10 kiệt tác tự nhiên kỳ lạ nhất thế giới

_yul_

X = XI + I
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/5/2012
Bài viết
2.973
Hang pha lê, thác máu, con mắt sa mạc hay sông cầu vồng là những kiệt tác độc đáo nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.


1. Hang đá cẩm thạch, Chile
1.jpg

Sáu nghìn năm xói món đã tạo nên một trong những kiệt tác độc đáo của tự nhiên với những hang động bằng đá cẩm thạch. Mặt nước hồ Carrera xanh ngọc bích phản chiếu tạo nên màu sắc lấp lánh bên trong hang. Kỳ quan
thiên nhiên này nằm gần biên giới Chile với Argentina. Du khách có thể ngồi thuyền xuôi dòng nước tĩnh lặng xuyên hang động và thưởng thức kiệt tác đặc biệt của tạo hóa này.

2. Hồ Retba, Senegal

2.jpg

Hồ
Retba nằm ở phía bắc bán đảo Cap Vert, phía đông bắc Thủ đô Dakar, Senegal. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân nước hồ màu hồng là do loại tảo Dunaliella Salina có rất nhiều trong nước tạo thành. Màu sắc của hồ càng trở nên nổi bật vào mùa khô.Hồ còn có hàm lượng muối cao, tương tự như Biển Chết nên khiến con người dễ nổi trên mặt nước. Tại đây có một nhà máy sản xuất muối nhỏ và công nhân thu hoạch muối 6-7 giờ mỗi ngày. Để bảo vệ da khi lấy muối trong hồ, các công nhân phải bôi một hỗn hợp lên da giúp các mô không bị tổn thương.

3. Hồ đốm Osoyoos, British Columbia, Canada

3.jpg

Hồ
Osoyoos được tạo thành từ nhiều vũng nước nhỏ chứa đầy khoáng chất. Vào mùa hè, nước hồ bốc hơi, để lại một lượng lớn muối, titan, canxi, sunfat, và các khoáng chất khác tạo thành các vòng tròn màu xanh lá cây, vàng, và màu nâu với kích thước khác nhau.

4. Hồ muối Salar de Uyuni, Bolivia

8-1.jpg
Salar de Uyuni nằm ở phía tây nam Bolivia, gần đỉnh của dãy Andes, ở độ cao 3.600 m trên mực nước biển. Trong 30.000 năm, Salar de Uyuni cạn nước và để lại lượng muối trải dài vô tận. Đây là hồ muối lớn nhất thế giới, như một tấm gương khổng lồ trài dài hơn 6.400 m2. Salar de Uyuni cung cấp trên 25.000 tấn muối mỗi năm cho người dân địa phương,

5. Rừng đá (Thạch lâm), Trung Quốc

5.jpg
Rừng đá độc đáo này nằm ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các khối đá trùng điệp trong khu rừng này trông giống như những dãy cây tạo nên vẻ đẹp độc đáo. 270 triệu năm trước, khu rừng đá trải dài hơn 3.200 m2 này nằm dưới mặt nước và được bao phủ bởi trầm tích đá vôi.

6. Thác máu, Antarctica

6.jpg
Dòng thác màu đỏ kỳ lạ này chảy trên hồ băng trắng muốt Taylor Glacier thuộc Antarctida, dù hồ đã bị lớp băng dày tới 400 m bao phủ.Hồ Taylor Glacier được hình thành từ việc nước biển xâm chiến đất liền cách đây hàng 1,5 triệu năm. Vào thời kỳ đó, mực nước biển trên toàn thế giới cao hơn rất nhiều so với hiện tại. Nồng độ muối trong dòng nước của thác máu cao hơn gấp 4 lần so với nước biển thông thường. Do đó, thác nước này gần như không bao giờ bị đông cứng cho dù nhiệt độ ở đây thường xuyên xuống -10 độ.Thác máu này được phát hiện từ năm 1911. Các nhà nghiên cứu đầu tiên ở Antarctida nghĩ rằng màu đỏ của nước chính là màu của tảo, nhưng mãi cho tới tận sau này mới tìm ra được câu trả lời chính xác. Khi phân tích thành phần hóa học trong mẫu nước của thác máu, các nhà khoa học thấy rằng trong hồ tồn tại một lượng lớn muối của axit sunfurơ cùng với quá trình oxy hóa ion sắt để tạo ra nguồn nước từ dưới đáy bùn sâu đẩy lên.

7. Hang pha lê, Naica, Mexico

7.jpg

Hang Pha lê
này nằm ở độ sâu 300 m cách mặt đất, có chứa các cột tinh thể CaSO4 cao tới 10-11 m. Hang được phát hiện vào năm 1974 bởi một thợ mỏ bạc Naica thuộc đông nam thành phố Chihuahua. Năm 2000, anh em Juan và Pedro Sanchez tiến hành khoan một đường hầm dẫn tới hang này và những cảnh tượng thú vị thực sự mới được mở ra. Nhiệt độ trong hang có thể lên tới 150 độ C và độ ẩm gần 100%. Nếu không có những dụng cụ bảo hộ phù hợp và ở trong hang quá 10 phút, một người khỏe mạnh có thể bị suy tim.Chính sự chuyển đổi môi trường trong lòng hang từ ẩm ướt sang khô ráo cách đây 2.000 năm khiến xảy ra hiện tượng bay hơi cô đặc một lượng lớn muối canxi trong nước, hình thành các cột pha lê như bây giờ.

8. Biển Cát trắng, New Mexico, Mỹ


8.jpg

White Sands National Monument là biển cát trắng tại bang New Mexico, Mỹ với diện tích 710 km2. Nơi đây gồm những cồn cát nối tiếp nhau trải dài ngút tầm mắt, cũng là vùng thạch cao rộng nhất thế giới.


9. Sông cầu vồng Caño Cristales, Colombia

9.jpg

Là một trong những
kỳ quan độc đáo nhất của tạo hóa, Caño Cristales được tặng nhiều danh hiệu như “dòng sông chảy từ thiên đường” hay “dòng sông cầu vồnghuyền thoại”. Sông Cano Cristales nằm bên trong khu bảo tồn quốc gia Macarena rộng 3.900 km2.

9-2.jpg

Vào thời điểm chuyển giao giữa mùa mưa và mùa khô, một loại cây mọc dưới lòng sông có tên macarenia màu xanh lá chuyển sang màu đỏ tươi, cam vàng và nâu sậm. Những màu sắc này nổi bật lên trên nền vàng của cát dưới lòng sông, màu xanh của rêu, nước và những mảng tối từ những hốc đá tạo nên cảnh tượng vô cùng đẹp mắt.

10. Con mắt Sahara, Mauritania

10.jpg

Địa hình ngoạn mục này nằm gần Ouadane, Mauritania có đường kính rộng 40 km, thuộc phía tây nam hoang mạc Sahara. Được gọi là Richat Structure – hay “con mắt của Sahara”, địa hình này rộng đến mức có thể nhìn thấy được từ ngoài không gian.Ban đầu người ta cho rằng địa hình này được tạo ra do tác động của thiên thạch nhưng giờ đây nhiều nhà địa chất học tin rằng đó chính là kết quả của quá trình nâng lên và bào mòn. Nguyên nhân về hình dạng vòng tròn của nó vẫn còn là một bí ẩn.
HOÀI THU
Theo Travel & Leisure/Infonet
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom