến; nước Anh lại cưỡng bức cho thuê uy bảo vệ biển, mở rộng phạm vi quản lý Cửu Long. Nước Mỹ đang đánh dữ dội với Tây Ban Nha, đến trễ một bước, liền đưa ra chính sách “mở mang cửa nhà”, yêu cầu “thấm đều lợi ích”. Trong vài năm, đế quốc Đại Thanh liên tiếp mất thầy mất đất, khiến Hoàng đế Quang Tự lo lắng suy nghĩ cấp bách chính sách nước mạnh ức hiếp cai quản.
Lúc này, xuất hiện phong trào Khang Hữu Vi, do Lương Khải Siêu làm đầu, nhất định cải cách tư tưởng phần tử tri thức, mở cuộc vận động chủ nghĩa cải lương giai cấp tư sản, mưu tính cứu nước, yêu cầu triều đình nghĩ ra biện pháp mới, khởi lên tiếng vang dữ dội trong xã hội. Hoàng đế Quang Tự thấy được tình thế này, trong lòng rất vui, quyết tâm lọi dụng cơ hội, thực hành biện pháp suy nghĩ mới. Dưới sự bảo vệ và tham gia của Ông Đồng Hòa thầy của Hoàng đế, là người của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu được đề cử và tiến cử cho Quang Tự, trở thành trợ thủ đắc lực tiến hành việc sửa đổi pháp chế của ông ta.
Để nhận được sự bảo vệ của Từ Hi Thái hậu, Hoàng đế Quang Tự chuẩn bị trước việc sửa đổi pháp chế, đến vườn Di Hòa bẩm rõ với Thái hậu, Thái hậu không tỏ vẻ cản trở, chỉ nói: “Sửa đổi pháp chế cũng phải cẩn thận, nhưng chớ trái với pháp chế của Tổ tiên, chớ làm tổn hai quyền thế của Mãn Châu”. Kỳ thực, Tây Thái hậu đã ngầm phản đối việc sửa đổi pháp chế, chỉ vì tình thế lúc bấy giờ bức bách, không thê không công khai phản đối. Bà đã thầm nghĩ, một khi Tải Điềm làm hỏng việc, bà hoàn toàn không làm khách. Như thế, Hoàng đế Quang Tự một mặt đích thân duyệt đọc sách vở và văn chương của những người Khang Hữu Vi, lấy những tư tưởng mới của họ làm cơ sở; mặt khác bảo vệ hoạt động của họ, cho họ làm một chức vụ nhất định, đưa ra các biện pháp chủ trương cụ thể. Hoàng đế Quang Tự còn nhiều lần triệu kiến phái nhân sĩ cải lương của Khang Hữu Vi, và cùng họ bàn bạc nghiên cứu vấn đề có thể gặp trong việc sửa đổi pháp chế, đem tấu chương của họ phân phát cho các Vương công Đại thần nha môn Tổng lý tiến hành thảo luận, muốn họ biểu thị thái độ rõ ràng. Đối với các Vương công Đại thần bảo thủ, phản đối tiến hành sửa đổi pháp chế thì phản bác và lên án.
Ngày 11 tháng 6 năm Quang Tự thứ 24 (năm 1898), Hoàng đế Quang Tự căn cứ theo ý nguyện của phái cải lương giai cấp tư sản, ban bố chiếu thư “minh định quốc thị” (nước định rõ ràng đúng), đến toàn quốc sửa đổi pháp chế. Đến ngày 12 tháng 9, trong thời gian 3 tháng, căn cứ vào chủ trương sửa đổi pháp chế của nhóm người Khang Hữu Vi đề ra, liên tiếp ban bố hơn 100 chỉ dụ, yêu cầu mỗi vùng mỗi bộ chấp hành nghiêm túc. Ni65 dung chủ yếu của những chỉ dụ này là: xây dựng Tổng cục công nông thương, bảo vệ và khuyến khích sản xuất công nông nghiệp, thành lập Tổng cục khoảng vật, sửa đường sắt, mở khu khai thác quặng; cải cách tài chính, dự toán và quyết toán biên chế mỗi năm; đề xướng làm báo chí, hứa cho nhân dân dâng thư bàn việc, cho nhân dân xuất bản, tự do ngôn luận nhất định; sữa định qui chế và điều lệ pháp luật, loại bỏ những quan viên và nha môn bất tài, vô dụng; thiết lập hình thức học đường mới, học tập văn hóa theo khoa học phương Tây, cải cách chế độ thi cử, khuyến khích phát minh khoa hoc v.v…
Hàng loạt chủ trương cải cách sửa đổi pháp chế này, có sức tấn công chế độ chuyên chế phong kiến, gặp phải sự phản đối của nhiều Đại thần ngoan cố bảo thủ, đặc biệt trong đó là Từ Hi Thái hậu. Ngày thứ năm sau khi Hoàng đế Quang Tự ban bố chiếu thư “minh định quốc thị”, Tây Thái hậu liền ra 3 chỉ dụ cưỡng bức Tải Điềm: một là bỏ tất cả chức vụ của Ông Đồng Hòa; hai là Đại thần hai phẩm văn võ trở lên mới nhận nhiệm vụ đều phải đến chỗ Tây Thái hậu tạ ân; ba là Tổng đốc trực tiếp gánh vác trách nhiệm phái Vinh Lộc. Ba chỉ dụ này, như 3 si75 dây thừng buộc chặt Hoàng đế Quang Tự lại không cho khởi lên, khiến việc sửa đổi pháp chế không được tiến hành.
Để đả phá sự bao vây và ngăn cản của phái ngoan cố, Hoàng đế Quang Tự tiến hành phản kích. Ngày 4 tháng 9, ông ra lệnh bãi miễn 6 Đại thần thủ cựu Lễ bộ Thượng thư phản đối việc sửa đổi pháp chế, ra lệnh cho Đàm Tự Đồng, Dương Nhuệ, Lâm húc, Lưu Quang Đệ phái cải lương làm quân cơ ở Chương Kinh. Căn cứ vào kiến nghị của những người Khanh Hữu Vi, truyền gặp Viên Thế Khải, đưa ông ta từ một đạo viên lên làm Thị lang, chuyên công tác luyện binh.
Từ Hi Thái hậu thấy Hoàng đế Quang Tự dám đối kháng cùng bà, rất nổi giận, quyết định sử dụng biện pháp quả đoán. Bà cùng với Vinh Lộc – người thân tín bàn bạc định đoạt, chuẩn bị nghi thức tổ chức duyệt binh ở Thiên Tân. Khi Tải Điềm cùng đi duyệt binh với Tây Thái hậu liền dùng võ lực cưỡng bức Hoàng đế Quang Tự thoái vị, lập Hoàng đế khác để khống chế. Đồng thời ra lệnh Vinh Lộc lập tức điều quân võ nghị Nhiếp Sĩ Thành đóng ở Thiên Tan, điều 20 quân Đổng Phúc Trường đóng ở cửa hàng Trường Tân, cách cửa Chương Đức Bắc Kinh chỉ 40 dặm. Tình thế Bắc Kinh trở nên căng thẳng, nội bộ phái cái lương cũng một phen kinh hoàng.
Hoàng đế Quang Tự thấy vấn đề quá nghiêm trọng, ngày 14 tháng 9, cho Dương Nhuệ mang “mật chiếu” đến người của Khang Hữu Vi. Nội dung “mật chiếu” là: “Lâu nay trẫm thấy thánh ý Hoàng Thái hậu không muốn đem pháp chế sửa đổi, ……. trẫm cảm thấy thời cuộc rất khó khăn, khng6 sửa chữa pháp chế không thể cứu nước, không gạt bỏ lớp Đại thần u mê sai quấy và dùng người anh dũng thì không thể thay đổi pháp chế. Tuy trẫm đã nhiều lần hạ chỉ chỉnh đốn, và khuyên can Hoàng Thái hậu vài lần, nhưng thánh ý của Thái hậu vững chắc, cuối cùng đến vô tích sự………. Nếu muốn trẫm một sớm hạ chỉ, lấy pháp chế cũ thay đổi và gạt bỏ lớp người u mê này, thì quyền lực của trẫm chưa có đủ. Và như thế, thì địa vị của trẫm còn chưa thể bảo vệ được, hà huống các vị?..... Các vị và Lâm Húc, Đàm Tự Đồng, Lưu Quang Đệ, có thể nhanh chóng bàn bạc bí mật, sắp xếp cứu nhau. Trẫm thật không chịu đựng nổi sự mong chờ bấp bênh khẩn cấp này”. Dương Nhuệ sau khi xem xong “mật chiếu”, giữ lại trong nhà, không truyền đến cho người khác. Hoàng đế Quang Tư sốt ruột đợi 3 ngày, không thấy tin tức gì; vào ngày 17 tháng 9 lại để cho Lâm Húc mang ra “mật chiếu” thứ hai, cho phái Khang Hữu Vi lấy danh nghĩa đi Thượng Hải báo quan, để họ nhanh chóng rời khỏi Bắc Kinh. Như vậy, hai “mật chiếu” mới cùng truyền đến trong tay người của Đảng Duy Tân.
Người của Khang Hữu Vi, Đàm Tự Đồng xem xong hai “mật chiếu”, biết tình cảnh Hoàng đế Quang Tự đang gặp nguy hiểm, khẩn trương bàn bạc kỹ càng, nghị định sử dụng biện pháp giải quyết tân gốc, phái người giết Vinh Lộc, đoạt lấy quyền binh, điều một vạn Lục binh giữa đêm vào thành đô, bao vây vườn Di Hòa, cướp Thái hậu nhốt vào thành, cho đến cuối đời. Người nhận trách nhiệm giết chết Vinh Lộc chính là Viên Thế Khải mới trước đó không lâu được gặp Hoàng đế Quang Tự và được phong làm Thị lang.
Chiều ngày 18 tháng 9, Đàm Tự Đồng bí mật đến chùa Pháp Hoa chỗ ở của Viên Thế Khải, cho ông ta xem “mật chiếu” của Hoàng đế Quang Tự, hỏi ông ta có y muốn cứu Hoàng thượng không. Lúc bấy giờ, Viên Thế Khải thề thốt chân thành, biểu thị chịu đại ân đại đức của Hoàng thượng, nhất định gánh lấy trách nhiệm cứu hộ. Đàm Tự Đồng tin là thật, liền bàn bạc kế hoạch và ủy thác cho ong, đồng thời dò hỏi Viên Thế Khải: “Vinh Lộc là người gian hùng, ông có thể đối phó được với ông ta không?” Viên Thế Khải đã có tính toán rồi, nên đáp ngay: “Giết một Vinh Lộc, như giết một con chó, có khó gì đâu!”.
Đàm Tự Đồng cùng người của Đảng Duy Tân, rất tin tưởng vào Viên Thế Khải. Sáng ngày 19 tháng 9, Viên Thế Khải lập tức đi Thiên Tân, chẳng những Vinh Lộc không bị giết, mà lúc 5 giờ chiều lại ngồi xe cấp tốc trở về Bắc Kinh, ngay đêm vào cung cúi rạp đầu yết kiến Từ Hi Thái hậu. Vốn vĩ, Viên Thế Khải về đến Thiên Tân, đem toàn bộ âm mưu bí mật của người Khương Hữu Vi báo với Vinh Lộc, Vinh Lội ngay lập tức vào kinh bẩm báo với Tây Thái hậu. Thái hậu nhận được tin tức, rất giận, lập tức từ vườn Di Hòa lên kiệu trở về cung.
Sáng sớm ngày 21 tháng 9, Hoàng đế Quang Tự chuẩn bị đi vườn Di Hòa thỉnh an Từ Hi Thái hậu, bỗng nhiên báo “kiệu loan Thái hậu vào đến cửa cung”. Tải Điềm rất ngạc nhiên, lập tức quỳ xuống nghênh đón. Thái hậu không quan tâm, trực tiếp mang vài người thân tín, đi thẳng vào thẩm cung của Quang Tự, lấy tất cả tấu chương sớ biểu mang đi, và nổi giận đùng đùng chỉ Quang Tự nói: “Ngu si, ngày nay không có ta, ngày mai làm gi có ngươi!” Từ Hi Thái hậu lập tức ra lệnh cho Lý Liên Anh đem Đảng Lĩnh Yêm, tập hợp đưa Quang Tự lên thuyền, thẳng đến Doanh Đài, giam vào điện Hàm Nguyên.
Từ Hi Thái hậu bắt giam Hoàng đề Quang Tự, sợ sinh chuyện can thiệp trong ngoài, tức khắc lấy danh nghĩa Tải Điềm ban bố chỉ dụ, đại ý nói: “Thời sự hiện tại khó khăn, nhiều việc phải xem xét, dù trẫm đã thức khuya dậy sớm, vẫn không giải quyết hết việc ….. Lấy xã tắc làm trọng, trẫm 3 lần thỉnh cầu Thái hậu chỉ dạy chính sự, mới nhận được ân chuẩn, đây chính là phúc của thần dân cà nước. Bắt đầu từ hôm nay, Thái hậu sẽ ở điện làm việc, đặc biệt ra dụ cho thần dân biết”.
Cùng lúc này, Tây Thái hậu ra lệnh nghiêm ngặt trong thành Bắc Kinh phải bắt người của Đảng Duy Tân không nương tay. Trừ Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu chạy trốn ra Nhật Bản, còn 6 người như: Đàm Tự Đồng, Dương Nhuệ, Lâm Húc, Lưu Quang Đệ, Khang Quảng Nhân, Dương Thâm Tú, cùng với những người khác và nhân sĩ có quan hệ ủng hộ sửa đổi pháp chế, đều bị bắt và tra hỏi. Sau 1 tuần, 6 người Đàm Tự Đồng, Dương Nhuệ… bị xử tử ở ngoài cửa Tuyên Vũ, sử gọi là “lục quân tử”. Những quan viên khác tham gia chính trị mới vào khuynh hướng sửa đổi pháp chế, có người bị cách chức, có người bị đuổi đi.
Như vậy, “Duy Tân 100 ngày” của Hoàng đế Quang Tự tiến hành, bị Từ Hi Thái hậu và phái thủ cựu ngoan cố giết hết. Tây Thái hậu chỉ dạy chính sự lần thứ ba, chính thức nắm đại quyền. Năm này là năm Mậu Tuất, sử gọi là “chính biến Mậu Tuất”.
Rời Bắc Kinh chạy trốn sang Tây hoa lê dân
Sau thất bại sửa đổi pháp chế Mậu Tuất, Từ Hi Thái hậu tuy giam Hoàng đế Quang Tự, nhưng lại không thỏa mãn, muốn hủy bỏ Tải Điềm. Vì thế, bà lấy danh nghĩa Quang Tự ban bố chỉ dụ, nói sức khỏe mình không tốt, mong quần thần bá quan tiến cử danh y. Sau đó lại mỗi ngày giả tạo bệnh án của Hoàng đế, truyền bá tin tức Tải Điềm bệnh tình nguy kịch, hồng mưu thừa cơ thuốc độc giết chết Tải Điềm, lập vua mới. Tin này truyền đến Thượng Hải, khiến các giới bàn bạc, thảo luận. Các đế quốc Anh, Nhật bảo vệ Hoàng đế Quang Tự vốn có chỗ hoài nghi, bèn đến nha môn Tổng lý triều Thanh tiến cử bác sĩ nước ngoài xem bệnh cho Tải Điềm. Tây Thái hậu không trả lời rõ ràng. Nhưng qua thái độ kiên cường của các nước Anh, Nhật, chỉ còn cách để cho bác sĩ chẩn xem. Kết quả phát hiện tình trạng sức khỏe Hoàng đế Quang Tự rất tốt, khiến dự mưu của Từ Hi Thái hậu ám hại Hoàng đế Quang Tự không thực hiện được.
Một kế chưa thành, lại sinh kế khác. Từ Hi Thái hậu và các Vương công Đại thần bàn bạc, quyết định phải lựa chọn Hoàng đế mới, đưa Quang Tự xuống. Việc lựa chọn Hoàng đế mới này, bà đã xác định, chính là Phổ Thuyên 15 tuổi, con trai của Đoan quận vương Tải Y – con trai thứ năm của Hoàng đế Hàm Phong. Lúc này, ý kiến các Đại thần không giống nhau, có người tán đồng, có người cho rằng không nên làm gấp. Cuối cùng, Tây Thái hậu trưng cầu ý kiến riêng của Vinh Lộc, Vinh Lộc lo sợ sự can thiệp của công sứ nước ngoài, kiến nghị Thái hậu sử dụng biện pháp chiết trung. Nghĩa là đem Phổ Thuyên – con của Đoan quận vương qua làm con kế thừa của Hoàng đế Mục Tông (tức Tải Thuần Hoàng đế Đồng Trị), lập làm Đại a ca (tức Hoàng Thái tử), nuôi dưỡng trong cung, đợi có cơ hội, thì sẽ lập làm Hoàng đế. Chính như thế, Từ Hi Thái hậu lại lấy danh nghĩa Hoàng đế Quang Tự, hướng đến toàn quốc ban bố chỉ dụ “lập Phổ Thuyên làm Đại a ca” vào ngày 24 tháng 1 năm 1900. Sau khi ban bố chỉ dụ, Từ Hi Thái hậu còn mời công sứ các nước vào cung chúc mừng, nhưng không thấy bóng dáng ai, Tây Thái hậu vừa tức vừa giận.
Thời gian này, đoàn vận động Nghĩa Hòa ở Sơn Đông sau 10 năm truyền bá, dần dần phát triển đến khu vực Hà Bắc, không những trai trả tham gia đoàn Nghĩa Hòa, mà các phụ nữ cũng tổ chức “chiếu đèn đỏ”. Khẩu hiệu của họ là: “Nam luyện đoàn Nghĩa Hòa, nữ luyện chiếu đèn đỏ. Phá ngã cột dây điện, tháo bỏ đường xe lửa, giết hết giặt Tây, lại cùng Đại Thanh náo loạn”. Đến giữa tháng 4, tháng 5 năm 1900, khu vực Thiên Tân và Bắc Kinh, đã trở thành thiên hạ của đoàn Nghĩa Hòa. Thành phố Thiên Tân lúc bấy giờ tuy nhỏ, nhưng đến hơn 5 vạn người tham gia đoàn Nghĩa Hòa, và Bắc Kinh lại đến 10 vạn người. Họ ngày ngày luyện võ, cơ quan sử quán nước ngoài ở hẻm dân Đông Giao đổi tên thành “đường gà gáy giết Tây”, cầu Ngự Hà đổi làm “cầu Đoạn Dương” (cầu tây đứt đoạn), treo cao cờ lớn “Tai dương” (Tây tai nạn), hô to khẩu hiệu: “giết giặc Tây”, du hành thị uy trên đường phố, khiến quân xâm lược nước ngoài khiếp sợ chạy trốn.
Đoan quân vương Tải Y một lòng muốn con trai sớm lên làm Hoàng đế, ý đồ lợi dụng sức lực của đoàn Nghĩa Hòa, đả kích giặt Tây bảo vệ Hoàng đế Quang Tự, để nhanh chóng đạt đến mục đích. Ông thông đồng với Lý Liên Anh, nhân lúc Tây Thái hậu đang buồn vì đoàn Nghĩa Hòa, nói với Tây Thái hậu: “Chi bằng công khai thừa nhận đoàn Nghĩa Hòa làm nghĩa quân, lợi dụng họ đi đánh Tây”. Từ Hi Thái hậu suy nghĩ: “Những người Tây này quả không đội trời chung cùng ta, chúng đã bảo vệ Hoàng đế sửa đổi pháp chế, sau đó phản đối việc phế vua của ta, nay lại không bảo vễ Đại a ca chúng ta. Như vậy họ hoàn toàn hướng theo Hoàng đế, không xem chúng ta ra gì”. Trong lòng tuy nghĩ thế, nhưng bà vẫn đối phó tốt với họ vì sợ sinh ra đại loạn. Để cổ động Từ Hi Thái hậu khai chiến với người Tây, Tải Y sắp đặt trò bịp, giả tạo một công sứ quán nước ngoài gọi là ngoại giao trình công hàm với Thái hậu, “muốn Thái hậu trả lại chính sự, giao đại quyền cho Hoàng thượng, phế bỏ Đại a ca, và hứa cho một vạn lính Tây vào kinh”. Từ Hi Thái hậu không phân biệt thật giả, đùng đùng nổi giận, bất chấp sự khuyên ngăn của Hoàng đế Quang Tự và Đại thần Vinh Lộc, ban bố chỉ dụ vào ngày 21 tháng 6 năm 1900, tuyên bố thừa nhận đoàn Nghĩa Hòa làm “nghĩa dân”, chính thức “tuyên chiến” với các nước.
Vì vậy, đoàn Nghĩa Hòa ở Thiên Tân, dưới sự thống lĩnh của Tào Phúc Điền, nhanh chóng tiến công vào tổ chức của các nước ở Thiên Tân, giết chết rất nhiều người ngoại quốc. Năm, sáu vạn người đoàn Nghĩa Hòa ở Bắc Kinh, lớp lớp bao vây công sứ quán nước ngoài, phát động tiến công, đánh vào trong công sứ quán nước Đức và nước Pháp, truy sát toàn bộ những nơi có người Tây, Đức, Shashanlin thư ký công sứ quán nước Nhật chết không toàn thây……
Các nước Nhật, Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Áo Ý hợp thành liên quân 8 nước, đưa vài chục hạm chiến đến bên ngoài cửa Đại Cô, nhanh chóng tấn công chiếm cửa Đại Cô, sau đó lại tấn công vào thành Thiên Tân. Liên quân 8 nước dưới sự lãnh đạo của Qadsi Thống soái nước Đức, từ hướng Bắc tiến công vào Thiên Tân.
Từ Hi Thái hậu xưa nay chủ trương thỏa hiệp lần đầu hàng đối ngoại, không phải là phái chống đối chủ nghĩa đế quốc. Nay bà quyết định “tuyên chiến” với các nước, chỉ vì giạn mà ra. Khi đoàn Nghỉa Hòa chiến đấu với liên quân 8 nước, bà lại lo sợ. Tám ngày sau khi “tuyên chiến”, bà ra lệnh Triều thần điện báo cho công sứ các nước, muốn họ báo cáo với Chính phủ các nước, nói bà sớm muốn tiêu diệt Nghĩa Hòa, vì đoàn Nghĩa Hòa người đông thế mạnh, sợ làm loạn nên mới sử dụng biện pháp ứng cấp như thế, nhất định tiêu diệt đoàn Nghĩa Hòa.
Ở thời khắc then chốt của cuộc chiến đấu đẫm máu giữa đoàn Nghĩa Hòa với các đế quốc xâm lược, Từ Hi Thái hậu bất ngờ từ phía sau đoàn Nghĩa Hòa hạ độc thủ, bà dung túng quân Thanh đến nổ súng đoàn Nghĩa Hòa, phái người mang rất nhiều bột mì, gạo, rau cải, và nước trái cây đến cho công sứ quán các nước; phái bộ đội tinh nhuệ của Vinh Lộc bảo vệ khu công sứ quán nước ngoài. Đồng thời, ra lệnh Lý Hồng Chương làm Đài thần toàn quyền, đi cùng Nghĩa Hòa xâm lược nước ngoài.
Do Tây Thái hậu phá hoại cuộc đầu tranh phản đế của đoàn Nghĩa Hòa, khi liên quân 8 nước chiếm lĩnh Thiên Tân, càng thêm điên cuồng, đốt giết, cướp đoạt, diễn ra khắp nơi, ngày 13 tháng 8 tấn công chiếm Thông Châu. Hôm sau, trong thành Bắc Kinh nghe được tiếng pháo của liên quân 8 nước. Quan lại lớn nhỏ đều lo sợ không yên, trên dưới cung đình một phen kinh hoàng.
Đến tối, Tải Lan hốt hoảng chạy đến cung Ninh Thọ, nới với Tây Thái hậu: “Thái hậu, lính Tây đã tiến vào thành, sao không lo chạy nhanh?” Nói chưa xong, Đại thần quân cơ Cang Di xông đến, thở hồng hộc nói: “Có một đội lính Tây, đóng ờ gần đàn Thiên Tân, xin Thái hậu chạy nhanh, nếu không sẽ không kịp”. Từ Hi Thái hậu ngay đem triệu kiến Hội nghị 5 Đại thần, nhưng đợi rất lâu, chỉ có 2 người Vương Văn Thiều, Triệu Thư Kiều đến. Tây Thái hậu bất đắc dĩ nói: “Chúng ta đi đâu? Hay cùng chạy trở về nhà. Bỏ hai người mẹ già không lo liệu, thật là đáng hận!” Nói xong, thì khóc rống lên. Vương Văn Thiều lập tức lên tiếng an ủi: “Xin Thái hậu đừng quá buồn thương, thần nhất định sẽ theo cùng Thái hậu”.
Từ Hi Thái hậu ngừng khóc, quyết định tạm thời tránh mũi nhọn của người Tây. Bà muốn Cang Di lập tức chuẩn bị xe ngựa, ra lệnh cho Vinh Lộc phát binh bảo vệ, kêu Thái giám chuẩn bị thông tin Hoàng hậu cùng các phi tần ra đi. Bà lui vào hậu cung, đổi quần áo dân thường, kêu Lý Liên Anh chải tóc cho bà theo kiểu tóc phụ nữ người Hán, trang điểm giống như phụ nữ nông thôn, để dễ che tai mắt của người.
Hoàng đế Quang Tự và Hoàng hậu, các phi tần đều đến nhanh chóng chạy đến cung Ninh Thọ, Tây Thái hậu nới với Hoàng hậu và các phi tần: “Vì thời gian cấp bách, bên ngoài rất loạn, tôi chỉ có thể cùng Hoàng đế đi trước, các người không thể cùng đi, hãy lấy vàng bạc châu báu trong cung đem chôn giấu hết”.
Hoàng đế Quang Tự mặc chiếc áo dài lụa màu xanh, quần vải màu lam, tinh thần suy sụp. Khi ông thấy Cẩn phi đứng đó, liền đi qua nói nhỏ: “Em gái của ái phi còn ở lãnh cung, phải làm sao đây?” Tây Thái hậu nghe được, liền ác độc nói với Tải Điềm: “Đến nước này mà Hoàng thượng còn nhớ được yêu tinh đó sao?”. Bà quay đầu lại, nói với Thôi Bảo Quí Thái giám Tổng quản hai: “Hãy đưa Trân phi yêu tinh đến gặp tôi!” chẳng mấy chốc, Thôi Bảo Quí dẫn Trân phi tiều tụy đến. Trân phi theo lệ vấn an Tây Thái hậu.
Tây Thái hậu giả nhân giả nghĩa nói: “Lẽ ra ta phải mang cô cùng đi, nhưng vì nhiều việc náo loạn, lính hoang ngựa loạn, cô lại còn trẻ đẹp, sợ gặp ô nhục hoặc bị bắt cóc, làm mất thể diện Hoàng gia, theo lẽ cô nên tự sát cho trọn nghĩa”. Trân phi tự biết trước sau gì cũng phải chết, gan dạ nói lớn: “Hoàng đế phải ở lại kinh”. Tây Thái hậu nổi giận la lên: “Mi sắp chết đến nơi, còn dám nói lung tung như thế!” Bà trừng hai mắt đỏ ngầu, ra lệnh Thôi Bảo Quí mang Trân phi bỏ vào hậu cung đi.
Thôi Bảo Quí nhấc bổng Trân phi lên, kẹp dưới chân, đi thật nhanh về phía sau cung Ninh Thọ. Trân phi thê thảm gọi “Lý An Đạt! Lý An Đạt!” (tức gọi cách kính trong Lý Liên Anh) Lý Liên Anh dường như không nghe thấy, đứng im lặng bên cạnh Tây Thái hậu. Hoàng đế Quang Tự lòng như dao cắt, quỳ trước mặt Tây Thái hậu van xin: “Xin lão nhân gia khai ân, khoan dung cho nàng được một lần sống!”.
Từ Hi Thái hậu giận dữ mắng: “Đứng lên, bây giờ không phải là lúc để Hoàng thượng cầu xin. Cho bà ta chết đi, cũng răn đe tốt những đứa trẻ bất hiếu”. Tiếng kêu thảm thiết của Trân phi từ xa đã vọng đến. Hoàng đế Quang Tự vùng đứng lên, chạy như điên về hướng hậu cung, nhưng một vài tên Thái giám kéo trở lại. Câu chuyện bi thảm động lòng người này vào khoảng 4 giờ sáng ngày 15 tháng 8 năm 1900.
Đến 6 giờ sáng, Từ Hi Thái hậu, Hoàng đế Quang Tự, Hoàng hậu Long Dụ, Cẩn phi và Đại a ca, cùng các Thị vệ, Thái giám, cung nữ, từ trong cung đi đến cửa Thần Vũ. Ở đây các Vương công Đại thần đang quỳ đón. Tây Thái hậu lên xe ngựa lớn của Quế Tường (Đại thần quản lý doanh thần cơ, em họ của bà), Quế Tường ngồi ngoài xe; Hoàng đế Quang Tự ngồi xe của Phổ Luân Bối tử (con nhà họ Bối), Phổ Luân bước ở ngoài xe; Long Dụ, Cẩn phi lên xe của các Vương công Đại thần; các Vương công Đại thần người cưỡi ngựa, người chạy bộ, tất cả hình thành một đạo quân rầm rập, đi từ phố Cảnh Sơn Tây qua An Môn Tây, ra Tây Trực Môn, khoảng 11 giờ trưa đến vườn Di Hòa. Tại đây họ nghỉ một lát, tiếp tục đi theo hướng Tây Bắc. Nửa đêm, Từ Hi Thái hậu đến điện Tự Đại ở Quán Thị cách Bắc Kinh 70 dặm lễ bái.
Suốt 3 ngày trong cuộc hành trình về phía Tây, Tây Thái hậu và Hoàng đế Quang Tự, đêm ngủ gi.ường lò đất, không thay đổi quần áo, chỉ ăn cháo kê cho đỡ đói. Chiều ngày 17 tháng 8, Tây Thái hậu cho kiệu xe đến tri huyện Ngô VĨnh. Được hoan nghênh tiếp nồng hậu, dâng tặng y phục đẹp. Bà phái Ngô Vĩnh truyền các châu mở ra, cung ứng sự vụ. Lưu lại thời gian ở tình Nguyên, sau đó tiếp tục đi theo đường lớn về phía Tây, đến Tuyên Hóa, qua Dương Cao, ra Đại Đồng, xuyên qua Nhạn Môn Quan, ngày 10 tháng 9 đến phủ Thái Nguyên.
Trong kho Thái Nguyên còn có kiệu loan, nghi trượng (cờ quạt, dù, lọng, vũ khí đội hộ vệ mang đi theo đế vương, quan lại cổ xưa), dụng cụ vàng bạc thời Càn Long Nam du (đi về phía Nam) và Tây tuần (tuần tra phía Tây) Thái Nguyên, mới lấy ra sử dụng, làm mới 24 mặt cờ rồng, gây ấn tượng mạnh mẽ. Thời gian ở phủ Thái Nguyên, Tây Thái hậu và Hoàng đế Quang Tự nghỉ ngơi an dưỡng 1 tháng. Sau đó Đại thần quân cơ Vinh Lộc chạy đến nơi ở, thông báo liên quân 8 nước muốn tiến vào Sơn Tây, nhân dân Sơn Tây nghèo đói, đất đai cằn cỗi, không đủ lương thực cung cấp, Tây Thái hậu quyết định tiếp tục theo hướng Tây mà tiến. Ngày 26 tháng 10 đến phủ Tây An. Trước tiên cắm lều hã trại ở vũ đài tòa phía Nam, sau đó dời đến ở tòa phía Bắc. Đây chính là nơi dung thân tạm bợ của Từ Hi Thái hậu khi chạy trốn.
Từ Hi Thái hậu trên đường từ Thái Nguyên chạy đến Tây An, tình hình đã không vội vả như từ Bắc Kinh đến Thái Nguyên. Sau đó Vương công Đại thần, tùy tùng, quan binh cũng chạy đến, hình thành đội ngũ đông đảo, hùng hậu. Thành Bắc Kinh cung cấp rượu thịt đến, Tây Thái hậu bắt đầu trở lại cuộc sống xa xỉ. Tâu không giống trong cung, nhưng ăn uống mỗi ngày đến 200 lượng bạch ngân, và hàng trăm loại rau cải. Các tỉnh phía Nam không ngừng vận chuyển tiến cống vi cá, yến sào. Các loại gà, vịt, cá, thịt thì không kể hết. Riêng phí dụng mỗi tháng phải trả cho 6 người đầu bếp ở Tây An phục vụ một mình Từ Hi Thái hậu là 200 tiền.
Ngoài ra, để muốn lung lạc lòng người, Tây Thái hậu còn đại thưởng cung giám, tùy tùng và quan binh bảo vệ xe. Ở Thái Nguyên chỉ 1 lần vào ngày 17 tháng 9 thưởng cho quan quân dẫn đường Mã Bảo Côn 1 vạn lượng, nhất bộ Sầm Xuân Huyên 2000 lượng; thưởng Ngô Vĩnh 1 lần là 400 lượng, còn thêm 2 tấm đoạn lớn.
Căn cứ vào hồ sơ ghi lại, Từ Hi Thái hậu ra đi 1 năm 4 tháng, kinh phí đã vượt qua 500 vạn lượng bạch ngân và 72 vạn gánh bột mì. Tháng 10 năm 1901, khi hai cung từ Tây An hồi loan, Từ Hi Thái hậu lấy khoảng 700 vạn tài sản riêng của các tỉnh cống hiến, lại sắm sửa 3000 chiếc.
Tây Thái hậu còn mượn cơ hội “hồi loan”, sửa chữa đường sá, xây dựng nhà cửa, xây dựng trãm đêm cung đi, làm chúc thọ lớn, hoang phí máu và mồ hôi của bá tánh. Toàn bộ hai tình Thiểm Tây và Hà Nam xây dựng “ngư đạo” (đường vua đi), mỗi dặm Anh mất vài ngàn lượng bạc, toàn bộ hành trình trên 2700 dặm, tổng cộng thành lập 37 tòa, phí dụng mỗi tòa vài chục vạn. Lý Hồng Chương Tổng đốc Trực Lệ mặc sức thâu tóm tài sản nhân dân trong tỉnh, chúng còn gửi điện cho 10 tỉnh Tô Châu, An Huy, Triết Giang, Giang Tây v.v…. mượn 68 vạn lượng bạch ngân, cung cấp chi dùng cho Từ Hi Thái hậu. Sự ra đi của Tây Thái hậu lài tai hoa cho lê dân, bá tánh.
Dịch Khuông và Lý Hồng Chương ở Bắc Kinh nghị hòa cùng người Tây 12 điều khoản. Nội dung chủ yếu: đối với công sứ, quan viên các nước bị giết, phái người xin lỗi, dựng bia kỷ niệm; đối với Vương công Đại thần triều Thanh tin dùng đoàn Nghĩa Hòa, phân biệt nặng nhẹ mà trừng phạt; phá bỏ pháo đài từ cửa Đại Cô đến Bắc Kinh, 12 căn cứ trọng điểm chiến lược từ Bắc Kinh đến cửa Sơn Hải dâng tặng cho các nước đóng quân; không cho phép nhân dân Trung Quốc có hành vi phản đế; sửa đổi chương trình thông thương đường thủy; các nước được quyền phái binh bảo vệ đóng ở khu vực sứ quán Bắc Kinh; bồi thường 4 ức 5 ngàn vạn lượng bạch ngân cho tổn thất riêng chung của các nước, triều Thanh chia trả trong 39 năm, mỗi năm lãi suất 4%, tổng cộng hớn 9 ức 8 ngàn vạn lượng, tương đương với tổng thu nhập tài chính của Chính phủ triều Thanh trong 12 năm; v.v… Từ Hi Thái hậu lo sợ lập ước lần này, sẽ ảnh hưởng đến địa vị của bà, nhưng khi các điều khoản đưa ra hoàn toàn không trực tiếp liên quan đến địa vị quyền lực của bà, chỉ thị cho Dịch Khuông, Lý Hồng Chương ký kết điều ước. Ngày 7 tháng 9 năm 1901, Dịch Khuông, Lý Hồng Chương đại diện cho Chính phủ triều Thanh cùng đại diện 11 nước, Anh, Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Ý, Pháp, Áo, Tây, Bỉ, Hà Lan, ký kết điều ước ở Bắc Kinh trên cơ sở 12 điều. Đây chính là “điều ước Tân Sửu” – điều ước mất quyền nhục nước.
Liên tiếp kéo đổ những sự việc chưa hiểu rõ
Năm Quang Tự thứ 28 (năm 1902), Từ Hi Thái hậu quyết định đi tàu hỏa thăm Lăng Tế Đông, Tây Tổ. Thời kỳ Khang Hi, Càn Long vận nước hưng thịnh, Hoàng đế, Hoàng hậu nhà Thanh, rời kinh ngự du hoặc đi săn, là việc bình thường. Nhưng đến năm cuối Quang Tự vận nước đang nguy, ra kinh ngự du rất khó khăn, Tây Thái hậu lại đòi ngồi xe lửa thăng Lăng, càng là việc khó. Lúc bấy giờ, đến Lăng Đông và Lăng Tây không có đường sắt, phải xây dựng đường sắt 1 – 2 trăm dặm, tiêu hao rất nhiều vàng bạc và thời gian. Theo Thạnh Tuyên Hoài – Đại thần thương vụ triều đình nhà Thanh và Viên Thế Khải – Tổng đốc Trực Lệ, phải có 100 đốc công, mới có thể hoàn thành. Chỉ xây dựng đường sắt đi Lăng Tây và phí dụng thăm Lăng đã mất 200 vạn lượng bạch ngân, thêm vào đó phải xây dựng đi Lăng Đông và chi tiêu thăm Lăng, tổng cộng không dưới 500 vạn lượng. Quả thật mồ hôi và máu của lê dân Trực Lệ trong vài năm, cũng không bằng sự hoang phí của Từ Hi Thái hậu.
Sau khi ký kết “điều ước Tân Sửu”, làn sóng đấu tranh phản đế phản Thanh của nhân dân cả nước hăng hái nổi lên, sự thống trị của triều Thanh đã đến bước đường cùng. Từ Hi Thái hậu vẫn cứ sống nhởn nhơ, ăn uống hưởng lạc. Lúc bấy giờ, Dụ Canh – công sứ nhà Thanh ở Pháp hết nhiệm kỳ trở về nước, Tây Thái hậu tiếp kiến phu nhân và hai đứa con gái của ông ta, thấy họ ăn mặc và trang điểm theo phong cách Pháp thì rất thích, tặng thưởng hậu hĩ, và đem Dolingréu – trưởng nữ của họ làm người hầu cho mình. Năm Quang Tự thứ 30 (năm 1904), một đoàn kịch Nga đến diện xuất ở Bắc Kinh, Tây Thái hậu đặc biệt mời đến biểu diễn ở vường Di Hòa. Tiết mục bà thú vị nhất là thiếu nữ đi trên quả cầu tròn, khiêu vũ, biểu diễn thể dục mềm dẻo, nên yêu cầu diễn lại vài lần. Tây Thái hậu thích thú vũ điệu và điệu nhạc Valse, trong phòng ngủ của bà có máy thu băng nước ngoài rất lớn và không ít đĩa nhạc. Từ Hi Thái hậu còn bắt chước phong tục phụ nữ quí tộc phương Tây, nuôi chó Nhật chân lùn, đặt tên là “rái cá”. Bà thường đọc những tác phẩm dịch miêu tả Victoria Nữ hoàng nước Anh, sử dụng dầu thơm, phấn thơm và kính mạ vàng của Pháp. Mỗi dịp chúc thọ bà vào ngày mùng 10 tháng 10, Tây Thái hậu thường tổ chức đãi tiệc lớn ở vườn Di Hòa, chiêu đãi phu nhân công sứ các nước, và những người cùng đi theo hơn 20 loại thức ăn ngon, trong đó có chè và bánh phương Tây, rượu champagne của Pháp, có dụng cụ như dao, nĩa của phương Tây, cung cấp cho phu nhân công sứ các nước sử dụng. Ngoài ra, Tây Thái hậu còn mời Carr – nữ danh họa người Mỹ vẽ bức tượng, một bức lớn nhất treo ở trong điện Di Hòa, một bức khác đưa đi triễn lãm ở Viện Mỹ thuật Hội chợ St.Louis nước Mỹ, tiêu mất vài ngàn lượng vàng.
Ngay lúc hai nước Nga – Nhật đang tranh đoạt quyền lợi ở 3 tỉnh miền Đông Trung Quốc, và lấy Liêu Đông làm chiến trường. Từ Hi Thái hậu ban bố chỉ dụ, tiến cử Vạn Quốc công đàm phán với hai nước Nhật – Nga, rằng sau cuộc chiến tranh này, bất luận ai thắng, chủ quyền 3 tỉnh phía Đông vẫn cứ phải trả về Trung Quốc. Điều này quả thật là kỳ lạ và ảo vọng.
Thời kỳ chiến tranh Nhật – Nga, nước Anh thừa cơ hội xâm nhập vào Tây Tạng nước Nga. Tỗng đốc Anh đang ở Ấn sai Ingherpom – Tướng Anh thống lĩnh 3000 lính Anh, 11000 lính Ấn, tiến mau về hướng Bắc, tấn công đất Tạng, tiến thẳng vào Rasar. Khi tiến đến Wrighrami, quân Tây Tạng đã chạy đến Kulom. Trong thành không chủ, Trưởng lão chùa Caldan xuống giảng hòa với quân Anh, Ingherpom – Tướng Anh bức bách ông ta thảo lập 10 điều ước mật, tổn hại lại nghiêng về chủ quyền triều Thanh. Khi được tin, Đại thần triều đình Thanh đóng ở Tây Tạng, không đủ sức thay đổi định ước, nên bẩm báo triều đình Thanh. Di sứ triều đình Thanh tức tốc đến Tây Tạng, Công hàm nước Anh, phái người hiệp thương. Sau vài năm đàm phán, nước Anh mới thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với Tây Tạng, và không tái chiếm đất Tạng.
Tháng 10 năm Quang Tự 34 (tháng 11 năm 1908), tổ chức mừng thọ Từ Hi Thái hậu 74 tuổi. Trong thành đang trang hoàng mới, trong cung liên tiếp diện kịch 5 ngày. Hoàng đế Quang Tự theo lệ từ Đài Loan đến điện Nghi Loan lạy chúc. Ngày chúc thọ, Tây Thái hậu rất vui, đi chơi thuyền trong hồ, đóng vai Quan Âm đại sĩ, chụp hình lưu niệm, cuộc vui chơi kéo dài đến tối. Do bị nhiễm lạnh, lại ăn nhiều pho-mat trái cây, nên ngã bệnh. Ngày 21 tháng 10 (ngày 14 tháng 11 dương lịch), vào giờ Dậu, triều đình Thanh bỗng tuyên bố Tải Điềm Hoàng đế Quang Tự “băng hà tại điện Hàm Nguyên ở Đài Loan”. Không đến 20 giờ sau, Từ Hi Thái hậu cũng “băng hà tại điện Nghi Loan ở Trung Nam Hải”. Cái chết đột ngột của Hoàng đế Quang Tự (chỉ mới 38 tuổi), lại chết trước Từ Hi Thái hậu, chỉ cách 1 ngày, làm cho mọi người bàn tán dữ dội, trở thành một nghi án lịch sử chưa có lời giải đáp.
Liên quan đến cái chết của Quang Tự, lịch sử có 3 cách giải thích sau: Cách thứ nhất: Khi Tây Thái hậu bệnh nặng, sợ sau khi mình chết Hoàng đế Quang Tự bãi bỏ bà, làm ra chính sách mới, tiếp tục phổ biến sửa đổi pháp chế duy tân, nên ra lệnh Lý Liên Anh – Tổng quản Thái giám hạ độc thủ, hại chết Hoàng đế Quang Tự, để dứt hậu hoạn. Như “Sùng Lăng truyền tín lục” ghi lại: “Thái giám trong cung có lời gièm pha, nói Hoàng đế nghe Thái hậu bệnh, nên rất vui. Thái hậu giận nói: “Ta không thể chết trước ngươi”. Vì vậy, mọi người mới tin chắc Hoàng đế Quang Tự là do Tây Thái hậu hại chết.
Cách thứ hai: Hoàng đế Quang Tự vị Viên Thế Khải đầu độc chết. Sửa đổi pháp chế Mậu Tuất do Viên Thế Khải mật báo nên thất bại, Viên Thế Khải sợ sau khi Tây Thái hậu chết, Quang Tự lại chấp chính thì không có lợi, bèn cấu kết với Khánh vương Dịch Khuông, hại chết Quang Tự và sẽ đưa con trai của Dịch Khuông lên làm vua. Phổ Nghi (Tuyên Thống Hoàng đế đời cuối) trong sách “Nửa đời trước của tôi” đã bàn đến: “Tôi còn nghe được lão Thái giám Lý Trường An nói lên nghi án về cái chết của Hoàng đế Quang Tự. Theo lời ông ta, 1 ngày trước khi chết, Quang Tự còn rất khỏe, chỉ vì dùng 1 hoàn thuốc, sau đó mới biết thuốc này là do Viên Thế Khải sai người đưa đến…
Cách thứ ba: Hoàng đế Quang Tự do tiêu hao sức lực mạn tính trong thời gian dài, cuối cùng thể lực suy yếu mà chết, hoàn toàn chẳng phải bị người khác giết. Điều này dựa vào kết luận lịch sử sau khi khảo chứng mạch án trong hồ sơ lưu trữ của Quang Tự. Người không đồng ý cách giải thích này, cho rằng dưới bàn tay che lấp mặt trời của Tây Thái hậu, mạch án thái y có thể “bịa đặt” được. Huống hồ danh y khám bệnh cho Quang Tự là người của Dịch Khuông – thân tín của Tây Thái hậu, do Viên Thế Khải cử tiến vào cung. Tóm lại, lý do Hoàng đế Quang Tự băng hà, hiện nay vẫn chưa giải thích rõ ràng. Sau cái chết của Hoàng đế Quang Tự, đã xuất hiện bài thơ:
Rèm cuộn nghìn cung gió hợp thềm, Khả năng ngâm lại từ hái dưa. Đài Loan xe khác lên đài hối, Thương tâm như nhau ngọc thời nay.
Điều này người xưa giải thích rằng, Từ Hi Thái hậu dường như có chút hối hận, trước khi chết, đưa Thuần vương tử Phổ Nghi – em trai của Quang Tự lập làm Hoàng đế. Đã làm con kế thừa của Tải Thuần Hoàng đế Đồng Trị, lại còn làm con kế thừa của Tải Điềm Hoàng đế Quang Tự, là bà bù đắp bi kịch tạo thành một đời hai vua Đồng, Quang. Đương nhiên, đây chẳng qua là một sự phỏng đoán đối với tâm trạng của Tây Thái hậu, không đủ tin cậy.
Người sau làm một bài cung từ (bài từ cho người trong cung), thuật lại tình cảnh khi băng hà của Từ Hi Thái hậu:
Bệ ngọc rèm báu bảy lăm xuân, Lâm triều ba lần ôm vào người. Vịn gi.ường vừa thấy con cháu lạy, Định tỉnh Nghi Loan sáng lìa hồn.
Có thể nói, bài cung từ này đã tổng kết cuộc đời của Tây Thái hậu: bà từ sau chính biến Tân Dậu đoạt lấy chính quyền, hai lần buông rèm nghe chính sự, một lần huấn chính (giáo huấn chính sự), lập qua ba Hoàng đế nhỏ, thao túng chính quyền cuối đời Thanh hơn nửa thế kỷ. Trong thời gian bà nắm quyền, đối nội chuyên chế tàn bạo, đối ngoại khuất phục bán nước, khiến dân tộc Trung Hoa nhiều lấn nguy vong bờ cõi, trở thành người có tội với quốc gia với dân tộc.
Khi Tây Thái hậu chết cũng như sự xa hoa khi còn sống, chi phí đám tang đến 120 vạn lượng bạch ngân. Bà chôn ở núi Bồ Đà, Lăng Thanh Đông, tên là Định Lăng. Trân bảo chôn theo, trị giá cả thành. Hai mươi năm sau, vào tháng 7 năm 1928, Định Lăng của Từ Hi Thái hậu bị Sundiening – đại quân phiệt phái binh phá địa cung, lấy toàn bộ tran bảo chôn theo. Năm 1945, lại bị Thổ phỉ phá hoại. Dù đã nằm xuống, nhưng tội hại dân bán nước của bà, lịch sử vẫn muôn đời lên án.
 
Clar Chilteking

NGƯỜI MẸ CỦA PHONG TRÀO PHỤ NỮ QUỐC TẾ

Người phụ nữ ảnh hưởng lịch sử, không chỉ Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, Nữ vương, Nữ hoàng đời xưa; mà còn có những nhà hoạt động xã hội, người đứng đầu Chính phủ, nhà khoa học, nhà cách mạng thời nay. Họ đã làm dấy lên những ảnh hưởng to lớn trong tiến trình lịch sử quốc gia, dận tộc và thế giới, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống dân tộc và lịch sử nhân loại.
Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử thế giới, địa vị phụ nữ thấp kém, không có cơ hội thể hiện tài năng. Ðặc biệt là phụ nữ làm cách mạng, dễ bị nam giới kỳ thị và xem thường, gặp phải sự đả kích và đè ép của xã hội. Họ muốn có được ảnh hưởng lớn đến xã hội, muốn cùng nam giới góp sức phát triển văn minh và sự kiện nhân loại.
Trong lịch sử thế giới cận hiện đại, tên tuổi sáng chói của Clar-Chilteking, đã từng khích lệ hàng ngàn, hàng triệu phụ nữ lao động đi tìm kiếm sự giải phóng cho chính mình mà anh dũng hiến thân. Họ hết mực tôn vình vị lãnh tụ kiệt xuất của phong trào giải phóng phụ nữ, họ ngưỡng mộ, học tập và ca ngợi bà là “Người mẹ của phong trào Phụ nữ Quốc tế”.
Năm 1995, Ðại hội phụ nữ thế giới triệu tập tại Bắc Kinh, nghiên cứu và quyết định hàng loạt vấn đề lớn về phụ nữ. Điều này, có ý nghĩa hiện thực và lịch sử quan trọng đối với phụ nữ các nước trên thế giới. Vào thời khắc này, chúng ta hồi tưởng về sự nghiệp vẻ vang và tinh thần cách mạng của “Người mẹ của phong trào phụ nữ Quốc tế.” Sự lựa chọn trong cuộc đời
Clar-Chilteking sinh ngày 5 tháng 7 năm 1857 tại làng Fadraw Vương quốc Saxony miền Trung nước Ðức (nay là châu Saxony nước Ðức). Gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, phụ thân là một giáo có uy tín trong làng, mẫu thân là thành phần từ tích cực của phong trào giải phóng phụ nữ giai cấp tư sản.
C1ar-Chilteking từ nhỏ thông minh hơn người, tính cởi mở đáng yêu, học hành chăm chỉ, nhận được nền giáo dục căn bản của nhà trường và gia đình từ bé. Năm 17 tuổi, bà theo học tại trường Nữ Sư phạm Schmidt-Ster người Áo sáng lập.
Trong trường, Ckar-Chilteking không những học được nhiền tri thức văn hóa, mà còn tiếp thu được ảnh hưởng nhận thức sự giáo dục, và tranh thì quyền lợi hình đẳng nam nữ. Không những thế, bà thườn cũng với các bạn đồng học thảo luận những vấn đề như: vì sao có những phu nhân ăn mặc sang trọng, lại có những đứa trẻ bán báo và những người ăn mày nghèo đói trên đường phố, lẽ nào đây là số mệnh đã định? Cuộc tranh luận lúc nào cũng sôi nổi, đôi khi bà tranh luận đến đỏ mặt tía tai, Hiệu trưòng Schmidt gọi đùa bà là “người cải tạo thế giới”.
Năm 1878, Clar-Chilteking 21 tuổi, với thành tích xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp nữ giáo sư cấp quc gia, được tuyển làm giáo sư chính thức. Bà là một phụ nữ trẻ có mái tóc vàng, đôi mắt to màu xanh nhạt làm rung động lòng người. Cha mẹ và bạn bè của Clar-Chilteking nhiệt liệt chúc mừng bà, cảm động ôm chặt lấy bà. Nữ Hiệu trưởng Schmidt, rất hài lòng với người học trò yêu của mình, đoán rằng cô ấy nhất định có tương lai xán lạn.
Sau khi tốt nghiệp không lâu, trong một cuộc mít tinh của công nhân Clar-Chilteking đã làm quen với Eucibo-Chilteking người Chủ nghĩa Marx, một thanh niên lưu vong đến từ nước Nga. Lúc ấy, Eucibo đang diễn thuyết tại buổi mít tinh của công nhân, phân tích công nhân vì sao phải chịu khổ, kêu gọi công nhân đoàn kết đến tranh với địa chủ, quý tộc mới có thể thoát khỏi sự nghèo đói. Nghe Eucibo diễn thuyết, Clar rất cảm động, sau buổi mít tinhliền chủ động tìm đến ông đặt câu hỏi, Eucibo đã trả lời tất cả. Eucibo phát hiện có gái trẻ người Đức này có khả năng nhìn thấu suốt, nhạy bén, có cơ sở tư tưởng vững chắc, đồng thời có ý chí kiên định khác thường, có sức mạnh tiềm tàng, là một mầm non tốt, chỉ cần hướng dẫn đúng đắn, chắc chắn trở thành một nhà cách mạng vĩ đại. Eucibo cũng chủ động tiếp cận Clair, giới thiệu có đọc “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” và những tác phẩm nổi tiếng khác của Marx, Engels; đưa cô đến dự mít tinh của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, lắng nghe diễn thuyết sinhđộng của Ferdinand August-Bebel và Karl-Liebknecht Lãnh tụ công nhân được quần chúng đương thời tín nhiệm. Ngoài ra, còn kể cho bà nghe về sông Volga, Peterple nước Nga - Tổ Quốc mình, kể về cuộc đến tranh của Linsky, Chernyshevsky, Herzen và rất nhiều thanh niên cách mạng khác… Tất cả những điều này, không những khiến Clar nghe say mê, mà còn khiến bà kiên quyết phải thực hiện được quyền nam nữ bình đẳng, giải quyết vấn đề bất công để xây dựng một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn.
Cha mẹ của Clar rất lo lắng vì suốt ngày bà chỉ lao vào những cuộc mít tinh biểu tình. Mẹ của bà muốn thuyết phục con gái, nhất quyết không cho bà giao thiệp cùng với Ðảng Xã hội Dân chủ, chấm dứt tình bạn với Eucibo-Chilteking, nhưng bà bỏ ngoài tai, cứ làm theo ý mình. Phụ thân bà xem ra thuyết phục vô hiệu, bèn nghiêm cấm bà không được ra ngoài. Dù vậy, bà vẫn tham gia Hội nghị của Ðảng Dân chủ xã hội, đành nhốt bà trong phòng. Clar tuyệt thực để phản kháng, buộc lòng phụ thân bà phải bỏ biện pháp “giam giữ”. Trong tình huống này mẹ của bà đành phải nhờ Hiệu trưởng giúp đỡ. Hiệu trưởng Schimidt hết lời khuyên bà rời xa những nhân sĩ đáng sợ đó, và còn đe dọa sẽ đoạn tuyệt quan hệ thầy trò. Clar vô cùng đau khổ, bà không thể hiểu được tại sao cha mẹ mình và Hiệu trưởng là những người đề xướng phong trào giải phóng phụ nữ, lại không đồng ý cho mình tham gia hoạt động cách mạng. Bà yêu thương cha mẹ, cũng rất yêu mến vị thầy đáng kính; nhưng họ vì sao không lý giải chính mình, không ủng hộ chính mình. Suốt mấy ngà yđêm, bà ăn không ngon, ngủ không yên, trong đầu diễn ra sự đấu tranh tư tưởng quyết liệt.
Vào năm 1878, Hội nghị nước Ðức thông qua luật đặc biệt phản đối những người thuộc Ðảng Xã hội. Thủ tưởng Otto-Prince von-Bismarck, người đời gọi là "Tể tướng máu sắt” tuyên bố Chủ nghĩa xã hội là phi pháp, kiểm tra 47 cơ quan báo chí của Ðảng Dân chủ xã hội, nghiêm cấm hoạt động 45 cơ quan, đóng của 16 cơ sở in ấn của nhà xuất bản văn kiện Ðảng Xã hội Dân chủ, tại Burlin thực hành cái gọi là tiển giới nghiêm; rất nhiều nhà hoạt động của Ðảng bị trục xuất khỏi thủ đô. Cơ quan văn hóa và giáo dục của công hội, công nhân, hợp tác xã bị giải tán, bị tịch thu tài sản, khắp nơi nghiêm cấm công nhân tập họp mít tinh,lãnh tụ công nhân có người bị giám sát, có người bị trục xuất ra khỏi nước, bắt đầu thời kỳ khủng bố tàn khốc nhất phong trào công nhân nước Đức; Chủ nghĩa Xã hội và phong trào Công nhân rơi vào bước đường cũng. Cha mẹ và Hiệu trường của Clar hết mực khuyên răn, họ lo sợ nếu bà không cắt đứt mối quan hệ với Chủ nghĩa xã hội và phong trào công mân, bất cứ lúc nào cũng có thể bị bắt, bị trục xuất hoặc bị sát hại.
Trong cuộc khủng bố trắng này, lúc phong trào Chủ nghĩa xã hội đang xuống, phải tiếp tục kiên trì đường lối cách mạng, kiên trì thực hiện phong trào công nhân, phải nhìn xa trông rộng; phải can đảm đối mặt với cái chết. Hiểu được lý tưởng đó, Clar thực hiện sự chọn lựa quan trọng trong cuộc đời, kiên quyết gia nhập Ðảng Dân chủ xã hội nước Ðức, đem cả đời mình hiến dâng cho sự nghiệp của giai cấp công nhân. Sự chọn lựa này ảnh hưởng cả cuộc đời bà, từ nay bà sẵn sàng bước đi trên con đường gian truân, gai góc vì Chủ nghĩa xã hội mà đấu tranh. Tháng 9 năm 1880,, Eucibo-Chilteking chuyển sang hoạt động bí mật để tiếp tục kiên trì tuyên truyền Chủ nghĩa xã hội và thực hiện phong trào công nhân, bị cảnh sát bắt giam và trục xuất khỏi nuớc .Clar rất đau khổ, quyến luyến không nỡ rời xa, đưa tiễn Eucibo đến tậnbiên giới, mắt dõi theo bước đi kiên định của ông đến cuối nẻo đường…
Clai xa người yêu, người thầy trong lòng hết sức đau buồn. Nhưng bà không phụ sự hy vọng của Eucibo, lấy việc dạy học che mắt, nỗ lực làm công tác Ðảng. Bà đi lạc quyên từng nhà từng hộ, giúp đỡ thân nhân của những nhà cách mạng bị tàn hại bởi luật đặc biệt, kêu gọi họ đừng giảm chí khí, đừng thất vọng, phải tiếp tục đấu tranh. Không bao lâu, bà bị tố giác hoạt động tuyên truyền Cách mạng, công việc khó tiếp tục ở nước Ðức. Bà quyết định chọn con đường lưu vong đến nước Pháp tìm Eucibo-Chilteking, tiếp tục sự nghiệp.
Tháng 11 năm 1882, Clar 25 tuổi, một mình từ nước Ðức đến Paris tìm Eucibo. Hai người gặp lại nhau vô cùng cảm động. Paris là thành phố phồn hoa nhất châu Âu lúc bấy giờ. Ở đó có những con đường hai bên trồng cây rất nổi tiếng, có cung Louv huy hoàng lộng lẫy, có cửa hàng ngọc đẹp và nhà cao tầng rực rỡ khắp nơi. Nhưng, đối với những người lưu vong nghèo khổ làm sao thưởng thức được sự giàu có và hoa lệ đó. Ðầu năm sau, Clar kết hôn với Eucibo, và ở tại Paris. Họ ở trong căn phòng nhỏ ẩm thấp, tối tăm, đời sống rất nghèo khổ, ngay cả bánh mì cũng không có, chỉ ăn thịt ngựa cứng để lót dạ, Thời gian sau, họ có hai đứa con, cuộc sống lại càng thêm khó khăn. Do trong một thời gian dài không trả nổi tiền thuê phòng, cả nhà bị đuổi ra đường. Một phụ nữ lưu vong người Nga đã đưa cả nhà CIar về chỗ ở của mình, mặc dù sống chật chội, nhưng cũng có được chỗ nương thân tạm thời.
Chuyện bất hạnh lại đến. Eucibo-Chilteking – chồng của Clar bị viêm tủy sống, bại liệt nằm một chỗ, gia cảnh càng thêm quẫn bách. Clar-Chilteking kiên quyết gánh lấy trọng trách gia đình, ban ngày dạy học, giặt quần áo mướn, buổi tối thì dịch thuật, viết văn hoặc hoạt động tổ chức. Một phụ nữ Pháp thời kỳ Công Xã Paris vì kính trọng Clar nên thay bà lo việc nhà, chăm sóc giúp bà người chồng đang bệnh và hai đứa con thơ. Rèn luyện trong cuộc sống gian khổ, và sự đả kích của vận mệnh không may, khiến Clar càng hiểu được một cách sâu sắc về phụ nữ vô sản và sự túng quẫn của người mẹ nghèo khổ. Điều đó làm cho bà thêm căm giận chế độ cũ bất công, quyết định hiến thân mình cho phong trào cách mạng và phong trào giải phóng phụ nữ của giai cấp vô sản Quốc tế.
Nhà diễn thuyết cảm động lòng người
Nơi ở của Clar-Chilteking trở thành nơi tụ họp những người luu vong của Chủ nghĩa Marx. Họ lợi dụng thân phận lưu vong, xuất bản nhiều Tập san và Báo chí hướng về quần chúng trong nước, tự do diễn thuyết và cổ vũ họ tham gia đấu tranh, tiếp tục đấu tranh với chế độ hiện tại của nước Đức. Đồng thời, nhóm Clar cũng tích cực tham gia phong trào công nhân Paris trong trường Trung học bằng phuơng thức kết hợp hình thức hợp pháp và phi pháp, theo phương pháp hoạt động mang tính cách mạng quần chúng, để tích lũy kinh nghiệm.
Ngày 14 tháng 7 năm 1889, kỷ niệm 100 năm ngày giai cấp tư sản cách mạng Pháp đánh phá nhà ngục Bastid. Tại Paris, trong phòng Hội nghị Souports, 339 người hoạt động trong phong trào công nhân và đại biểu công nhânđến từ 22 quốc gia Âu Mỹ, đã tổ chức thành lập Đại hội QuốC tế lần thứ hai.
Nửa năm nước khi Hội nghị chính thức khai mạc,đã tổ chức Hội nghị dự bị ở Hague, để chuẩn bị cho Đại hội trên các lãnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức. Chính vào lúc nàý, người chồng, người thầy, người bạn chiến đấu thân thiết của Clar là Eucibo-Chilteking đã qua đời vào tháng giêng năm 1889. Điều này là một tổn thất lớn đối với bà. Bà dũng cảm chịu đựng nỗi đau, tích tực tham gia công tác chuẩn bị Ðại hội. Ðể cho đông đảo phụ nữ chân chính hiểu rõ ý nghĩa Ðại hội lần này, bà có bài phát biểu trên “Báo Diễn Ðàn Nhân Dân” luận đàm về nhiều vấn đề liên quan đến phong trào Công nhân và vấn đề phụ nữ, nêu rõ nhiều quan điểm quan trọng về Chủ nghĩa Marx-Engels sau khi xem một số bài báo của bà, đã đánh giá rất cao.
Clar-Chilteking với tư cách là đại biểu Phụ nữ Burlin và nhân viên Công tác tại báo “Ðảng Dân chủ xã hội” cơ quan Ðảng của nước Ðức tham gia Ðại hội thành lập Quốc tế thứ hai, là một trong số rất ít nữ đại biểu của Ðại hội lần này. Ðại hội tổng cộng có năm chương trình, vấn đề trung tâm là nhiệm vụ kinh tế chính trị của giai cấp công nhân và luật lao động của công nhân. Ðại hội thảo luận vấn đề tìm biện pháp chống lại sự nô địch của chế độ Chủ nghĩa tư bản đối với giai cấp công nhân, yêu càu Chính phủ các nước quy định một cách chặt chẽ có hiện lực luật lao động của công nhân; bảo đảm thực hiện quy định làmviệc 8giờ, thành lập chế độ bảo hộ lao động, bảo vệ lợi ích lao động trẻ em và lao động nữ, bãi bỏ các chế độ máu mô hôi và dùng hàng hóa thanh toán tiền lương. Khi đại hội thảo luận vấn đề tiền lương nam nữ bằng nhau, có một số đại biểu phản đối cho như thế sẽ hạ thấp tiền lương của lao động nam. Ðối với điều này Clair biểu hiện sự kiên quyết phản đối.
Hội nghị diễn ra đến ngày thứ 6, Clar Chilteking đứng lên yêu cầu được phát biểu. Bà mặc bộ đồ đen đơn giản, trên người không có một trang sức nào, bà tết mái tóc vàng thành búi, sau đó kẹp lại, xem giống như một nữ công nhân bình thường trong nhà máy. Bà đứng trên bục bắt đầu diễn thuyết, đần tiên nói rõ là mình nhận sự ủy thác của các nữ công nhân Burlin đề xuất yêu cầu. Bà trình bày và phân tích vai trò của lao động nữ dưới chế độ Chủ nghĩa Tư bản, đưa ra con đường giải phóng phụ nữ khỏi sự bóc lột và nô dịch. Bà nói: “phần tử phản động đối với lao động nữ có một cách nhìn phản động, điều này hoàn toàn không kỳ lạ. Nhưng, điều khiến người kinh ngạc nhất, là trong mặt trận Chủ nghĩa xã hội cũng có một cách nhìn sai lầm, họ yêu cầu thủ tiêu lao động nữ. Họ cho rằng lao động nữ tăng lên là khiến lao động nam giảm xuống, điều này thật là sai lầm”. Bà tiếp tục chỉ ra: “Phụ nữ vì giải phóng chính mình, tất phải độc lập về kinh tế, giải phóng phụ nữ phải trở thành một bộ phận của sự nghiệp giải phóng xã hội. Điều này trên lá cờ của họ đã ghi: “loài người giải phóng toàn nhân loại, không thể để một nữa nhânloại, do lệ thuộc về kinh tế mà làm nô lệ về mặt chính trị và xã hội”. Bà đặc biệt nhấn mạnh vấn đề giải phóng phụ nữ trong xã hội hiện nay không thể thực hiện được, cần phải đợi đến khi xã hội thay đổi triệt để. Khi bà kết thúc bài diễn thuyết, rất nhiều phụ nữ đã và sẽ mãi mãi đứng dưới là cờ Chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giải phóng chính mình mà phấn đấu. Sau khi Clar diễn thuyết xong, tiếng vỗ tay như bão táp không dứt. Bà nói chuyện mạnh mẽ, nhiệt tinh, lưu loát, thể hiện một tài năng hùng biện kiệt xuất hiếm thấy, xứng đáng là một nhà diễn thuyết cảm động lòng người. Chính tại Đại hội lần này, Cler được chọn làm Bí thư Quốc tế thứ hai, (gồm 11 người), tham gia vào công tác Lãnh đạo Quốc tế, mở ra trang sử mới trong phong trào phụ nữ của giai cấp vô sản. Đại hội cũng thông qua việc bảo vệ đặc biệt đối với lao động nữ, cùng với nghị quyết tiền lương nam nữ ngang nhau.
Năm 1890, do sự đấu tranh kiên quyết của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân, William II - Hoàng đế nước Đức, vì để mua chuộc lòng người, đã xoá bỏ luật “đặc biệt” phản lại Chủ nghĩa xã hội. Clar-Chilteking kết thúc cuộc sống lưu vong tại Paris, mang hai con thơ trở về nước. Nhưng nước Ðức không chào đón phụ nữ làm công việc chính trị, Clar rất khó tìm được việc làm. Mãi đến cuối năm sau, bà mới tìm được công việc tại nhà sách Dizi ở Stughat (nhà xuất bản của Ðảng Dân chủ xã hội ). Ở đây Clar vừa làm việc, vừa đảm nhiệm việc biên tập và phát hành “Báo Bình Đẳng”, tờ báo của phong trào phụ nữ Ðảng Dân chủ xã hội nước Ðức. Đến năm 1917, trong suốt 25 năm, báo " Bình Đẳng” trở thành nguồn cổ vũ, tổ chức của phong trào phụ nữ Chủ nghĩa xã hội và là trạm liên lạc của phong trào phụ nữ Quốc tế, trở thành cơ quan ngôn luận của phụ nữ nước Ðức và các nước châu Âu. Khi tạp chí bắt đầu phá thành chỉ có 2000 bản, về sau số luợng tăng vọt lên đến 1.120.000 bản. Clar-Chilteking cũng chính thức trở thành Lănh tụ kiệt xuất của phụ nữ lao động các nước.
Dưới sự cổ động tuyên truyền cua báo “Bình Ðẳng”, các đoàn thể phụ nữ liên tiếp được thành lập, phong trào phụ nữ diễn ra rất sôi nổi. Nhiều phụ nữ viết thư cho báo“Bình Đẳng”, kể về nỗi đau buồn và khổ cực của họ, lên án tội ác, bóc lột, nô lệ, đưa ra yêu cầu và hy vọng của chính mình.
Giai cấp thống trị phản động nước Đức kiên quyết phản đối phong trào công nlhân, đặc biệt triệt để phá hoại phong trào phụ nữ một cách triệt để. Chúng ban bố pháp luật, không cho phụ nữ có quyền bầu cử, cấm phụ nữ thành lập tổ chức chính trị, và tham gia bất cứ buổi mí tinh nào, thậm chí phái quan cảnh trấn áp, thủ tiêu tổ chức phụ nữ, khởi tố đối với Lãnh tụ phụ nữ. Nữ công nhân chỉ mới thành lập Hội ủy viên tuyên truyền phụ nữ của Ðảng Dân chủ xã hội, liền bị xử phạt, bọn phản động muốn ngăn cản phong trào đấu tranh của phụ nữ trở thành một bộ phận của phong trào công nhân.
Dưới sự lãnh đạo của Clar, nữ công nhân đã kết hợp đấu tranh hợp pháp với đấu tranh phi pháp, áp dụng một hệ thống bí mật và hình thức đấu tranh, nhằm tiến hành tuyên truyền chính trị rộng rãivà công tác đoàn kết. Vídụ, ngụy trang xây dựng tổ chức, Hội nghị cử hành vào buổi tối, có thể chọn nơi tuỳ ý, để gián điệp khó phát hiện.
Buổi chiều toi, một nhóm khoảng hai ba phụ nữ dẫn theo trẻ con, tiện tay cầm rổ rau, kéo đến nhà một nữ công nhân. Ở trong nhà bếp của gia đình này, chính giữa đặt cái bàn vuông nhỏ, trên để thớt, dao và vài loại rau cải khác nhau; chung quanh bàn để ghế dựa, cửa sổ che kín đáo. Khi các nữ công nhân đến gần đủ, họ ngồi xung quanh ngọn đèn dầu, đọc văn kiện, sau đó bắt đầu thảo luận sôi nổi. Ðột nhiên, ngoài cửa có tiếng gõ gấp rút, khi chủ nhân mở cửa, hai cảnh sát lập tức xông vào. “Các bà đang làm vậy?” - Cảnh sát hét lớn”. “Chuẩn bị làm cơm”. Chủ nhân từ tốn trả lời. “Sao lại có nhiều người thế này?”. “Hôm.nay là sinh nhật vợ tôi, người thân và bạn bè đều đến chúc mừng.” Câu trả lời hợp tình hợp lý của chủ nhân, cảnh sát đành phải bỏ đi. Đây là lần thành công thứ nhất của "Hội nghị nhà bếp”.
Những cuộc Hội nghị đều chuẩn bị và tổ chức tốt. Mỗi lần đi tham gia Hội nghị, phụ nữ phải cẩn thận thoát khỏi sự theo dõi của cảnh sát và cảnh sát đặc nhiệm. Chủ hộ phải làm tốt công việc chuẩn bị, và tạo ra các lý do, như thăm hỏi bệnh nhân, chúc mừng ngày đặt tên con,thưởng thức các đồ vật mới mua của chủ nhân, đề phòng sự can thiệp của cảnh sát, những phụ nữ này bí mật tậphợp, 90% trở lên đều rất thành công. Đôi khi cũng xuất hiện nguy hiểm, nhưng họ đều giải quyết hợp thời. Mỗi lần Clar đang diễn thuyết, mà nhà cầm quyền đột nhiên phái quân cảnh bao vây đều có thể thoát đi dưới sự yểm trợ của các đồng đội. Có lúc để tránh sự theo đõi của cảnh sát, Clar đem hai con nhỏ theo tham gia mít tinh. Phần tử phản động không thể ngờ được, người phụ nữ mặc quần áo giản dị, mỗi tay bồng một con nhỏ, chính là “nhà diễn thuyết cảm động lòng người”, được phụ nữ hoan nghênh nhiệt liệt.
Qua sự phản kháng của quần chúng và sự nỗ lực không ngừng của người phụ nữ, bọn thống trị nước Đức dần dần nhượng hộ. Năm 1900, Hội nghị Phụ nữ của Ðảng Dân chủ xã hội lần thứ nhất đã tranh thủ được hợp pháp mà khai mạc. Năm 1908, nhà cầm quyền thủ tiêu luật kết đoàn hạn chế sự phản động phụ nữ, cho phép phụ nữ tham gia mittinh chính trị và tham gia chính đảng. Clar-Chilteking, người lãnh đạo phong trào phụ nữ Chủ nghĩa xã hội, cuối cũng đã viết nên trang sử vẻ vang về phong trào công nhân nước Ðức. Tuy nhiên, áp lực chính trị bên ngoài đang giảm nhẹ khi sự đấu tranh trong phong trào Công nhân Quốc tế và sửa đổi Chủ nghĩa lại trở nên gay gắt.
Năm 1895, khi Engels qua đời, Burnst là người đứng đầu của Chủ nghĩa cơ hội, mạn hdạn tuyên truyền đường lối Chủ nghĩa xã hội cải lương, công khai kêu gọi phải tiến hành sửa chữa Chủ nghĩa Marx, và phát biểu một loạt ý kiến phản Chủ nghĩa Marx, giành được sự tán thuởng nhiệt tình của giai cấp tư sản. Người của Chủ nghĩa Marx ở nước Đức kịch liệt đấu tranh phê phán và phản đối việc sửa đổi Chủ nghĩa của Burnst. Tại Đại hộiđại biểu Stughat của Đảng nước Đức năm 1898, Clar-Chilteking cùng với Rosa-Luxembourg - nhà cách mạng, nhà lý luận Chủ nghĩa Marx, đề nghị lấy cuộc đến tranh phản đối Chủ nghĩa Burnst làm đề tài quan trọng của Hội nghị, tuy chưa được Đại hội chấp thuận, nhưng đã thúc đẩy cuộc tranh luận sôi nổi phản lại việc sửa đổi Chủ nghĩa. Clar-Chilteking đọc một bài diễn thuyết hùng hồn, phê phán việc sửa đổi Chủ nghĩa của Burnst. Bà nói: “Căn cứ vào lý giải của Burnst, thông qua sự giám sát của Công đoàn và pháp luật, tài sản của nhà tư bản sẽ dần dần bị hạn chế, rồi sẽ đến một ngày, thậm chí nhà tư bản đối với sự chiếm hữu cũng không còn hứng thú... Nếu như chúng ta đồng ý quan điểm của Burnst, chúng ta không xem trọng việc giành lấy chính quyền xã hội Chủ nghĩa Tư bản, mà phải gìanh lấy một số thay đổi khác của xã hội. Vì căn cứ vào ý kiến của Burnst; thông qua một số thay đổi, Chủ nghĩa xã hội đã chuẩn bị tốt, tương lai chúng ta có thể ghép một phần phía Ðông; một phần phía Tây lại thành một nước Chủ nghĩa xã hội. Bài diễn thuyết của Clar quá cô động, sắc sảo lại logic đã lôi cuốn biết bao nhiêu người. Tại Ðại hội đại biểu Hanovor của Ðảng nước Ðức năm 1899, Clar-Chilteking vẫn là một trong những nhân vật nòng cốt của cuộc đến tranh phản đối việc sửa đổi Chủ nghĩa của Burnst.Sau đó, bà tích cực triển khai cuộc đến tranh này trên báo “Bình Đẳng” do bà chủ biên. Các phần tử Cơ hội Chủ nghĩa xem bà như cây đinh trong mắt. Clar-Chilteking từ đó trở thành một Lãnh đạo phái tả nổi tiếng của Ðảng Dân chủ xã hội nước Đức.
Nguyện vọng mãnh liệt
Đảng Bolsheviks của Nga do Lenin lãnh đạo, thông qua tuyên truyền rộng rãi và công tác tổ chức, phát động đông đảo công dân, nông dân và binh sĩ tiến hành cuộc mạng năm1905 như sóng tràn bờ, gây ảnh hưởng tích cực cho Phong trào công nhân Chủ nghĩa Xã hội của các nước Châu Âu. Clar-Chilteking cùng Karl-Liebknecht, Rosa-Luxembourg – những Lãnh tụ cách mạng phái tả của Đảng Dân chủ xã hội nước Ðức tích cực tuyên truyền kinh kinh nghiệm quý báu của cách mạng nước Nga và bài học của nó đối với phong trào công nhân Tây Âu; kêu gọi giai cấp công nhân nước Đức học tập người vô sản nước Nga và bắt chước phương pháp hiệu quả của họ, dùng biện pháp Cách mạng phá vỡ chế độ chuyên chế; đồng thời, yêu cầu Phong trào công nhân nước Đức và Phong trào công nhân nước Nga gắn chặt mối quan hệ, ủng hộ lẫn nhau. Kỳ thực, về Phong trào phụ nữ Quốc tế, Clar-Chilteking đã bao năm hy vọng mãnh liệt, thực hiện hợp tác Quốc tế giữa phụ nữ lao động, khiến nó trở thành một bộ phận của sự hợp tác Quốc tế giai cấp vô sản cách mạng, vì sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội mà cống hiến.
Nguyện vọng của Clar đã thực hiện xong. Tháng 8 năm 1907, Đại hội đại biểu lần thứ bảy của Quốc tế thứ hai sẽ tổ chức tại Stughat nước Ðức. Clar hướng đẫn các đồng chí làm công tác chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ để tiến hành tổ chức Ðại hội lần này. Dưới sự lãnh đạo và chuẩn bị tích cực của Clar-Chilteking, ngoài các vấn đề quan trọng của Ðại hội như phản đối Chủ nghĩa quân phiệt và phá tan nguy cơ chiến tranh, còn thông qua khai mạc Hội nghị đại biểu phụ nữ Chủ nghĩa xã hội Quốc tế lấn thứ nhất, để xây dựng một tổ chức Quốc tế Phụ nữ Chủ nghĩa xã hội. Hội nghị khai mạc đúng kỳ hạn, đến dự Ðại hội có đại biểu phụ nữ đến từ 25 quốc gia của năm châu lục. Những đại biểu phụ nữ các nước, mỗi người mỗi sắc tộc khác nhau, những họ có điểm chung là chung chỉ hướng nên tình cảm rất thân ái. Ðại hội đại biểu đã thảo luận sôi nổi các vấn đề quan trọng của Phong trào phụ nữ Quốc tế, thảo luận và thông qua một quyết nghị do Clar đưa ra,chỉ định các chính Ðảng Chủ nghĩa xã hội trong cuộc đấu tranh vĩ đại của công nhân, tranh thủ quyền tổng tuyển cử, đưa ra yêu cầu phụ mĩ có quyền tổng tuyển cử, điều đó có thể lôi kéo càng nhiều lao động phụ nữ tham gia đấu tranh giai cấp công nhân. Hội nghị đại biểu quyết định: thành lậpHội liên hiệp Phụ nữ Quốc tế, báo Bình Đảng là cơ quan ngôn luận của nó. Tại Ðại hội lần này Clar-Chilteking được bầu làm Bí thư Hội liên hiệp Phụ nữ Quốc tế.
Ðại hội đại biểu phụ nữ Chủ nghĩa Xã hội lần thứ nhất khai mạc, thúc đẩy phong trào phụ nữ các nước châu Âu lên Cao, chính Ðảng Chủ nghĩa xã hội của tuyệt đại đa số quốc gia, sôi nổi diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền tổng tuyển cử của phụ nữ. Clar-Chilteking - chủ biên báo“Bình Đẳng”, kịp thời đưa tin và giới thiệu tình hình phong trào phụ nữ các nước, giao lưu kinh nghiệm đấu tranh phụ nữ, trở thành trận địa quan trọng của Phong trào Phụ nữ Quốc tế. Để tranh thủ quyền tổng tuyển cử của phụ nữ, phụ nữ lao động các nước và nam giới, cũng tham gia mit tinh quần chúng, diễu hành thị uy, phân phát truyền đơn, chỉ đạo công nhân bãi công, quyết không lùi bước dưới sự trấn áp tàn khốc của cảnh sát và giai cấp thống trị, nhiều phần tử tích cực của phong trào phụ nữ bị bắt giam cầm và tra tấn cũng không chút sợ hãi, biểu hiện tình thần dũng cảm không sợ hy sinh.
Ngày 8 tháng 3 năm 1909, nữ công nhân ở Chicago nước Mỹ và công nhân ngành may, nghành dệt trong cả nước cử làm bãi công và diễu hành thị uy, yêu cầu tăng lương, thi hành quy địnhlàm việc 8 giờ và giành quyền tuyển cử, được sự chỉ đạo và hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo phụ nữ lao động nước Mỹ và Thế giới. Tháng 8 năm 1910, dưới sự lãnh đạo của Clar, Hội nghị đại biểu Chủ nghĩa xã hội Quốc tế lần thứ hai đã khai mạc tại Copenhagen thủ đô tráng lệ của Ðan Mạch. Hội nghị hồi tưởng lại con đường chiến đấu gian khổ ba năm qua, Phụ nữ Chủ nghĩa xã hội Quốc tế quyết định từng bước gia tăng mối quan hệ Quốc tế, đưa Phongtrào Phụ nữ Chủ nghĩa xã hội từng bước tiến lênphía trước. Căn cứ theo kiến nghị của Clar Chilteking, Hội nghị đã thông qua quyết nghị, để kỷ niệm ngày tổng bãi công của nữ công nhân Chicago nước Mỹ vào ngày 8 tháng 3 năm 1909, phụ nữ các nước đoàn kết tiến hành cuộc đấu tranh, lấy ngày 8 tháng 3 mỗi năm làm ngày kỷ niệm đấu tranh của phụ nữ thế giới. Từ đó,“Lễ 8 tháng 3" trở thành ngày Quốc tế phụ nữ lấy hòa bình dân chủ, giải phóng phụ nữ mà chiến đấu. Tên tuổi sáng chói của Clar-Chiltekìng và mối quan hệ khắng khít với “Lễ Phụ nữ 8 tháng 3” lan truyền khắp thế giới. Bà được mọi người tôn là “Người mẹ của phongtrào phụ nữ Quốc tế”, nhận được sự ngưỡng mộ và yêu mến của nhân dân trên toàn thế giới. Clar-Chilteking không chỉ là vị Lãnh tụ kiệt Xuất của Phong trào giải phóng phụ nữ, mà còn là người lãnh đạo, người chiến sĩ kiệt xuất của Phong trào Công nhân Cộng sản Quốc tế. Bà biến nơi Bí thư Hội liên hiệp Phụ nữ Quốctế thành nơi đấu tranh phản đổi Chủ nghĩa cơ hội Quốc tế, tranh thủ hòa hình thế giới. Lúc này, hai tập đoàn chủ nghĩa đế quốc đã chuẩn bị lâu dài cho việc thúc bách đại chiến thế giới, làn sóng Phong trào kháng chiến và Phong trào công nhân dâng lên ào ạt, thúc đẩy nhà cầm quyền phải chấp hành Quốc tế thứ hai, tổ chức Đại hội đại biểu bất thường lần thứ 9 tại Basle ở Thụy Sĩ vào tháng 11 năm1912, để quy định con đường hành động thống nhất của Đảng các nước, và nhất trí thông qua tuyên ngôn phản chiến Basle. Nhưng, do đại bộ phận thành viên Lãnh đạo của Đảng Dân chủ xã hội các nước và Quốc tế thứ hai là phần tử cải lương chủ nghĩa hoặc phần tử vôChính phủ, ngang nhiên phản bội lại tinh thần cách mạng của tuyên ngôn Basle và sách lược đấu tranh, khiến Clar vô cùng giận dữ và lo lắng. Ngày 28 tháng 7 năm 1914, sự kiện Hoàng thái tửnước Áo bị một thanh niên Serbo hành thích là một mồi lửa, khiến Đại chiến Thế giới thứ nhất chính thức bùng nổ. Ngày 4 tháng 8, Lãnh tụ cánh hữu Hội nghị Đảng Dân chủ xã hội nước Đức có ảnh hưởng nhất trong Quốc tế thứ hai, đã bỏ phiếu tán thành ngân sách quân sự của Chính phủ phản động giai cấp tư sản, dùng khẩu hiệu “Bảo vệ Tổ Quốc” lừa dối nhân dân, làm bia đỡ đạn cho tư bản lũng đoạn. Trong Đảng xuất hiện loại kẻ hại như thế, khiến Clar-Chilteking căm giận đến cực điểm. Bà đã từng hy vọng chiến tranh bùng nổ có thể đem đến cơ hội cho Phong trào giai cấp vô sản, đem chiến tranh phản đối Chủ nghĩa đế quốc biến thành chiến tranh trong nước phản đối giai cấp thống trị. Nhưng do trong Ðảng có những kẻ thuộc Chủ nghĩa cơ hội, khiến hy vọng của bà tiêu tan. Ðảng xã hội Pháp ảnh hưởng Quốc tế thứ hai, cũng bỏ phếu tán thành ngân sách quân sự tại Hội nghị vào ngày4 tháng 8, Lãnh tụ Đảng xã hội còn tham gia “Chính phủ quốc phòng” của giai cấp tư sản. Công Ðảng nước Anh, Đảng Bolshevis nước Nga, cùng với các Lãnh tụ Ðảng Dân chủ xã hội gồm Italia, Thụy Ðiển, Hà Lan, Đan Mạch đều đổi sang lập trường Chủ nghĩa Chauvin xã hội, hoặc tham gia Chính phủ giai cấp vô sản, hoặc tích cực tham gia Phong trào bắt quân dịch phục vụ chiến tranh của Chủ nghĩa Đế quốc.
Trong hoàn cảnh này, chỉ có các nhà cách mạng phái tả trong nội bộ Ðảng các nước mới có thể xoay chuyển được tình thế, không sợ hy sinh, phản đối chiến tranh Chủ nghĩa Đế quốc, bảo vệ sự đoàn kết Quốc tế của giai cấp công nhân. Karl-Liebknecht, Rosa-Luxembourg, vàClar-Chilteking, Lãnh tụ phái tả của Ðảng Dân chủ xã hội nước Đức, từ khi chiến tranh bùng nổ, đã anh dũng tiến hành tuyên truyền cách mạng phản chiến. Ngày 2 tháng 12 năm 1914, khi Hội nghị nước Đức tiến hành biểu quyết ngân sách chiến tranh lẩn thứ hai, Liebknecht, một mình bỏ phiếu phản đối, và kêu gọi: “toàn thế giới vô sản, phải liên hợp lại”. Trong tình hình giới nghiêm thời chiến, lời tuyên bố của ông tại Hội nghị giống như sét đánh giữa trời, rung chuyển vũ trụ, đem lại sự cổ vũ cho công nhân các nước, họ vui sướng gửi cho ông 103 bức thư chúc mừng. Về sau, ông tiếp tục thông qua các phương thức diễn thuyết, viết thư cho tổ chức công nhân, tiến hành xuất bản tạp chí, tiến hành công tác phản đối chiến tranh, kêu gọi giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh theo khẩu hiệu “Lấy chiến tranh ngăn chặn chiến tranh”. Để đả kích và bức hại một số lãnh tụ phái tả này, Chính phủ Ðức bắt buộc Karl-Liebknecht nhập ngũ để bịt miệng ông lại. Rosa-Luxembourg bị bắt,nhốt vào ngục. Tất cả những điều này hoàn toàn không thể làm Clar-Chilteking, cũng không thể khiến bà ngưng công tác cách mạng, mà khiến bà càng thêm chú ý đến sách lược đấu tranh. Trong những năm tháng gian nan về sau, Clar tiếp tục quên mình cho việc phản đối Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa cơ hội trong nội bộ Ðảng.
Ðảng Bolsheviks của nước Nga do Lenin lãnh đạo giữ vững nguyên tắc cách mạng Tuyên ngôn Basle của Quốc tế thứ hai, trên các vấn đề thời đại, chiến tranh, hòa bình, cách mạng và dân tộc thuộc địa, kiên quyết phản đối Chủ nghĩa cơ hội của Quốc tế thứ hai, đem cuộc chiến Quốc tế phản đối hai tập đoàn Chủ nghĩa đế quốc biến thàm chiến tranh trong nước. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, phát động khởi nghĩa vũ trang, thành lập chính quyền Xô Viết chuyên chế của giai cấp vô sản, giànhm được thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Chủ nghĩa xã hội tháng 10.
Dưới ảnh hưởng của cách mạng Nga, đầu tháng 11năm 1918, nhân dân Đức bùng nổ Phong trào cách mạng đến đỉnh điểm; Thủ đô Burlin sôi sục hẳn lên, mấy vạn công nhân dưới sự ủng hộ của đội bảo vệ công nhân và binh sĩ vũ trang, đi ra đường, bộ đội vũ trang được phái đến trấn áp Cách mạng cũng buông vũ khí quay lại với nhân đân. Khởi nghĩa nhanh chóng chiếm lĩnh các cơ sở quan trọng như tòa nhà tổng cục cảnh sát, cục bưu chính, sở điện báo, bộ tư lệnh cảnh vệ, cờ đỏ tung bay khắp nơi. William II - Hoàng đế nước Đức cuống cuồng chạy trốn sang Hà Lan, chế độ quân chủ bị lật độ. Cách mạng như ngọn lửa, nhanh chóng lan rộng khấp nơi trong toàn nước Đức, rất nhiều công nhân, binh sĩ của thành phố đoàn kết lại, cướp đoạt chính quyền, xây dựng vũ trang nhân dân, thành lập đại biểu công nông Xô Viết. Cách mạng cả nước thắng lợi, một quốc gia Ðức hoàn toàn mới - nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa tự do ra đời! Chứng kiến sự kiện trọng đại này, Clar-Chilteking xúc động trào dâng nước mắt.
Nghị viên lâu năm nhất
Thật đáng tiếc, tình thế cách mạng sinh ra chuyển biến ngược. Albert - người đứng đầu phái hữu Ðảng Dân chủ Xã hội, đứng lên đoạt quyền lãnh đạo cách mạng. Họ câu kết giai cấp đại tư sản, chiếm đoạt thàm quả cách mạng tháng 11, xây dựng lên cái gọi là “Xô Viết đại biểu toàn quyền nhân đân” của siêu giai cấp, tuyên bố nước Đức là “nước Cộng Hòa Dân Chủ”, và lập tức tiếp quản Chính phủ.
Sau cách mạng tháng 8, những nhà Lãnh đạo phái tả nổi tiếng của Ðảng Dân chủ Xã hội, vừa ra khỏi ngục như Karl-Liebknecht, Rosa-Luxembourg, cùng với những người lãnh đạo Clar-Chilteking, Franz-Merin, ]oguis, thống lĩnh cầm đầu cách mạng phái tả cùng với phái hữu triển khai cuộc đấu tranh không nhượng hộ. Họ tuyên bố nước Ðức là “nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa”, kêu gọi quần chúng tiến hành cách mạng đến cùng; vào cuối tháng 12 năm 1912, họ đã cử hành Ðại hội tại Burlin, quyết định cắt đứt hoàn toàn với phái hữu, chính thức thành lập Ðảng Cộng sản Ðức (Clar-Chilteking làm Ủy viên Trung ương). Họ tổ chức phân tán lực lượng khắp nơi để lãnh đạo cách mạng, phát động và tổ chức cho giai cấp công nhân Burlin tiến hành cuộc bãi công mới và diễu hành thị uy vào tháng 1 năm 1918. Ngoài ra, nhóm Luxembourg còn sáng lập “Báo Cờ Ðỏ”, vạch trần bộ mặt phản động của phần tử phái hữu, kêu gọi “toàn bộ chính quyền thuộc về Xô Viết”.
Ngày 11 tháng 1 năm 1919, quân đội phản động hàng loạt tấn công Burlin, thế lực phản cách mạng phát động trấn áp đối với lực lượng cách mạng. Bọn phản động treo giải thuởng 100.000 mac để lấy đầu của Karl-Liebknecht và Luxembourg, phá hủy ban biên tập “Báo Cờ Đỏ”, bắt bạn chiến đấu và chồng con của Luxembourg. Những người trong bọn Yogixs Ủy viên Trung ương của Cộng sản Đức, cả trăm tên mật thám trong toàn thành phố lùng bắt Karl-Liebknecht và Luxembourg, khắp nơi dán hấu hiệu muốn giết chết họ. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đức khuyên hai người tạm thời lánh mặt, họ ẩn trốn tại khu công nhân Newcolun, không lâu lại chuyển đến trong gia đình của một bác sĩ ở khu Welmasdover Burlin.
Khuya ngày 15 tháng l, do bọn phản bội tố giác, một đội quân cảnh Đức (Đoàn Tự Vệ dân) đột nhiên bao vây nhà vị bác sĩ nơi Liebknecht và Luxembourg đang ẩn trốn. Do đột nhiên bị truy bắt, không kịp lẩn trốn, hai vị lãnh đạo Ðảng đã bị địch bắt. Xe đưa họ đến khách sạn Avon ở phía Tây Burlin, nơi đóng quân của sư đoàn kỵ binh cận vệ Bộ Tư lệnh. Xét hỏi chỉ tiển hành vài phút, Pabst - tham mưu trưởng sư đoàn Bộ Tư lệnh ra lệnh giam họ lại, một âm mưu giết người đã phát sinh từ lâu. Luxembourg vừa bị giải ra khỏi khách sạn, tên sĩ quan ở phía sau đánh vào bà, một tên kỵ binh lập tức nhảy bổ vào Luxembourg, dùng súng đánh mạnh vào đầu bà, rồi kéo Luxembourg đã bị hôn mê vào trong xe chạy đi. Trên đường, tên sĩ quan dùng súng ngắn bản vào đầu Luxembourg. Để thủ tiêu tông tích, bọn đao phủ tàn ác vô nhân lái xe đến cạnh dòng sông Landvil Canals ở ngoại ô, cột dây thép vào thi thể của Luxembourg, đem quăng xuống sông Canals. Karl-Liebknecht trên đường giải đi cũng bị giết một cách thảm hại, vì cách mạng nước Ðức họ đã cống hiến sinh mạng của mình.
Karl-Liebknecht, Rosa-Luxembourg bị giết chết thảm hại, Clar-Chilteking vô cùng giận dữ và rất đau đớn. Bà dũng cảm đón nhận lá cờ của chiến hũu, nuôi giữ trong lòng ý chí của người đã khuất, giẫm lên máu tươi của họ tiếp tục tiến lên phía trước. Từ năm 1920, bà được chọn làm Nghị viên Hội nghị nước Đức, lợi dụng diễn đàn hợp pháp của Hội nghị, tiến hành giữa đấu tranh hợp pháp và phi pháp, tiếp tục vì mưu cầu và giành lấy quyền lợi của giai cấp công nhân mà nỗ lực đấu tranh, vì phong trào phụ nữ Chủ nghĩa Xã hội Quốc tế mà cống hiến sức lực. Năm 1919, dưới sự lãnh đạo của Lenin, người thầy vĩ đại của Cách mạng giai cấp Vô sản, Đảng Cộng sản ở 30 quốc gia, chính Đảng công nhân và đại biểu của toàn thể phái tả, triệu tập Ðại hội đại biểu tại Matxcơva, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ ba, đảm nhận tuyên truyền Chủ nghĩa Marx, đoàn kết giai cấp công nhân các nước và đông đảo quần chúng lao động, để lật đổ sự thống trị của Chủ nghĩa đế quốc và Chủ nghĩa Tư bản, xây dựng chuyên chính vô sản, tiêu diệt chế độ bóc lột và giương cao sứ mệnh đấu tranh vĩ đại. Cuối tháng 6 năm 1921 đến giữa tháng 7 năm 1921, đại biểu của chính Đảng các nước Chủ nghĩa xã hội tập hợp ở thủ đô Matxcơva, tham gia Ðại hội đại biểu lần thứ ba. Clar-Chilteking đếnMatxcơva tham gia Đại hội, trong lòng đầy xúc động. Đây là Tổ quốc của Eucibo-Chilteking chồng bà, là quê hương thứ hai bà đã hướng về từ lâu, cũng là thánh địa thành công nhất của Cách mạng giai cấp Vô sản. Bà muốn học tập kinh nghiệm của cách mạng nước Nga, và lãnh đạo giai cấp công nhân nước Đức giành lấy thắng lợi một ngày gấn nhất.
Ngày 5 tháng 7, Clar-Chilteking bước vào hội trường, ngạc nhiên chỗ ngồi của mình đầy hoa tươi. Bà vẫn chưa hiểu được đây là chuyện gì. Friz-Hecert - đại biểu nước Ðức tuyên bố: “Hôm nay là sinh nhật lần thứ 64 của Clar-Chilteking, khi bà còn trẽ, bà ấp ủ trong lòng một trái tim nóng bỏng, tham gia phong trào công nhân, từ đó đến nay bà luôn luôn là một chiến sĩ trung thành, anh dũng”. Các đại biểu nhiệt liệt vỗ tay chúc mừng bà. Nhưng có lẽ, nhà diễn thuyết gây cảm động lòng người, khi ấy lại cảm động nói không nên lời. Một lúc sau, bà mới khiêm tốn nói: “Những việc tôi làm cũng như những việc khác đếu là tự nhiên… dòng nước từ hang núi chảy xuống, nó vì thế mà được hoan nghênh sao? Chim muông ca hát, nó cũng nhận được sự khen ngợi hay sao? Tôi sở dĩ phục vụ cách mạng là do tính tự nhiên khiến tôi phục vụ Cách mạng… Trong lòng tôi chỉ có một nguyện vọng, vì Cách mạng giai cấp Vô sản, vì thắng lợi của Cách mạng giai cấp Vô sản mà cống hiến” Tại Ðại hội Đại biểu Quốc tế thứ ba, Clar-Chilteking được chọn làm Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế thứ ba, Ủyviên Hội đồng Chủ tịch, tiếp tục hết mình vì công tác tổ chức của Phong trào Phụ nữ Quốc tế.
Những năm 20 của thế kỷ 20, nước Ðức tồn tại nguy cơ xâm nhập của Chủ nghĩa phát-xít. Hitler gia nhập và khống chế Ðảng Công nhân Chủ nghĩa xã hội quốc gia nước Đức (gọi tắt là Đảng Quốc Xã, tức Ðảng Nach), đưa ra “Cương lĩnh 25 điểm”, quy định chữ Vạn là huy hiệu Ðảng và cờ Ðảng, Hitler làm thủ lĩnh Ðảng, xây dựng dội xung phong. Năm 1923, phát động cuộc bạo động quán bia, thất bại và bị cấm. Năm 1925, hoạt động trở lại, trắng trợn tuyên dương Chủ nghĩa Ðức, tuyên truyền chính sách xâm lược bành trướng, công kích Chủ nghĩa Marx và Chủ nghĩa Nhân dân, nhận được sự ủng hộ về sức lực và của cải của tập đoàn Tư bản lũng đoạn. Ðồng thời hắn lấy Chủ nghĩa xã hội để gièm pha, cười chê đông đảo quần chúng nhân dân. Đối với nguy cơ xâm nhập của Chủ nghĩa phát-Xít, Clar-Chilteking từ lâu đã có sự cảnh giác, và thông qua diễn đàn Hội nghị, đồng thời tiến hành đấu tranh, kêu gọi nhân dân đề cao cảnh giác, để phòng phần tử Phát xít đoạt quyền, thực hành khủng bố chính trị Phát-xít.
Năm 1929, nguy cơ kinh tế thế giới của Chủ nghĩa tư bản bắt đầu, tạo sự sôi động lớn cho xã hội nước Ðức. Đến năm 1932, giai cấp Tư bản lũng đoạn thoát khỏi tình hình khốn đốn, trấn áp Phong trào Công nhân, chuẩn bị công khai tiến hành chuyên chính phát-xít. Quốc hội cũ bị giải tán, bọn phát-xít chiếm đa số trong quốc hội mới. Chúng có ý đồ thông qua triệu tập Quốc hội mới, giải tán Ðảng chính trị, trấn áp Ðảng Cộng sản, thủ tiêu tự do dân chủ, kích động phong trào bài bác. Ðoàn Ðảng Quốc hội Ðảng Cộng sản và Ðảng phát-xít đã đấu tranh dữ đội tại Hội nghị.
Căn cứ vào quy tắc Hội nghị của nước Đức, lễ khai mạc Quốc hội phải do Nghị viên lớn tuổi nhất trong Quốc hội chủ trì. Clar-Chilteking lúc bấy giờ đã 75 tuổi, là Nghị viên cao tuổi nhất trong Hội nghị, nhiệm vụ quan trọng chủ trì lễ khai mạc Quốc hội đã thuộc về bà. Hội Ủy viên Trung ương Ðảng Cộng sản nước Đức ra thông báo chính thức triệu hồi Clar-Chilteking, lúc bấy giờ bà đang dưỡng bệnh tại Liên Xô (cũ). Phần tử phát-xít công khai tuyên bố, nếu như vị Lãnh tự Đảng cộng sản già yếu này xuất hiện tại Quốc hội, thì sẽ giết chết bà, và phái mật thám mặc đồ thường dân ngày đêm chờ đợi tại bến xe, điều tra, chờ đợi tập kích bắt cóc. Clar-Chilteking không quan tâm đến cơ thể già yếu bệnh tật, không sợ sự đe dọa của kẻ thù, kiên quyết từ Matxcơva quay trở về Tổ quốc.. Nhờ có cải trang, dưới sự bảo vệ của người liên lạc thông minh lanh lợi của Ðảng Cộng sản, đến trạm xe Burlin xuống xe trước giờ, thoát khỏi sự phong tỏa và kiểm tra của địch một cách kỳ diệu, cuối cùng đến được Burlin.
Ngày 30 tháng 8 năm 1932, bắt đầu khai mạc Quốc hội nước Đức. Trên ghế Nghị viện bên phải đầy những phần tử phát-xít mặc đồng phục màu nâu xám, bên ngoài Hội nghị cũng đông nghẹt người, cả gian phòng Hội nghị không khí cực kỳ khẩn trương. Thời gian khai mạc đã đến, trên đài chủ tịch vẫn không có một người. Các nghị viên Ðảng Cộng sản và công nhân bên ngoài Hội nghị rất lo lắng, ngẩng đầu trông ngóng sự xuất hiện của Clar-Chilteking; còn những phần tử phát-xít thì ừng tên mỉm cười một cách hiểm ác, ngầm thể hiện sự vui mừng về thành công của chúng. Gần cuối thời gian khai mạc Hội nghị, một tiếng chuông vang lên, tấm màn của phía sau ghế Chủ tịch đột nhiên mở ra. Hai cô gái trẻ tuổi đỡ Clar-Chilteking với mái tóc bạc phơ bước lên đài Chủ tịch. Các nghị viên Ðảng Cộng sản lập tức hướng về người lãnh tụ, người bạn chiến đấu của họ và vỗ tay nhiệt liệt, công nhân bên ngoài Hội nghị cũng hoan hô vang dậy. Lúc ấy bọn hung đồ phát-xít đã thề giết chết Clar-Chilteking, từng tên ngây người ra như tượng gỗ, vẻ mặt hoảng hốt. Clar-Chilteking đọc bài diễn thuyết chống phát-xít nổi tiếng tại Hội nghị Quốc hội, kêu gọi tất cả mọi người bất chấp sự uy hiếp, tham gia chống Chủ nghĩa phát-xít. Bà kết thúc bài diễn thuyết của mình một cách đầy tin tưởng: “Tôi hiện nay thực hiện nhiệm vụ của một Nghị viên Quốc hội lâu năm nhất, nên được đến đây chủ trì lễ khai mạc Quốc hội. Tuy cơ thể tôi đang bệnh tật suy yếu, nhưng tôi rất hạnh phúc với tư cách thành viên lâu năm nhất, chủ trì lễ khai mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của nước Đức Xô Viết!”. Toàn Hội nghị im lặng lắng nghe bài diễn thuyết cảm động lòng người sau cùng của vị Lãnh tụ kiệt xuất trong Phong trào Phụ nữ Thế giới, nhà nữ cách mạng này. Cả 230 tên thuộc Ðảng phát-xít trong đại sảnh, cũng bị khí thế cách mạng và tinh thần mạnh mẽ của bà khuất phục.
Tháng 10 cùng năm, Clar--Chilteking lại đến Matxcơva để tránh những phần tử phát-xít muốn bức hại bà. Lúc này, hai mắt bà dường như đã bị mù, sức khỏe càng lúc càng xấu đi. Nhưng bà vẫn tiếp tục chiến đấu, hoàn thành tác phẩm nổi tiếng “Di huấn của Lenin đối với phụ nữ toàn thế giới” trên gi.ường bệnh. Hai giờ sáng ngày 20 tháng 6 năm 1933, người sáng lập ra Ðảng Cộng sản Ðức, nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp Vô sản thế giới, vị Lãnh tụ kiệt xuất của Phong trào Phụ nữ Quốc tế đã qua đời tại Liên Xô. Nhân dân Matxcơva và nhân dân các nước cử hành lễ truy điệu bà. Di thể của bà an táng tại Quảng Trường Ðỏ, đời đời được nhân dân trên thế giới viếng thăm.
Ngày nay, “Người mẹ của Phong trào Phụ nữ Thếgiới” đã qua đời hơn 60 năm, nhưng sự nghiệp vĩ đại của bà lại ngày càng vẻ vang. Phụ nữ các nước trên thế giới kế thừa di chỉ của bà, tiếp tục ủng hộ bảo vệ hòa hình, dân chủ, tự do và đưa phong trào giải phóng phụ nữ không ngừng tiến lên. Nhân dân xây dựng một tòa nhà ba tầng tại thôn Beaconweld vùng ngoại ô phía Đông Burlin để tưởng nhớ Clar-Chilteking. Cổng lớn tòa nhà kỷ niệm mô phỏng theo hình đầu của Chilteking, bên trong bày các bức ảnh, tranh khắc và tác phẩm của bà. Ðây chính là nơi bà đã sống và chiến đấu từ năm 1929 đến năm 1931. Trong phòng ngủ và phòng khách đến nay vẫn còn bộ trà kiểu Nga và khăn bàn của các nữ công nhân Liên Xô lúc ấy tặng bà. Mọi người đến đấy tham quan có thể hiểu được sự nghiệp chiến đấu kiên trì suốt đời của bà, học tập được tinh thẩn cao cả của bà: vì Cách mạng giai cấp Vô sản, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ thế giới mà cống hiến quên mình.
 
Marie Curie

NHÀ NGHlÊN CỨU VĨ ĐẠI TRONG LỊCH SỬ KHOA HỌC

MarieCurie.JPG


Marie.jpg


voeux-marie-curie.jpg


Trong tất cả những phụ nữ ảnh hưởng đến lịch sử thế giới, tuyệt đối không thể thiếu tên của phu nhân Curie. Bà là nhà nghiên cứu vĩ đại trong lịch sử khoa học thế giới. Bà cũng chồng là Pierre-Curie phát hiện ra nguyên tố có tính phóng xạ. Đó là nguyên tế Radium. Loại nguyên tố thiên nhiên hiếm có này không cần sự tác động của ngoại vật, vẫn có thể tự phát sáng, phát nhiệt, và có năng lượng rất lớn. Phát hiện này, không những giúp chữa trị bệnh ung thư theo phương pháp mới, mà còn sinh ra ngành khoa học mới. Ngoài ra, còn lật đổ những học thuyết cơ bản về vật lý học đương thời. “Do có sự cống hiến to lớn trong khoa học, bà trở thành nhà khoa học vĩ đại vang danh với hai lần nhận được giải Nobel, trở thành Nữ Giáo sư đáng tin cậy nhất ở Học viện Ðại học Paris, một học viện cao cấp nổi tiếng thế giới, là Nữ Viện sĩ thứ nhất của Viện khoa học nước Pháp. Trong cả cuộc đời, bà nhận được 26 giải thưởng và huy chương của 7 quốc gia trên thế giới, đảm nhận 107 chức vụ vinh dự của 25 quốc gia, được mọi người ca tụng là “Người mẹ của nguyên tố Radium”.
Phu nhân Curie từng nói: “Trong khoa học, chúng ta nên chú trọng sự việc, không nên quá chú trọng con người”. Nhưng vào thời đại nguyên tử của thế kỷ 20, “Người mẹ của nguyên tố Radium” là người rất đáng cho người đời chú ý. Chỉ thông qua cuộc đời của người phụ nữ vĩ đại này, mới có thể hiểu được sự phát hiện vĩ đại của bà có cống hiến to lớn đối với lịch sử y học thế giới.
Nữ học sinh nghèo khó đến từ nước khác
Một đêm khuya cuối tháng 10 năm 1891, trước toa tàu hạng tư của đoàn tàu chạy từ Warsaw đến Paris, một cô gái trẻ mặc áo khoác rộng, mang một túi nặng đựng sách, thức ăn, kẹo, chăn bông và chiếc ghế xếp đang chuẩn bị bước lên tàu.
Cô gái có sắc mặt tươi đẹp, ánh mắt màu xám sáng lạ thường. Cô quay lại ôm chặt người cha già yếu, nói trong tiếng khóc: “Con không đi xa lâu đâu, hai năm, nhiều nhất là ba năm! Con học xong chương trình, lập tức sẽ quay về, chúng ta sẽ lại sống chung, chúng ta nhất định sẽ vĩnh viễn không bao giờ lìa xa... có phải không?” Người cha cố đè nén tình cảm nói: “Ðúng vậy, con chim nhỏ bé của cha, mau chóng quay về nhé. Hãy cố gắng làm tốt công tác, chúc con may mắn!” Sau khi cha con chia tay, người con gái lại chia tay với anh cả và chị gái, thiết tha mong họ quan tâm chăm sóc người cha đáng kính, do mẹ sớm qua đời, người cha bị áp lực gia đình đè nặng tiều tụy, sớm mất đi niềm vui. Tiếng còi tàu vang lên trong màn đêm, đoàn tàu bắt đầu hành trình hướng về Paris, cô ấy nằm cong queo trên chiếc ghế xếp. Cô thưởng thức niềm vui được đến Paris học, lặng yên nghĩ về cuộc lữ hành mà cô đã mơ ước từ lâu. Ðây là sự lựa chọn giữa bóng tối và ánh sáng, sự lựa chọn giữa cuộc sống nhỏ bé và vĩ đại.
Người con gái trẻ tuổi ấy, tên Marie-Scrodofusk, năm nay 24 tuổi. Năm 16 tuổi, cô đã tốt nghiệp trường Nữ trung học Warsaw với thành tích xuất sắc, đoạt được huy chương vàng. Lúc ấy Ba Lan bị ba nước Nga, Phổ, Áo chia cắt, nên người con gái Ba Lan không thể vào đại học. So với Bronia - người chị gái lớn hơn Marie ba tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học, tuy đã nỗ lực cố gắng đi làm mấy năm, do gia cảnh nghèo khó, không có cách nào ra nước ngoài để học. Marie cùng chị bàn bạc, cô sẽ làm gia sư để dành một ít tiền, cùng tiền của cha giúp chị đến Paris học ngành y, sau khi chị tốt nghiệp, lại giúp cho cô đến Paris học. Cứ thế, Marie cố gắng ở quê nhà làm gia sư năm năm, giúp đỡ chị gái hoàn thành việc học, đồng thời để dành một ít tiền cho việc học của mình. Nay có theo lời đến Paris nương nhà chị, chuẩn bị vào học tại Viện Vật Lý học Đại học Paris.
Ðại học Paris là một trường nổi tiếng ở châu Âu, nơi đó có khá nhiều giáo sư và nhà khoa học nổi tiếng. Học kỳ thứ nhất ở Vật lý học Ðại học Paris, khai giảng vào ngày 3 tháng 11 năm 1891 tại đường Soulben. Người nữ học sinh Ba Lan nghèo khó này, bước vào tòa nhà tri thức ở Viện Vật lý học, giống như ruộng lúa bị hạn đã lâu nay gặp được mưa rào. Cô học tập tri thức như đói khát. Đến lớp chăm chú nghe giáo sư giảng bài, sau giờ học không làm thí nghiệm, thì đến thư viện đọc sách hoặc học tiếng Pháp, buổi tối thường ở chỗ trọ hoặc thư viện học bài đến khuya. Cô nhanh chóng trở thành học sinh ưu tú được cả lớp chủ ý.
Khi nói đến những học sinh có thành tích học tập xuất sắc, các nhà khoa học nổi tiếng luôn cho rằng họ có trí tuệ thiên tài, có năng lực và bản chất ham học hỏi. Marie là người có đầy đủ tố chất như thế. Có hai câu chuyện nhỏ trong truyền thuyết, đã phản ánh được bản chất thiên tài của bà.
Câu chuyện thứ nhất: khi Marie và chị Bronia chưa đến tuổi đi học, cha mẹ dạy chị em họ nhận mặt chữ. Chị Bronia thường cố gắng nhớ bằng cách dùng bìa cứng cắt thành mẫu tự, còn Marie lại đem những bìa cứng này vất lung tung. Một hôm, vào sáng sớm, cha của bà đem một chương trong quyển sách tranh chữ đưa cho Bronia đọc, Bronia cố gắng hết sức mới đọc được suôn sẻ. Marie vốn không kiên nhẫn, lại lười biếng, nhưng nay bất ngờ bà đem cả quyển ra đọc câu mở đầu rồi ngưng. Mọi người ở đó giương mắt nhìn. Marie đắc ý tiếp tục đọc thuộc hết quyển sách. Bỗng nhiên có bật khóc nức nở, cảm thấy mình quá vô lễ với chị, bèn xin lỗi: “Con không cố ý, chỉ vì cái này dễ quá…”
Câu chuyện thứ hai: sau khi họ đi học, Marie thường làm xong bài trước những đứa trẻ khác, sau đó chuẩn bị bài mới, hoặc giúp đỡ những bạn học kém giải quyết những vấn đề khó. Một buổi chiểu, khi những đứa trẻ ở trong phòng ăn đang ôn bài, chúng ồn ào lớn tiếng, Marie chống hai khuỷu tay lên bàn, các ngón tay bịt tai lại để ngăn tiếng ồn, chăm chú đọc sách. Cách đọc sách chăm chú, tâm không xao động của cô, khiến cho những đứa trẻ khác cảm thấy khó chịu. Chị họ Henette, chị cả Bronia, chị hai Haila của cô thích chơi khăm, quyết định đùa với Marie.
Ba cô gái đem những cái ghế sắp xếp xung quanh Marie, một cái ghế dựa để trên đầu, sau đó nhẹ nhàng bỏ đi, đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra. Do Marie đọc sách quá chăm chú, nên không hề hay biết. Qua nửa giờ đổng hồ, khi cô đọc xong một chương, xếp sách lại ngẩng đầu lên, những cái ghế bất ngờ ầm ầm ngã xuống, đập vào vai trái của MARIE. Cô xoa, xoa chỗ đau, rồi cầm lấy sách, chỉ nói với các chị của mình ba chữ “thật vô vị” rồi ra khỏi phòng ăn, đến bức tường trong phòng tiếp tục ngồi đọc sách.
Bây giờ cô đã hoàn toàn chín chắn. Cô xa lìa Tổ quốc bị Sa Hoàng nước Nga xâm lược giày xéo, một mình đến nước khác để học. “Mục đích học tập của cô càng rõ ràng, cô muốn dùng những trí thức học được của mình để cứu nước, thực hiện mơ ước của cha ông đã hy sinh xương máu cho độc lập của Tổ Quốc. Marie không bao giờ quên năm cô lên 10 khi cô đang theo học trường tư ở Ba Lan đã gặp một màn kịch nhục nhã. Lúc ấy những đứa trẻ Ba Lan đi học, không được nói tiếng Ba Lan, không được dạy chữ Ba Lan, mà phải nói tiếng Nga, học lịch sử nước Nga, và biết lễ nghi nước Nga. Một hôm, tên thị sát người Nga bỗng nhiên đến lớp của Marie, kiểm tra tình hình học tập. Khi hắn muốn thầy giáo gọi một học sinh đứng lên trả lời câu hỏi, thẩy giáo không đắn đo gọi Marie. Vì cô là học sinh nói tiếng Nga giỏi nhất, các phương diện tri thức tương đối biết nhiều, rất được thầy giáo yêu mến. Viên thị sát người Nga trước tiên muốn Marie đọc thuộc lòng bài kinh cầu nguyện Thiên Chúa giáo, tiếp theo lại muốn Cô bắt đầu từ Catherine II, nói tên của Hoàng đế thống trị dân tộc Nga, còn muốn cô nói tên và tôn hiệu của Hoàng tộc nước Nga. “Nữ hoàng Bệ hạ, Ðiện hạ Thái tử Alexander, Ðiện hạ Ðại công..." Câu trả lời của Marie rất chính xác, phát âm chuẩn giống như cô sinh ra tại Peterple. Viên thị sát mỉm cười vừa ý. “Ai thống trị chúng bây?” Viên thị sát đột nhiên lại hỏi. Ánh mắt của thầy giáo và các học sinh đều ánh lên ngọn lửa phẫn nộ, trong phòng im lặng đáng sợ. Vì không ai trả lời, nên viên thị sát nổi giận, lớn tiếng hỏi lại một lần nữa: “Ai thống trị chúng bây?” Marie trả lời một cách đau khổ “Hoàng đế Alexander II, Hoàng đế của toàn nước Nga”. Sắc mặt cô trở nên tái nhợt, những giọt nước mắt lăn dài trên má. Sau khi viên thanh tra rời khỏi phòng học, thầy giáo chẳng nói gì đi đến trước mặt Marie, nhẹ nhàng hôn lên trán cô. Marie cũng không thể kiềm chế được, bật khóc nức nở. Từ đó Marie bé nhỏ nảy sinh tư tưởng phản kháng lại sự thống trị của nước Nga. Khi cô nghe được Sa hoàng Alexander II bị ám sát, rất kích động nhảy lên bàn học biểu lộ sự vui mừng. Mỗi lẫn cô đi ngang qua Quảng trường đặt bia kỷ niệm những tên tay sai của nước Nga, cô nhổ nước bọt, biểu lộ sự khinh miệt. Một hôm, khi nghe tin anh trai của cô bạn gái, vì hoạtđộng cách mạng, nên hôm sau sẽ bị Sa hoàng treo cổ, cô và hai chị đến nhà người bạn ở lại suốt đêm, để cầu nguyện cho nhà cách mạng, thề sẽ báo thù cho anh ấy.
Tại Paris, Marie dốc sức học tập, không tham gia tụ họp bạn bè, không tiếp xúc với người Mác, tự qui định cho mình một mới khóa biểu. Lúc đầu cô ở nhà chị gái, về sau thuê một căn gác xép nhỏ. Mùa hạ nóng nực, mùa đông lạnh giá. Ðêm tối mùa đông giá rét, nước trong phòng đề đóng hàng, quẩn áo chăn mền quá mỏng manh, có khi cả người cô rét run cầm cập, không ngủ được, đành phải đem tất cả quần áo có được, mặc hết vào người, ngoài cái chăn đang đắp ra, còn đem cái ghế dựa duy nhất trong phòng đè lên quần áo, tạo nên cảm giác ấm áp. Ðể học được nhiều tri thức, buổi tổi thường đến thư viện đọc sách đến khi thư viện đóng cửa mới về. Sau khi về nhà lại đốt một ngọn đèn dầu nhỏ, học đến 2, 3 giờ sáng mới ngủ.
Marue cùng những học Sinh Ba Lan nghèo khổ, chi phí sinh hoạt hàng tháng chỉ 40 rúp, không chỉ chi cho các loại tiền quần áo, ăn ở, sách vở, giấy mực, mà nòn phải đóng tiền học phí. Ðể duy trì cuộc sống, cô chỉ ăn một ít bánh mì khô phết bơ. Do học tập quá khắc khổ, nghỉ ngơi ít, dinh dưỡng kém, Marie mắc chứng bệnh thiếu máu, mấy lần bị ngất, mà không nói với ai. Một hôm, cô ngất xỉu ở trước mặt các bạn học, các bạn lo lắng báo tin cho anh rể cô. Khi anh rể cô đến nơi, cô đã tỉnh lại, và đang chuẩn bị bài vở cho ngày hôm sau. Anh rể cô kiểm tra sức khỏe cho cô, nhìn thấy mấy cái đĩa sạch trơn và mấy cái nồi trống rỗng, hoàn toàn hiểu ra! Anh rể bắt đầu dò hỏi cô: “Em hôm nay đã ăn món gì rồi?” “Hôm nay? Em vừa ăn xong bữa trưa ...” “Thế em đã ăn sạch hết à?” Lúc này, Marie không thể không nói thật: Từ tối hôm trước, cô chỉ ăn một củ cải nhỏ và nửa cân quả anh đào, và chỉ ngủ 4 giở. Anh rể cô sau khi nghe, vừa tức giận vừa đau xót, buộc Marie đến nhà anh nghỉ ngơi vài hôm, bồi bổ thêm chút dinh dưỡng. Sau khi Marie hồi phục sức khỏe, lại tiếp tục cuộc sống gian khổ như xưa, ra sức học tập.
Đầu óc Marie rất chuẩn xác. Cô dựa vào ý chỉ sắt đá, quyết tâm đạt đến mỗi mục tiêu được xác định một cách hệ thống: năm 1893, đạt được học vị Thạc Sĩ Vật lý học; năm 1894, lại nhận được học vị Thạc sĩ Toán học.
Từ tình bạn đến tình yêu
Marie sau khi tốt nghiệp, muốn quay trở về Ba Lan để phục Vụ cho Tổ quốc. Lúc này, đầu năm 1894, cô nhận được sự ủy thác của Hội Xúc tiến Thí nghiệm Quốc gia nước Pháp, nghiên cứu đặc tính của các loại sắt thép. Lúc đầu, cô tiến hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của một giáo sư. Nhưng, thí nghiệm của cô cần phải có một không gian rộng lớn, và trang thiết bị đầy đủ.
Chính lúc này, Covalsci, một vị giáo sư vật lý người Ba Lan, cùng vợ đến nước Pháp hưởng tuần trăng mật; đồng thời đi du lịch khoa học, diễn thuyết, và tham giá cuộc họp của Hội Vật lý học. Do Marie từng quen biết với vợ của vị giáo sư này khi còn ở Ba Lan, nên đến Paris có hẹn gặp Marie. Khi hiểu rõ.khó khăn của cô, Covalsci giới thiệu cô với Pierre-Curie một nhà khoa học có tài. Giáo sư nói với cô: “Anh ấy có thể giúp đỡ và hướng dẫn cô”. Dưới sự sắp xếp của giáo sư này, Marie và Pierre-Curie đã gặp gỡ, qua cuộc nói chuyện lần đầu, hai người đều để lại ấn tượng sâu sắc cho nhau.
Lúc bấy giơ Pierre-Curie 35 tuổi, đang làm giảng viên giáo dục của gia đình, có kiến thức rất rộng về lịch sử và văn học. Dưới sự dạy dỗ của cha là bác sĩ Curie, trình độ toán học được nâng cao rất nhanh, 18 tuổi thi đậu kỳ thi học vị Học Sĩ. Năm 19 tuổi, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Pierre-Curie đến làm việc ở một phòng thí nghiệm, ở đó vừa làm việc vừa học tập. Pierre và anh trai sống rất gấn bó. Họ không những cùng đi đến phòng thì nghiệm, mà còn lợi dụng điều kiện có lợi, bắt đầu nhanh chóng nghiên cứu khoa học. Hai người phát hiện ra một hiện tượng mới - hiệu ứng điện áp. Sau đó, họ phát minh ra một loại dụng cụ đo dòng vi điện, cống hiến to lớn đối với việc nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến sau này. Nãm 1883, Jam - người anh trai tìm được một công việc ở miền Trung nước Pháp, hai anh em đành phải chia tay. Pierre từ đó bắt đầu dạy học ở Viện Vật lý học, nhưng vẫn không bỏ công tác nghiên cứu khoa học. Năm 1884 và 1885, ông đưa ra thuyết “nguyên lý đối xứng”. Đây là cuộc cải cách quan trọng đối với việc nghiên cứu hiện tượng vật lý, trở thành cơ sở của khoa học hiện đại. Ông phát minh và chể tạo ra tiểu ly để dùng trong thí nghiệm, và lấy tên ông đặt tên cho nó. Năm 1891, ông tiến hành nghiên cứu các loại từ tính dưới độ nóng cao, cuối cũng đưa ra định luật quan trọng trong vật lý học - định luật Curie.
Pierre-Cutie hăng Say nghiên cứu khoa học, ông quen biết tất cả những nhà khoa học trên thế giới, cuộc sống thì đơn sơ. Tiền lương cả tháng của ông là 300 Franc, chỉ tương đương với lương tháng của một công nhân ưu tú nước Pháp lúc bấy giờ. Ông hay thẹn, kín đáo mà thanh cao, trong cuộc sống và tình cảm tỏ ra hơi vụng về chậm chạp. Ông không thích những cô gái đẹp, mà vẫn chưa gặp được người yêu. Ông đã từng viết trong nhật ký: “… Phụ nữ có thiện tài thì rất ít người”. Nhưng, khi ông và Marie gặp nhau lần đầu, cách nhìn của ông đã thay đổi.
Marie đối với Pierre-Curie cũng có tình cảm. “Khi tôi đi vào, Pierre-Curie đang đứng trước cửa sổ trên sân gác. Tuy anh đã 35 tuổi, nhưng tôi cảm thấy anh còn rất trẻ, đôi mắt sáng trong, thân hình cao to, biểu lộ tình cảm và dáng điệu tự nhiên, khiến tôi chú ý. Anh ấy nói chuyện chậm rãi mà rõ ràng mộc mạc, nụ cười vừa trang nghiêm vừa hoạt bát, khiến người ta tin tưởng. Chúng tôi nói chuyện thân thiện như đã thân quen từ lâu, đề tài chủ yếu là khoa học, tôi đồng ý trưng cầu ý kiến của anh đối với các vấn đề đó”. Cách dùng câu của Marie đơn giản mà thuần khiết, miêu tả tình hình lúc họ gặp nhau lần đầu tiên vào đầu năm 1894.
Từ đó, Marie và Pierre-Curie gặp nhau thường xuyên hơn. Nhà vật lý học trẻ tuổi, tiếp cận với người con gái Ba Lan bằng sự dịu dàng và kiên trì, đem tác phẩm của mình tặng cho cô, đến căn gác nhỏ thăm cô, đưa có đi gặp cha mẹ mình, và cũng có thảo luận các vấn đề khoa học. Mấy tháng sau, sự tôn sùng, hâm mộ và tin tưởng của Pierre-Curie tăng thêm sự thân mật cũng sâu hơn. Pierre-Curie đã trở thành “tù binh" của người con gái Ba Lan thông minh, rất xinh xắn này. Anh phục tùng cô, nghe lời khuyên bảo của cô, tiếp nhận sự thúc giục của cô, viết tác phẩm luận về từ tính, và một bài luận Văn Tiến sĩ cực kỳ vĩ đại. Pierre-Curie chính thức ngỏ lời cầu hôn Marie.
Nhưng Marie lại do dự vì trong thâm tâm, sau khi cô học xong cô sẽ quay về Ba Lan phụng sự đất nước và chăm sóc người cha già yếu. Nếu như cô kết hôn với Pierre-Curie, cô sẽ vĩnh viễn ở lại Paris, nước Pháp sẽ trở thành quê hương thứ hai của cô.
Pierre-Curie rất buồn, nhưng ông không nản chí. Ông biết Marie rất yêu khoa học, hy vọng tiếp tục học thành Tiến Sĩ, nên ông hết lòng hướng dẫn cô. Ông còn đến thăm Bronia - chị của Marie, thông qua cô chị thuyết phục cô em ở lại Paris, tiếp tục nghiên cứu khoa học. Như vậy, lý tưởng muốn cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp khoa học, đã gắn chặt mối quan hệ của hai người, cuối cùng Marie quyết định vĩnh viễn ở lại nước Pháp và nhận lời cầu hôn của Pierre-Curie.
Tháng 7 năm 1895, vào một ngày đẹp trời, hôn lễ của Marie và Pierre-Curie được cử hành. Hôn lễ rất đơn giản, không có váy dài trắng như tuyết, không có nhẫn vàng, cũng không có tiệc tùng linh đình. Marie mặc bộ đồ nỉ đơn giản, màu xanh da trời. Cha, anh trai, chị gái cô từ Watsaw cũng kịp đến, cùng với người nhà của Pierre-Curie, chúc mừng suốt buổi trưa. Món quà xa xỉ duy nhất của đôi vợ chồng trẻ là hai chiếc xe đạp, vừa mới mua bằng tiền mặt từ Ba Lan gửi đến, làm lễ vật chúc mừng, để biểu lộ tình thân. Trong suốt kỳ nghỉ hè, họ đã cưỡi hai chiếc xe đạp đi ngao du ở quê nhà. Sau hôn lễ, cuộc sống của hai nhà khoa học trẻ đầy hạnh phúc, Pierre-Curie vừa giảng bài cho các kỹ sự tương lai, vừa tiếp tục công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Học viện Vật lý. Mỗi tháng ông chỉ kiếm được 500 Franc, do đó hoàn cảnh gia đình không được sung túc. Marie-Pierre rất tiết kiệm, sắp xếp chi phí gia đình hợp lý, nhà cửa gọn gàng, và chuẩn bị cho kỳ thi tư cách Giáo sư Đại học.
Mùa hè năm 1896, Marie đậu thủ khoa trong kỳ thi tư cách Giáo sư Ðại học. Pierre-Curie rất sung sướng và tự hào. Để đáp lại sự nỗ lực và thành công của bà, Pierre-Curie đưa Marie đi du lịch khắp nước Pháp. Năm sau, họ sinh được một cô con gái tên Ereyna và tương lai tốt đẹp trước mắt họ là sẽ đoạt được giải Nobel. Ðây chính là thời kỳ bận rộn và hạnh phúc tràn ngập gia đình họ. Việc nuôi con hoàn toàn không trở ngại đến thành quả nghiên cứu từ tính. Bà vừa làm những thí nghiệm phức tạp, vừa phải nấu cơm, giặc quần áo và chăm sóc con. Pierre-Curie luôn là người chồng giúp đỡ, quan tâm đến vợ con. Ông không chỉ tiến hành nghiên cứu các vấn đề vốn có, mà còn nghiên cứu khoa học ở những lĩnh vực khác.
Vào năm 1895, các nhà Vật lý học trẻ mới về tia phóng xạ, phát hiện ra tia X có thể xuyên qua vật chất ở thể rắn. Năm Sau, Paekohler nhà vật lý học người Pháp, lại phát hiện ra khoáng chất muối uranium có thể phát ra tia giống như tia X. Marie nảy sinh ra hứng thú quyết định đem vấn đề này làm đề tài luận văn thi Tiến sĩ của bà, từ đó bắt đầu cuộc nghiên cứu vĩ đại trong lịch sử khoa học.
Pierre nhiều lần thỉnh cầu Viện trưởng Viện Vật lý, cuối cùng Marie được cấp cho căn phòng làm việc nhỏ, vừa lạnh vừa ẩm thấp - một nhà kho nhỏ kiêm phòng máy móc ở dưới tòa nhà Học viện. Tuy trang bị kỹ thuật đơn giản, không có thiết bị điện khi thích hợp, không có tài liệu mở đầu nghiên cứu khoa học, cũng không có điều kiện nhiệt độ thường xuyên cần thiết ở mức độ chính xác để bảo vệ dụng cụ thí nghiệm khoa học, nhưng Marie không thất vọng. Bà sắp xếp tìm kiếm và vật dụng thiết bị của bà trong căn phòng tồi tàn này, bắt đầu bước thứ nhất trong công việc là đo lường “sức tách rời” của tia uranium. Sau mấy tuần lễ, Marie đạt được kết quả bước đầu: Loại nguyên tố uranium, có thể phóng ra bức xạ, nó không chịu được tia sáng, ảnh hưởng của độ nóng và tính hóa hợp bện ngoài. Qua sự tìm tòi và nghiên cứu, tin rằng hiện tượng phóng xạ này là một loại đặc tính của nguyên tử. Để làm rõ nguyên tố khác có hay không hiện tượng phóng xạ này, Marie quyết định kiểm tra những chất hóa học mà mình đã biết; kết quả phát hiện ra một số nguyên tố như thorium, cũng phóng ra tia bức xạ giống như uranium. Marie đặt tên cho hiện tượng phóng xạ này là “tính phóng xạ”, đem uranium, thorium, những chất có hiện tượng phóng xạ đặc trưng, gọi là “nguyên tố phóng xạ”.
Tiếp theo, Marie tiến hành nghiên cứu các khoáng vật dự trữ ở Học viện Vật lý, đo và phân ra sự mạnh yếu trong tính phóng xạ của chúng. Trong khi đó bà phát hiện độ mạnh tính phóng xạ của các khoáng vật bà đã đo lường qua so với độ mạnh phóng xạ dự liệu phải có trong hàm lượng uranium và thorium phải mạnh hơn rất nhiều. Bà bắt đầu hoài nghi có phải là dụng cụ thí nghiệm bị hỏng, hoặc đã đo sai. Bà kiểm tra dụng cụ thí nghiệm, tiến hành đo đi đo lại 20 lần, cuối cùng thửa nhận sự thật: Ở trong một số khoáng vật, hàm lượng của uranium và thorium, không thể giải thích độ mạnh phóng xạ quan sát được. “Tính phóng xạ quá mạnh khác thường này là do đâu?” “Điều này chỉ có một cách giải thích, có lẽ trong những khoáng vật này có chứa một nguyên tố chưa biết, mà tác dụng phóng xạ so với uranium và thorium mạnh hơn nhiều. Nhưng, nó là cái gi?” Marie kiểm tra và đo lường các nguyên tố đã biết, đều không thể có được giải đáp hợp lý. Bằng tâm trí và dũng khí vĩ đại, mạnh dạn đưa ra một giả định: Có một khoáng vật chứa một loại nguyên tố hóa học gọi là nguyên tố mới. Trong báo cáo nộp cho Học viện Tiến sĩ khoa lý, Marie đã tuyên bố phát hiện của bà.
Kết quả nghiên cứu của Marie rất quan trọng. Pierre quyết định ngừng công việc nghiên cứu của mình, cũng đồng lòng hợp tác với bà. Sự tham gia của Pierre, đã ủng hộ và cổ vũ Marie rất nhiều, làm tăng thêm niềm tin và dũng khí cho bà để khắc phục khó khăn. Họ dùng phương pháp hóa học, từ trong quặng uranium nhựa đường, tinh luyện loại nguyên tố mới. Lúc đầu họ cho là loại nguyên tố mới này chiếm không quá 1% trong hàm lượng quặng, sau đó mới biết hàm lượng nguyên tố mới của khoảng chất nhiều nhất trong quặng này cũng không đến 1% vạn (1/1.000.000), hàm lượng thực tại trong quặng uranium nhựa đường. Họ quên ăn quên ngủ, ngày đêm theo thứ tự phân tích hóa học, phân tích tổ hợp các loại nguyên tố của quặng uranium nhựa đường, sau đó đo tính phóng xạ của các nguyên tố. Qua nhiều lần đào thải, phạm vi nghiên cứu dần dần thu hẹp, có thể thấy loại nguyên tố tính phóng xạ rất mạnh, là một bộ phận khác chứa trong khoáng chất. Tháng 7 năm 1898, vợ chồng Currie phân tích ra một loại nguyên tố phóng xạ trong phần chứa bismuthum, tính hóa học của những chất khác và bismuthum tương tự nhau, tính phóng xạ so với uranium thuần mạnh hơn gấp năm ngàn lần. Pierre nói với vợ: “Chúng ta đặt cho 'nó' một cái tên nhé!” Marie suy nghĩ một lúc, rồi thẹn thùng nói: “Em đề nghị gọi nó là Polonium, để kỷ niệm Tổ quốc của em. Marie từ nhỏ đã yêu Tổ quốc, bây giờ tuy ở nước Pháp, nhưng không lúc nào quên đất nước Ba Lan đang bị Chủ nghĩa Ðế quốc xâm lược. Trước khi bà phát biểu “Bản báo cáo" chưa có trong luận văn bà nộp cho Viện Tiến sĩ khoa lý, Marrie đã đem thành quả nghiên cứu gửi tặng cho Warsaw, Paris, đăng trên Nguyệt báo Nhiếp ảnh với tên gọi “Sweatro”.
Sau khi phát hiện nguyên tố Polonium, vợ chồng Curie tiếp tục nỗ lực để tìm ra phát hiện mới. Không lâu, họ lại phát hiện trong quặng uranium nhựa đường có chứa một loại nguyên tố chưa biết, có tính phóng xạ cực mạnh. Ngày 26 tháng 12 năm ấy, “Bản báo cáo” của học viện Tiến Sĩ khoa lý, tuyên bố loại nguyên tố mới có tính phóng xạ trong quặng nhựa đường: “... Theo các lý đo kể trên, khiến chúng tôi tin rằng, trong chất mới của tính phóng xạ này có chứa một loại nguyên tố mới: chúng tôi đề nghị gọi nó là Radium”.
Đối diện với nguyên tố mới này, trong giới khoa học có những thái độ khác nhau, có người biểu lộ sự tán đồng, có người hoang mang không tin tưởng. Có người lại biểu thị hoài nghi: “không có nguyên tố lượng, thì không có radium; nếu chỉ ra được radium cho chúng tôi xem, chúng tôi mới tin tưởng các bạn”. Như vậy, các nhà khoa học muốn chiến thắng sự phản đối này một cách công bằng và ngay thẳng, biện pháp tốt nhất là “chế tạo" và thu được radium thuần chất. Marie và Pierre quyết định trả lời thực tế tất cả sự hoang mang và hoài nghi này.
Có 3 vấn đề trước mắt làm cho phu nhân Curie lo lắng: Làm sao có được khoáng vật đầy đủ? Công việc tinh chế ở chỗ nào? Tiền ở đâu để chi cho những công việc phải làm? Vợ chồng Curie suy nghĩ nhiều lần về những vấn đề này, cuối cũng cũng có được cách giải quyết. Họ thông qua một vị giáo sư người Áo, được Chính phủ cho phép lấy 1000kg mảnh vụn quặng uranium nhựa đuờng, cung cấp cho họ sử dụng nghiên cứu. Viện trường ViệnVật lý học đồng ý đem các lán gỗ không sử dụng trong một thời gian dài cho họ mượn để sử dụng. Không lâu, Pierre tìm được công việc tốt ở trường Đại học Paris, với mức lương cao hơn, Marie cũng được mời đến dạy học tại Học viện Cao đẳng Sư phạm Sefleu, thu nhập của họ đã tăng cao, xuất ra một phần làm kinh phí nghiên cứu. Như vậy 3 vấn đề khó khăn của họ đã giải quyết được, họ tự tin lao vào công tác nghiên cứu.
Họ tiến hành phân công nhiệm vụ cho nhau: Pierre tiếp tục nghiên cứu đặc tính của radium, Marie lấy muối nguyên chất uranium từ trong khoáng sản vụn ra. Công việc của Pierre rất phức tạp, những công việc của Marie lại thuộc về thể lực. Do nơi phòng làm việc không có đuờng dẫn khi độc thoát ra, có một lần Marie nung chảy 30 - 40kg mảnh vụn quặng uranium nhựa đường, dùng một cây sắt quậy dụng dịch mảnh vụn khoảng chất nóng chảy trong một cái nồi suốt mấy giờ đồng hồ, lại phải chuyển sang những bình chưng cất rất lớn, đem dung dịch nóng chảy sôi sùng sục từ bình này để vào bình khác. Mùi nhựa đường thường làm Marie chảynước mắt và bị ho. Cường độ làm việc này chỉ phù hợp với nam giớí, khiến Marie mệt lã. Họ thường quên mất thời gian ăn trưa, không quản mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá, miệt mài kiên nhẫn, tiêu hao sức lực rất nhiều vì thiếu ngủ. Marie trở nên ốm yếu, Pierre thì mệt mỏi không chịu được. Một hôm Pierre động lòng nói với Marie: “Chúng ta đã chọn lựa một Cuộc sống quá gian nan …" Marie khuyến khích chồng: “Quả thựcc rất gian nan, nhưng chúng ta phải vững tâm, đặc biệt phải có lòng tự tin! Phải tin tưởng tuyệt đối vào công việc, bất kể giá trị bao nhiêu”.
Thời gian từng ngày, từng tháng trôi qua, nguyên tố mới bí mật vẫn không xuất hiện. Năm 1902, vợ chồng Curie đã trải qua 45 tháng gian lao và phấn đấu, cuối cũng đã thu được thành công 1/10 radium. Trong một đêm, sau 4 ngày mệt mỏi, họ không sao ngủ được, cuối cũng họ đã tìm ra “lời giải đáp”. Hai người rời khỏi gi.ường, bước đến phòng nghiên cứu. Marie nói khẽ: “Không cần mở đèn, kìa khung cảnh tuyêt đẹp, những luồng ánh sáng dường như treo trong bóng đêm”. Pierre xúc động nói:“Anh đã từng hy vọng nó thật đẹp, em nhìn kìa, nó đang phát sáng!” Hai người im lặng nhìn đến vết ánh lân tinh, Marie xúc động cố nén tiếng khóc, Pierre ôm chặt người vợ đáng yêu của mình.
Vợ chồng Curie không chỉ tinh luyện được radium, mà còn sơ bộ đo đạc và xác định ra nguyên tử lượng của radium là 225, tác dụng phóng xạ của nó với uranium mạnh gấp 2 triệu lần. Khi phát hiện nguyên tố phóng xạ mới radium này được chứng thực rồi, giới khoa học bùng nổ cuộc cách mạng chân chính lần thứ nhất. Các nhà khoa học thật sự “suy nghĩ” lại về Vật lý học, trong ngày khai sinh bộ môn khoa học mới, khắp nơi trên thế giới hàng loạt nguyên tố chưa biết khác được phát minh, lý thuyết nguyên tử bất biến sụp đổ, nhường ngôi cho lý thuyết vật chất không ngừng biến hóa. Để đạt được kết quả tác dụng sinh lý của radium đối với cơ thể con người, Pierre không ngại nguy hiểm, tự lấy cánh tay làm thí nghiệm thử. Khi ông đưa cánh tay ra tiếp xúc với tia radium, trong nháy mắt ông cảm thấy đau đớn như có một ngọn lửa cháy lan, sau mấy tháng mới hoàn toàn khỏi bệnh. Vợ chồng Curie cũng hợp tác nghiên cứu với hai bác sĩ cao cấp, đưa ra kết luận quan trọng: “lợi dụng tia radium phá hủy tế bào gây bệnh, có thể trị bệnh lao da, khối u và một số bệnh ung thư”. Phương pháp trị liệu này được đặt tên là Phương pháp trị liệu Curie.
Thành quả nghiên cứu của vợ chồng Curie, cuối cũng đã được mọi người thừa nhận. Năm 1902, Học viện Tiến sĩ khoa Lý, cung cấp 20.000 Franc cho vợ chồng Curie, để họ “sử dụng tinh luyện ra các chất có tính phóng xạ”. Hội Nghiên cứu học thuật Hoàng gia Anh mới vợ chồng Curie đến “diễn thuyết trong 5 buổi”, giới thiệu radium với công chúng nước Anh, và nhận được tiền thù lao khá lớn.
Ngày 25 tháng 6 năm 1903, Marie tiến hành bảo vệ luận văn học vị Tiến sĩ. Ðây là cách diễn thuyết luận văn của Marie làm rung động lòng người. Với sắc mặt xanhxao, mái tóc vàng kim vấn cao, thân hình ốm yếu trong bộ váy dài màu đen. Bà nói bằng giọng Slav nhẹ nhàng, trả lời từng vấn đề của ba vị bình thẩm (nhận xét, đánh giá,và phê hình) viên. Khi nghi thức kết thúc, Chủ tịch Hội Ủy viên hình thẩm tuyên bố: “Phu nhân Curie, bà thật xứng đáng được Ðại học Paris trao tặng học vị “Tiến sĩ khoa Lý”. Sau đó lại nói thêm một câu: “Phu nhân, tôi với danh nghĩa Hội Ủy viên hình thẩm, xin gửi đến bà lời chúc mừng nhiệt liệt nhất!”
Do Marie tinh luyện được quặng uranium nhựa đường, phân biệt ra nguyên tố phóng xạ radium, phát minh ra một loại kỹ thuật chuyên môn, và còn sáng tạo ra mộ tphương pháp chế tạo; đối với thế giới đương thời, việc tinh luyện ra những thứ này, so với vàng còn qui hơn nhiều (chính thức bán ra 1/ 10g radium trị giá 750 ngàn Franc), kỹ thuật phát minh này rõ ràng là nguồn của cải to lớn. Ðể điều trị có hiệu quả, cũng là để kiếm lời, có một vài quốc gia dự định khai thác và tinh luyện radium, đặc biệt là nước Mỹ và Belgium. Sau đó mấy hôm, vợ chồng Curie nhận được một lá thư từ Mỹ mời họ đến nước Mỹ kinh doanh trong một công xưởng, giới thiệu cách tạo ra radium. Trong chuyện này, Pierre và Marie đã tiến hành thảo luận, cuối cũng Pierre đưa ra kết luận: “Chúng ta phải chọn lựa một trong hai quyết định, một là chúng ta không kể lại gì, để giữ gìn kết quả nghiên cứu của chúng ta, bao gồm cả kỹ thuật tinh chế... Hoặc là chúng ta tự cho mình là nhà phát minh ra radium. Chúng ta trước tiện cần phải lấy giấy chứng nhận độc quyền kỹ thuật này”. Sau một lúc Suy nghĩ, Marie nói: “Chúng ta không thể làm như thế, như vậy là phản lại tinh thần khoa học”. Vì trách nhiệm tận đáy lương tâm, Pierre nhấn mạnh: “Không được quyết định một cách khinh suất, cuộc sống chúng ta rất khó khăn. Ðại biểu độc quyền loại này có rất nhiều tiền, sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống dễ chịu. Marie nhìn không chớp mắt, sau đó cự tuyệt bằng giọng kiên quyết: “Phát hiện của chúng ta chẳng qua là ngẫu nhiên có tiền đồ thương nghiệp, chúng ta không thể thu lợi từ ”. “Ðúng!” - Pierre lặp lại câu Marie vừa nói:
Chúng ta không thể làm như vậy... Như thế là phản lại tinh thần khoa học!”. Sau đó, họ quyết định không bảo lưu, mà giới thiệu toàn bộ phương pháp tinh luyện radium với các kỹ sư nước Mỹ.
Phát minh của vợ chồng Curie rất vĩ đại, tinh thần khoa học và phẩm chất đạo đức của họ rất cao thượng. Ngày 10 tháng 12 năm 1903, các tờ báo lớn trên thế giới đưa một tin rất quan trọng: Viện Khoa học Stockholm đem phân nửa giải Nobel trao cho Becquere1, phân nửa kia trao cho vợ chồng Curie phát hiện ra tính phóng xạ. Ðối với chỉ phí cần dùng để tiếp tục nghiên cứu khoa học của hai vợ chồng nhà khoa học này, thì 70 ngàn Franc của phân nửa giải Nobel và 25 ngàn Franc của 1/2 giải thưởng Osili đến thật đúng lúc. Với số tiền này, họ thuê một bảo vệ phòng thí nghiệm, dùng 20 ngàn Franc giúp đỡ Dlussi sáng lập Viện điều dưỡng, dùng 25 ngăn Franc mua công trái nước Pháp và trái khoán của thành phố Warsaw, ngoài ra còn mua trái khoán tặng cho anh của Pierre và các chị của Marie. Họ còn quyên một món tiền cho các đoàn thể khoa học, làm quà tặng cho các học sinh Ba Lan, các công nhân phòng thí nghiệm, v.v… Marie hoàn toàn không tuyên truyền những việc làm này, họ cũng đồng lòng ra sức làm việc để có thể giúp đỡ người khác.
Sự mất mát vô tình
Cống hiến khoa học của Pierre và Marie, đã đem đếnvinh dự cho họ, nhưng cũng có lắm điều phiền toái. Người đến phỏng vấn nườm nượp không dứt, rất nhiều thư từ biểu thị sự chúc mừng và mời họ viết sách, làm báo cáo, tham gia yến tiệc, liên tục gửi đến. Trong lá thư gửi cho anh trai, Marie đã đau khổ viết rằng: “Cuộc sống của chúng em hoàn toàn bị sự kính trọng và vinh dự hủy hoại rồi”. Họ quyết định trốn các ký giả, trốn các nhiếp ảnh gia, trốn mọi người, lập tức lao vào đề tài nghiên cứu mới. Bạn của vợ chồng Curie, Einstein nhà khoa học vĩ đại về sau ca tụng rằng: “Trong các nhân vật có tiếng tăm, vợ chồng Curie là người duy nhất không điên đảo vì vinh dự”. Thật vậy, một năm sau, Pierre và Marie quay trở về với lớp học và phòng thí nghiệm, họ lao vào sự nghiệp khoa học và không ngừng đưa ra những phát minh. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, Ive, một bé gái khác của vợ chồng Curie ra đời. Họ lại có thêm niềm vui mới trong cuộc sống; họ mơ ước một mái nhà yên tĩnh và thời gian nhàn rỗi để nô đùa với các con.
Đầu mùa hè năm 1905, Pierre đến Học Viện Stockholm làm báo cáo học thuật, kể lại phát hiện của họ, cùng với việc sinh ra ảnh hưởng đối với vật lý học, hóa học và sinh vật học. Ông kết thúc bài phát biểu trong tràng pháo tay: “Tôi hy vọng nhân loại từ phát minh mới này sẽ đạt được nhiều điều lợi ích hơn có hại”.
Chính vào lúc vợ chồng Curie đang tràn đầy hạnh phúc, tài năng đã đạt đến đỉnh điểm thì ông thần địn hmệnh mang đến nỗi bất hạnh lớn cho Marie.
Ngày 19 tháng 4 năm 1906, Pierre cùng một số nhà khoa học ăn cơm trưa. Hôm đó, trời đổ mưa, không khí ẩm ướt rét buốt, đường xá trơn trượt. Sau bữa ăn, ông từ biệt bạn bè, đội dù đi về khu Sena trong cơn mưa tầm tả.
Pierre đi đến chỗ Gauguie-Wyar, nhưng do ảnh hưởng của làn sóng bãi công, công nhân xưởng in đã ngưng làm việc. Vì thế, ông trở ra đường Dofena, đi đến bến phà phía trước Học viện. Ông cùng người phu kéo xe ngựa phía sau chầm chậm đi về phía cầu Nov; đến chỗ con đường và bến phà giao nhau. Người đi trên đường rất đông, tiếng xe chen lấn, tiếng kêu réo của phu xe ngựa, tiếng ồn ào của người đi bộ hợp lại, khiến con đường trở nên lộn xộn. Lúc này, một chiếc xe điện từ hướng Goncod men theo bờ sông chạy qua, một chiếc xe ngựa 4 bánh do 2 con ngựa kéo chở hàng hóa cồng kềnh đang chạy qua cầu, băng ngang qua đưòng ray xe điện. lướt nhanh vào đường Dofena.
Rời khỏi chiếc xe ngựa, Pierre định băng ngang qua đường. Bước đến vỉa hè dành cho người đi bộ, trong lòng ông bỗng bồn chồn không yên, chiếc xe ngựa chở hàng hóa chắn ngang tầm nhìn của ông. Ông vừa đi mấy bước về phía bên trái, vừa đúng lúc chiếc xe kéo bằng gia súc chở hàng hóa nặng nề phun khói chạy nhanh lên cầu va vào ông. Ông hốt hoảng, vụng về tránh qua một bên, con ngựa bỗng nhiên giơ hai chân trước lên, quá hoảng sợ, ông ngã xuống ngay chân ngựa. Người qua đường la lớn: “Dừng lại! Dừng lại!” Phu xe ngựa vội vàng giữ cương ngựa lại, nhưng không kịp, do tốc độ xe ngựa quá nhanh, hai con ngựa vẫn phóng về phía trước.
Pierre ngã xuống đất, vẫn không kịp kêu la, bánh xe ngựa chở 6 tấn hàng đã cán ngang trán, ông chết ngay tại chỗ. Não ông vỡ tan, chất dịch màu đỏ bắn tung tóe trong bùn trên vệ đường. Đây chính là bộ não vô cùng trí tuệ của nhà khoa học kiệt xuất.
Mọi người xúm lại, mắng chửi phu xe không biết điều khiển. Lại có người xông vào nắm dây cương, kéo phu xe xuống, đánh hắn một trận. Có người gọi một chiếc xe ngựa chở thuê, khiêng thi thể người bị nạn lên, nhưng phu xe từ chối, ông không muốn để máu làm bẩn chỗ ngồi trên xe.
Cuối cũng một cái cáng cứu thương được mang đến, mọi người khiêng tử thi đến đồn cảnh sát. Ở đó, cảnh sát mở ví của người chết ra, kiểm tra giấy tờ của ông, mọi người bàng hoàng nhận ra người bị tai nạn chính là Pierre-Curie, một giáo sư, một học giả nổi tiếng, một nhà khoa học đoạt được giải thưởng Nobel. Và cảnh sát nhấc điện thoại lên .
Một bác sĩ dùng bông tẩm thuốc lau sạch khuôn mặt đầy bùn của Pierre, xem xét cẩn thận vết thương trên đầu, đếm được 16 mảnh xương bể của bộ não. Viện Lý học nhân được thông báo, ông Crai - phó trợ thủ của Pierre chạy đến trước nhất, ôm lấy thi thể của nhà Vật lý học này khóc thảm thiết. Manal - người phu xe ngựa, lúc này cũng đã bật khóc thương tâm.
Tai họa đột nhiên giáng xuống gia đình Curie. Người của Phủ Tổng thống nước Cộng hòa phải đến nhấn chuông của, nghe nói “phu nhân Curie chưa về”, ông không nói rõ lý do liền bỏ đi ngay. Tiếng chuông lại vang lên, Paul-Appert Viện trưởng Viện Vật lý học và giáo sư Jean-Pehhan bước vào. Họ báo tin bất hạnh cho cha người bị nạn – bác sĩ Curie. Ông lão già nua nghe kể lại câu chuyện không may, nước mắt chảy dài trên gương mặt nhăn nheo. Nước mắt của ông không chỉ thể hiện sự bi ai, mà còn thể hiện sự trách móc. Ông trách con trai sao quá vô ý đối với sinh mạng của mình.
Sáng sớm hôm đó, trong sự vội vã, vợ chồng Curie dường như không gặp mặt nhau, mỗi người tự mình đi làm việc. Mãi đến 6 giờ chiều, Marie mới xuất hiện ở cửa phòng khách, vẫn vui vẻ và hoạt bát. Vừa bước vào cửa, qua thái độ của các bạn, bà lờ mờ nhận ra có dấu hiệu của một việc tang thương. Viện trưởng Pau1-Appert thuật lại tai nạn, Marie hoàn toàn bất động, đứng sững tại đó. Bà không ngã vào vòng tay đang dang ra của những người thân thiết. Bà không rên rỉ, không khóc 1óc, giống như một hình nộm, hoàn toàn không có sức sống, không có chút cảm giác gì. Qua thời gian dài im lặng đáng sợ, cuối cùng môi bà cũng đã cử động, bà nén tiếng khóc nghẹn ngào hỏi: "Pierre chết rồi sao?” Anh ấy đã thật sự chết rồi ư?...” Bà dường như mong mỏi một câu trả lời phủ nhận kết cả. Trái tim Marie tan nát, nỗi lo sợ vô hình trong suy nghĩ bấn loạn, lập tức xuất hiện một cảm giác cô tịch khó nói ẩn kín trong lòng bà. Ðây là nỗi đau tột cùng mà bà phải chịu đựng suốt cuộc đời,vĩnh viễn không lấy gì bù đắp được.
Sau đó, có người đem đến cho bà những di vật tìm được trong túi áo của Pierre: một cây bút máy, vài cái chìa khóa, một ví da, đồng hồ đeo tay, máy đồng hồvẫn đang chạy, mặt kính không vỡ. 8 giờ tối, xe cứu thương dừng trước cửa, người ta mang thi thể của Pierre vào căn phòng dưới lầu. Marie bình tĩnh nhìn mọi người chải đầu, rửa mặt cho Pierre, sau đó bà tiễn họ ra cửa, mộtmình với ánh sáng lờ mờ, nhìn gương mặt bình tĩnh mà hiền lành của Pierre.

Marie mất đi người chồng thân yêu, thế giới mất đi một học giả kiệt xuất. Báo chí các nước dành cả trang miêu tả chuyện không may xảy ra trên đường Dofena. Có rất nhiều thư từ, điện báo, bài văn biểu thị sự chia buồn cũng gửi đến nhà Marie, có ccữ ký của Quốc vương, Bộ trưởng, người phụ trách đoàn thể khoa học, nhà thơ, học giả, cũng có rất nhiều người tôn sùng vị giả học kiệt xuất này gửi thư đến mà không biết tên. Mọi người thể hiện tình cảm thương tiếc nhà khoa học này, và tình cảm chân thành đối với phu nhân Curie.
Tôi rất cần 1g radium
Ngày thứ hai sau khi tổ chức lễ tang, Chính phủ đề nghị trao tiền phụ cấp cho quả phụ và con mồ côi của Pierre-Curie. Khi trưng cầu ý kiến của Marie, bà kiên quyết cự tuyệt: “Tôi không muốn nhận tiền phụ cấp, tôi còn trẻ có thể kiếm ra phí sinh hoạt cho tôi và con gái của tôi”. Dũng khí quen có của bà được mọi người khâm phục và kính trọng. Ngày 13 tháng 5 năm 1906, Hội nghị Viện Vật lý học nhất trí thông qua quyết nghị, bảo lưu bài giảng của Pierre-Curie, và đem danh nghĩa này để dùng "thay môn học" cho Marie, gửi thư mời bà đến dạy Đại học nước Pháp. Phu nhân Pierre-Curie, Tiến sĩ Vật lý học, Chủ nhiệm phòng thí nghiệm Viện Vật lý học Đại học Paris, được cử làm người giảng dạy thay môn Vật lý của Học viện. Chức này của phu nhân Curie, tiền lương mỗi năm1 vạn Franc. Ðây là chức vụ nhà giáo cao nhất của nước Pháp lần đầu tiên nó cho người phụ nữ. Khi bà tiếp nhận nhiệm vụ trọng đại này, chỉ hồi đáp vài chữ: “Tôi thử xem”. Sự mất mát vô tình, hoàn toàn không hủy hoại ý chí chiến đấu của bà, những di huấn đạo đức của Pierre đã nói trước kia để cổ vũ bà vẫn mãi ngân vang trong lòng bà: “Cho dù xảy ra việc gì, khiến một con người trở thành th.ân thể không có linh hồn, họ cũng phải làm theo những công việc bình thường”.
Ngày 5 tháng 11 năm 1906, lần đầu tiên xuất hiện một người phụ nữ bình thường giảng bài trong thềm phòng học trường Cao đẳng Đại học Paris. Học sinh, bạn bè, nhân sĩ các giới và ký giả Tân văn, tất cả những người hiếu kỷ, đầu đến nghe diễn giảng của bà. Mọi người âm thầm suy nghĩ, phu nhân Curie muốn làm một báo cáo, nói về sự nghiệp của ông Curie và ý cảm tạ Đại học Paris đã mời bà kế nhiệm. Nhưng vừa bước lên, Marie hạ thấp giọng, giảng tiếp giáo trình của chồng bà chưa giảng xong. Bà vô cũng kích động say sưa giảng hết bài khóa, sau đó nhè mẹ gật đầu, biểu thị ý cảm tạ người nghe. Khi người nghe còn chưa tỉnh ngộ từ trong sự phấn chấn, bà đã ra khỏi phòng học. Hai năm sau đó, bà chính thức trở thành nữ giáo thụ thực nhiệm (giáo sư chính thức) thứ nhất trong lịch sứ Đại họcParis, giảng dạy một môn khoa học mới nhất trên lịch sử thế giới lúc bấy giờ - môn Phóng xạ học. Sau khi Pierre mãi mãi ra đi, nỗi cô đơn không làm cho Marie sa sút. Bà tiếp theo di chỉ của Pierre, để bồi dưỡng hai người con gái, cho xuất bản tác phẩm của Pierre-Curie và tác phẩm “Thông luận tính phóng xạ” của bà, bà tiếp tục đến hành nghiên cứu nguyên tố tính phóng xạ. Năm 1907, tinh luyện ra radium nguyên chất, đo lường xác định rõ ràng nguyên tử lượng của nó là 226.45; năm 1910, bà lại tiến hành phân tích ra nguyên tố radium nguyên chẩt, và đo lường ra tính chất của mỗi nguyên tố radium, chế định đơn vị đo lường và xác định radium đầu tiên trên thế giới.
Cuối năm 1911, là đỉnh điểm sự nghiệp của phu nhân Curie. Viện khoa học Stockholm trao giải thưởng lần thứ hai cho bà, trở thành người phụ nữ vinh quang vô thượng được nhận hai giải thưởng Nobel lần đầu tiên trên thế giới. Không lâu, bà trở thành nữ Viện sĩ Viện khoa học đầu tiên của Viện Khoa học nước Pháp; trở thành một nhà khoa học lừng đanh thế giới.
Marie tuy công thành danh toại, nhưng bà vẫn hoàn toàn chưa mãn nguyện, bà muốn kế thừa di nguyện của chồng - cũng là sứ mạng khoa học của Pierre phó thác cho bà - xây dụng một phòng thí nghiệm. Để làm được điều đó, bà đã đến Warsaw tham gia Lễ khánh thành xây dựng Phòng thí nghiệm Phóng xạ học ở Ba Lan; sau đó đến nước Anh, Brussels tham gia nghi thức trang trọng trên một vài đề tài khoa học. Và điều quan trọng nhấtb là trong 2 năm, bà đề nghị, tranh thủ, và thảo luận với các kỹ sư, sắp xếp công nhân xây dựng, kiểm tra, sơ bộ xây dựng thành một ngôi nhà khoa học thần thánh: Lầu Curie - Viện nghiên cứu Radium học. Nhìn bức tường vững chắc của Lầu Curie và nhan đề biểu thị sự tôn sùng, trong đôi mắt của Marie lại lộ rõ ánh lửa hạnh phúc.
Tháng 8 năm 1914, bùng nổ Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Tất cả các công trình nghiên cứu khoa học dừng lại, lửa pháo nổi lên khắp nơi, gây ra cảnh chết chóc tận thương. Để cứu giúp quốc gia và nhân dân, phu nhân_ Curie đem vàng nhận được trong giải thưởng Nobel lần thứ hai biến thành công trái thời chiến, “quyên tiền quốc gia”, “quyên góp tự động”. Khi Marie đem vàng của bà đến ngân hàng French, nhân viên thu ngân tiếp nhận tiền vàng, cự tuyệt không lấy số vàng vinh quang này đưa vào tiêu xài.. Trong chiến tranh, dưới sự trợ giúp của Hiệp hội Liên hiệp Phụ nữ nước Pháp, Marie được duyệt lắp máy chụp X quang ở trên một chiếc xe hơi, do chính bà lái, dưới sự giúp đỡ của hai người con gái, bôn ba đến các bệnh viên, để khám bệnh cho các thương binh được đưa đến từ các chiến trường. Sau đó, dưới nỗ lực của bà, trang bị thêm hơn 20 chiếc nữa. Ngoài ra còn xây dụng trạm X quang cố định để cứu lấy sinh mạng thương binh và nhân dân. Ngây 11 tháng 11 năm 1918, tiếng chuông ngưng chiến vang lên, Marie vui mừng trong nước mắt, bà không những khóc vì mừng vui đại chiến kết thúc, mà còn vì sự độc lập tự do của Tổ quốc thân yêu!
Sau khi hòa hình phục hồi, Marie-Curie chính thức chủ quản Viện nghiên cứu Radium cuối cùng đã hoàn công, bà lại bắt đầu cuộc sống sinh động vui vẻ. Một sáng sớm tháng 5 năm 1920, Meloni - nữ ký giả người Mỹ gặp phu nhân Curie ở phòng làm việc Lầu Curie. Nữ ký giả nổi tiếng rất hiểu rõ việc làm của Marie và Pierre, họ nói chuyện rất ăn ý. Khi nói đến nước Mỹ, Marie nói lên rất rõ ràng, địa phương nào của nước Mỹ gửi bao nhiêu gram radium, khiến Meloni rất khâm phục. “Thế thì nước Pháp có bao nhiêu chứ?” Nữ ký giả hỏi. “Phòng thí nghiệm của tôi chỉ có 1g radium”. “Bạn chỉ có 1g radium thôi sao?” Phu nhân Curie nói: “Không, đó không phải là của tôi, tôi không có một chút nào. 1g radium này là thuộc về phòng thí nghiệm của tôi”. Nữ ký giả sau khi nghe rấ kinh ngạc. “Phu hân Curie, tôi đã ghi lại nguyện vọng của bà. Nếu không thì thời gian 1 năm, bà có thể đến nước Mỹ lấy 1g radium rất cần thiết của bà” Marie lặng mỉm cười.
Meloni - ký giả người Mỹ, giữ đúng lòng tin của phu nhân. Sau khi trở về Mỹ, viết một bài văn rất xúc động về phu nhân Curie, sự cống hiến của phu nhân trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất, nói đến “người mẹ Radium” hiện đang rất cần 1g radium để tiếp tục công việc nghiên cứu của bà, và phát động phong trào trợ giúp quốc gia. Không đến vài tháng đã thu được số tiền đủ mua 1g radium. Một năm sau đó, dường như là cùng ngày năm trước, Marie và hai con của bà cũng ngồi thuyền đến nước Mỹ. Ngày 20 tháng 5, Garding - Tổng thống Mỹ tổ chức nghi thức tặng radium cho phu nhân Curie tại nhà trắngWashington. Trước mặt giới nhân sĩ khoa học kỹ thuật và các Bộ trưởng, những người đứng đầu giới chính trị, Tổng thống tay cầm một cái hộp nhỏ đựng vô số "radium bắt chước” tinh chế giao cho phu nhân Curie (lg radium nguyên chất, phân ra đựng trong ống nghiệm quí trọng rất nhiều, những ống nghiệm này được sắp xếp trong một cái hộp làm bằng chì đặc chế; tổng cộng nặng 50 cân lẽ 1g, để ngăn ngừa nguy hiểm tính phóng xạ, chiếc hộp vẫn để trong công xưởng). Tổng thống đọc diễn văn chào mừng phu nhân Curie, Marie cũng phát biểu lời cảm tạ ngắn gọn nhưng rất chân thành.
1g radium này vốn là nhân dân Mỹ tặng cho phu nhân Curie, nhưng chính đêm trước ngày tổ chức nghi thức trao tặng, khi Marie nhìn thấy chứng thư trao tặng liền nói “Văn kiện này phải sửa thênh. 1g radium này nước Mỹ tặng cho tôi, phải vĩnh viễn thuộc về khoa học. Nếu như căn cứ theo cách nói trên chứng thư, thế thì sau khi tôi chết, nó trở thành tư nhân, cũng chính là tài sản của các con tôi. Điều này tuyệt đối không được”. Trước sự kiên trì của bà, phải tìm đến một luật sư để sửa đổi chứng thư.
Đến nước Mỹ lần này là bước ngoặt trong cuộc đời của Curie-Marie. Bà không những đại biểu cho Curie, mà còn đại biểu cho nước Pháp, dùng khoa học tượng trưng cho hòa bình. Từ đó, người phụ nữ nhỏ bé, khiêm tốn này trở thành sứ giả khoa học vĩ đại. Từ Belgium đến Brasil, từ Czeslodek đến Tây Ban Nha, bà làm báo cáo học thuật, tiếp nhận vinh dự các nước trao tặng, trở thành khách quý của giới khoa học và Bộ trưởng, Nguyên thủ Các nước. Năm 1922, Marie-Curie lại đội lên hai phẩm hàm: Viện sĩ Viện Khoa học Y học và Ủy viên “Hội ủy viên hợp tác tri thức Quốc tế”. Marie Curie không chỉ làm một “sứ giả khoa học”, bà muốn cùng với các học trò của mình làm việc trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, thời gian rảnh bà đến làm việc và giảng bài ở phòng thí nghiệm.
Năm 1925, Marie-Curie cho xây dựng một Viện nghiên cứu radium tại Warsaw (Ba Lan). Sau 4 năm, để có 1g radium, bà lại đi nước Mỹ khẩn cầu nhân đân nước Mỹ quyên giúp cho Ba Lan. Nhân dân nước Mỹ lại một lần nữa vì Warsaw mà cống hiến. Năm 1932, mộng tưởng vĩ đại của Marie Curie cuối cũng đã thực hiện được. Và đâylà lần cuối cùng bà trở về Ba Lan, chủ trì Lễ khánh thành Học viện nghiên cứu radium Warsaw.
Cuộc đời cống hiến cho khoa học cùng với thởi gian,mái tóc vãng .óng đã trở thành bạn: trắng; gương mặt xinhđẹp bắt đầu khô quắt, đôi mắt có thần lộ ra vẻ mặt đau khổ; hai bàn tay bắt đầu khô héo, ngón tay cũng đã quắt queo. Chúng biến chất mỏi nhừ, vết thương do tác hại của radium ngày càng nghiêm trọng. Báo cáo xét nghiệm máu, khiến các bác sĩ điều trị càng thêm lo âu. Nhưng, Marie-Curie mỗi ngày vẫn cứ ở Viện nghiên cứu hoặc trong phòngthí nghiệm làm việc 12 đến 14 giờ đồng hồ.
Một sáng sớm tháng 5 năm 1934, bà vẫn lên lớp như bình thường. Khi bà đang quan sát thiết bị phòng thí nghiệm, giảng giải cho một sinh viên, bỗng nhiên bà cảm thấy choáng đầu, càng lúc càng khó chịu. Bà trở về nhà, lên gi.ường nằm nghỉ, và bắt đầu từ đó, không thể đứng dậy được nữa.
Tin tức truyền đi ở Viện nghiên cứu, giới khoa học, quần chúng, trong nước và các nước trên thế giới: phu nhân Curie bệnh nặng! Mọi người hoàn toàn không biết bệnh gì đã cướp đi sự sống của phu nhân Curie, cũng không biết dùng thuốc gì có thể chiến thắng được ma bệnh. Sáng sớm ngày 4 tháng 7, trái tim của nhà khoa học lừng danh thế giới này đã vĩnh viễn ngưng đập.
Phu nhân Curie đã mãi mãi ra đi, nhưng phát hiện vĩ đại của bà, tinh thần khoa học của bà, phẩm chất cao qúi của bà cũng giống như radium được bà phát hiện, sẽ sống mãi không bao giờ tắt!
Năm 1994, kỷ niệm 60 năm ngày phu nhân Curie qua đời, phủ Tổng thống Pháp ở Cung Ailisch đọc thông báo, căn cứ kiến nghị của Mitlerand - Tổng thống Pháp đưa ra tro xương của Marie-Curie - nhà nữ Vật lý học nổi tiếng và Pierre-Curie - chổng bà, sẽ từ ngôi mộ yên tĩnh trơ trọi vốn có của họ ở nghĩa trang Sauchen, dời về đền thờ các vị thánh hiền ở trung tâm thành phố Paris. Đền thờ các vị thánh hiền là nơi an táng vĩ nhân Các giới của nước Pháp, linh cữu Hugo - nhà đại Văn học và Napoléon - nhà đại quân sự nước Pháp được bảo tồn tại đây. Ngày 20 tháng 3 năm 1995, Mitlerand -Tổng thống Pháp đích thân tham gia nghi thức di dời tro xương của Vợ chồng Curie, để biểu đạt tình cảm yêu mến của cả nước Pháp đối với hai nhà khoa học vĩ đại này.
 
Indira Gandhi

TRUYỀN NHÂN CỦA CUỘC VẬN ĐỘNG KHÔNG LIÊN MINH

gandhi.jpg


Phụ nữ ngày nay, chịu ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử không ít, nhưng mỗi một thời đại qua đi không bao giờ có thể lặp lại. Người đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu là Indira – Gandhi – cố Thủ tướng Ấn Độ.
Indira – Gandhi ba lần dành được thắng lợi trong các cuộc tổng tuyển cử năm 1967, 1971, và 1980 ở Ấn Độ, ba lần làm Thủ tướng, là vị lãnh tụ kế tục của dòng họ Nehru và Gandhi hùng thánh, được nhân dân Ấn Độ sung bái nhất. Bà còn là người đầu tiên tiếp nối Nehru, trở thành lãnh tụ của cuộc vận động không liên minh thế giới, là nhà chính trị thế giới thông minh lỗi lạc. Trong nhiệm kỳ chấp chính thứ 2, bà đã giành được thắng lợi trong chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, đưa niềm hy vọng của bà lên đến đỉnh cao nhất, trở thành “người phụ nữ có quyền thế nhất trên thế giới”.
Ngày 30 tháng 10 năm 1984, bà bị ám sát. Raghib – Ganghi con trai của bà tiếp nhiệm Thủ tướng. Ngày 3 tháng 11, Ấn Độ cử hành quốc tang cho Indira – Gandhi, có hơn 1 tỷ người dân tham gia đưa tang, các đặc sứ, cố vấn, chủ tịch của hơn 104 quốc gia tham gia tang lễ, Trung quốc phái Phó Thủ tướng Diêu Y Lâm làm đặc sứ tham gia. Nhân kỷ niệm một năm ngày Indira – Gandhi tạ thế, các nhân sĩ nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đều đánh giá rất cao những việc làm của bà. Lãnh đạo Trung Quốc khen ngợi bà đã vì sự phát triển của đất nước Ấn Độ mà cố gắng không mệt mỏi, trong cuộc vận động không liên minh phát huy tác dụng quan trọng. George-Bush – Lãnh đạo nước Mỹ nói bà là người lãnh đạo chuyên chú khích lệ lòng người. Gromyko – Lãnh đạo Liên Xô cũ nói bà là người phụ nữ vĩ đại của Ấn Độ. Margaret-Sachel – Thủ tướng Anh ca ngợi tư tưởng và tinh thần của bà mãi mãi tồn tại. Cole 0 Thủ tướng Đức khen ngợi bà đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ giành được những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học kỹ thuật, đề cao và tăng cường địa vị tôn nghiêm của Ấn Độ trên toàn thế giới. Mitlerand – Tổng thống Pháp biểu dương bà là người có tính cách kiên cường bất khuất, tinh lực phi phàm và lý trí tối cao. Lãnh đạo của một số quốc gia thứ ba trên thế giới thì đánh giá bà là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử chính trị thế giới, là động lực thúc đẩy thế giới thứ ba, là một vĩ nhân trung với tình hữu nghị và nguyên tắc.
Cảnh vệ tấn công bất ngờ
Mỗi năm, cứ bắt đầu vào đầu tháng 10, khí hậu miền Bắc Ấn Độ rất ấm áp. Bầu trời thu cao trong sáng, khu vực miền Bắc cây xanh thành bóng mát, cỏ thơm như tấm thảm, trăm hoa đua nở, khoe sắc, muôn chim tranh tiếng hót ca, mọi người đều thích ra vườn hoa, bãi cỏ, đường bóng râm, bên dòng song nhỏ để vui chơi, tán gẫu và dã ngoạn để thưởng thức cảnh quan xinh đẹp.
Sáng ngày 30 tháng 10 năm 1984, tại nhà ở của Thủ tướng, bà Indira-Gandhi vừa chăm sóc hai đứa cháu mới bị tai nạn hôm qua, vừa phải sắp xếp buổi họp tiếp kiến người nước ngoài: Petre-Wusrinov – diễn viên vũ đài kiêm ngôi sao màn bạc nước Anh muốn viếng thăm Thủ tướng Gandhi, để làm một bộ phim thời sự truyền hình dài khoảng 20 phút.
Phủ Thủ tướng Ấn Độ ở phía Nam thủ đô Sindelhi. Đây là một tòa lạc viện chiếm khoảng 10 mẫu. Nửa phía đông là khu nhà ở, nửa phía Tây là khu làm việc. Hai khu vựa này được ngăn cách bởi khu rừng cây nhỏ lùn, giữa khu rừng có một cổng vòm được trồng đầy sắn dây cao ngất. Hai bên Đông tây đều có cảnh vệ canh giữ, phòng thủ nghiêm mật.
9 giờ 18 phút sáng hôm đó, Thủ tướng Indira-Gandhi từ biệt hai đứa cháu, rời khỏi nhà đến phòng làm việc, vệ sĩ cùng đi với bà là hai người Sikh, một người mặc chế phục, người kia mặc thường phục. Người mặc chế phục tên Sartrewant-Singer, chỉ mới 21 tuổi, trên aty cầm khẩu súng máy, làm nhiệm vụ canh phòng ở cổng vòm. Người mặc thường phục tên là Bent-Singer 33 tuổi, tay không đi bên cạnh bà Gandhi để tùy lúc bảo vệ.
Bà Gandhi băng qua vườn cỏ của khu nhà, đi về phòng làm việc khoảng 30m. Lúc bà cùng Bent-Singer đi qua cổng vòm, Sartrawant-Singer nâng khẩu súng máy lên ngang tầm tay, bà Gandhi cho rằng anh ta tỏ lòng thành khính đối với bà, nên theo thói quen bà chụm hai tay, thành ý đáp lại theo nghi lễ.
Chính ngay lúc này, Bent-Singer đi bên cạnh bà, bỗng nhiên bước chân tiến lên rất nhanh, vượt qua mặt bà Gandhi, thò tay vào mũ đội trên đỉnh đầu lấy ra một khẩu súng lục, bất ngờ xoay người bắn vào bà Gandhi. Ngay lúc đó, Sartrewant-Singer bảo vệ ở cổng vòm, cũng nâng khẩu sung máy lên ngang tầm tay bắn quét vào bà. Bà Gandhi vừa kịp la lên rồi ngã nhào xuống đất, máu loang đỏ khắp người. Bent-Singer sau khi bắn hết đạn, buông súng giơ tay hàng, Sartrewant-Singer cũng vứt súng trên mặt đất, đầu hàng các bảo vệ đang chạy tới. Chúng như muốn nói với bảo vệ là họ không còn việc gì khác nữa, họ đã làm xong việc phải làm.
Ở phòng làm việc, Petre-Wusrinov – diễn viên vũ đài kiêm ngôi sao màn bạc nước Anh đang đợi bà Gandhi, nghe thấy tiếng súng, lập tức chạy đến. Lúc bấy giờ hiên trường hỗn loạn, nhân viên bảo vệ lo sợ luống cuống chạy nháo nhào. Nhân viêc bảo vệ ngăn hành động của Wusrinov, đội nhiếp ảnh của ông lại, và muốn làm rõ xem phim nhựa của họ có đủ chứng cứ quá trình hành thích hay không, mãi đến 5 giờ sau mới đồng ý cho họ đi.
Sauk hi sự việc xảy ra không lâu, Daven – trợ lý thân tín của bà Gandhi, cùng với Sannia – con dâu trưởng của bà từ nơi ở phía Đông chạy đến. Dưới sự chỉ huy của Daven, các bảo vệ bắt đầu chấp hành luyện tập ứng biến thuần phục. Bốn người cảnh vệ khiêng th.ân thể đầy máu của bà Gandhi lên, Sáu cảnh vệ khác bao vây xung quanh, cùng với Daven và Sannia chạy đến chiến xe kiểu “đại sứ” màu trắng đang đậu trong sân Thủ tướng. chiếc xe này do hang xe hơi Ấn Độ sản xuất cho riêng bà, có trang bị áo giáp chống đạn và ruột xe phòng đạn. Ở trên xe, Sannia nâng đầu bà Gandhi gối lên đùi của mình.
Xe kiểu “đại sứ” theo sau tiếng kèn của xe cảnh sát mở đường, chạy thệt nhanh đến Fida – Viện nghiên cứu y học Ấn Độ ở gần đó. Đây là bệnh viện hiện đại nhất của Ấn Độ, có thiết bị hoàn thiện nhất, kỹ thuật trị liệu cao siêu nhất. Phía Viện đã sớm nhận được thông báo của Chủ nhiệm bảo an Phủ Thủ tướng, đã chuẩn bị một tổ trị liệu, gồm 12 vị bác sĩ nổi tiếng sẵn sàng tiến hành toàn lực cứu thương.
Lúc Thủ tướng Indira-Gandhi vừa được đưa đến Viện nghiên cứu y học Ấn Độ, tuy trên sắc mặt hoàn toàn không còn sức sống, nhưng nhóm trị liệu vẫn cố cứu lấy, hy vọng còn nước còn tác. Đầu tiên nối bình khí hô hấp nhân tạo cho bà, sau đó lấy đầu đạn ra khỏi cơ thể bà, khâu huyết quản và khí quản bị đầu đạn làm hỏng, một lượng máu lớn liên tục truyền vào. Do lỗ đạn quá nhiều, máu như nước suối chảy vọt ra, máu dự trữ trong kho của Viện nghiên cứu y học Ấn Độ rất nhanh chóng cạn kiệt. Phải chạy đến bệnh viện khác lấy máu về, trước sau tổng cộng dùng 88 bịch máu nhóm O. Khi đã dùng hết máu nhóm cùng loại, bác sĩ kêu gọi sự hiến máu của quần chúng đang tụ tập ở bên ngoài Viên nghiên cứu, lập tức có hơn 200 người tự nguyện hiến máu, hy vọng góp sức nhỏ cứu Thủ tướng.
10 giờ 40 phút trưa hôm đó, chức năng phổi và thận của bà Gandhi đã ngừng lại, các bộ phận tim và não cũng bắt đầu ngừng hoạt động. Nhưng, nhóm bác sĩ vẫn cứ tiếp tục cứu chữa. Mãi đến 14 giờ 30 phút, nhóm bác sĩ mới chính thức tuyên bố không cứu được bà. Trên thực tế, lúc bà Gandhi được đưa đến Viện nghiên cứu y học Ấn Độ thì đã ngưng thở, nhưng khi nhóm bác sĩ tuyên bố tin tử vong, phản ứng sơ bộ của các Bộ trưởng nội các ở bên ngoài vẫn chưa tin chắc, rất nhiều người đau xót khóc lên.
Lúc Thủ tướng bị ám sát, nhiều quan chức cao cấp của Ấn Độ đều không có ở Thủ đô New Delhi, thậm chí không có ở Ấn Độ. Tổng thống Sharstar lúc đó đang ở Tây Á. Raghiv – con trai trưởng của bà Gandhi đang ở bang Siemengalla để tiến hành hoạt động tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử 2 tháng sau. Lúc đó, anh đang trên đường chạy về điểm tụ họp cuối cùng, chuẩn bị phát biểu diễn thuyết ở đó. Một xe cảnh sát đến báo tin, chỉ nói Phủ Thủ tướng cảy ra chuyện và yêu cầu anh ta phải nhanh chóng trở về New Delhi. Vì thế, đoàn xe của anh lập tức chuyển hướng, chạy nhanh đến phi trường gần nhất, lên máy bay trực thăng đến Calcutta, đổi máy bay đi đến thủ đô. Trên máy bay, anh mới biết được tin bà Gandhi sắp chết qua thông báo của Đài phát thanh nước Anh. Sau 5 giờ, Raghiv-Gandhi trở về đến New Delhi, biết tin mẹ đã qua đời.
Thành lập nhóm ứng biến trong Bộ nội chính, mãi đến chiều tối mới công bố tin tức bà Gandhi từ trần. Kéo dài tin tức tử vong của bà Gandhi, là để tranh thủ thời gian, vì bang Punjab, Harenna và Thủ đô New Delhi là mũi nhọn đối địch với Ấn Độ giáo và đạo Sikh. Trong thời gian đó sử dụng biện pháp ngăn ngừa, bảo đảm an toàn, để chuẩn bị ứng phó bạo loạn, phòng ngừa tình thế mất sự điều khiển.
Nhân dân Ấn Độ, đặc biệt là quần chúng thủ đô, rất quan tâm đến sự kiện xảy ra ở Phủ Tổng thống. Trưa ngày 30, dân chúng bắt đầu bàn bạc khắp thủ đô New Delhi. Suốt buổi sáng, đài truyền hình Ấn Độ tiếp tục phát chương trình bình thường, 1 giờ trưa hôm đó bắt đầu phát ra nhạc buồn, lúc này mọi người đã khẳng định bà Gandhi không còn hy vọng sống. Gần tối, chính thức thông báo bà Gandhi đã chết, một không khí u buồn thảm não bao trùm thủ đô New Delhi, rất nghiều người nghe tin đã khóc thống thiết như tin mất mẹ. Phản ứng của nhân dân cả nước hoàn toàn tương phản với sự ra đi của Thủ tướng Nehru – phụ then của bà Gandhi vào năm 1964.
Sau khi Thủ tướng Indira-Gandhi từ trần, Chính phủ trung ương Ấn Độ trên thực tế đã tê liệt, rất cần người lãnh đạo mới. Đảng Quốc Đại chấp chính Ấn Độ. Ngay chiều tối hôm đó triệu tập mở Hội nghị cao cấp, các nguyên lão của Đảng Quốc Đại đã tuyển cử Raghiv-Gandhi – con trai lớn của bà Gandhi làm lãnh tụ mới của Đảng. Tuy Raghiv trước đó có nói: sẽ không kế thừa nhiệm vụ của mẹ ngay, nhưng những viên đạn thích khách đã thay đổi quyết định của anh ta. Mặc dù anh ta hoàn toàn không chuẩn bị, nhưng để thu nhập tin tức cuộc tàn sát, anh kiên quyết gánh lấy trách nhiệm nặng nề của mẹ. Nội các mới đưa Raghiv-Gandhi lên làm Thủ tướng, lập tức tuyên bố nhận chức.
Nhiệm vụ quan trọng của Thủ tướng mới là ổn định tình thế cả nước. Giao đồ Sikh giết hại bà Gandhi, dẫn đến sự thù hận và báo thù của giáo đồ Ấn Độ giáo. Cả nước Ấn Độ, đặc biệt là thủ đô New Delhi xảy ra cuộc bạo loạn nghiêm trọng, giáo đồ Sikh trăm phương ngàn kế bức hại và tàn sát thảm khốc, không ít nhà cửa và xe cộ bị thiêu hủy, cả Thủ đô chìm trong cuộc hỗn loạn và khủng bố. Sauk hi Raghiv-Gandhi tuyên thệ nhậm chức, một mặt nén nỗi đau vì sự bất hạnh của mẹ; một mặt lại kiên quyết không chuyển dời, hướng tới nhân dân cả nước “quyết không cho sự cuồng nhiệt tộc loại này hủy diệt sự sinh tồn của quốc gia”. 10 giờ 30 phút trưa ngày 1 tháng 11, Raghiv-Gandhi phát biểu bài diễn thuyết đầu tiên với quần chúng. Ông nói: “Chúng ta không thể để cho tình cảm của chúng ta bị kích động, sự phẫn nộ chỉ có thể dẫn đến phạm sai lầm. Bất cứ nơi nào ở nước ta sinh ra bạo loạn, đều sẽ tổn thương đến linh hồn Indira-Gandhi kính yêu của chúng ta. Mỗi mọt hành động của chúng ta đều phải tuân theo phương hướng chính xác.
Indira-Gandhi đã qua đời, nhưng anh linh của bà tồn tại mãi mãi. Ấn Độ mãi trường tồn, tinh thần của Ấn Độ bất diệt!” Ông kêu gọi nhân dân cả nước nhận thức trách nhiệm của mình, vững chắc gánh vác trách nhiệm lịch sử. Lời nói của Raghiv-Gandhi và biện pháp hệ thống mà ông ta sử dụng, đã chứng tỏ ông lấy lợi ích quốc gia làm trọng, không vì mối thù giết mẹ, thể hiện tài trí trác tuyệt thế hệ thứ ba của gia tộc Nehru, không phụ lòng nuôi dưỡng và kỳ vọng của mẹ.
Căn cứ điều tra, sự kiện ám sát Indira-Gandhi lần này, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1984. Lúc bấy giờ, bang Punjab liên tiếp xảy ra việc phóng lửa, ám sát, và cướp giật, dùng vũ trang chiếm cứ Miếu vàng Amritsar, giáo đồ Sikh nhiều lần giao đấu với quân chính phủ và cảnh sát. Ngày 4 tháng 4, chính phủ Ấn Độ tuyên bố bang Punjab là “vùng đất nổi loạn nguy hiểm”. Ngày 2 tháng 6, 10 vạn quân đội Ấn Độ theo lệnh bà Gandhi tiến vào trú đóng tại bang Punjab, và bao vây Miếu vàng. Ngày 5 tháng 6, quân chính phủ giao chiến với giáo đồ Sikh canh giữ vũ trang ở Miếu vàng, hôm sau tấn công vào Miếu vàng. Trong lần xung đột vũ trang này có 576 người hi sinh, 348 người bị thương, 1471 người bị bắt. Vì sự kiện tanh máu lần này, giáo đồ Sikh dự định âm mưu hành động báo thù.
Tham gia âm mưu hành thích lần này toàn là giáo đồ Sikh, khoảng 6 đến 12 người, ngoài 1 – 2 người là dan thường ra, toàn là nhân viên cảnh vụ. Sartrewant-Singer và Bent –Singer, khi tham gia âm mưu này, thề sẽ giết bà Gandhi và Raghiv – con trai trưởng của bà.
Sau sự kiện Miếu vàng, trách nhiệm thủ trưởng bảo an là bảo vệ an toàn cho bà Gandhi, đội cảnh vệ đặc biệt vốn lấy giáo đồ Sikh làm chính, nay giảm bớt thay đổi đại bộ phận người, chỉ giữ lại một ít. Cá giáo đồ Sikh được lưu giữ lại trong đội cảnh vệ đặc biệt ở Phủ Thủ tướng, đều là người được cho là rất trung thành; trong đó, có Sartrewant-Singer và Bent-Singer. Hai người không những có được sự tín nhiệm của viên chỉ huy đội cảnh vệ, mà còn nhận được sự tin tưởng của bà Gandhi. Đặc biệt là Bent-Singer đảm nhiệm việc theo sát bảo vệ bà Gandhi đã gần tám năm rồi. Lúc đó có người đã nhắc nhở bà Gandhi cảnh giác với hai người lính cảnh vệ giáo đồ Sikh ở bên mình, bộ phận tình báo cũng đã chính thức đề ra việc bà để hai người này lưu lại bên mình là không thích hợp lắm, phải nhanh chóng điều ra ngoài. Ngược lại Thủ tướng Indira-Gandhi rất tin tưởng chúng. Và đây chính là cơ hội để họ hành thích bà.
Sartrewant-Singer và Bent-Singer sau khi tuyên thệ cùng chờ thời cơ ra tay, Theo lịch trực chiều ngày 30 tháng 10, Bent-Singer chấp hành nhiệm vụ bảo vệ, Sartrewant-Singer thường trực vào buổi sáng. Hai người cùng trực một ngày, thật là cơ hội hiếm có, đáng tiếc không phải cùng một thời gian. Sartrewant-Singer chủ động đổi ca trực. Như thế, Sartrewant-Singer và Bent-Singer được trực cùng một thời gian, tạo cơ hội cho chúng hành động.
Bent-Singer là cảnh vệ đi theo bên cạnh bà Gandhi, còn Sartrewant-Singer là người đứng ở trạm canh gác cố định. Hôm đó lúc đi làm, Sartrewant-Singer trình cấp trên nói là mình bị tiêu chảy, xin phép đứng ở trạm canh gần tòa kiếm trúc được đặt trong Phủ Tổng thống, để tiên lúc cần có thể sử dụng phòng vệ sinh ở gần đó. Cấp trên đồng ý yêu cầu của anh ta, sắp xếp cho anh ta đứng ở trạm canh gác dưới cổng vòm giữa khu rừng cây nhỏ lùn phân cách nơi ở và chỗ làm việc. Cổng vòm này là nơi bà Gandhi phải đi qua mới vào nơi làm việc, là địa điểm và cơ hội ngàn năm có một để hai giáo đồ Sikh này thực thi âm mưu hành thích đã đề ra.
Liên quan về cuộc gặp gỡ và kết cục sau khi hành thích Thủ tướng của Sartrewant-Singer và Bent-Singer có hai giả thuyết. giả thuyết thứ nhất là Sartrewant-Singer bị bắn chết tại trận, Bent-Singer bị thương nặng cuối cùng cũng chết. Một giả thuyết khác là, sau khi hai người bị bắt áp giải vào phòng cảnh vệ. Ở đó, Bent-Singer bỗng nhiên xông vào một cảnh vệ, định cướp đoạt khẩu súng mày trên tay; Sartrewant-Singer cũng đồng thời từ trong khăn đội đầu lấy ra cây chùy đã cất giấu để hành hung. Cảnh vệ ở đó bắn sung chế ngự, kết quả Bent-Singer chết ngay tại chỗ. Sartrewant- Singer bị thương nặng và chết sau đó. Xem ra giả thuyết thứ hai tương đối có thể tin cậy. Bởi vì thi thể của Sartrewant-Singer và Bent-Singer hoàn toàn không có ở hiện trường hành thích trong báo cáo đầu tiên, mà ở trong phòng cảnh vệ. Sau sự việc, người chứng thực là Sartrewant, Petre-Wusrinov – diễn viên vũ đài kiêm ngôi sao màn bạc nước Anh và đội nhiếp ảnh truyền hình, sau khi nghe tiếng súng hành thích lần đầu, phải qua một thời gian rất dài mới nghe được tiếng súng thứ hai. Lúc đó họ đang ở ngoài phòng làm việc của Thủ tướng, nghe thấy tiếng sung từ trong phòng truyền ra. Kết cục cuối cùng là hai tên hung thủ đều chết, còn những đồng phạm khác cũng bị xử lý theo pháp luật. Phu nhân Gandhi chết rồi, nhưng cuộc đời và con người, tư tưởng và tác phong, tâm linh và khí chất, sự nghiệp và cống hiến của bà, lại luôn được mọi người tưởng nhớ.
Theo bước chân Gandhi thánh hùng
Indira-Gandhi sinh ngày 19 tháng 11 năm 1917 trong một tòa kiến trúc rộng của vùng đất xinh đẹp của thủ phủ Allagabag bang phía Bắc Ấn Độ. Biệt thự xinh đẹp này chính là cung Anande của Modiral-Nehru – ông nội Indira-Gandhi.
Gia tộc Nehru là một gia tộc lớn ở miền Bắc Ấn Độ. Ông nội của Modiral-Nehru, thời kỳ thực dân Anh thống trị đã từng đảm nhiêm chức vụ Cục trưởng cảnh sát thành phố Delhi, trong cuộc đại khởi nghĩa phản Aanh của nhân dân Delhi, bị người Anh bắt bớ và suýt mất mạng. Modiral-Nehru có lòng tự tôn mãnh liệt, sau khi tốt nghiệp đại học, ông bước vào xã hội thương lưu làm nghề luật sư, nhanh chóng trở thành luật sư nổi tiếng, với thu nhập rất cao. Ông dùng số tiền kiếm được xây dựng cung Anande. Cung này giống như một trang viên rất lớn, có tường thành dày, cao bao quanh và hành lang dọc theo; có hồ bơi trong tòa nhà, hai bên có phòng thay đồ nam nữ, trong sân rộng lớn có bãi cỏ, vườn hoa, sân quần vợt. Tòa nhà này rất rộng lớn, có nhiều nô dịch, vài chú ngựa lùn, thú săn …Chủ nhân rất thích tòa biệt thự này, thường gọi nó là “cung vui vẻ”.
Năm 1929, trên mảnh đất trống của tòa biệt thự, Modiral lại xây thêm nhà cao tầng hiện đại, kiểu dáng rất mới lạ, mặt trên là kết cấu đỉnh tròn, giống cái bánh ngọt đám cưới, ông gọi nó là “cung vui vẻ” thứ hai. Gia tộc Nehru có quan hệ mật thiết vơi Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Sauk hi xây dựng cung vui vẻ thứ hai, Modiral đem cung Anande (cung vui vẻ thứ nhất) tặng cho Đảng Quốc Đại Ấn Độ, làm trung tâm hoạt động chính trị của Đảng, và đổi tên là “cung Tự trị”.
Jawahalar-Nehru – cha của Indira-Gandhi tốt nghiệp đại học Cambridge ở nước Anh, lại học luật 2 năm. Năm 1912, sau khi lấy được bằng luật sư trở về Ấn Độ, làm cấp cao ở Viện pháp luật Allahabad, đồng thời tích cực hoạt động Đảng Quốc Đại. Ông là một người có chủ nghĩa dân tộc vững chắc, trong quyển “Tư truyện” của mình ông viết: từ nhỏ đã nuôi mộng “tay nắm kiếm bén, đấu tranh để bảo vệ và giải phóng Ấn Độ”. Không lâu sau, ông trở thành trợ thủ đắc lực của Nodiral-Nehru.
Năm 1915, Karamchander-Inhandas-Gandhi từ Châu Phi trở về Ấn Độ; Do lúc ông ta ở Châu Phi, đã chọn lấy biện pháp phi bạo lực để đấu tranh phản đối sự kì thị cư trú, sau khi trở về Ấn Độ, mọi người tôn ông làm anh hùng. Ông nhanh chóng tiếp cận Đảng Quốc Đại, và trở thành lãnh tụ cuộc vận động giành độc lập của nhân dân Ấn Độ, đưa ra tư tưởng phi bạo lực và vận động không hợp tác.
Jawahalar-Nehru hết lòng khen ngợi tư tưởng thánh hùng của Gandhi, cho rằng ông đã bị Gandhi làm “nghiêng ngả hoàn toàn”, cảm thấy Gandhi “giống như một dòng điện lưu cực mạnh….lại giống như ánh chớp, phá tan đêm tối, tiêu trừ tấm màn ngăn che trên mắt”. Khiến ông giống như một phần tử trí thức phương Tây và môt thiếu niên từ trong đêm tối trở thành một người Ấn Độ và một chiến sĩ cách mạng chủ nghĩa dân tộc dân chủ chân chính.
Đầu năm 1916, Jawahalar-Nehru kết hôn với Kamaira-Cower “người phụ nữ được mệnh danh là đẹp nhất”. Qua năm sau sinh ra Indira-Gandhi. Mặc dù các chủ nhân nam nữ của cùng vui vẻ tôn sung văn hóa phương Tây, theo đuổi phương thức sinh hoạt văn minh châu Âu, nhưng vẫn cổ hủ đối với vấn đề sinh con trai hay con gái. Khi nghe bác sĩ Scotland chính thức tuyên bố: “sinh được một cô nương xinh đẹp!”, rất nhiều người đều cảm thấy thất vọng, bà nội của Indira buột miệng thốt ra: “Tại sao không phải là một đứa cháu trai!” Ông nội của Indira thấy thái độ bất mãn của vợ, nghiêm mặt khuyên bảo bà: “Bà phải biết, đứa con gái này của Modiral có thể sẽ vượt qua một ngàn đứa con trai”. Tuy ông nói ngoài miệng thế, nhưng trong lòng cũng rất muốn có thêm một đứa cháu trai. Có thể thấy được điều đó trong thái độ của ông đối với những người khách đến chúc mừng.
Vài tuần sau, SaruaginNei – nữ thi sĩ Ấn Độ trong thiệp chúc mừng gủi đến Modiral và Kamaira có viết: “Bá gái này sẽ là chúa tể mới của Ấn Độ”. Quả thật Indira đã trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, và liên tiếp chấp chính 15 năm, trở thành nhà chính trị kiệt xuất ở Ấn Độ và trên thế giới.
Indira từ nhở rất xinh đẹp, hai mắt to màu lam sáng rỡ, mái tóc quăn da dẻ trắng ngần, có đủ nét đặc trưng của người Aryan, rất được sự sủng ái của mọi người trong nhà Nehru, đặc biệt là ông bà nội. Nhưng sự cưng chiều của dòng họ nhanh chóng bị sức lực bên ngoài chiếm đoạt một cách thô bạo. Giấc mộng thời niên thiếu của Indira bị tan vỡ. Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Anh đã biến Ấn Độ thành nơi cung cấp sức người sức của để chúng tiến hành cuộc chiến tranh. Gandhi hùng thánh, ban đầu còn tỏ ra chống đối, nhưng sau đó lại khích lệ người Ấn Độ gia nhập quân đội Ấn Độ thuộc Anh, giúp đỡ chiến tranh nước Anh, chủ động dùng tình yêu để trao đổi sự đồng tình và thương xót của người Anh đối với nhân dân Ấn Độ. Nhưng sau khi kết thúc chiến tranh, người Anh hoàn toàn không đồng tình với nhân dân Ấn Độ. Ảo tưởng của Gandhi tiêu mất, ông triệu tập nhân dân Ấn Độ đình công bãi chợ, mở rộng cuộc vận động phi bạo lực, được sự hưởng ứng của nhân dân cả nước.
Ngày 13 tháng 4 năm 1919, Đảng Quốc Đại Ấn Độ ở Amri thành phố lớn thứ hai của tỉnh Punjab phía Bắc Ấn Độ, tổ chức Hội nghị chống hòa bình lần thứ nhất, có 2 vạn người tham gia, gặp phải sự trấn áp của quân đội nước Anh, làm cho 379 người tử vong, 1200 người bị thương. Tiếp đó, người Anh lại ra lệnh bắt Gandhi. Đốm lửa nhỏ này càng bốc cao ngọn lửa hận thù của nhân dân Ấn Độ, đã đến lúc phải đương đầu đẫm máu với thực dân Anh. Sự kiên lần này trở thành bước ngoặt trong lịch sử Ấn Độ. Ông nội của Indira được Đảng Quốc Đại tiến cử làm Chủ tịch Đảng Quốc Đại, gánh vac trách nhiệm lãnh đạo nhân dân Ấn Độ chống lại sự thống trị của thực dân Anh. Cuộc sống trong gia đình Indira hoàn toàn thay đổi, ông nội, cha, me của bà liền cùng với Gandhi thánh hùng, dốc toàn bộ sức lực vào cuộc vận động giải phóng dân tộc Ấn Độ. Cuộc sống thiếu niên của Indira bước vào những năm tháng đầy sôi động.
Năm đó Indira vừa tròn 4 tuổi, ông nội Modiral và người cha Jawahalar vì kích động phản đối chính phủ nước Anh mà bị bắt. Họ căn cứ vào chính sách của Gandhi thánh hùng chế định, thà ngồi tù chứ không giao nạp tiền phạt. Cảnh sát liền đến niêm phong nhà; đem vật phẩm bán đi để đổi vàng. Indira con nhỏ, không khống chế được tình cảm, nắm chặt bàn tay nhỏ lại, xông lên trước. hét thật to vào cảnh sát: “Không cho các ngươi lấy những thứ đó đem đi, đó là của nhà chúng tôi”. Biểu hiện tinh thần phản kháng mạnh liệt.
Để tẩy chay hàng hóa nước Anh, nhà Nehru hưởng ứng cuộc vận động không hợp tác của Gandhi, lấy những đồ đạc ở trong nhà như bộ âu phục, nhung thiên nga, tơ lụa, rèm của mua về từ châu Âu, đem đến sân thượng của cung vui vẻ đốt lên thành ngọc đuốc. Việc làm này đã để lại một ấn tượng sâu sắc đối với tuổi thơ của Indira. Về sau, khi người dì đến tặng cho Indira một bộ đồ ngoại rất xinh đẹp, tuy rất thích, nhưng kiên quyết không mặc nó, bởi vì đây là hàng hóa nước ngoài. Lúc người dì hỏi bà: “con búp bê mà cháu đang ôm cũng là hàng nước ngoài thì phải làm thế nào đây”, bà quả thực khó nghĩ suốt mấy hôm. Cuối cùng, bà tự mình ra tay, ở trên sân thượng cung vui vẻ, đã chuẩn bị một ngọn đuốc nhỏ, rưng rưng nước mắt đem con búp bê mà mình yêu quý đốt đi. Rất nhiều năm sau bà hồi tưởng lại nói: “Cảm nhận của tôi lúc đó, giống như là đang mưu sát một người”.
Năm 1971, Indira đã từng nói với một ký giả của Công ty quảng cáo nước Anh: “Khi tiến hành đấu tranh giành tự do, cảnh sát không ngừng đến niêm phong, tịch thu đồ đạc trong nhà chúng tôi, lại còn bắt người, chúng tôi không thể không giấu đi những vật phẩm in ấn trái phép. Lúc đó tuy tôi rất nhỏ, nhưng đối với tất cả những chuyện đó đều có phần của tôi… Tôi tham gia việc du hành và tập hợp, tuổi thơ của tôi hoàn toàn không được bảo vệ”. Đúng thế, Indira cùng những đứa trẻ khác diễn những màn kịch thời sự, dẫn những đứa trẻ đi chơi trong vườn, bọn chúng đứa nào cũng cùng với bà hô cao khẩu hiệu: “Cách mạng muôn năm”, biểu thị quyết tâm phản kháng thực dân Anh.
Năm 1924, Gandhi đề xướng hoạt động tự kéo sợi, tổ chức thành “Hiệp hội kéo sợi bằng tay”, không mua các loại vải của nước Anh. Lúc bấy giờ, Indira-Gandhi tuy mới 8 tuổi, cũng chủ động hỏi Gandhi: Cháu có thể làm một chút việc nhỏ nào đó vì cuộc vận động tự kéo sợi này không? Gandhi nói: Chàu có thể tổ chúc một “Hiệp hội thiếu nhi kéo sợi”, tức là Bộ thiếu nhi của Hiệp hội kéo sợi bằng tay, Indira-Gandhi thật lòng tuân theo chỉ thị của Gandhi, tràn đầy nhiệt tình, tổ chức một nhóm nhi đồng dệt vải, tự chuẩn bị một máy quay sợi, rồi dệt ra những sợi vải thô.
Năm 1929, Indira-Gandhi được 13 tuổi, đúng lúc cuộc vận động giành độc lập của Ấn Độ đã qua một năm khảo nghiệm nghiêm ngặt. Modiral – ông nội của bà đã mãn nhiệm kỳ thứ 2 Chủ tích Đảng Quốc Đại. Hội nghị Đảng Quốc Đại năm đó tuyển cử Jawahalar – cha của bà làm Chủ tịch Đảng Quốc Đại, trở thành lãnh tụ mới giương cao thanh thế to lớn của cuộc vận động giành độc lập dân tộc. Hội nghị quyết định lấy việc giành độc lập hoàn toàn nước Ấn Độ làm mục tiêu phấn đấu của Đảng Quốc Đại. Indira-Gandhi cũng tích cực ủng hộ và tham gia vào “cuộc chiến đấu cuối cùng” theo chỉ thị của Gandhi thánh hùng, mong muốn gia nhập Đảng Quốc Đại, nhưng vì bà còn quá nhỏ nên bị cự tuyệt.
Indira-Gandhi hoàn toàn không nhụt chí, bà dựa vào câu chuyện trong “Mở rộng thành Rome”, tổ chức một “đội khỉ” đấu tranh với thực dân Anh. Trong đội khỉ có đầy đủ trai gái, lúc mới thành lập đã có hơn 1.000 thành viên. Khi Indira diễn thuyết trong đại hội thành lập đội khỉ, đã tuyên bố ý nghĩ, mục dích và yêu cầu của việc thành lập đội khỉ. Lúc đầu, những người trưởng bối của Indira và chính quyền nước Anh lúc bấy giờ đều xem đội khỉ là một trò chơi của trẻ con. Nhưng những thành viên trong đội khỉ quả thực đã tích cực làm việc trên nhiều phương diện: viết thông báo, gửi thư đi, làm cơ, treo cờ, nấu cơm, truyền tin tức, thu nhập tình báo v.v… Những việc mà nếu như người lớn làm thì sẽ bị thực dân Anh chú ý, nhưng những đứa trẻ đã lợi dụng các cơ hội vui chơi, đùa giỡn để truyền tin, thu tập tin tức…
Một lần, ở một thôn cách nhà Indira không xa, xảy ra cuộc chiến đấu của những chiến sĩ phản Anh với quân đội Anh, có một số chiến sĩ bị thương. Lúc bấy giờ, có những bác sĩ sợ bị người tố cáo nên không dám cứu thương các chiến sĩ giữa ban ngày, Indira đã tự mình dẫn đầu đội khỉ đi chăm sóc người bị thương, rồi lấy một căn phòng lớn trong nhà của mình đổi thành phòng bệnh.
Lại có một lần, Hội Ủy viên chấp hành tôi cao Đảng Quốc Đại mở cuộc họp trong nhà của bà, định ra kế hoạch mới vận động không phục tùng. Cảnh sát nghe tin, nhanh chóng bao vây căn phòng đó. Những người tham gia Hội nghị vì bảo vệ bí mật của Đảng, đã đem biên bản và văn kiện của cuộc họp giấu vào trong rương (hòm) hành lý ở phía sau xe hơi nhà bà. Indira nhanh trí, lập tức đến ngồi trên xe, để tài xế lái xe chạy ra ngoài. Khi xe hơi vừa ra đến cổng lớn, có một cảnh sát chặn xe lại, và tiến hành xét hỏi. Indira rất bình tĩnh, dũng cảm, bà làm bộ nói môt cách bực tức: “Nếu như các người không để cho tôi đi học, tôi đến trễ sẽ bị phạt. Tôi chỉ còn cách nói sự thật cho thầy giáo biết, là cảnh sát các người đã có ý cản xe của người khác”. Cảnh sát không thể tiếp tục tra xét, để cho chiếc xe hơi mang những văn kiện bí mật đi ra khỏi nhà một cách dễ dàng.
Mười mấy năm sau, Indira nhớ lại thời gian làm việc của đội khỉ, khẳng định đầy đủ tổ chức của Đội thiếu niên này là một hoạt động “có hiệu quả”. Bà nói: “những người mới đầu xem thường đội khỉ, sau đó đã thay đổi ý kiến, bởi vì chúng tôi đã làm nhugn74 công việc vô cùng gian khổ”.
Người phụ nữ có quyền thế nhất
Sự giáo dục của gia đình Indira giúp bà rèn luyện ý chí. Khi phụ thân Jawahalar ở trong tù đã viết cho Indira tổng công hơn 200 lá thư, tiến hành giáo dục vỡ lòng đối với bà, hướng dẫn bà cách đọc sách, trả lời các vấn đề khó khăn mà bà nêu ra.
Đến tuổi đi học, đầu tiên Indira học trong trường giáo hội ở Allagabad. Sau đó, thông qua những người bạn cùng học ở nước ngoài với cha bà, đưa bà đến vùng ven cách nhà khoảng 1.000 dặm Anh trọ học. Sau khi tốt nghiệp, thi vào trường Đại học quốc tế Spitinicetan. Ở trường Đại học, Indira học được rất nhiều tri thức, đặc biệt là được sự chỉ bảo tận tình của rất nhiều nhà nghệ thuật nổi tiếng và của Tagore vĩ nhân trên văn đàn Ấn Độ. Sau đó, bà cùng với mẹ đến châu Âu trị bệnh, tham quan đô thị lớn nổi tiếng ở châu Âu, sau đó quyết định vào nghiên cứu sâu hơn ở Đại học Oxford. Tháng 2 năm 1939, Indira thi vào học viện Somevil của Đại học Oxford, ở trong đó học hành chính, quản lý sự nghiệp xã hội, lịch sử, nhân loại học…; còn mở rộng tìm đọc qua các loại sách về nghệ thuật, khảo cổ, kiến trúc học, tư tưởng tôn giáo…; tham gia Công Đảng nước Anh, trở thành thành viên của Chi bộ học sinh, được tiếp xúc rộng rãi với người lãnh đạo Công Đảng nước Anh. Sự học tập và hoạt động này, là nền tảng tri thức để bà triển khia hoạt động chính trị, quản lý quốc gia một cách vững vàng. Bà đã gặp được các vĩ nhân Roman-Rolin, Edward-Thompson, George-Shaw và Einstein, góp phần mở rộng trí thức và trí tuệ của bà, khiến bà trợ thành một người tri thức uyên bác, am tường sách vở. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, bà chưa nhận được học vị của trường Đại học Oxford, nhưng phải cùng với người yêu là Feroze-Gandhi rời London trở về nước. Tháng 3 năm 1941, lại gia nhập vào trong lò lửa của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Ấn Độ ở Bombay.
Sau khi Indira về đến Ấn Độ, đến nhà tù thăm cha bà, và báo cho ông biết là muốn kết hôn với Feroze-Gandhi. Thự ra, năm Indira 16 tuổi, Feroze đã cầu hôn bà, nhưng bà chưa chấp nhận. Anh hoàn toàn không nhụt chí, vẫn tiếp tục theo đuổi bà, cuối cùng dưới sự đồng ý của cha và sự bảo vệ của mẹ Indira, sau hơn 9 năm chờ đợi, đã giành được tình yêu của Indira. Tin Indira quyết định kết hôn cùng Feroze vừa truyền đi, gặp phải sự phản đối của rất nhiều người, nguyên nhân vì Feroze là giáo đồ của đạo thờ Thần Lửa, không phải là giáo phái chủ yếu của Ấn Độ. Lúc này, Jawahalar – cha của Indira và Gandhi thánh hùng ra mặt bảo vệ, cuối cùng hai người kết hôn vào ngày vào ngày 26 tháng 3 năm 1942.
Ngày 9 tháng 8 năm 1942, chính phủ Anh nhân việc Đảng Quốc Đại phản đối soạn thảo hiến pháp mới, giữ vững nguyên tắc độc lập Ấn Độ, bắt Gandhi, Nehru và toàn bộ thành viên của Hội ủy viên công tác Đảng Quốc Đại. Hành động này kích thích sự phẫn nộ của nhân dân Ấn Độ, một cuộc hỗn loạn trong nước xảy ra, trụ sở bị đốt cháy, đường sắt bị cạy tung, cầu cống bị phá hủy… Indira cùng với Feroze cũng tham gia hoạt động diễu hành kháng nghị có tính quần chúng, bị nhà cầm quyền nước Anh bắt giữ. Đây là lần thứ nhất cũng là lần duy nhất trong cuộc đời bà bị gian vào ngục. Ở trong tù, Indira cũng giống như những người bị bắt giam tiến hành tranh đấu. Sự quan tâm của bà giống như người cha, giáo dục phạm nhân thanh niên, dạy cho họ đọc sách biết chữ, giảng giải đạo lý cho họ nghe. Qua 8 tháng trong tù, đã để lại ấn tượng sâu đậm cho Indira. Bà nói: “Tám tháng sống trong tù đã rèn luyện tính cách của tôi, rèn luyện nhân cách con người tôi”.
Năm 1945, chiến tranh thế giới chống Pháp kết thúc thắng lợi, Công Đảng Anh giành được thắng lợi trong cuộc bàu cử, Chính phủ Công Đảng Anh ra lệnh phòng thích những người lãnh đạo Đảng Quốc Đại Gandhi hùng thánh và Nehru, đưa ra phương án giải quyết độc lập Ấn Độ. Nehru kết thúc cuộc sống mười năm trong tù, trở thành người đứng đầu Chính phủ lâm thời và lãnh đạo Hội nghị lập hiến. Trải qua thời gian dài phục hồi lực lượng, ngày 15 tháng 8 năm 1949, nước Anh đem chính quyền chuyển giao cho Ấn Độ và Pakistan, Ấn, Pa trở thành vùng tự trị của nước Anh. Sáng sớm ngày 15 tháng 8, trong Hội nghị đặc biệt của Hội nghị lập hiến được mở ra ở Delhi, Ấn Độ chính thức tuyên bố độc lập, Jawahalar-Nehru đảm nhiệm chức thủ tướng đầu tiên của Chính phủ Ấn Độ.
Chính trong buổi tối trước ngày độc lập Ấn Độ, ngày 30 tháng 1 năm 1948, Gandhi thánh hùng bị phần tử cuồng nhiệt của Ấn Độ giáo ám sát. Đây là tổn thất lớn của nhân dân Ấn Độ. Indira-Gandhi vô cùng đau thương trước cái chết của ông, bà đánh giá rất cao cuộc đời và lý tưởng của ông.
Trong những năm tháng đấu tranh anh dũng giải phóng dân tộc, mang lại nền độc lập cho Ấn Độ của Indira và Feroze, tình yêu của họ đã có kết quả. Ngày 20 tháng 8 năm 1944, Raghiv – con trai lớn của họ đã ra đời tại Bombay; tháng 12 năm 1946, Sanjai – con trai kế sinh ra ở Lucknow. Điều này mang lại niềm vui cho Indira, cũng tăng thêm trách nhiệm cho bà. Bà không những phải tiếp tục hòa mình vào hoạt động chính trị, mà còn phải gánh vác trách nhiệm làm vợ và làm mẹ. Như trong tự thuật của mình, bà viết: “Điều quan trọng nhất đối với tôi là làm thế nào xử lý tốt giữa hai nghĩa vụ trách nhiệm công chức và chu toàn bổn phận đối với gia đình con cái”.
Sau khi Nehru đảm nhiệm chức thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ đầu, Ấn Độ hoang tàn đổ nát đang xây dựng lại, công việc của ông rất bận, dinh thự và sinh hoạt hằng ngày cần phải có người chăm sóc. Mẹ của Indira-Gandhi đã sớm qua đời, em gái của bà đã được đề cử làm Đại sứ Liên Hiệp Quốc đóng ở Ấn Độ, người em gái thứ hai ở Bombay, cách thủ đô rất xa. Vì thế Indira là con gái lớn của Nehru, chủ động gánh vác trách nhiệm nữ chủ nhân của Phủ Thủ tướng. Phụ Thủ tướng mỗi ngày đều có khách trong, ngoài nước, bao gồm nhân sĩ các giai tầng cao cấp, Bộ trưởng các bộ trong nước, người lãnh đạo Chính phủ và đứng đầu nước ngoài; những việc nghĩ lại, đón tiếp, tiệc tùng, nói chuyện, đến sắp xếp tham quan, mở hội chiêu đãi, cả dùng xe, cảnh vệ đều một tay bà. Indira đã làm nữ chủ nhân của Phủ Thủ tướng, lại còn làm thư ký cho thủ tướng, từ sáng đến tối, bận rộn không ngừng. Dựa vào sự thông minh, tài trí của mình, Indira nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực của Nehru.
Nehru rất yêu Indira, cũng rất tôn trọng Indira. Indira đã là vệ sĩ chủ yếu trên vũ đài quyền lực của Nehru, cũng là con đường liên lạc có hiệu quả nhất của ông. Indira ngoài việc làm nữ chủ nhân giúp Nehru tiếp đãi khách quý nước ngoài, còn thường cùng với Nehru ra nước ngoài thăm viếng, đã từng đi qua các nước Anh, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Indonesia, Singapore, được gặp gỡ các vị Lãnh đạo Chính phủ các nước. Năm 1955, bà cùng Nehru dự hội nghị Bandung quốc gia Á Phi, thu thập được những kinh nghiệm giáo huấn có ích, học được không ít vấn đề, còn kết giao với những vị Lãnh đạo của hai mươi mấy quốc gia, giúp ích cho sự phát triển của bà sau này.
Tháng 2 năm 1959, Indira-Gandhi trong Hội nghị Đảng Quốc Đại hàng năm, được bầu làm Chủ tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Đây là sự việc quan trọng nhất trên con đường chính trị của bà, cũng là nấc thang quan trọng đưa bà lên vị trí người lãnh đạo cao nhất của Ấn Độ. Vì sao Indira có thể gánh vác trách nhiệm Lãnh đạo Đảng Quốc Đại? Do Nehru có ý tiến cử bà làm người kế vị chính trị? Hay là để Indira thay thế Nehru? Giới chính trị Ấn Độ lúc bấy giờ nghi vấn và suy đoán rất nhiều. Thực ra, cả hai nhân tố này đều tồn tại. Lúc bấy giờ, Nehru đã 70 tuổi, trong lòng rất hy vọng Indira kế nhiệm. Khi Indira được chọn làm chủ tích Đảng Quốc Đại đã làm việc rất xuất sắc, có chủ kiến, có sáng tạo. Bà yêu cầu Đảng Quốc Đại thả những người nô lệ; bà chủ trì Hội nghị chuyên môn Đảng Quốc Đại thảo luận vấn đề kế hoạch kinh tế 5 năm; bà tổ chức lớp huấn luyện nâng cao trình độ cán bộ Đảng Quốc Đại; bà sửa chữa việc tài chính của Đảng Quốc Đại, cải cách cơ cấu lãnh đạo của Đảng; bà vùi đầu vào việc “du hành đường bộ”, thâm nhập vào các khu vực trong nước để hiểu được tình hình và tiếp cận quần chúng, bà còn giúp Bombay giải quyết vấn đề tranh chấp ngôn ngữ;v.v… Indira rất xem trọng công việc quốc tế, đồng tình với cuộc vận động chủ nghĩa dân tộc, bảo vệ cuộc đấu tranh phản đối chủ nghĩa thực dân, và gánh vác trách nhiệm Ủy viên Cục chấp hành Tổ chức giáo khoa văn của Liên Hiệp Quốc.
Ngày 27 tháng 5 năm 1964, Thủ tướng Nehru qua đời, Indira vô cùng đau xót. Nhưng bà hoàn toàn không buông bỏ chính trị, đối với nước Công Hòa Ấn Độ do một tay cha xây dựng lên, bà không sánh được nhiệt tình yêu thương ấy, thì phải tận lực làm việc phục vụ. Bà thông qua Sharstri tân Thủ tướng, tự mình gánh vác trách nhiệm Bộ trưởng Bộ phát thanh tin tức, ở vị trí thứ tư trong hàng Bộ trưởng. Bà nắm bắt cơ cấu tuyên truyền, nên tẹn tuổi của bà thướng thấy trên báo, dẫn đến sự hoan nghên và chú ý của quần chúng. Bà giúp bang Madras giái quyết vấn đề náo loạn. ngôn ngữ giữa các địa phương. Năm 1965, khi xung đột vũ trang lần thứ hai giữa hai nước Ấn – Pa, bà thâm nhập vào tiền tuyến cổ vũ sĩ khí, biết rõ lòng dân và nhận được sự đánh giá tốt của Sharstri.
Để giải quyết hòa bình cho xung đột Ấn – Pa, dưới sự hòa giải của Liên Xô, Sharstri – Thủ tướng Ấn Độ và Ayub Khan-Muhammad – Tổng thống Pakistan sang Liên Xô ký kết “tuyên ngôn Tashkent”. Ngày 11 tháng 1 năm 1966, Sharstri vì bệnh tim đột phát, đã qua đời ở Tashkent. Đây là cơ hội tốt để Indira tiếp nối con đường và hy vọng của cha. Lúc bấy giờ, Desaix kiêu ngạo tự mãn, coi tất cả là con số không dưới mắt ông, ngôi vị Thủ tướng chẳng ai có thể xứng đáng hơn ông. Còn Indira thì sử dụng biện pháp binh yếu, giữ gìn thái độ khiêm nhường. Kết quả, ngày 19 tháng 1, trong Đoàn Đảng tuyển cử hội nghị Đảng Quốc Đại, Indira đã vượt quá 2/3 số phiếu, chiếm ưu thế tuyệt đối, được chọn làm Lãnh tụ Đoàn Đảng Hội nghị Đảng Quốc Đại. Chiếu theo quy định Hiến pháp Ấn Độ, chức Thủ tướng đương nhiên thuộc về bà, trở thành nữ Thủ tướng được bầu cử đầu tiên của Ấn Độ, cũng là vị nữ Thủ tướng thứ hai trên thế giới lúc bấy giờ, trừ Bandaranaike phu nhân của Sri Lanka.
Nhận chức Thủ tướng Indira vừa tròn 48 tuổi, sức sống tràn trề, trước mặt những người bạn đồng lieu, bà dường như đại biểu cho một thời đại mới. Buổi đầu chấp chính, bà thực hiện công việc một cách cẩn thận, vì không đủ nghị lực, lại không rành từ lệnh. Không lâu sau, những vấn đề còn đọng lại, như vấn đề lương thực, vấn đề Punijab, vấn đề tiền Ấn Độ bị xuống giá và vần đề giết mổ bò, bà biểu hiện tác phong xông xáo nghiêm chỉnh thực hành, nhanh chóng cắt trừ nhiễu loạn. Trên lĩnh vực ngoại giao, bà tuân theo chủ trương không liên minh của Nehru, đối với Mỹ, Liên Xô nói chung chọn chính sách bình quân. Có thể nói, khi Nehru mất, ngoài Indira-Gandhi ra, không tìm được một vị lãnh tụ nao được cả nước Ấn Độ công nhận.
Trong năm đầu tiên Indira-Gandhi giữ chức Thủ tướng, đấu tranh hệ phái trong Đảng Quốc Đại còn chưa kịch liệt. Dần dần, do Indira-Gandhi trọng dụng một số người có màu sắc cấp tiến làm đầu mối, dẫn đến việc phản đối phái Sindeaja cánh hữu bảo vệ nhà đại tư bản. Phái này được sự bảo vệ của những người thuộc Desaix, chiếm cứ ưu thế trong Đảng, âm mưu hạ đài Indira-Gandhi. Indira-Gandhi dùng hành động chủ động, tháng 7 năm 1966, tuyên bố bãi chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng tài chính của Desaix, Chính phủ lấy 14 ngân hàng lớn nhất nhập về tài sản quốc gia. Ký giải báo chí Ấn Độ lúc bấy giờ cho biết: “dường như chỉ trong 1 đêm, không khí chính trị đã thay đổi, bà trở thành anh hùng của nhân dân, nhân dân tin tưởng bà vì lợi ích của họ, hạn chế giai cấp giàu có”. Indira đi đến đâu, cũng có hàng trăm ngàn người cùng khổ và giai cấp trung lưu hoan nghênh, bà đã xây dựng nên hình tượng người Lãnh tụ được nhân dân cùng khổ đồng tình. Nhưng, từ đó về sau, nội bộ Đảng Quốc Đại phân chia thành Đảng Quốc Đại do Indira- Gandhi lãnh đạo (phái chấp chính) và Đảng Quốc Đại do phái Sindeaja hợp thành (phái tổ chức). Đảng Quốc Đại của Indira- Gandhi tiến một bước thông qua “Nghị quyết liên quan về chính sách kinh tế”, thực hành biện pháp cải cách hệ thống kinh tế. Những biên pháp này, khiến uy tín của Đảng Quốc Đại (phái chấp chính) được nâng cao lên trong lòng quần chúng nhân dân.
Để củng cố sự thống trị của mình, thay đổi địa vị củng cố của Đảng chấp chính trong Viện nhân dân, Indira-Gandhi quyết định tổng tuyển cử sớm hơn quy định 1 năm. Đảng Quốc Đại (phái tổ chức) cùng với các đảng phái khác hợp thành “trận tuyến đại liên hợp”, đưa ra khẩu hiệu “không muốn Indira-Gandhi”. Indira thừa cơ hội may mắn này, đưa ra khẩu hiệu “không muốn nghèo đói”, nhấn mạnh “chủ nghĩa xã hội” là mục tiêu của Đảng Quốc Đại (phái chấp chính), chủ trương kinh tế hỗn hợp” và “trong phạm vi hợp lý”, bảo tồn tài sản tư hữu, đáp ứng nâng cao phúc lợi vật chất của quần chúng nhân dân, và ngăn chặn sự tăng trưởng bất bình thường kinh tế xã hội v.v…, từ đó rất được lòng người, tháng 3 năm 1971, trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 5, bà đã giành được thắng lợi hoàn toàn, tiếp tục đảm nhiệm chức Thủ tướng nhiệm kỳ II.
Gandhi-Indira liên tiếp làm Thủ tướng, nhân dân Ấn Độ gửi trọn hy vọng vào bà giống như tin tưởng Gandhi thánh hùng và Jawahalar-Nehru. Vì thế, Indira toàn tâm toàn ý, hành xử một cách tự do tự tại theo chức trách và quyền lực Lãnh đạo tối cao của Đảng và Chính phủ. Báo chí Ấn Độ miêu tả bà là “người lớn mạnh, dường như là đáng sợ”. “Báo Thames chủ nhật” của nước Anh thì gọi bà là “người phụ nữ có quyền thế nhất trên thế giới”. Bà tiếp tục sử dụng một vài biện pháp cải cách tốt trong kinh tế, như hạn ngạch cao nhất mới thực hành đối với nông thôn, tiếp quản 106 công ty bảo hiểm ở Ấn Độ và nước ngoài, đem 21 mỏ than và 12 xưởng đốt than nhập vào tài sản quốc gia, ở một số ngành công nghiệp nhẹ, xây dựng xị nghiệp quốc doanh, được sự hoan nghênh nhiệt liệt trong giai cấp trung, hạ của nhân dân Ấn Độ.
Giữa năm 1971, Chính phủ Pakistan, tiến hành trấn áp cuộc vận động đòi độc lập của Đông Pakistan, quan hệ Ấn – Pa vo cùng căng thẳng. Chính phủ và công chúng Ấn Độ đồng tình với cuộc vận động đòi độc ;ập của Đông Pakistan, hy vọng Pakistan sau khi chia rẽ sẽ suy yếu. Yehague-Han – Tổng thống Pakistan phái vài sư đoàn binh lực đến Dacca thủ phủ Đông Pakistan tiến hành trấn áp, bắt Mucib-Shiha-Laheman – người Lãnh đạo cuộc vận động giành độc lập này; người Lãnh đạo khác của họ và vài trăm vạn người tị nạn trốn qua Ấn Độ. Thủ tướng Indira-Gandhi nhân thời cơ có lợi này, phái Bộ trưởng ngoại giao đến London, Washington, Moscow diễn thuyết, bà cũng đích thân thăm hỏi các nước lớn, tuyên truyền lập trường của Ấn Độ, tranh thủ họ bảo vệ Ấn Độ, phản đối Pakistan. Ngày 9 tháng 8 năm 1971, cùng Liên Xô ký kết “điều ước hợp tác hòa bình” có điều khoản mang tính chất quân sự. Nhận được sự bảo vệ của quốc tế, Indira-Gandhi chuẩn bị tốt việc can thiệp quân sự. Tháng 11 năm 1971, dưới sự bảo vệ của Liên Xô, quân đội Ấn Độ phát động tiến công Pakistan, Ấn – Pa nảy sinh chiến tranh toàn diện. Cuộc chiến đấu trải qua 12 ngày, Pakistan bị đánh bại, Đông Pakistan trở thành nước độc lập Bengal.
Indira-Gandhi vì thắng lợi trong cuộc chiến tranh đối với Pakistan, hy vọng Ấn Độ đạt đến đỉnh cao cực độ. Có người nói bà đã vượt qua Nehru cha của bà; có người nói bà là một phụ nữ có kiến thức siêu phàm, kiên cường, quyết đoán; có người nói bà là “nhân vật kiểu vui đội cao”. Để chúc mừng thắng lợi, ngày 16 tháng 1 năm 1972, nhân kỷ niệm 25 năm Ấn Độ độc lập, Indira-Gandhi quyết định tổ chức hoạt động duyệt binh và diễu hành với quy mô lớn. Indira-Gandhi nghiễm nhiên đứng vào hàng ngũ anh hùng, cười khoan khoái, vui vẻ giơ cao tay gửi đến đội quân của bà, thần dân của bà lời thăm hỏi dạt dào, nồng nhiệt.
Năm 1972 trở đi, kinh tế Ấn Độ đang trong cơn khủng hoảng, bước vào thời kỳ khó khăn nhất từ sau khi Ấn Độ độc lập. Quân phí lớn, thiên tai liên tiếp xảy ra, lương thực thất thu, vật giá tăng lên, lại thêm quan chức chính phủ tham ô ngày càng nhiều, uy tín của Indira-Gandhi nhanh chóng giảm sút. Tình thế xấu đi của nền kinh tế và chính trị, dẫn đến sự bất mãn của quần chúng nhân dân, này sinh các cuộc bãi công nổi loạn. Trong tình hình đó, Narayan – một chính khách nổi tiếng đã làm dấy lên cuộc “vận động phản đối Indira-Gandhi”. Tháng 8 năm 1974, các Đảng phản đối liên hợp lại, 7 Đảng hợp thành Đảng Nhân dân, thống nhất đối phó với Indira-Gandhi. Ngày 12 tháng 6 năm 1975, Sinha pháp quan Viện pháp cấp cao thành phố Allahabad bang phía Bắc Ấn Độ, lại tuyên phán: “Trong cuộc tổng bầu cử năm 1971, Indira-Gandhi đã mưu cầu cho riêng mình”. Các Đàng phản đối thừa cơ tổ chức thị uy quần chúng để phản đối Indira-Gandhi, yêu cầu bà từ chức. Để đối phó, Indira-Gandhi quyết định sử dụng biện pháp hành động, ngày 25 tháng 6 năm 1975, tuyên bố pháp lệnh tình trạng khẩn cấp, không những bắt giam người lảnh đạo của các Đảng phản đối, mà còn bắt giam hơn 10 vạn nhân viên khác của họ. Để tranh thủ lòng người, Indira-Gandhi tuyên bố cương lĩnh kế hoạch kinh tế gồm 20 điểm, nhưng hoàn toàn không thu hồi lại ảnh hưởng. Hội nghị Ấn Độ vốn phải tổng tuyển cử vào tháng 3 năm 1976, nhưng Indira-Gandhi dựa vào thành quả củng cố tình trạng khẩn cấp, mạnh dạn thông qua nhiệm kỳ của nghị viện Viện nhân dân chọn vào năm 1971, quyết nghị sẽ kéo dài 1 năm, đến tháng 3 năm 1977, tổ chức tổng tuyển cử. Do thời gian Đảng Quốc Đại (phái chấp chính) chấp chính, nguy cơ kinh tế phát sinh và thực hành biện pháp tình trạng khẩn cấp không được lòng người, Indira-Gandhi thất bại thảm hại trong cuộc tổng tuyển cử lần 6 ở Ấn Độ.
Sau đó núi Đông lại nổi dậy
Sau khi Indira hạ đài, những người thân tín đều lần lượt bị giáng chức. Sau đó, bà và Sanjai – con trai nhỏ bị bắt. Trong thất bại bà vẫn kiên cường vươn lên. Bà nhạy bén thấy được mâu thuẫn ngày càng tăng trong nội bộ Đảng Nhân dân mới chấp chính, căn cơ cạn hẹp. bà dựa vào ảnh hưởng của gia tộc Nehru, phát huy ưu thế của mình, tranh thủ lòng dân, tạo ra điều kiện tốt, đợi thời cơ nổi dậy.
Năm 1977, Đảng Nhân dân lên đài chấp chính, trước tổng tuyển cử vì phản đối Indira-Gandhi mà liên minh chính trị vội vàng chắp ghép, trộn lẫn ngôn ngữ chính trị không giống nhau. Chủ trương chính trị và lợi ích kinh tế của các phái không đồng nhất, mỗi người tự bảo vệ hệ thống tổ chức của mình. Khi chấp chính họ tranh quyền đoạt lợi. mâu thuẫn không ngừng này sinh và phát triển. Indira-Gandhi tranh thủ sách lược lấy lùi làm tiến, lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của Đảng Nhân dân, tập trung lực lượng, tìm cơ hội lật đổ Chính phủ Đảng Nhân dân.
Do thất bại trong tuyển cử Đảng Quốc Đại. Indira-Gandhi trước tiên triệu tập hội nghị Hội ủy viên toàn quốc và Hội ủy viên công tác Đảng Quốc Đại (phái chấp chính), tiến hành an ủi và hà hơi tiếp sức; tiếp tục tiến hành chỉnh đốn nội bộ Đảng và điều chỉnh nhân viên, chọn ra chủ tịch Đảng mới, tìm cách bảo vệ sự đoàn kết nội bộ Đảng. Khi nội bộ Đảng phát sinh chia rẽ trong vấn đề tuyển người để tiến cử Tổng thống, Indira-Gandhi và chủ tịch Đảng sinh ra mâu thuẫn nhưng bà vẫn cương quyết thành lập Đảng Quốc Đại mới (Indira-Gandhi), bà được chọn làm Chủ tịch Đảng. Đồng thời một phái khác được gọi là Đảng Quốc Đại (Siger.S.) xuất hiện, do đó, tạo thành sự chia rẽ Đảng Quốc Đại lần thứ hai.
Indira-Gandhi hoàn toàn tin rằng trên con đường chính trị không có tình bạn vĩnh cửu, cũng không có ranh giới của kẻ địch vĩnh viễn, nên cố gắng làm dịu đi mâu thuẫn chính trị của bà và kẻ địch. Tháng 8 năm 1978, bà đích thân thăm viếng Nalayan – Lãnh tụ tinh thần của Đảng Nhân Dân đã nản lòng nhụt chí, phái người đến bệnh viện thăm Chalan-Singer đang điều trị ở bệnh viện, chúc ông sớm phục hồi sức khỏe, và bảo vệ ông khi tổ chức nội các từ chức Thủ tướng ở Desaix; bà còn tiếp tục đi thăm hỏi, cầm tay đùa giỡn với những người nghèo khổ, nhận được sự thông cảm sâu sắc của nhân dân đối với bà.
Năm 1979, cục diện chính trị Ấn Độ nảy sinh nhiều hoạt động nguy cấp kịch liệt. Tình trạng kinh tế của Ấn Độ xấu đi thấy rõ, công nhân bãi công, cảnh sát náo loạn, mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Nhân Dân ngày càng gay gắt, nội các Đảng Nhân Dân chấp chính chỉ có 2 năm 4 tháng thì sụp đổ. Indira-Gandhi nói với ký giả phỏng vấn: “Chính sách cai trị của những người này không tốt cho đất nước”. Qua sự mặc cả của các đảng phái, ĐẢng Nhân Dân cuối cùng chưa thể tạo thành nội các mới, Tổng thống Ấn Độ buộc phải tuyên bố giải tán Hội nghị, tổ chức Tổng tuyển cử sớm. Trong tuyển cử Viện Nhân Dân lần thứ 7 ở Ấn Độ, Đảng Quốc Đại của Indira-Gandhi đưa ra “muốn India thay đổi cứu Tổ quốc!” và xây dựng Chính phủ trung ương “ổn định và có hiệu lực” cùng với khẩu hiệu “chủ nghĩa xã hội”. Đồng thời tạo ra tình thế an định, ngăn ngừa vật giá leo thang, cải thiện kinh tế, India-Gandhi phát huy đầy đủ tài năng tuyển cử, tích cực gia nhập cạnh tranh tuyển cử. Quần chúng kỳ vọng bà một lần nữa lại lên đài chấp chính, xoay chuyển tình hình chính trị, kinh tế của Ấn Độ.
Kết quả tuyển cử ngày 3 đến ngày 6 tháng 1 năm 1980, Đảng Quốc Đại của Indira-Gandhi chiếm ưu thế giành được thắng lợi tiếp tục bước lên ngôi vị Thủ tướng.
Sau khi Indira-Gandhi lên đài trở lại, về mặt chính trị bà thực hành phân hóa tan rã đối với Đảng phản đối, cố gắng tăng cường sự thống trị của Đảng Quốc Đại. Về kinh tế thực hiện chính sách mở mang điều chỉnh có giới hạn; về lĩnh vực ngoại giao, làm cân bằng giữa các nước lớn. Bà chủ yếu dồn sức lực vào việc xây dựng kinh tế, thực hành hạn chế mở rộng kinh tế tư nhân, hoan nghênh đầu tư nước ngoài, tăng cường đầu tư nông nghiệp và cơ sở công nghiệp, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế. Bà còn đề ra cương lĩnh 20 điểm kinh tế mới, kế hoạch kinh tế xã hội chống bần cùng, làm rất nhiều việc để cải thiện đời sống nhân dân.
Indira-Gandhi tiếp tục giương cao ngọn cờ của cuộc vận động không liên minh. Tháng 3 năm 1983, triệu tập Hội nghị người đứng đầu vận động không liên minh lần thứ 7 lại New Delhi, Indira được bầu làm Chủ tịch của cuộc vận động không liên minh. Trong lễ khai mạc, báo cáo một cách tương đối toàn diện chính sách ngoại giao và phương châm vận động không liên minh của Ấn Độ, kêu gọi hơn 100 quốc gia không liên minh”tiếp tục tuân thủ nguyên tắc 5 điều cơ sở không liên minh, tức là cùng nhau tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm phạm nhau, không can thiệp nội bộ chính trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi để hợp tác hòa bình”.
Nhưng, mâu thuẫn chủng loại, dân tộc, giáo phái của Ấn Độ, không ngừng phát sinh, hoạt động trộm cướp ở một số nơi hoành hành dữ dội, những việc này là nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến rối loạn xã hội Ấn Độ. Năm 1979, bang Assam bạo phát đã ra ngoài để vận động người đấu tranh. Sauk hi Indira-Gandhi lên chấp chính trở lại, để giải quyết vấn đề này, đã dùng các loại biện pháp phân hóa, phá vỡ, vũ lực trấn áp và tiến hành đàm phán, ý đồ áp chế đối phương. Nhưng, sự việc trái với mong muốn, không những không thể giải quyết vấn đề, trái lại càng làm cho tình thế trở nên nghiêm trọng hơn. Tháng 3 năm 1983, Indira-Gandhi mượn cớ mãn nhiệm kỳ Thủ tướng, chủ động dùng 20 vạn quân đội, tiến hành tuyển cử Hội nghị bang, kết quả làm cho 3000 người tử vong, 30 vạn người không nhà cửa trở về.
Người Sikh cư trú ở bang Punjab tranh thủ quyền lực tự trị, cũng là một vấn đề rất lớn, nguyên nhân sâu sắc về vấn đề tôn giáo, kinh tế và chính trị. Do không đủ sức xử lý, Chính phủ Indira-Gandhi sử dụng biện pháp trấn áp, dẫn đến chấn động sự kiện miếu Vàng trong ngoài nước Ấn Độ, tổn thương nghiêm trọng đến tình cảm tôn giáo của người Sikh. Lúc bấy giờ có rất nhiều giáo đồ Sikh căm phẫn nói, muốn tiến hành ám sát Indira-Gandhi để báo thù. Nhưng, Indira-Gandhi không một chút sợ hãi đối với vấn đề này, cũng không nhụt chí lùi bước. Một ngày trước khi Indira-Gandhi bị ám sát, bà tập hợp quần chúng nhân dân ở ngoại ô Delhi nói: “Nếu như hôm nay tôi chết, tôi cũng không có gì hối tiếc. Mỗi một giọt máu của tôi cũng đều là vì dân tộc Ấn Độ. Nhục thể con người có thể tiêu diệt, máu huyết có thể cạn khô, nhưng linh hồn của con người thì không thể diệt. Một người hết lòng vì tinh thần và tín ngưỡng đoàn kết dân tộc, tiến bộ quốc gia là sống mãi. Giống như Gandhi thánh hùng, thần xác tuy không còn, nhưng tinh thần thì bất diệt…” Thật là khí khái hào hùng, Indira-Gandhi đã vì lợi ích tối cao của quốc gia, bà hoàn toàn không suy nghĩ gì đến sự sống chết. Gandhi thánh hùng vì bảo vệ Ấn Độ giáo và hòa giải Muslim mà bị người ám sát, Indira-Gandhi vì kiên trì bảo vệ đoàn kết và thống nhất cả nước mà hiến dâng cả sinh mệnh của mình.

Sự đau đớn nhất trong đời người
Vài năm trước khi Indira trở thành nhà chính trị kiệt xuất và Thủ tướng Ấn Độ, một họa sĩ trẻ giàu linh cảm và tài nghệ, vẽ cho bà một bức ảnh bán thân, đã khéo léo vẽ bà thành một linh hồn trên giá chữ thập, thâm trầm, ưu uất, cô độc. Lúc bấy giờ, mọi người cho rằng họa sĩ đã bẻ cong hình tượng Indira-Gandhi. Nhưng, Nehru – người cha thân ái của Indira-Gandhi trái lại muốn đứng ra phát biểu ý kiến của mình, ông nói một cách ý vị sâu xa rằng: “công kích người vẽ bức tranh này, thật sự hoàn toàn không hiểu gì về Indira”. Sau đó, vị nữ Thủ tướng có quyền thế rất lớn này, đã từng nói trước mặt ký giả phỏng vấn một cách thẳng thắn sự đánh giá về mình: “Mặc dù đã từng ở dưới tầm mắt của mọi người, tôi vẫn cứ là một người cô độc”.
Indira Gandhi có gia đình, có con cháu, có quyền lực, có danh tiếng, tại sao bà vẫn cảm thấy cô độc? Bởi vì bà đã nếm trải cuộc sống đau thương lớn nhất của một đời người.
Cổ nhân Trung Quốc có nói: “Thiếu niên mất mẹ, trung niên mất chồng, tuổi già mất con. Đó là sự đau khổ nhất của một đời người”. Câu nói này của Trung Quốc phản ánh sự cảm nhận tình cảm và tinh thần của nhân loại như nhau. Người Trung Quốc là như thế, còn tinh thần và tình cảm của người Ấn Độ có nền văn minh cổ đại hơn mấy ngàn năm cũng vậy.
Indira-Gandhi tuy sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc. Nhưng do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, nên bà lại hoàn toàn cô độc từ thuở nhỏ. Năm bốn tuổi, ông nội và cha bà vì phản đối Chính phủ nước Anh nên bị bắt. Khi thẩm vấn ở pháp đình, Indira ngồi trong lòng ông nội; lúc toàn tuyên phán và họ bị giam vào ngục, bà chỉ còn cách về nhà một mình. Lúc đó, bà cảm thấy rất cô độc, ông và cha bị giải đi, trên thế giới dường như không còn gì nữa. Về đến nhà, bất kỳ người nào an ủi, cũng không có cách nào làm giảm đi sự đau đớn trong lòng bà, liên tiếp mấy ngày liền bà chẳng ăn cơm.
Sau đó, Kamaila người mẹ hiền từ của Indira cũng vì đấu tranh giành tự do và độc lập cho Tổ Quốc, nhiều lần bị giam vào ngục, khiến Indira từ nhỏ đã thiếu đi sự chăm sóc và vỗ về của cha mẹ. Có khi cầm thư của cha mẹ viết từ trong tù, mà nước mắt rưng rưng. Có một thời gian, không những ông nội, cha, mẹ bị giam vào ngục, mà ngay cả bà nội, bà ngoại, cùng với cô, cậu, chú, bác, dì của bà cũng bị bắt giam, trong nhà chỉ còn lẻ loi trơ trọi có một mình, bà vô cùng buồn thảm. Có khi, vì khoong6 muốn tâm hồn non nớt của trẻ thơ phải chịu quá nhiều sự kích thích, những người lớn đành phải đem bà đến một nơi khác để sống. Khi Indira lớn hơn một chút, bà chạy bộ đến nhà tù thăm cha.
Indira rất tôn kính và sung bái mẹ. Bà đã nói: “Rất nhiều người hiểu được tác dụng của ông và cha tôi, nhưng tôi thấy tác dụng của mẹ càng quan trọng hơn”. Gia đình của Kamaila – mẹ bà tương đối bảo thủ. Kamaila tuy nhận được sự giáo dục tương đối cao, nhưng không phải là giáo dục theo hình thức châu Âu; vì thế, không để lại ấn tượng tốt đẹp cho bà nội và cô của Indira. Bà nội của bà cực kỳ yêu thương Jawahalar-Nehru – đứa con trai độc nhất, lúc nào cũng cảm thấy Kamaila không xứng với con trai mình, đã từng phóng đại lỗi lầm của mẹ bà, thậm chí đem những chuyện lỗi lầm phi lý đổ lên đầu mẹ bà. Cô em chồng không tôn trọng mẹ bà chút nào, có lúc cố ý làm mẹ bà mang tiếng xấu, thậm chí còn tố cáo Kamaila trước cha và anh. Jawahalar – cha bà cũng rất quan tâm, thông cảm, chăm sóc đến vợ. Nhưng với hành động ngang ngược của mẹ và em mình đã không khuyên ngăn, trách cứ, cũng không bảo vệ, giúp đỡ, mà giống như lãnh đạm vô tình, thờ ơ không chú ý. Thấy mẹ gặp phải nhiều bất công trong gia đình, tình cảnh khuất nhục như vậy, tâm hồn của Indira cũng bị sự kích động nặng nề, bà đã lặng lẽ ghi nhớ tất cả những chuyện này. Có lúc thấy mẹ bị ức hiếp, lặng lẽ rơi nước mắt, Indira lúc đó nhẹ nhàng đến bên mẹ: “thấy mẹ phải chịu đựng những tổn thương như vậy, con càng quyết tâm sau này không làm cho mẹ bị tổn thương nữa.”
Do Kamaila – mẹ của Indira theo chồng đấu tranh giành tự do, đã từng biểu hiện trạng thái tinh thần kiên cường, và nhiều lần bị bắt, thời gian dài chịu đựng cuộ sống trong nhà giam, nên mắc bệnh lao phổi. Lúc bấy giờ bệnh này không có cách gì chữa khỏi. Tháng 3 năm 1926, Indira cùng cha đưa mẹ đến châu Âu trị bệnh và điều dưỡng, bà học ở trường Quốc tế Geneva, tháng 12 năm sau mới trở về Ấn Độ. Sauk hi về nước, mẹ của Indira lại gia nhập cuộc đấu tranh giành tự do, kêu gọi đông đảo phụ nữ Ấn Độ hãy gia nhập cuộc vận động giành độc lập Ấn Độ, từ đó khiến bệnh tình vốn đã nghiêm trọng lại càng nguy kịch hơn. Do cha của Indira bị giam trong nhà tù nước Anh, Indira chỉ còn cách cùng cậu đưa mẹ đến châu Âu một lần nữa. Nhưng lần này mẹ bà cũng không thể trở về đến Ấn Độ, ngày 23 tháng 2 năm 1936, bà qua đời ở Lausanne Thụy Sĩ. Lúc này Indira vừa mới bước qua sinh nhật tuổi 18. Từ đó, người mẹ đã vĩnh viễn xa rời bà, rời bỏ đứa con gái bé nhỏ mà mẹ đã thương yêu nuôi nấng và dạy dỗ nên người. Như vậy làm sao Indira không đau lòng được? Tuổi thơ mất mẹ, nàng đã nếm trải sự đau đớn nhất của đời người!
Feroze-Gandhi – chồng của Indira lớn hơn bà 5 tuổi, cũng là một người cách mạng được cả nhà Nehru yêu mến, có chí vận động độc lập Ấn Độ, đầy đủ tinh lực và sức lực dồi dào, đã cùng Indira tham gia diễu hành thị uy phản Anh và bị bắt. Indira sau khi kết hôn với Feroze-Gandhi, tính cách mỗi người khác nhau nên sinh ra cãi vã và va chạm, nhưng cuộc sống gia đình nhỏ của họ lúc nào cũng êm đẹp và thoải mái. Sau khi Raghiv-Gandhi và Sanjai-Gandhi – hai đứa con trai của họ ra đời, nước Anh chấp nhận sự độc lập của Ấn Độ, Nehru ra làm Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ. Để chăm sóc cha, Indira quyết đưa các con đến phủ Thủ tướng Delhi.
Từ đó, gia đình nhỏ tràn đầy hạnh phúc dần thay đổi, Feroze-Gandhi một mình ở lãi Lucknow, vợ chồng chia rẽ hai nơi suốt 5 năm trời, mãi đến năm 1952, họ mới được đoàn tụ ở Delhi. Feroze-Gandhi lại không can tâm làm một “phò mã”, ông cho rằng mình thấp hơn người trong nhà Nehru một bậc, va chạm thỉnh thoảng xảy ra giữa ông và gia đình vợ, điều này làm cho Indira thêm khó xử. Năm 1959, Indira được bầu làm chủ tịch Đảng Quốc Đại, thời gian dành cho gia đình vơi đi, làm tổn thương đến lòng tự trọng của ông, khiến tình cảm vợ chồng ngày một xa dần.
Sau đó, Feroze-Gandhi mắc phải bệnh tim, Indira liền chủ động bỏ tất cả công việc đại sự, ở nhà chăm sóc chồng. Feroze-Gandhi vô cùng cảm động, tình cảm vợ chồng ngày càng thân thiết hơn xưa. Indira hồi tưởng nói: “Đến cuối cùng, không biết duyên cớ gì, chúng tôi càng yêu nhau hơn”.
Tháng 9 năm 1960, Feroze-Gandhi trở bệnh tim đột phát khi đang họp nghị viện; lúc bấy giờ Indira đang du hành ở phương Nam, vừa nghe tin Feroze-Gandhi phát bệnh, lập tức bay trở về Delhi, nhưng Feroze-Gandhi đã qua đời không kịp đợi bà trở về. Những giây phút cuối trong cuộc đời còn lại của ông, vẫn thì thào gọi tên vợ, không ngừng hỏi thăm Indira khi nào có thể về đến, dường như còn có vấn đề muốn nói với bà. Nhưng khi vợ vừa về đến, ông đã vĩnh viễn lìa xa bà, lại không thể nói với bà lời nào.
Indira hầu cận bên thi thể của chồng rất lâu, gục đầu xuống. Bà đang hồi tưởng lại hương vị tình yêu xa xưa, hay là rơi vào trong sự hối hận tột cùng? Hoặc là nghĩ đến đường đi của đời người nhanh chậm, nay mai sẽ như thế nào? Năm đó, bà mới 43 tuổi, lại một lần nữa cảm nhận được sự cô độc và đau đớn nhất trong cuộc đời con người.
Sauk hi người chồng ra đi, Indira dồn hết toàn bộ tâm lực, tài trí của mình vào hoạt động chính trị và chỉnh lý đất nước, dồn hết cảm tình và tình thương vào hai đứa con trai, cũng đem hy vọng của mình gửi vào chúng. Raghiv-Gandhi – con trai trưởng của bà là Tiểu đội trưởng máy bay của Công ty hàng không Ấn Độ. Tính tình của cậu hay mắc cỡ, nhưng thấu tình đạt lý, phẩm hạnh đứng đắn, không thích xuất đầu lộ diện một cách công khai trước mặt công chúng. Sanjai-Gandhi – đứa con thứ hai thì hoàn toàn trái ngược, sau khi học ngành xe hơi từ nước Anh trở về, có thể làm một chức vụ tương đối cao ở những Công ty xe hơi Ấn Độ, nhưng anh ta lại muốn tự mình làm chủ công xưởng xe hơi, và nhanh chóng trở thành tư bản, buôn bán đất đai, mọi người cho rằng anh ta nhờ vào đặc quyền của mẹ đang làm Thủ tướng. Đối với việc này, Indira-Gandhi phê bình gắt gao những kẻ chỉ trích anh ta.
Năm Gandhi xuống đài, Đảng Nhân Dân mới nắm quyền; đã tiến hành điều tra công xưởng xe hơi của Sanjai-Gandhi, và muốn bắt anh ta, Indira-Gandhi lại tìm cách để bảo vệ. Tháng 5 năm 1978, Sanjai-Gandhi vì án điện ảnh “Câu chuyện tranh đoạt quyền vị”, bị 2 năm tù khổ sai, phạt một vạn cân thóc. Sanjai-Gandhi từng gia nhập Đảng Quốc Đại thanh niên, và tiến hành cải tổ biến nó thành là “quân đội trực hệ” của Sanjai. Trong Đảng Quốc Đại của Indira-Gandhi cũng từng hình thành tập đoàn nhỏ do Sanjai-Gandhi đứng đầu, muốn những người tiền bối của Đảng Quốc Đại nhường đường cho thế hệ trẻ, lúc bấy giờ đã dẫn đến sự bất mãn dữ dội của những bậc tiền bối trong Đảng Quốc Đại, Indira-Gandhi lên đài lại, đã bồi dưỡng Sanjai-Gandhi làm người kế nhiệm bà, ngày 13 tháng 6 năm 1980, giao anh ta làm chủ tịch của Đảng Quốc Đại Indira-Gandhi.
Nhưng bất hạnh lại đến, tai nạn thảm khốc đã xảy ra. Ngày 23 tháng 6 năm 1980, Sanjai-Gandhi làm chủ tịch Đàng Quốc Đại (Indira-Gandhi) chỉ được 10 ngày, đã gặp tai nạn máy bay. Sự ra đi của Sanjai-Gandhi là một mất mát to lớn đối với Indira-Gandhi. Lúc này bà đã 63 tuổi, đúng với câu nói của người xưa “tuổi già mất con”, khiến bà càng chìm sâu vào sự đau khổ cực độ. Trái tim bà vốn đã cô độc, nay như đang nát tan.
Indira-Gandhi sau nhiều lần nếm trải nỗi đau cuộc đời, không thể không bồi dưỡng cho Raghiv-Gandhi – con trai trưởng của bà làm người kế thừa. Tháng 6 năm 1981, Raghiv-Gandhi giành được thắng lợi trong cuộc tuyển cử bổ khuyết khu đề tuyển Amai bang phía Bắc, được chọn làm Nghị viện Viện Nhân dân. Indira-Gandhi để Raghiv-Gandhi tham gia công tác quyết sách về phương diện chính Đảng, tổng quản liên lạc trong ngoài của Indira-Gandhi, và làm “Đại thần khâm sai” thị sát các khu vực trong cả nước, gặp gỡ quan viên, nghe nhận báo cáo, truyền đạt chỉ thị, gặp nhân dân, để hiểu được tình hình. Ngoài ra còn thay thế Indira-Gandhi gặp gỡ. Đoàn đại biểu Ấn Độ thăm viếng nước ngoài, và chủ trì công tác chuẩn bị cho Á vận hội tổ chức tại Ấn Độ năm 1982. Năm 1983, Raghiv-Gandhi lại làm Chủ tịch Đảng Quốc Đại Indira-Gandhi, coi sóc các công việc của Đảng, và trở thành cánh tay đắc lực cho Indira-Gandhi. Trong quá trình Indira-Gandhi bồi dưỡng Raghiv-Gandhi trở thành người thay thế bà, dẫn đến sự bất mãn của phái Sanjai và các nguyên lão trong Đảng Quốc Đại. Indira-Gandhi thẳng tay bài trừ sự quấy rầy về các phương diện, nỗ lực dọn sách con đường cho Raghiv-Gandhi.
Raghiv-Gandhi dần dần kế thừa được tài lãnh đạo của bà, sau khi Indira-Gandhi bị ám sát, ông lên ngôi vị Thủ tướng Ấn Độ, vì sự giàu mạnh và phồn vinh của Ấn Độ mà phấn đấu. Điều không may là, cũng giống như mẹ ông, cuối cùng cũng bị ám sát chết.
Sông Hằng lặng lẽ ngày đêm không ngừng chảy. Nó mang đi tro xương của mẹ con Indira-Gandhi, vĩnh viễn lưu lại sự nghiệp và hy vọng của họ, lưu lại lòng thương nhớ của nhân dân Ấn Độ và nhân dân trên toàn thế giới.
 
Margaret Thatcher

NGƯỜI PHỤ NỮ SẮT” ÔN LẠI, GIẤC MỘNG ĐẾ QUỐC ĐẠI ANH

Thatcher.jpg


Đối với người Trung Quốc, “người phụ nữ mạnh mẽ” luôn được mọi người tôn kính, đặc biệt là những cô gái trẻ có tài năng, thích lấy “những phụ nữ mạnh mẽ” làm kiểu mẫu để học tập, rồi khát khao mình cũng sẽ trở thành một “người phụ nữ mạnh mẽ” chân chính.
Nhìn lại thế giới ngày nay, “người phụ nữ mạnh mẽ” không phải là con số ít. Trong đó, nổi tiếng nhất, và được tranh luận nhiều nhất chính là Margaret Thatcher – nữ Thủ tướng đầu tiên nước Anh. Bà có tên riêng là “người phụ nữ sắt”, và bà rất tự hào về tên riêng của mình.
Trong xã hội nước Anh, xưa nay đều phân chia giai cấp rõ ràng. Margaret Thatcher tuy xuất thân trong một gia đình buôn bán tạp hóa bình thường, ở một thị trấn nhỏ bé ít người biết đến, nhưng con đường công danh thuận lợi, đánh bại được phái mạnh, làm nghiêng ngả triều đình, trở thành vị nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử nước Anh và lịch sử châu Âu. Trong hai nhiệm kỳ sau đấu tranh và liên tiếp thắng lợi, trở thành vị nữ Thủ tướng liên tiếp 3 nhiệm kỳ đầu tiên của nước Anh từ 160 năm trở lại đây, cũng là vị nữ Thủ tướng liên tiếp 3 nhiệm kỳ lần đầu tiên trên thế giới đương đại, trở thành nhân vật nổi tiếng, được cả thế giới quan tâm.
Cũng như những nhà chính trị khác, bà Thatcher nổi tiếng vì tài năng và sự thẳng tính của mình. Bà không bao giờ chịu khuất phục, can đảm gan dạ, trước sau như một, nói được làm được, quyết không vì những việc làm tổn thương đến uy tín của mình mà không dám tỏ rõ cách làm của mình, cũng không vì mình là một vị Thủ tướng mà yêu cầu mọi người khoan dung tha thứ cho mình. Đối với tính cách “sắt”, tác phong “sắt” trong con người của bà, dư luận vẫn có khen có chê. Người chê thì cho bà là người chuyên quyền độc đoán, như vậy là người phản dân chủ, thậm chí là “độc đoán” của “hình thức bán đế vương”. Người khen thì cho rằng, bà Thatcher có tác phong kiên cường mạnh mẽ, có thể sánh ngang với Nữ hoàng Elizabeth, Nữ hoàng Victoria trong lịch sử nước Anh, sánh với Churchill – Thủ tướng của thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ hai. Nhưng bản thân bà Thatcher thì nói rằng: “Nếu như tôi không thể dấy lên một cuộc tranh luận hoặc đánh giá nào, thì cả cuộc đời tôi chỉ là một người vô dụng. Trong cuộc đời phàm là người có hành động đều vấp phải những khó khăn của người khác. Nếu như mục tiêu chủ yếu của tôi là ‘tôi chỉ hy vọng nhận được cảm tình tốt của người khác, mà không chấp nhận sự phê bình của người khác’, như vậy thì trên thế giới này tôi sẽ sống một đời tầm thường, vô vị và trống rỗng. Đây chính là một ý niệm rất “sắt”.
Khi bà xuất bản quyển tự truyện thứ hai và nhận được sự phỏng vấn của đài truyền hình, bà nói: “Tôi sở dĩ ra mặt biểu thị thái độ, là bởi tôi đã nói với châu Âu không, không, không. Chữ không, không này, bây giờ đã trở thành phải, phải”. Bà cho rằng, nước Anh ký kết điều ước Maastricht là sai lầm đối với toàn thế giới và cả đối với nước Anh. Do tính cách “sắt”, tác phong “sắt” này đã đưa bà lên vũ đài chính trị mà xưa nay nam giới luôn chiếm địa vị thống trị. Sự kiện này đã làm chấn động thế giới và được lịch sử lưu danh.
NGUYÊN NHÂN “NGƯỜI PHỤ NỮ SẮT
Thatcher sinh ngày 13 tháng 10 năm 1925 tại Gransem, một thị trấn nhỏ nước Anh, ông nội và cha đều là những nhà buôn bán nhỏ, lúc bà học tiểu học và trung học cũng chỉ là một học sinh bình thường. Người cha từ nhỏ thất học, nếm trải được sự cực nhục của kẻ không có văn hóa, rất coi trọng việc giáo dục cho Thatcher và chị của bà, ông quản lý thời gian rất nghiêm ngặt, những ngày chủ nhật không cho phép hai chị em đi xem phim. Có lúc, Thatcher than thở: “Các bạn của con ai cũng được đi xem phim cả!” Cha của bà nghiêm khắc nói: “Con tất nhiên phải có chủ kiến của mình”. Nhờ sự quản lý rất nghiêm của cha mẹ, Thatcher đến khi lên đại học cũng chưa từng tham gia khiêu vũ, phần lớn thời gian đều dành vào việc chuyên cần rèn luyện học tập.
Ngoài việc học, Thatcher và Muril – chị của bà, từ nhỏ đã biết giúp cha mẹ làm việc. Năm Thatcher 10 tuổi, đến cửa hàng tạp hóa của cha mẹ đỡ đần việc mua bán. Lớn lên một chút, mẹ dạy cho bà nấu cơm, xào mì, giặt quần áo, thu xếp, dọn dẹp nhà cửa. Từ nhỏ bà đã học cách tự xử lý cuộc sống, đón tiếp khách khứa. Năm 18 tuổi, bà thi vào Học viện Sommevil Đại học Oxford, đó là học viện nữ giới sớm nhất ở Oxford. Indira Gandhi – cố Thủ tướng Ấn Độ đã từng học ở trường này. Lúc bấy giờ chí hướng của Thatcher là học luật, nhưng lại chọn học ngành văn học. Vừa bước chân vào đại học Oxford, bà đã tham gia vào Câu lạc bộ Đảng Bảo thủ của trường học, cùng kết mối duyên không lý giải được với chính trị, với những nữ sinh ở bên ngoài. Năm thứ hai, nhân kỳ nghỉ hè trở về quê cũ, Thatcher ra sức làm việc kiếm tiền, và nhờ đó mua một chiếc xe đạp, bà có thể hoạt động khắp nơi. Ở Đại học, không những thành tích học tập của bà đứng hàng thứ hai trong lớp, mà bà còn là phần tử kích động nổi tiếng cả trường. Năm thứ ba được các bạn bầu là Chủ tịch Hiệp hội Đảng Bảo thủ ở Đại học Oxford. Mỗi tối thứ sáu, Hiệp hội này tổ chức hoạt động giải trí vui vẻ, tiếp đãi Đại thần nội các, mời họ diễn giảng. Thatcher thường đại diện Hiệp hội Đảng Bảo thủ và Hội liên hiệp tốt nghiệp sinh tham gia một số Hội nghị, quen biết rất nhiều người. Năng lực tổ chức và khả năng hùng biện của bà nhờ vậy có cơ hội luyện tập và phát huy. Một lần, có người bạn nói với bà rằng: “Nghe bạn diễn thuyết, tôi có cảm giác như bạn là một Nghị viên”. Thatcher vốn xuất thân từ một gia đình bình thường, muốn trở thành một Nghị viên, điều đó không dễ dàng đạt được. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà đến bộ phận hóa học làm việc, sinh sống. Đồng thời bà vẫn tích cực tham gia hoạt động chính trị, mỗi cuối tuần, bà còn không nề gian khổ đến tận London cách đó hơn 100km, tham gia hoạt động của Đảng Bảo thủ.
Sự theo đuổi chính trị một cách kiên cường của bà, cuối cùng cũng được đền đáp. Năm 1948, trong Đại hội hàng năm của Đảng Bảo thủ tổ chức ở London, đã được John Muller – Chủ tịch Hiệp hội Đảng Bảo thủ nêu tên, Thatcher trở thành người tranh cử Nghị viên của Đảng Bảo thủ khu Duutfawx. Lúc này bà mới 23 tuổi, là người tranh cử Nghị viên trẻ tuổi nhất nước Anh. Cuộc tranh cử Nghị viên lần này tuy không thành công, nhưng cuộc sống cá nhân của Thatcher có nhiều thay đổi. Bà được gặp ông Checer Dennis - Ủy viên thường vụ Ban Giám đốc Công ty sơn dầu, lớn hơn bà 10 tuổi. Checer cao lớn, thể trạng khỏe mạnh, phong thái đường hoàng, trong chiến tranh thế giới thứ hai đã từng phục vụ cho nước Pháp, đảo Sicilian và nước Italia, giành được Huân chương và giấy khen của nước Anh. Mãi lo phục vụ chính trị, Checer và người vợ nảy sinh sự chia cách không thể hàn gắn được, đành phải ly hôn. Thatcher và Checer sau một thời gian giao thiệp, nhận thấy trên tất cả mọi phương diện đều hợp nhau, nghiễm nhiên quyết định kết bạn trăm năm. Hai người tổ chức hôn lễ ở Thánh đường giáo hội Lome thành phố Luân Đôn vào ngày 13 tháng 12 năm 1951. Hai năm sau, Thatcher sinh hạ một cặp song sinh, con gái là Carroll, con trai là Mark.
Thatcher cho rằng, tinh thông pháp luật là con đường tốt nhất để tiến vào Hội nghị. Dưới sự nâng đỡ của Checer, bà không những tiếp tục tham gia hoạt động chính trị của Đảng Bảo thủ, mà còn học tập luật pháp, và đã hoàn thành chương trình. Tháng 12 năm 1953, thông qua cuộc thi tư cách luật sư, nhanh chóng tìm được công việc trong văn phòng luật sư, đi vào phòng nghị sự của các pháp quan thu thuế do nam giới chủ trì. Điều này giúp ích cho bà bước vào con đường rộng mở phía trước.
Mười năm sinh sống, mười năm giáo huấn. Năm 1959, Thatcher gặp được cơ hội, Đảng Bảo thủ khu Fenchrichen lựa chọn Ủy viên hội. Trong cuộc tuyển chọn, bà đánh bại rất nhiều đối thủ, ở Hội nghị Westminster, giành được một vị trí lớn, khởi điểm cho con đường chính trị của bà, năm đó bà 34 tuổi.
Margaret Thatcher vừa mới vào Quốc hội, đương nhiên thuộc vào Nghị viên hàng ghế sau. Để trở thành Nghị viên, điều quan trọng nhất là phải phát biểu diễn thuyết, tham gia hùng biện, đề ra ý kiến đóng góp của mình, mới có thể có chân đứng trong Quốc hội.
Hạ tuần tháng 1 năm 1960, lần thứ nhất Thatcher bước lên giảng đài hội nghị, phát biểu diễn thuyết của mình, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người. Với phong cách tao nhã, bà đưa ra một nghị án, không cần bản thảo, nội dung mang tính tranh luận cao. Thông qua biện luận và biểu quyết, đề án của bà chiếm số phiếu áp đảo 152/39 phiếu, đa số được thông qua. Một tràng pháo tay nổi lên, mọi Nghị viên đều chúc mừng Thatcher. Ngay cả Nghị viên Công đảng phản đối đề án cũng không thể không thừa nhận, lời nói của Thatcher quá sắc bén mang đầy đủ tính chất diễn thuyết của một Nghị viên trước tòa. Từ đó, Thatcher nhanh chóng trở thành nhân sĩ nổi tiếng của cả nước.
Tháng 10 năm 1961, bà Thatcher ra làm Thứ quan hành chính Bộ Bảo hiểm quốc dân và kim ngạch hàng năm của nội các Macmillan. Đó là chức vụ đầu tiên bà đảm nhiệm trong Chính phủ. Ngoài việc phụ trách công tác thường ngày, giúp đỡ Đại thần chế định chính sách hữu quan, bà còn tham gia phát huy sở trường năng lực về hùng biện. Trong một lần biện luận ở hạ viện, Đảng phản đối chỉ trích Chính phủ không nâng cao kim ngạch hàng năm, để chứng tỏ Chính phủ đang cố gắng về phương diện này, bà miệng như tép nhảy, thao thao không dứt, nêu lên giá trị của kim ngạch hàng năm, tổng mức thu chi của kim ngạch năm 1946, 1951,1959, 1962 trong nhiều khóa của Chính phủ nước Anh, cùng với mức kim ngạch hàng năm của các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Đức. Bà đọc thuộc lòng hàng loạt con số thống kê trong 40 phút, khiến các Nghị viên, đặc biệt là những Nghị viên Đảng phản đối phải kinh ngạc. Khi Chính phủ Đảng Bảo thủ xuống đài, bà Thatcher được tín nhiệm làm người phát ngôn vấn đề nhà cửa đất đai, kinh tế tài chính, nhiên liệu và lao động cùng với vấn đề giáo dục của nội các hậu trường Đảng Bảo thủ, trở thành nhân vật đáng tin cậy của Đảng Bảo thủ. Năm 1970, Đảng Bảo thủ chấp chính trở lại, Margaret Thatcher ra làm Đại thần giáo dục, xử lý rất nhiều vấn đề vướng mắc về phương diện giáo dục, trở thành một vị Đại thần nổi tiếng. Trên hai phương diện nâng cao chất lượng giáo dục và thay đổi về phúc lợi học sinh, đã mạnh dạn tiến hành cải cách đạt hiệu quả to lớn.
Đảng Bảo thủ sau khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1974, trong Đảng có nhiều người hy vọng Hiss, Lãnh tụ Đảng từ chức. Hiss bước vào Quốc hội từ năm 1950, trong Đảng và trong Chính phủ mãi thăng quan tiến chức, có lịch sử thâm niên Thủ tướng gần 4 năm và Lãnh tụ Đảng Bảo đại dài đến 10 năm, địa vị trong Đảng phải cân nhắc kỹ lưỡng mới tiến cử. Nên không một ai dám hy vọng tranh giành địa vị Lãnh tụ Đảng với Hiss. Tháng 2 năm 1975, Đảng Bảo thủ tổ chức Hội nghị hàng năm, như thường lệ phải lựa chọn Lãnh tụ Đảng. Bà Thatcher bắt đầu giúp đỡ Kis-Joseph tranh tài cùng với Hiss, nhưng Kis-Joseph vì nguyên nhân gia đình đã rút ra khỏi cuộc đua, và không còn ai khiêu chiến với Hiss nữa.
Margaret rất được Hiss tín nhiệm và cất nhắc trọng dụng, bản thân cảm thấy có một mối quan hệ phải tiếp bước noi theo, nhưng một vài phương diện chính sách nào đó không tán thành chủ trương của Hiss. Sau khi suy nghĩ cặn kẽ, bà quyết định khiêu chiến với quyền uy. Một hôm, bà Margaret đi đến văn phòng làm việc của Hiss, nói với Hiss một cách lễ độ tao nhã: “Thưa ngài, tôi đến khiêu chiến với ngài!”. Davy Howells đã từng làm viên nội các của bà, khen ngợi nói: “Sự việc này thông thường đều làm trong âm thầm, bà lại hành động rất gan dạ, đáng được gọi là một hành động thẳng thắn điển hình”. Để được nhiều người hiểu bà, tín nhiệm và ủng hộ bà, những người bạn chí cốt của bà hợp thành ban tuyển cử tinh nhuệ, tuyên truyền không kiêng dè vì bà. Đúng lúc này, bà phát động nghị án tài chính của Chính phủ Công đảng tại Hạ viện và thành công xuất sắc. Thắng lợi lần này của bà chấn động cả Hạ viện, giành được sự reo hò tán thưởng của giới báo chí thế giới và đồng liêu Đảng Bảo thủ.
Trước kia, Hiss hoàn toàn không cẩn thận đối phó với sự khiêu chiến của bà Thatcher, khi nhận ra sự uy hiếp nghiêm trọng của địa vị Lãnh tụ của mình thì đã muộn. Kết quả bỏ phiếu lần đầu, bà Margaret giành được 130 phiếu, còn Hiss chỉ được 119 phiếu. Hiss khiếp vía xanh mặt, chỉ còn cách tuyên bố từ chức. Theo quy tắc của cuộc tuyển cử, Đảng Bảo thủ ở Hạ viện tổng cộng có 278 Nghị viên, người trúng tuyển tất phải đạt đến số phiếu tuyệt đối 140 phiếu mới có thể được tuyển chọn làm Lãnh tụ của Đảng, nếu không phải tiến hành đợt bỏ phiếu lần thứ 2. Trong đợt bỏ phiếu lần thứ 2 được tổ chức sau một tuần, Thatcher lại giành được số phiếu tuyệt đối 146 phiếu, trúng tuyển làm nữ Lãnh đạo Đảng đầu tiên trong lịch sử Đảng Bảo thủ nước Anh. Sau khi bà Margaret ra nhậm chức Lãnh tụ Đảng Bảo thủ, bắt đầu chú ý hình thức hoàn mỹ của mình. Dưới kiến nghị của trợ thủ, bà bắt đầu mời giáo sư ở Viện kịch quốc gia đến nhà luyện âm, để sửa đổi thanh điệu diễn thuyết. Bà tiến hành thay đổi ban lãnh đạo của Đảng, tiếp theo là bổ sung kinh nghiệm trên phương diện ngoại giao và nội chính, trong vòng 10 tháng sau khi trúng cử Lãnh tụ Đảng Bảo thủ, bà 12 lần đi thị sát khắp nơi trong nước, và đi thăm viếng 6 nước châu Âu, Bắc Mỹ.
Tháng 1 năm 1976, bà Thatcher phát biểu diễn thuyết vấn đề “thức tỉnh nước Anh”, đây là lần đầu tiến hành công khai diễn thuyết chính sách ngoại giao của nước Anh sau khi nhậm chức Lãnh tụ Đảng Bảo thủ. Bà nhằm đúng chính sách làm “dịu đi” của Chính phủ Công đảng Virsun Liên Xô, vạch rõ chính sách giả dối tâng bốc của Liên Xô, cảnh tỉnh các nước phương Tây phải từ trong sự mở rộng thế giới của nước Nga rút lấy bài học kinh nghiệm để đối phó với họ. Bà đưa ra vấn đề mũi nhọn: “Người Nga không phải vì tự vệ. Họ muốn một lòng xưng bá thế giới. Vả lại, họ còn đang nhanh chóng giành lấy những biện pháp chủ yếu để trở thành đế quốc giàu mạnh nhất trên thế giới”. Lời nói của Margaret đã đả kích nhà cầm quyền lúc bấy giờ của Liên Xô, cơ cấu tuyên truyền chính thức của Liên Xô phản ứng ngay với việc này, cho bà Thatcher là “người phụ nữ sắt” là “bà thầy cúng gây chiến tranh lạnh đáng sợ”. Đại sứ quán nước Anh trú ở Liên Xô cũng đưa ra kháng nghị cho Chính phủ nước Anh. Bà Thatcher lập tức nói trả lại: “Lúc chúng tôi đem tất cả thả vào ngọn lửa ấy, họ lại đem dầu đổ vào ngọn lửa to phía trước… Tôi còn muốn tiếp tục nói sự thật, nói sự thật, nói sự thật!”.
Từ đó về sau, danh hiệu “người phụ nữ sắt” không chân mà đi, vang danh bốn biển. Chính sự công kích của Liên Xô, đã khiến bà nhận được sự ủng hộ của cả nước. Năm 1977, Trung Quốc và nước Mỹ liên tiếp mời bà Thatcher thăm viếng, Nguyên thủ quốc gia các nước nhiệt tình tiếp đãi vị Lãnh tụ Đảng Bảo thủ dân dã này. Thành công trong vấn đề ngoại giao, đã nâng cao danh tiếng của bà Thatcher và Đảng Bảo thủ, cũng tăng thêm lòng tin trong việc chấn hưng nước Anh do bà lãnh đạo Đảng Bảo thủ mang lại.
Do tình trạng kinh tế ngày càng đi xuống, trong Hội nghị đối với Chính phủ Công đảng Callaghan lần thứ ba, bà Thatcher đưa ra không tín nhiệm hoạt động Hội nghị, Chính phủ Công đảng xuống đài, và tuyên bố ngày 3 tháng 5 năm 1979, tổ chức Tổng tuyển cử cả nước. Bà Thatcher đã nói trong diễn thuyết của cuộc tranh cử: “Theo tôi thấy, vấn đề cần thiết của nước Anh hiện nay chính là một ‘người phụ nữ sắt’”. Bà một mặt từ đứng vào chỗ “người phụ nữ sắt”, mặt khác lại xách giỏ ra chợ mua rau, và tùy lúc giao lưu nói chuyện thân thiết cùng mọi người, khiến bà có đầy đủ hình tượng của một vị chủ nhân gia đình ôn hòa mà bình dị, gần gũi trong mắt công chúng. Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử chính thức được công bố, Đảng Bảo thủ cuối cùng cũng đánh bại Công đảng, Thatcher trở thành Thủ tướng nhiệm kỳ thứ 50 tính từ Robert Oelba trở đi, cũng là vị nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử nước Anh và châu Âu.
Khi tin tức truyền đến, đã đến nửa đêm. Cả nhà Thatcher và những người giúp đỡ bà vui mừng khó tả, mọi người đã cùng tụ họp cả đêm không ngủ. Thủ tướng xuống đài, Callaghan – Lãnh tụ Công đảng chiếu lệ nín nhịn thăm viếng Nữ hoàng, khắp nơi đều dồn đến Phủ Thủ tướng, chúc mừng bà Thatcher – Thủ tướng mới. Bà Thatcher đáp lại một cách ngắn gọn mà nghe rất cảm động, trong đó dẫn bốn câu thơ của Saint Francis:Ở đâu có sai lầm, để chúng tôi đem đến chân lý; Ở đâu xuất hiện hoài nghi, để chúng tôi đem đến niềm tin;Ở đâu cảm thấy tuyệt vọng, để chúng tôi đem đến hy vọng!
Lúc đó Indira Gandhi – đương kim Thủ tướng Ấn Độ đánh điện chúc mừng, bà Thatcher rất vui sướng “nước Anh đã vượt qua châu Á, phụ nữ đã ở vào đỉnh cao”.
CỨU VÃN “VUA BỆNH CHÂU ÂU
Giành được thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử đã khó, nhưng đảm nhiệm chức Thủ tướng thì càng khó khăn hơn. Bà Thatcher dưới sự tháp tùng của chồng, lái xe đi cung Buckingham yết kiến Nữ hoàng, tiếp nhận trách nhiệm tổ chức nội các. Khi về đến phủ Thủ tướng, bà đứng trên bực thềm nói với quần chúng đang chờ đợi hoan hô chức mừng bà: “Tiếp nhận đề nghị của Nữ hoàng tổ chức Chính phủ, đó là một vinh hạnh to lớn nhất đối với mỗi một người công dân chúng ta. Tôi phải cố gắng làm việc không mệt mỏi” và hy vọng mọi người sẽ ủng hộ tôi. Ngay đêm đó, bà lao vào công việc, nhanh chóng tổ chức lại nội các trong mấy ngày đêm liền. Căn cứ tình hình nhậm chức bước đầu và kinh nghiệm nội các còn khiếm khuyết, ngoài việc đề bạt và tin dùng những người can đảm và thân tín của mình ra, còn kết nạp một số Đại thần quan trọng của tiền Thủ tướng Hiss, dựa vào kinh nghiệm của họ để giúp đỡ mình.
Bà Thatcher lên đài chấp chính trong lúc nền kinh tế nước Anh đang ở vào thời kỳ suy yếu kéo dài, tiền tệ bị lạm phát nghiêm trọng, ngoại dịch thâm hụt rất lớn, sản xuất công nghiệp trì trệ hơn trước, dư luận quốc tế gọi đó là “căn bệnh nước Anh”. Bà lên nhậm chức không lâu, lại gặp phải nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1979 – 1982 nghiêm trọng nhất sau chiến tranh, điều này làm nghiêm trọng thêm triệu chứng của “căn bệnh nước Anh”. Vấn đề kinh tế nước Anh bày ra trước mắt, chủ yếu có ba khó khăn lớn: lạm phát tiền tệ, tỉ lệ thất nghiệp cao và suy thoái đầu tư. Bà Thatcher thấy được điều quan trọng nhất của Chính phủ là giải quyết vấn đề lạm phát tiền tệ và đầu tư, nếu thực hiện tốt điều này sẽ hy vọng thoát khỏi “đáy vực” của sự suy thoái kinh tế hình thành từ thập niên 70. Bà Thatcher quyết tâm tiến hành cải cách, để cứu vãn sinh mệnh “vua bệnh châu Âu” (những căn bệnh triền miên của châu Âu) này của nước Anh.
Bà Thatcher cho rằng, từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai về sau, thực hành vận động giúp đỡ Công hội và chính sách quốc hữu hóa của Công đảng nước Anh là nguyên nhân căn bản của sự suy thoái kinh tế. Nên chính sách của bà tất phải đi ngược lại, đem “Chủ nghĩa xã hội đẩy lui về quá khứ”. Chính sách này đơn thuần không chỉ là chính sách kinh tế, mà còn cả chính trị và luật pháp. Vì thế, bà quyết định vứt bỏ chính sách Chủ nghĩa Ketnes của Chính phủ nước Anh trước đây, thay thế bằng chính sách mới được mọi người gọi là “Chủ nghĩa bà Thatcher”. Điểm quan trọng của chính sách mới là: hạn chế lượng cung ứng tiền tệ, thu nhỏ chi tiêu của Chính phủ, thực hành Chủ nghĩa tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát tiền tệ; phản đối Chính phủ can dự quá nhiều vào sinh hoạt kinh tế, thay đổi chính sách “quốc hữu hóa” của quá khứ, tiến lên quốc doanh xí nghiệp tư hữu hóa trên quy mô lớn; tiến hành cải cách kết cấu công nghiệp, nân đỡ “mặt trời công nghiệp” mới mọc, cải tạo bộ phận công nghiệp truyền thống, và kiên quyết bế quan tỏa cảng đối với những xí nghiệp làm ăn thua lỗ thời gian dài; hạn chế quyền lực Công hội, chế định quy định pháp luật Công hội, sử dụng lập trường cứng rắn đối với công nhân bãi công v.v…. Bà Thatcher quyết tâm bằng mọi giá phải quán triệt chủ trương của mình, để xoay chuyển vận mệnh ngày càng suy yếu của nước Anh.
Bản chất chủ nghĩa Thatcher, là chính sách tư hữu hóa thành một chiến lược để khảo nghiệm và thực hành. Loại tư hữu hóa này gồm sáu hình thức khác nhau: đem tài sản của xí nghiệp quốc hữu hóa bán cho tư nhân; buông lõng sự lũng đoạn của quốc gia đối với xí nghiệp, đem xí nghiệp công hữu “cho thuê” để tư nhân kinh doanh; xí nghiệp tư hữu cung cấp phục vụ cho đơn vị công hữu, tư nhân từ nơi khác về đầu tư; xí nghiệp nhà nước phổ cập kinh nghiệm cho xí nghiệp tư nhân. Liên quan với chính sách tư hữu hóa này chính là vấn đề thu thuế. Chính phủ Thatcher chọn lấy cái gọi là chính sách “lưỡng giảm”, tức giảm thuế và giảm đi các xí nghiệp công cộng cho vay tiền, tận dụng hết khả năng hạ thấp gánh nặng của nhà tư bản, khiến tư bản nước Anh lưu hành phát triển một cách tự do trong nước. Để đảm bảo chính sách tư hữu hóa được thực hiện một cách triệt để, không đình đốn, không gián đoạn, bà Thatcher còn sắp đặt cơ cấu tổ chức và sử dụng biện pháp hệ thống hợp lý để thể hiện được ý đồ của chính sách.
Bà Thatcher với đơn thuốc mở ra cho “căn bệnh châu Âu”, không phải là “viên thuốc cấp cứu” có tác dụng nhanh. Trong năm đầu thực hiện chính sách nền kinh tế hoàn toàn chưa chuyển biến tốt, lạm phát tiền tệ vẫn lên cao, xí nghiệp vỡ nợ, thất nghiệp tăng đột biến, xã hội nổi loạn ngày càng nghiêm trọng. Vì thế bà Thatcher không những gặp phải sự công kích mãnh liệt của Công đảng, mà còn bị Macmillan – nguyên lão Đảng Bảo thủ công khai phê bình. Hiss cũng cảnh cáo nói: Nếu như không dừng chân trước vực thẳm, không thay đổi chính sách thì sẽ dẫn đến một tai nạn”. Hơn 360 nhà kinh tế học nổi tiếng cũng liên hợp lên tiếng phát biểu, chỉ ra sự sai lầm của chính sách Chủ nghĩa tiền tệ. Trước áp lực của số đông, bà Thatcher hoàn toàn không một chút nhượng bộ, thể hiện rõ chính cách của “người phụ nữ sắt”. Bà vững tin chính sách của mình là đúng. Bà cho rằng: Để trị bệnh tất phải uống thuốc; nếu như vì thuốc đắng mà cự tuyệt không uống, công trước đây coi như bỏ sạch. Bà thà để cho “căn bệnh châu Âu” đau đơn trong thời gian ngắn, chứ không cam lòng nhìn thấy nó nửa sống nửa chết. Bà hai lần thay đổi nội các, đuổi ra khỏi Chính phủ những vị Đại thần chống cự ý kiến chỉ đạo. Bà Thatcher còn ở trong Nghị viện phủ quyết đề nghị không tín nhiệm của Đảng phản đối đưa ra, tuyên bố sẽ tiếp tục làm theo phương châm tổng kinh tế mà bà đã làm.
Do thực hành chính sách tư hữu hóa, đóng cửa hàng loạt các nhà máy và hầm mỏ, khiến tỷ lệ công nhân thất nghiệp tăng cao. Đến đầu năm 1982, số lượng người thất nghiệp ở nước Anh đột phá lên 3 triệu người, chiếm kỷ lục cao nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, so với thời gian bà Thatcher vừa mới nhậm chức tăng lên gấp nhiều lần. Điều này dấy lên phong trào Công hội nhảy vọt, nảy sinh mâu thuẫn cơ bản với chính sách quốc hữu hóa. Bà Thatcher cho rằng vận động phong trào của Công hội và công nhân là thi hành rộng rãi chướng ngại to lớn của chính sách tư hữu hóa. Vì thế, bà từng bước gây ra hạn chế đối với Công đảng, đối với yêu cầu của Công hội hoàn toàn không nhường bước, thậm chí sử dụng biện pháp trấn áp đối với công nhân nổi loạn. Như năm 1983 – 1984, do Chính phủ đóng cửa 20 mỏ than trên tổng số 175 mỏ khoáng sản của cả nước, dẫn đến cuộc tổng bãi công của hơn 10 vạn người, gần một nửa công nhân mỏ của cả nước, một số công nhân bãi công xảy ra xung đột với cảnh sát. Bà Thatcher trong buổi nói chuyện trên truyền hình đã khen ngợi hành động của cảnh sát: “Họ làm việc thật xuất sắc, thật phi thường”. Bà còn nói khéo: “Pháp luật nhất định phải tiếp tục được bảo vệ”,đưa ra việc vận dụng “luật pháp quyền lực khẩn cấp” để trấn áp công nhân; chỉ thị Pháp viện cao cấp nước Anh ra lệnh thu toàn bộ tài sản của Công hội công mỏ, do Công hội công mỏ chống lại vi phạm “tội coi thường pháp đình” phạt tiền 200 ngàn bảng Anh. Bà Thatcher, do kiên trì một cách cứng rắn chính sách phản Công đảng của bà, cuối cùng khiến cuộc tổng bãi công của công nhân vùng mỏ lần này kéo dài đến một năm vẫn chưa thể giành được thắng lợi.
Chính sách và nỗ lực của bà Thatcher cuối cùng thu được hiệu quả. Bắt đầu từ năm 1982, sự lạm phát tiền tệ gây khó khăn rối loạn trong thời gian dài đã được hạn chế. Năm 1980, tỷ lệ lạm phát tiền tệ của nước Anh cao đến 21,9%, đến năm 1983, đã hạ xuống dưới 5%. Thu nhập quốc tế trong 5 năm từ sau năm 1980 liên tiếp đều có mức kim ngạch xuất siêu, ngoại hối dự trữ của nước Anh ổn định, tài chính của Chính phủ cũng có giảm thiểu, tỷ lệ lao động sản xuất phổ biến tăng cao, tình hình đầu tư thuận lợi tốt đẹp, toàn bộ nền kinh tế nước Anh có xu thế tăng lên. Cuối cùng, mọi người đều biểu thị lòng khâm phục đối với vị nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử nước Anh một cách đầy ngưỡng mộ.
Margaret Thatcher trong buổi đầu đảm nhiệm chức Thủ tướng, khi chẩn đoán “căn bệnh châu Âu” của nước Anh cho rằng, nguyên nhân gây ra “căn bệnh nước Anh”, ngoài kinh tế suy yếu ra, còn do chính sách ngoại giao và quốc phòng quá nhu nhược, làm giảm đi địa vị của nước Anh trên thế giới; về phương diện nội chính quá phóng khoáng, đã hạ thấp danh tiếng của Chính phủ trong nhân dân. Vì thế, muốn cứu chữa “căn bệnh châu Âu”, ngoài giải pháp trị liệu khẩn cấp về kinh tế, bà Thatcher còn chọn lấy chính sách cứng rắn trong lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Bà không những tiếp tục cảnh tỉnh các nước phương Tây không thế tin tưởng “lời nói không đáng một xu” của người Nga, kịch liệt khiển trách quân đội Liên Xô xâm lược Afghanistan, yêu cầu quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan, sử dụng biện pháp ngăn chặn kinh tế đối với Liên Xô. Bà kiên trì phát triển năng lực quốc phòng trong nền độc lập của nước Anh, tăng cường lực lượng phòng ngự nước Anh; xúc tiến thành công điều ước giai đoạn thứ hai hạn chế chiến lược vũ khí Mỹ - Xô do Mỹ phê chuẩn. Trên vấn đề tên lửa châu Âu sử dụng biện pháp đẩy mạnh lực, để triệt tiêu tên lửa SS 20 cua Liên Xô. Bà đặt nước Mỹ vào vị trí quan trọng trong quan hệ đối ngoại, cho rằng “không có nước Mỹ thì không có việc quốc phòng”. Bà chủ trương cùng nước Mỹ bảo vệ “hợp tác mật thiết”, tiếp nhận 160 tên lửa tuần tra của nước Mỹ. Trên vấn đề Ba Lan, Zimbabuwey, bà đều sử dụng chính sách bất đồng với Chính phủ Công đảng và Chính phủ nhiều khóa Đảng Bảo thủ. Bà còn tiến hành cuộc thay đổi lớn đối với Bộ quốc phòng, ra lệnh cho Đại thần quốc vụ quân đội vũ trang mới, thủ tiêu hải quân lục quân và không quân Hoàng gia với thể chế một vị Đại thần quốc vụ phối hợp 3 loại quân trên, từ đó bảo bà trở thành vị thống soái cao nhất quân đội vũ trang nước Anh.
Vấn đề Bắc Ailen, là một “nghiệp nhà” khó bề phân giải của Đế quốc đại Anh để lại cho bà, là vấn đề vướng mắc khó xử lý nhất trên phương diện nội chính của nhiều khóa Chính phủ nước Anh. Ở vấn đề này, bà Thatcher cũng vừa thay đổi nhiều khóa “người quản lý” với thái độ mềm dẻo bình tĩnh, giữ vững chính sách cứng rắn. Năm 1982, thành viên quân Cộng hòa Ailen cùng mấy mươi thành viên Robert Sandys, chủ trương dùng “bom đạn” khiến Bắc Ailen thoát ly khỏi nước Anh, thực hiện thống nhất Ailen, bị Chính phủ Anh bắt giam vào ngục. Robert Sandys lãnh đạo thành viên quân Cộng hòa Ailen trong ngục tuyệt thực để yêu cầu đãi ngộ phạm nhân chính trị. Bà Thatcher cho rằng, hạng người như Robert Sandys là tội phạm gây bạo lực khủng bố, quyết không đãi ngộ cho tội phạm chính trị. Robert Sandys sau khi tuyệt thực hơn 50 ngày, tính mạng nguy hiểm, có người xin ý kiến nữ Thủ tướng, bà Thatcher nói một cách lãnh đạm: “Họ đã tự nguyện muốn chết, thì để họ chết. Chính quyền tôn trọng ý nguyện cá nhân của họ, những yêu cầu nêu ra nhất thời không thể tiếp nhận”. Ngày 05 tháng 05 năm 1982, Robert Sandys 27 tuổi, tiếp tục tuyệt thực đến ngày 66 thì chết đi. Tin tức truyền ra, làm chấn động trong giới chính trị nước Anh, tinh thần đối lập càng thêm gay gắt, sự kiện bạo lực tấn công bất ngờ nổi lên, lực lượng cảnh sát và thị uy liên tục bị thương vong, tình hình bạo loạn náo động ở Bắc Ailen đã lên đến cao trào. Bà Thatcher vẫn hoàn toàn không thỏa hiệp, sử dụng biện pháp trấn áp vũ lực nghiêm khắc đối với hoạt động bạo lực, ám sát của quân đội Cộng hòa Ailen. Bà Thatcher nói trong cuộc mítting của Đảng Bảo thủ: “Lập trường của Chính phủ là xác định rõ ràng, tội phạm lúc nào cũng vẫn là tội phạm, bất kể động cơ đó là như thế nào, giết người vẫn là giết người.” Nếu muốn Bắc Ailen thực hiện hòa bình và hòa giải, thì “phải tiến hành tẩy chay và đánh trả lại sự khiêu chiến của Chủ nghĩa khủng bố”. Khi tình hình dần dần dịu đi, luận điệu của bà Thatcher vẫn giữ vững lập trường kiên định của mình.
Bà Thatcher sử dụng hàng loạt chính sách cứng rắn trong các phương diện kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, nội chính; không những thể hiện cá tính “người phụ nữ sắt” mà còn chấn hưng nền kinh tế nước Anh, nâng cao vị trí thực lực của nước Anh, tăng cường danh tiếng của Chính phủ, khiến “căn bệnh châu Âu” dần dần được hồi phục. Bản thân bà Thatcher nói một cách tự hào: “Đảng Bảo thủ chúng tôi cho rằng nước Anh là vĩ đại nhất”.
NUNG NẤU CHIẾN TRANH ĐẢO MALVYNAS
Margaret Thatcher là cánh hữu của Đảng Bảo thủ nước Anh, thề quyết tâm với truyền thống của Đảng Bảo thủ, tâm niệm không quên quá khứ huy hoàng của Đế quốc đại Anh. Năm 1956, trong chiến tranh Suez Anh – Pháp bùng nổ cùng xâm lược Ai Cập, khi quân Anh bị bức bách rút lui, bà cho rằng đó là “sự sỉ nhục” Đế quốc đại Anh, là minh chứng bị vứt bỏ của một “cường quốc bậc nhất”. Bà cho rằng sự sa sút của Đế quốc đại Anh đã làm suy sụp lòng người, và từng phút từng giờ luôn ôm mộng khôi phục lại sự oai hùng của Đế quốc đại Anh. Chính trong nhiệm kỳ đầu làm Thủ tướng, nước Anh lại đang chịu đựng thử thách chiến tranh gay go, cũng mang đến cơ hội để bà ôn lại giấc mộng đẹp của Đế quốc đại Anh. Rạng sáng ngày 2 tháng 4 năm 1982, một tràng súng ròn rã nổ ra, đã phá tan sự tĩnh mịch trước bình minh của quần đảo Malvynas. Cư dân cảng Stanley – Thủ phủ quần đảo Malvynas, lên ban công giương ống nhòm với ánh mắt kinh ngạc nhìn về hướng vừa xảy ra tiếng súng. Khắp mọi nơi những binh sĩ của Argentina vác súng mượn ánh bình minh của buổi sớm tinh sương, xuyên đến trên hang cùng ngỏ hẻm. Vốn dĩ, toàn bộ quân đội vũ trang Argentina hơn một vạn tên lợi dụng màn đêm, bất ngờ đổ bộ lên quần đảo này, 70 tên binh sĩ nước Anh trú đóng ở trên đảo gấp rút ứng chiến, cuối cùng ít không thể địch nhiều, đành tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Tổng đốc Raikes Hunt, đại biểu Chính phủ nước Anh, dẫn quan viên văn võ nước Anh leo lên máy bay quân dụng của quân Argentina mà bọn họ đã chuẩn bị trước trở về London. Quần đảo Malvynas, còn gọi là quần đảo Falkland, nằm ở Đại Tây Dương, phía nam lãnh thổ Argentina, năm 1833 trở thành vùng thực dân của Anh. Tuy rất nhiều Hội nghị quốc tế xác nhận nó thuộc về Argentina, nhưng nước Anh không bằng lòng, vì thế nó trở thành đầu mối chiến tranh trong thời gian dài của hai nước Anh – Argentina. Năm 1982, Tướng quân Caltili – người đứng đầu Chính phủ quân nhân Argentina, thực hành sự thống trị phát xít trong nước, dẫn đến sự bất mãn của nhân dân. Do nguyên nhân chuyển dời sự thất bại của Chính phủ mà dẫn đến bất mãn, vào ngày 2 tháng 4 phái quân đội đột xuất phát động tiến công vào quần đảo Malvynas, và nhanh chóng chiếm lĩnh quần đảo Malvynas.
Tin tức thắng lợi truyền đến Gaceta de Buenios, thủ đô Argentina, quân tình kích động, mấy mươi vạn quần chúng tụ tập trên “Quảng trường tháng năm” ở Phủ Tổng thống, hát lên bài quốc ca, hô cao khẩu hiệu, chúc mừng thắng lợi. Ngoại trưởng Mendes nói một cách phấn khởi: “Hôm nay là một ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời của tôi”. Tổng thống Galtili cũng biểu thị thái độ vô cùng kích động: Argentina quyết không khuất phục dưới sự đe dọa của vũ lực, “sự kiêu ngạo và tôn nghiêm của dân tộc, bằng phải được hồi phục bằng mọi giá”. Toàn bộ Argentina tràn ngập trong niềm vui thắng lợi.
Tin tức truyền đến London – thủ đô nước Anh, làm cho triều đình và nhân dân kinh ngạc. Thật ra, tối ngày 31 tháng 3, bà Thatcher đã nhận được tình báo của hạm đội Argentina đang đóng ở quần đảo Malvynas. Vì Đại thần ngoại giao, Đại thần quốc phòng không có ở trong nước, bà chỉ còn cách tự mình xử lý tình hình, triệu tập nhân viên hữu quan nghiên cứu đối sách, dự thảo phái quân đột kích ra quần đảo Malvynas, phòng ngự địch ở ngoài đảo Malvynas. Bà không đánh giá được tình hình, nên bị quân đội Argentina chiếm lĩnh nhanh vào ngày 2 tháng 4.
Thứ 7 ngày 3 tháng 4, bà Thatcher khẩn trương triệu tập Hội nghị toàn thể Nghị viên Hạ viện, thảo luận nguy cơ hiện tại của nước Anh, biện luận cho Chính phủ nước Anh, thanh minh vấn đề liên quan đến quần đảo Malvynas. Từ sự kiện sông đào Suez năm 1956 trở đi, Hạ viện lần đầu tiên tổ chức Hội nghị khẩn cấp vào ngày thứ bảy, đây là ngày Chính phủ Đảng Bảo thủ chịu đựng sự sỉ nhục to lớn nhất. Trên trang đầu “Báo bưu điện hàng ngày” của London dùng hai chữ lớn “Đáng nhục!” làm thành tiêu đề xã luận , Nghị viên Đảng phản đối hùng hồn khẳng khái, chỉ trích Chính phủ “bán rẻ” đảo Malvynas. Một trận náo loạn tại góc chợ London. Bà Thatcher cố chịu đựng những nghị viên đối nghịch với bà, nói ra chủa trương của mình trong Hội nghị: “Sở dĩ chúng ta phải mở cuộc họp ngay lúc này, là vì chủ quyền lãnh thổ của nước Anh bao nhiêu năm để lần đầu tiên bị xâm phạm…”
Hạ viện quyết định phái Hải quân đi đến phía Nam Đại Tây Dương, gồm 62 chiếc hạm tàu trên mặt biển, 6 chiếc tàu ngầm, 42 máy bay chiến đấu và 200 máy bay trực thăng. Không ít Nghị viên đã nói một số chuyện có tính chất phiến động, châm chích vào lòng tự tôn của Thủ tướng. Enaulk Powell – Nghị viên cánh hữu Đảng Bảo thủ nói: “Thủ tướng lên nhậm chức không lâu thì đạt được danh hiệu “người phụ nữ sắt” … trong vòng 1, 2 tuần sau đó, toàn thể dân tộc và bản thân người đàn bà đáng kính sẽ biết thực chất là bà do kim loại nào chế tạo thành”.
Hạm đội ra đến biển, hướng thẳng đảo Malvynas chạy ngoài 8.000 dặm Anh, bà Thatcher tổ chức thành nội các thời chiến tranh do Đại thần nội chính, quốc phòng, ngoại giao làm thành viên. Lúc bấy giờ, bà đã hạ quyết tâm đánh một trận, thu hồi đảo Malvynas. Mấy tuần sau đó, là thời gian gian khổ nhất của bà Thatcher. Để John Woodward – Thiếu tướng hải quân làm quan chỉ huy tối cao thống lĩnh quân hạm đội, cả ngày lẫn đêm hành trình tiến thẳng vào Đại Tây Dương; nước Anh nhanh chóng hoạch định khu cấm địa hải phậm 200 hải lý xung quanh đảo Malvynas, quy định hạm đội máy bay nước ngoài không được tiến vào vùng cấm. Lấy Zinzong – Quốc vụ nước Mỹ làm người trung gian, đảm trách vai trò điều đình, qua lại giữa thủ đô hai nước Anh – Argentina, tiến hành “ngoại giao xuyên tốc”, đưa ra “kiến nghị mới”. Nước Anh đồng ý tiếp nhận, nhưng Argentina lại nuốt lời, gây ra phiền phức cho bà Thatcher. Bà không muốn nói đi nói lại mãi, bởi phía nam Đại Tây Dương mùa đông đã đến gần, nếu muốn đánh, thời gian kéo dài càng lâu, càng bất lợi cho nước Anh. Hơn nữa, nước Anh cho quân tập kích ở xa, hậu cần tiếp tế rất khó khăn, phí dụng cho đường hạm đội mỗi ngày mất 1000 vạn bảng Anh. Vì thế, quân Anh phát động tấn công bất ngờ, ngày 25 tháng 4 đổ bộ lên đảo Georgia phía nam bên ngoài đảo Malvynas. Rạng sáng ngày 1 tháng 5, máy bay ném bom ở sân bay sơ cấp cảng Stanley, nên ý đồ đổ bộ lên đảo Malvynas chưa đạt được, hạm tàu đành phải rút đến hải phận quốc tê, máy bay hai bên chiến đấu trên không, gây tổn thất nặng nề.
Ngày 2 tháng 5, tàu tuần dương hiệu “Tướng quân Belgrano” của Argentina dưới hai chiếc tàu khu trục bảo vệ, lúc tiến lúc lùi đến vùng biển phụ cận tàu sân bay (hàng không mẫu hạm) “vô địch” và “thần thi đấu”. Một chiếc tàu ngầm hiệu “kẻ chinh phục” của nước Anh cứ theo sát ba chiếc hạm đội. Lúc hoàng hôn, nội các thời chiến của London ra lệnh tàu “kẻ chinh phục” khai chiến bắn ra hai quả ngư lôi, đánh trúng bên phải mạn thuyền “Tướng quân Belgrano”. Chiếc tàu tuần dương này chìm ngay tại chỗ, làm 368 người chết. Sự kiện này chấn động cả Argentina, vì thế cuộc phục thù lại bắt đầu. Hai ngày sau, tàu khu trục siêu cấp hiệu “Siefyrd” bảo vệ hai tàu sân bay nước Anh, lúc tuần tra vùng biển phía Tây cách tàu sân bay 30 dặm Anh, hai chiếc máy bay chiến đấu “hình thức siêu cấp quân kỳ” của Pháp sản xuất do Hải quân Argentina lái, ở bầu trời cách “Siefyrd” 48 km, bắn đạn “cá chuồn” vào hạm tàu ấy. Chiếc tàu chiến trị giá 1,5 tỷ dollas, trong khoảnh khắc biến thành một đống sắt vụn cháy đen. Nhưng phần lớn sỹ quan được máy bay trực thăng cấp cứu lên tàu sân bay “Thần thi đấu”, nên chỉ có 20 người chết.
Hôm đó, bà Thatcher đang chuẩn bị đến diễn thuyết trong Hội nghị Phụ nữ ở Học viện Ebert của Hoàng gia. Lúc đó bà được tin “Siefyrd” bị đánh úp, và biết con số thương vong. Bà mặc một bộ y phục màu đen, tâm trạng rối bời. Lúc diễn giảng, vẻ mặt bà rất buồn, bà bàn đến sự lo sợ và khó khăn trong chiến tranh để phát triển dự thảo, bà quyết tâm bất cứ giá nào cũng kiên quyết chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nào. Sau khi kết thúc diễn thuyết, bà không vỗ tay gửi lời cảm ơn như ngày thường, bà buông hai tay, cúi đầu chào tất cả mọi người. Lời nói hùng hồn khẳng khái của bà khiến lòng người phấn chấn và bị thuyết phục hoàn toàn. Hai sự kiện “đánh chìm”, khiến ngoại giao hòa giải hoàn toàn đình đốn. Ngày 18 tháng 5, Dequilia – Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hòa giải đầu mối chiến tranh này đã tuyên bố thất bại, chiến tranh toàn diện đảo Malvynas bùng nổ. Tại London, nội các nỗ lực nghiên cứu cặn kẽ trong 24 giờ, mọi tình hình phức tạp nào cũng nảy sinh khả năng khai chiến. Sau cùng, họ quyết định “đánh nhanh”. Rạng sáng hôm sau, 2.400 chiến sĩ đội Hải quân lục chiến và lính dù bắt đầu chính thức đổ bộ vào Saintlos.
Trong thời gian gần 1 tháng sau khi chiến tranh chính thức bắt đầu, gánh nặng và áp lực đối với bà Thatcher rất lớn và nặng nề. Theo diễn biến của chiến tranh, hàng ngày báo chí đều đưa tin về tình hình thương vong của quân Anh và bình luận của nhân sỹ các giới cả nước. Có người nói: “Vì Nữ hoàng, vì nước Anh mà chết là một chuyện, vì bà Thatcher chết đi lại là chuyện khác”. Trong những người có khả năng sẽ vì bà Thatcher mà hy sinh, còn có hoàn tử Andrew – con trai của Nữ hoàng, anh là người lái máy bay trực thăng của tàu sân bay hiệu “Vô địch”. Trước khi chiến tranh diễn ra, bà Thatcher hiểu được mọi người vì bà mà hy sinh chiến đấu. Bây giờ, mỗi khi biết được số người thương vong, tâm trạng lúc nào cũng đau khổ. Hạm tàu nước Anh bị chìm, máy bay diều hâu và trực thăng rơi hỏng trong biển lớn đóng băng; chiến sĩ trong đất liền đạp lên mìn, gặp phải phục kích; v.v… Mỗi lần bà thấy được tin tức như vậy, bà không chịu được khi nghĩ đến những người chết đi là con cái của một người mẹ, là chồng của một người vợ, là cha của những đứa con.
Mỗi lần nói đến viện tiền tuyến thương vong, bà có cảm giác vội vã bất an, bà bàng hoàng thốt lên: “Chúng ta làm gì đây? Chúng ta có thể vì những người anh dũng này mà làm những việc gì? Trời ơi, tôi phải làm sao đây?” William Whiteloc – quan chỉ huy vùng chiến nói nhỏ với bà rằng: vấn đề chủ yếu lúc này là sức lực, những Tướng quân bất kể trả bằng giá nào, cũng phải tôn trọng mệnh lệnh của Lãnh tụ; Lãnh tụ bất cứ lúc nào, nơi nào cũng không được lộ vẻ ưu tư, thiếu cương quyết trước mặt các Tướng quân, đó là điều quan trọng nhất trong chiến tranh. Bởi lẽ “nếu các Tướng quân được tin thương vong của tiền tuyến khiến Lãnh tụ đau xót, họ sẽ do dự, run tay, lùi lại không tiến. Như vậy, sẽ khiến thương vong càng lớn, khiến thắng lợi của chiến tranh bị uy hiếp. Ngược lại, trận đánh rất kịch liệt, rất dữ dội, thì càng nắm vững thắng lợi”. Từ đó, bà Thatcher luôn kiên định, trong sự kiện đảo Malvynas, bà luyện tập trở thành một vị Lãnh tụ vĩ đại, biểu hiện rõ sự gan dạ và hiểu biết siêu phàm. Trong suốt thời gian chiến tranh, bà chỉ mặc bộ y phục màu đen, có lúc lòng lo đau đáu, có lúc kinh ngạc, nhưng chưa từng biểu lộ sự mềm yếu trong tận cùng sâu thẳm trái tim ra bên ngoài.
Thời gian chiến tranh, cuộc sống gia đình bà Thatcher luôn bận rộn, không lúc nào bà quên được tình hình tiến triển của chiến tranh. Do chênh lệch giờ giấc, tin tức chiến tranh ban ngày ở đảo Malvynas truyền đến London là sau nửa đêm. Bà Thatcher phải thức cả đêm để chờ đợi tin tức và điện thoại gọi đến báo cáo tình hình chiến tranh, báo cáo khí hậu ở đảo Malvynas, ai chiếm ưu thế trong chiến tranh, và tình hình toàn bộ cục diện chiến tranh. Có một ngày, khí hậu London ấm áp, bà đứng trước cửa nhà ngậm ngùi nói: “Hôm nay thời tiết rất tốt, không biết ở đó như thế nào? Thường trong lúc ăn sáng, mở tờ báo ra, khi xem qua toàn bộ thời tiết nói: “Ở đó trời quang đãng” hoặc “Thời tiết ở đó rất xấu”.
Quân đội Anh tổn thất nặng nề trong chiến tranh, 14 chiếc hạm tàu bị đánh trúng, bị hủy hoại hoặc chìm, nhưng nhân thương vong không nhiều, chỉ có 250 người hy sinh. Do đó tâm trạng bất an, sốt ruột của bà Thatcher cũng vơi đi đôi chút.
Ngày 14 tháng 6, cuộc Tổng công kích do bà Thatcher lên kế hoạch chính thức bắt đầu. Trời vừa rạng sáng, quân Anh phát động đột kích. Hai người lính dù chiếm lĩnh ngọn núi Willis, chế ngự điểm cao của tầm mắt rộng lớn. Họ trông thấy vô số những chấm đen nhỏ li ti từ núi Sapoe chạy xuống, sau đó binh lính Argentina của Landun cũng chạy tới. Binh sĩ từ các hướng liều mạng chạy tới cảng Stanley. Nửa giờ sau, Dawsonshoshaw – Phó chỉ huy vùng nước Anh Quoeca, từ bộ tư lệnh núi “Hai chị em” nơi họ đóng quân dùng máy bộ đàm nói: “Chúng tôi nhìn thấy cảng Stanley giương lên một lá cờ trắng”. Lúc đó là 9 giờ sáng, viên chỉ huy Argentina, Tướng quân Nedzi chính thức đầu hàng, chiến tranh tuyên bố kết thúc.
Bà Thatcher ở London, nhận được tin tức thắng lợi, chỉ nói lên một câu: “Tốt quá rồi!”. Câu nói đơn giản đó, bao hàm biết bao cay đắng, biết bao ý nghĩa.
Đến lượt người Anh hoan hô nhảy múa, vui mừng. Trận đánh này không lớn, thời gian cũng không quá lâu, chi phí khoảng 7 tỷ bảng Anh, hy sinh 200 binh sĩ, bù lại những tổn thất đó là “niềm tự hào” của dân tộc nước Anh mất đi trong thời gian dài đã được khôi phục lại. Thắng lợi lần này, bà Thatcher đã cống hiến toàn bộ tài trí của mình, nhìn xa trông rộng suy tính tìm cách chấn hưng lại uy danh của Đế quốc đại Anh. Thắng lợi lần này khiến người Anh nếm lại mùi vị “nước Anh kiêu ngạo” trong quá khứ. Chính bà trong sự hưng phấn của thắng lợi đã tuyên dương, “nước Anh vĩ đại bây giờ lại vĩ đại hơn!”. Sau khi kết thúc chiến tranh ở đảo Malvynas, có lẽ trước chiến tranh ở đảo Malvynas, có lẽ trước chiến tranh nếu không có đánh nhau, thì bà Thatcher đã nghĩ đến cuộc Tổng tuyển cử sau này. Trong Hội nghị Đảng Bảo thủ triển khai hồi tháng 10, bà đã làm một cuộc phát ngôn vô vùng đặc sắc: “Đây là thời gian quan trọng nhất trong đời sống chính trị của tôi, tôi phải nhờ vào điều kiện có lợi này, thừa thắng đuổi theo”. Tháng 1 năm 1983, bà Thatcher lợi dụng kỷ niệm 150 năm nước Anh chiếm lĩnh đảo Malvynas, cùng với Dennis, chồng bà, đột nhiên đến thăm quần đảo Malvynas, để củng cố lập trường vững chắc trong vấn đề chủ quyền đảo Malvynas của bà. Ngày 14 tháng 1, bà từ đảo Malvynas trở về London, nhân dân Anh đã thảo luận trong cuộc Tổng tuyển cử mới. Bà Thatcher tiếp tục tiến vào “năm tranh tuyển”. Bà hy vọng: 4 năm trong đời sống Thủ tướng chỉ là thời gian “mở màn” cho sự nghiệp chính trị của bà.
VỊ THỦ TƯỚNG LIÊN NHIỆM LẦN THỨ NHẤT
Bà Thatcher trong nhiệm kỳ đầu làm Thủ tướng, thật ra phải đến tháng 5 năm 1984 mới mãn nhiệm kỳ. Tháng 3 năm 1983, tỷ lệ lạm phát tiền tệ của nước Anh đã hạ xuống 4,6%, đó là tỷ lệ thấp nhất trong 15 năm trở lại; tình hình tài chính có chuyển biến tốt, tổng trị giá xuất khẩu thu chi nhập siêu đạt kỷ lục 53 tỷ bảng Anh, đó chính là thời cơ tốt nhất tuyên dương Chủ nghĩa tiền tệ “thành tích chính trị nổi bật”, và cuộc chiến ở đảo Malvynas khiến thanh danh của bà thêm cao. Bà Thatcher thấy trước được cơ hội quý ngàn năm khó gặp này, nên vào ngày 9 tháng 5 năm 1983 đột nhiên tuyên bố tổ chức cuộc Tổng tuyển cử vào tháng 6 năm 1983.
Từ 13 tháng 5 giải tán Hội nghị, đến ngày 19 tháng 6 tiến hành bỏ phiếu, trừ đi thời gian nghỉ cuối tuần, thực tế Tổng tuyển cử làm việc chỉ có 19 ngày, cuộc “tuyển chọn bất ngờ” này tạo ra kỷ lục ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Việc làm này “không tuyên mà chiến” với Đảng phản đối, khiến những chính đảng khác trở tay không kịp, lâm vào vị trí bất lợi, đại bộ phận người dân Anh vừa mới từ trong giấc mộng của sự lạm phát tiền tệ, đều đem lá phiếu của mình bỏ cho bà Thatcher. Đảng Bảo thủ ở Hạ viện đã đạt được thắng lợi có tính áp đảo đầu tiên hiếm có trong lịch sử nước Anh, đạt được 61,7% số ghế trong Quốc hội. Cuối cùng bà Thatcher đã toại nguyện, thực hiện hy vọng liên nhiệm Thủ tướng của bà.
Lần này, bà Thatcher không thấp thỏm lo lắng như bốn năm trước khi lần đầu tiên bước vào ngôi nhà số 10 đường Tonning, bà đã nếm trải nhiều thử thách của cuộc đời, nên rất tự tin vào chính mình. Tổ chức nội các lần thứ hai, cũng không thận trọng cẩn thận như lần đầu, bà hoàn toàn có thể tùy theo những gì mình muốn, lựa chọn “quân đoàn Thatcher” toàn một loại con bài, thi hành rộng rãi chính sách đã định. Bà Thatcher lại trúng tuyển, một lần nữa trở thành đề tài trung tâm bàn luận của nước Anh và các nước trên thế giới. Hình ảnh và tin tức có liên quan đến bà thường xuyên xuất hiện trên đài truyền hình các nước và báo chí khắp nơi. Một số dự đoán và bình luận có khen có chê. Có người cho rằng bà làm cho tình hình kinh tế nước Anh thoát khỏi lúc khó khăn nhất, chính sách độc lập của bà đã nâng cao địa vị Quốc tế của nước Anh, bà dám đối kháng với Liên Xô; có người chỉ trích bà khinh thường nước nhỏ thế giới thứ ba như Argentina. Có người khen ngợi bà là một phụ nữ không nhụt chí, lại cứng rắn; có người chỉ trích bà chuyên quyền. Có người tán thưởng bà là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm đang việc nhà. Có người ca tụng bà tiến hành đường lối chính sách thân Mỹ; có người phê bình bà quá thiên lệch… Nhưng, bất kể mọi người bình luận thế nào, bà Thatcher cũng là một vị thủ tướng có sức mạnh nhất, có nhiều tranh luận nhất kể từ Winsdon Churchill trở đi. Bà là người phụ nữ có quyền thế nhất trong lịch sử nước Anh được cả thế giới công nhận. Trong nhiệm kỳ thứ hai, chính sách bà Thatcher thực thi không những là sự tiếp nối nhiệm kỳ trước mà còn tăng cường cứng rắn trên những khâu quan trọng. Bà ra sức mở rộng chính sách tư hữu hóa, khuyến khích tư nhân đầu tư, tiếp tục thực thi chính sách “Chủ nghĩa tiền tệ”, lấy việc bành trướng tiền tệ làm mục tiêu chủ yếu. Ức chế lạm phát tiền tệ và giải quyết vấn đề thất nghiệp. Bà tiếp tục vận động nhân công phản đối, tiến thêm một bước hạn chế quyền lợi Công hội. Trong nhiệm kỳ lần thứ nhất, bà dồn hết sức mình vào vấn đề kinh tế khẩn cấp, không có nhiều thời gian để mắt tới công việc Quốc tế, hiện tại để chấn hưng oai phong, nâng cao địa vị Quốc tế của nước Anh, bà mở ra cuộc tiến công nhiều lần trên phương diện ngoại giao. Tháng 10 năm 1983, trong Hội nghị thường niên của Đảng Bảo thủ, giữ vững thái độ cứng rắn đối với Liên Xô, phát ra tín hiệu cùng đối thoại với Liên Xô, phải cải thiện quan hệ với các quốc gia Đông Âu và Liên Xô. Đặc biệt cuối năm 1984, trên vũ đài ngoại giao thế giới, thổi lên một trận “gió lốc Thatcher”, khiến cả thế giới chú ý. Ngày 17 tháng 12, trước tiên bà đón tiếp Ủy viên Cục Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ở London. Sau đó cùng Gorebachov – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành hội đàm các vấn đề có liên quan đến việc khống chế quân bị, Đông Tây phương, vấn đề bầu trời, vấn đề nhân quyền, đồng thời mở ra con đường thông thương quan hệ Anh – Liên trở lại bình thường, mở ra màn giáo đầu “chính sách Đông phương mới” của bà. Sau khi tiễn ông Gorebachov, bà cùng Huân tước Jeffrey Howe – đại thần ngoại giao bay đến Bắc Kinh, ngày19, cùng lãnh đạo Trung Quốc ký hiệp ước Thanh Minh liên hợp Trung – Anh liên quan về vấn đề Hong Kong. Ngày 21, bà lưu lại một ngày ở Hong Kong, hôm sau lại tiếp tục bay qua Washington, cùng với Tổng thống Rearan và những người lãnh đạo khác của nước Mỹ tiến hành đàm phán. Trong thời gian sáu ngày ngắn ngủi, bà tận dụng triệt để, vòng quanh thế giới suốt 54 giờ, hành trình hơn 4 vạn km, liên tiếp tiến hành hội đàm quan trọng với những người Lãnh đạo chủ yếu của ba nước lớn Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ. Trong những hoạt động ngoại giao quan trọng này, bà Thatcher luôn biểu hiện rõ tinh thần sung mãn và tài năng trác tuyệt của mình. Dư luận quốc tế đánh giá rất cao những việc này, cho rằng hành động hoàn cầu của bà làm dịu tình hình quốc tế căng thẳng, biểu hiện rõ tác dụng quan trọng của nước Anh trong công tác quốc tế, đặc biệt tác dụng bắc cầu trong quan hệ Đông Tây phương.
Về vấn đề Hong Kong, bà Thatcher hoàn toàn không tình nguyện tiếp nhận Hong Kong thuộc về Trung Quốc năm 1997. Nhiều lần, đoàn đại biểu hai bên gần như đàm phán bế tắc. Đặng Tiểu Bình – người lãnh đạo Trung Quốc đưa ra ý tưởng vĩ đại “một nước hai chế độ”, đột phá tình thế bế tắc của cuộc đàm phán. Ngày 19 tháng 12 năm 1984, nhà xuất bản Tân Hoa đưa ra một tin quan trọng, thông báo Thanh Minh liên hợp Trung – Anh liên quan về vấn đề Hong Kong sẽ “tổ chức buổi lễ ký kết chính thức vào lúc 5 giờ 30 phút chiều hôm nay tại sảnh đường lớn phía Tây trong Đại hội nhân dân”, bà Thatcher – sẽ phát biểu diễn thuyết trong buổi lễ này, đã nói “Thanh Minh liên hợp” “trong quá trình lịch sử quan hệ Trung – Anh và trong lịch sử ngoại giao quân tế đều là một cột mốc”. Bà chỉ ra: “Người lãnh đạo Trung Quốc chọn lấy thái độ nhìn xa trông rộng đối với cuộc đàm phán, như vậy tôi rất khâm phục họ. Ý tưởng “một nước hai chế độ”, tức là trong một đất nước tồn tại hai chế độ kinh tế, chính trị, xã hội không giống nhau, việc này trong lịch sử xưa nay chưa từng có. Nó vì hoàn cảnh lịch sử đặc thù của Hong Kong mà tạo ra một đáp án có sức tưởng tượng phong phú. Ý tưởng đó nêu vấn đề không thể giải quyết, phải làm thế nào mới giải quyết được, và giải quyết như thế nào?”. Bà Thatcher biểu lộ: “Trên phương diện này, tôi bảo đảm, Chính phủ nước Anh sẽ đem hết tài sức của mình để Hiệp nghị này thành công”.
Vào ngày 19 tháng 12, bà Thatcher rất căng thẳng: trước sau cùng Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Nhiệm, Hồ Diệu Bang, ba vị Lãnh đạo của Trung Quốc tham gia lễ ký kết chính thức “Thanh Minh liên hợp”, Thủ tướng Triệu Tử Dương đến dự buổi tiệc tổ chức đón tiếp bà, trước lễ ký kết còn tổ chức hội đàm cùng Triệu Tử Dương, gặp gỡ các ký giả, v.v… Từ 9 giờ 10 phút lái xe đến Quảng trường ngoài cửa Đông Đại hội nhân dân tham dự nghi thức đón tiếp của Thủ tướng Triệu Tử Dương, bà Thatcher dường như không còn một phút giây để nghỉ ngơi. Đúng như giới bình luận báo chí nước Anh nói, đây là một “thời khóa biểu của người vắt kiệt sức mình”, “nếu như bà kiên trì giữ lấy tốc độ làm việc như đã nói, bà sẽ kiệt sức”.
Ngày 11 tháng 5 năm 1987, sau khi suy nghĩ và cân nhắc gần một năm, một lần nữa, bà Thatcher quyết định tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 11 tháng 6 năm 1987, thay vì đến năm 1988 mới tiến hành. Mọi người nói: bà Thatcher rất biết nắm bắt cơ hội. Năm 1983, lợi dụng dư âm uy thế của cuộc chiến tranh đảo Malvynas, bà tuyên bố Tổng tuyển cử trước thời hạn, lần thứ hai liên nhiệm Thủ tướng. Lần này, không phải “đảo Malvynas” mà do tình hình kinh tế chuyển biến tốt và thái độ sôi nổi thu hút sự chú ý của mọi người trên thế giới, đã tạo điều kiện thuận lợi cho mình. Lúc này tốc độ tăng trưởng kinh tế nước Anh đã có tên tuổi trong các quốc gia châu Âu, năm 1986, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt 2,6% bảng Anh, bắt đầu ổn định giá trị thặng dư, tỷ giá cổ phiếu nâng cao, lợi suất bắt đầu hạ xuống; tỷ lệ lạm phát tiền tệ mấy năm gần đây cơ bản đã khống chế khoảng 3,9%; bình quân thu nhập thực tế của người có việc làm tăng lên 4,2%, xuất hiện cái gọi là “vay mượn phồn vinh”; do đó, dẫn đến “hao phí phồn vinh”; thu thuế hàng năm của tài chính Chính phủ năm 1985 – 1986 so với năm trước tăng lên khoảng 8%, chính sách tư hữu hóa tăng thêm thu nhập của Chính phủ lên hơn 50 tỷ bảng Anh. Kinh tế nước Anh mắc phải “căn bệnh nước Anh” trong khoảng thời gian dài từ năm 1982, tốc độ tăng trưởng liên tiếp rất nhanh so với liên bang Đức, Pháp, Italia, tỷ lệ sản xuất đứng hàng thứ nhì sau Nhật Bản. Những nền móng tư bản này được xây đắp sau khi bà Thatcher liên nhiệm Thủ tướng. Trong lần tuyển cử này, Đảng Bảo thủ chiếm hết điều kiện về các phương diện thiên thời, địa lợi, nhân hòa, kết quả thì không khó dự đoán. Cho dù Công đảng ra sức phát động hơn so với Tổng tuyển cử lần trước, nhưng thành tựu mà bà Thatcher đã đạt được trong tám năm liên tiếp chấp chính không ai xóa nhòa được.
Kết quả tuyển cử không dẫn đến phản ứng quá mãnh liệt, Đảng Bảo thủ chiếm đa số 375 chỗ ngồi trong 650 chỗ của Hạ viện. Bà Thatcher cuối cùng thực hiện được nguyện vọng: trở thành vị Thủ tướng liên nhiệm bà nhiệm kỳ đầu tiên của nước Anh kéo dài nửa thế kỷ. Sáng sớm ngày tuyên bố Tổng tuyển cử kết thúc, Margaret Thatcher và Dennis, chồng bà, xuất hiện ở cửa sổ mặt chính tòa nhà Tổng bộ Đảng Bảo thủ. Bà Thatcher từ cửa sổ đưa ra cánh tay phải, hướng đến quần chúng tụ tập ở bên ngoài giơ tay vẫy chào, rồi giơ lên ba ngón tay, biểu thị ý “liên nhiệm lần thứ ba”, quần chúng đồng thanh hoan hô “lại thêm năm năm nữa!”
Liên quan về nhiệm kỳ lần thứ ba của bà, không cần bình luận nhiều. Công việc bà Thatcher phải làm trước tiên vẫn là đem chính sách “tư hữu hóa” tiếp tục triển khai ở lĩnh vực rộng, tiếp tục viết thiên văn chương “Chủ nghĩa tư bản quần chúng”. Về chính sách đối ngoại, bà tiếp tục “thân Mỹ”, “lấy Mỹ làm châu Âu bên kia bờ Đại Tây dương”. Trên vũ đài chính trị châu Âu và chính trị trong nước, bà tiếp tục biểu hiện là một con người đặc sắc. Những việc này, trong nhiệm kỳ thứ ba của bà cũng đạt được trên cơ bản. Bà dùng hành động và chính tích của mình chiếm cứ và chi phối chính đài nước Anh trong suốt những năm 80 của thế kỷ này, làm cho lịch sử nước Anh trong gần 12 năm đánh lên dấu ấn của “Chủ nghĩa Thatcher”. Trong lịch sử hiện đại nước Anh, tên tuổi của Margaret Thatcher hiển nhiên được xếp ở phía sau Churchill; trong lịch sử đương đại thế giới, Margaret Thatcher không hổ thẹn là người phụ nữ có sức mạnh nhất ảnh hưởng đến lịch sử.
NGƯỜI VỢ HIỀN, NGƯỜI MẸ TỐT TRONG MỘT GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Bà Thatcher không những là Thủ tướng, Lãnh đạo của Đảng, mà còn là người vợ hiền, người mẹ tốt. Thông thường mọi người cho rằng, người có địa vị trong xã hội là khó có thể chăm sóc gia đình. Nhưng, trái lại đối với bà Thatcher gia đình là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của bà. Bà là người phụ nữ biết kết hợp đời sống gia đình và công việc xã hội.
Khi Margaret Thatcher kết hôn cùng Dennis đã từng có thỏa thuận riêng: công việc là hàng đầu, phải giúp đỡ lẫn nhau. Dennis làm ở một Công ty viễn dương, hàng năm bôn ba ngoài biển, rất mê môn bóng bầu dục, công việc trong nhà dường như một tay bà lo liệu. Nhưng, Checer Dennis quả thực không hổ thẹn là một “kỵ sĩ ngựa trắng” rất trung thành bảo vệ Margaret. Ông không thích chính trị, lại nhiệt tình ủng hộ vợ theo chính trị, mỗi khi Margaret phát biểu diễn thuyết tranh cử, hoặc tổ chức hội chiêu đãi ký giả; ông luôn luôn cổ vũ trước tiên. Cá nhân ông xưa nay không thích nói, nhưng khi đứng trước công chúng ông nói rằng: “Mọi người cho rằng tôi là một ông chồng không được chú ý nhất trong lịch sử, tôi muốn duy trì tiếp tình hình này, để vợ của tôi xuất đầu lộ diện”. Mỗi lần tranh tuyển hoặc Thủ tướng đi ra ngoài thăm viếng, chỉ cần có thể, Dennis đều muốn theo Thatcher du lịch khắp trong nước hoặc ra nước ngoài. Ông không muốn xuất đầu lộ diện quá nhiều, cũng không muốn kết giao với những nhân vật cấp trên, chỉ vì nguyện vọng mãnh liệt là bảo vệ Margaret, và làm “ông chủ” ủng hộ trên tinh thần (Dennis thường xưng với bà như thế). Vì thế, Dennis nể trọng Margaret và ủng hộ bà; còn Margaret rất tin cậy Dennis, rất bình đẳng và cũng rất thân thiết.
Thatcher rất đảm đang trong việc chăm sóc bữa ăn gia đình. Khi bà đang giảng bài cho các Đại thần, một lần Hội nghị kết thúc quá trễ, bà Thatcher nhìn đồng hồ tay, lẩm bẩm nói: “vẫn còn kịp giờ, cửa hàng còn chưa đóng cửa”. Mọi người sửng sốt hỏi bà làm gì, bà nói: “đến cửa hàng mua thịt hầm”. Người khác khuyên bà để thư ký đi mua, bà Thatcher nói: “không được, tôi phải đích thân đi mua, vì chỉ có tôi mới biết được Dennis thích ăn loại thịt nào”. Năm 1975 trở về sau, tuy đã về hưu, nhưng sở thích của Dennis vẫn cứ chơi thể thao, mọi việc trong gia đình vẫn cứ do bà Thatcher quán xuyến. Lúc này, Margaret đã được trúng cử làm Lãnh tụ Đảng Bảo thủ, công việc càng nhiều, nhưng mỗi ngày sau khi thức dậy, vẫn chuẩn bị bữa ăn sáng cho Dennis. Sau khi lên làm Thủ tướng, bà vẫn mỗi bữa sáng pha cà phê cho Dennis, dự trữ trái cây ngon và bánh mì sấy. Bữa cơm tối, bà thường xuống bếp nấu nướng món ngon. Bà dường như mỗi tuần đều phải đi làm bảy ngày, mỗi ngày làm khoảng 19 tiếng đồng hồ, thêm vào gánh vác việc nhà, thông thường phải sau 1 giờ sáng mới có thể đi ngủ. Khi phóng viên của một Tạp chí phỏng vấn bà, mời bà nói về vấn đề gia đình, bà thẳng thắn nói: “Cuộc sống gia đình hạnh phúc hay không, sẽ sinh ra ảnh hưởng rất lớn đối với cá nhân. Giọt máu hơn ao nước, người trong nhà bao giờ cũng thân hơn người ngoài, quan trọng là cùng quan tâm chăm sóc lẫn nhau”.
Bất kỳ trường hợp nào mọi người đều thấy bà Thatcher đeo một sợi dây chuyền trân châu và vòng đeo tay bằng đá quý muôn hình muôn vẻ. Người của Aiteuti phê bình bà mang theo một lợi thế hành đầu của xã hội thượng lưu, nhưng bà Thatcher không quan tâm, bởi hai món đồ đó là quà sinh nhật của Dennis tặng bà. Có người còn kinh ngạc phát hiện, bà Thatcher lúc nào cũng thích mặc bộ đồ lụa nhung màu lam đậm đến tham dự những buổi tiệc quan trọng, khi đã quá cũ, cũng còn tiếc không bỏ, ngược lại còn cẩn thận để vào tủ quần áo trong nhà. Họ đâu biết rằng bộ đồ nhung này là kỷ vật khi bà kết hôn cùng Dennis.
Bà Thatcher không những yêu chồng mà còn rất cưng chiều con trai, con gái sinh đôi của mình. Tháng 10 năm 1982, Đảng Bảo thủ tổ chức Đại hội đại biểu tại Brydon, Carroll, con gái bà cũng cùng đi đến Brydon chơi. Bà Thatcher đọc diễn văn trên Hội nghị, hội trường nổi lên những tràn vỗ tay suốt sáu phút không dứt; lúc đó bà không thể hiểu được tại sao con gái mình lại từ Brydon trở về London. Bà thích người trong nhà luôn ở bên cạnh bà, và thường xuyên nhìn thấy họ. Nếu như mấy tuần liền không gặp Carroll, bà sẽ gọi điện thoại hỏi thăm: “Ôi! Tại sao mẹ không thấy con, con bận à?” “Con không bận” – Carroll âu yếm trả lời, “nhưng mẹ rất bận mà!” Chỉ cần có thời gian rảnh rỗi, là bà cùng đi chơi với họ. Có lúc, bà cùng với cả nhà đến Chekes nghỉ cuối tuần, tản bộ trong vườn hoa hồng, hít thở không khí trong lành. Ngày sinh nhật 57 tuổi của mình, bà Thatcher vì cả nhà chúc mừng bà trúng tuyển, đã dẫn họ đi xem một vở kịch âm nhạc mà cả gia đình ưa thích.
Quan hệ giữa bà Thatcher và con gái rất thân thiện, chuyện gì mẹ con cũng tâm sự với nhau. Do công việc của bà quá bận rộn, cơ hội chuyện trò của hai mẹ con rất hạn chế. Thông thường Carroll cứ bảy giờ sáng đến số 10 đường Tonning để nhận bưu kiện của mẹ. Nếu như sáng sớm không đi, buổi chiều trên đường trở về nhà cũng ghé qua xem thử. Có khi gặp lúc mẹ đang vội vàng thay đổi y phục để đi đâu đó. Có một lần bà phải ra ngoài tham gia Hội nghị, nhưng tìm không được đôi bông tai của mình, “nào, để con đeo lên cho mẹ”. Carroll nói xong, liền tháo đôi bông tai của mình xuống, bà Thatcher hài lòng nhận lấy đôi bông tai của con gái đeo vào. Thỉng thoảng, hai mẹ con thường mượn đồ của nhau, Carroll mỗi lần ra ngoài tham gia yến tiệc chính thức, lúc nào cũng mượn bộ áo khoác màu đen dài của mẹ. Có lần, bà Thatcher đi Hong Kong, mua về cho Carroll một bộ đồ, giống với bộ đồ lần trước bà mua cho mình.

Ngoài ra, bà Thatcher còn có rất nhiều câu chuyện thú vị. Người phương Tây đa số cho rằng con số “13” là con số xui xẻo, trong cuộc sống hằng ngày cố gắng tránh tiếp xúc với nó. Bà Thatcher không tin chuyện như vậy, cho rằng “13” là một con số may mắn, có thể cũng là phù hợp, bởi ngày bà chào đời là ngày 13 tháng 1, ngày kết hôn là ngày 13 tháng 12, con cái sinh ra cũng là ngày 13 tháng 12, lúc con trai bà đính hôn cũng chọn ngày 13 tháng 11 tổ chức, v.v… Đương nhiên, những niềm vui, cuộc sống trong gia đình bà Thatcher cùng với những câu chuyện thú vị, có những chuyện là có thể tin được, có những chuyện có thể không đáng tin, nhưng trên đại thể có thể phản ánh được quan niệm gia đình, tình hình giáo dục, quan hệ vợ chồng, tính cách cá nhân của bà Thatcher. Rõ ràng, bà Thatcher có thể xứng đáng với danh hiệu là một người vợ hiền, một người mẹ tốt của một gia đình hạnh phúc.

HẾT
finhoa4.gif
 
dài kinh khủng =]]
 
Giờ mới đọc. Công nhận dài 0.0 Thích nhất bà Cléopatre vs Marie Curie :x
 
×
Quay lại
Top