- Tham gia
- 21/12/2008
- Bài viết
- 124
Quãng nghỉ giữa 2 mùa giải chính là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất của TTCN cầu thủ. Nhằm đưa ra một cái nhìn rõ hơn về cung cách và bài học tuyển mộ cầu thủ của các CLB, Bóng Đá đưa ra 10 bản hợp đồng được xem là thành công nhất trong 8 năm bóng đá Việt Nam đi lên chuyên nghiệp.
Trong 10 bản hợp đồng này, Bóng Đá đặt tiêu chí dựa trên đóng góp của cầu thủ với sự thành công chung của CLB mà họ đầu quân.
1. Kiatisak (từ Thái Lan về HAGL)
Sự kiện tiền đạo số 1 Đông Nam Á Kiatisak về đầu quân cho đội bóng hạng Nhất HAGL năm 2002 được xem là một cột mốc đáng ghi nhớ trong việc tuyển mộ cầu thủ ngoại ở Việt Nam. Hai chức VĐQG cùng với tầm ảnh hưởng về tính chuyên nghiệp, đạo đức, lối sống của Kiatisak giúp anh trở thành người Thái Lan được tôn vinh và nhớ tên nhất ở Việt Nam. Anh cũng góp phần đáng kể trong việc đưa tên tuổi HAGL trở nên quen thuộc với NHM bóng đá, không chỉ ở Việt Nam.
2. Fabio Santos (từ Brazil về ĐT.LA)
ĐT.LA đã có sự phục vụ của thủ môn Santos từ 7 năm qua. Những đóng góp chuyên môn của cầu thủ người Brazil trong thành tích của đội bóng này là không thể phủ nhận. Đã vậy, bản tính hiền lành, ít khi đòi hỏi của Santos cũng khiến lãnh đạo CLB rất hài lòng. Đấy là chưa kể việc Santos nhập quốc tịch Việt Nam cũng khiến ĐT.LA có lợi thế rất lớn so với các đội bóng khác ở V.League.
3. Antonio Rodrigues (từ Brazil về ĐT.LA)
Xuất phát điểm của tiền đạo người gầy nhẳng, kỹ thuật khéo léo và là “sát thủ” đối với tất cả các đội ở V.League là một cầu thủ… dạng phong trào. Theo chân người anh Carlos Rodrigues sang Việt Nam thử vận may, Antonio không được ĐT.LA chấm từ đầu nhưng lại lọt vào mắt xanh của HLV Đặng Trần Chỉnh (TMN.CSG). Thế là chỉ sau đúng nửa mùa bóng chơi cho TMN.CSG, Antonio đã bị ĐT.LA gọi về. Ngay thời điểm đó, TMN.CSG muốn có Antonio đã bị ĐT.LA lắc đầu và yêu cầu phải trả không ít hơn 100.000 USD để chuyển nhượng trong 3 năm.
4. Nguyễn Minh Phương (từ CSG về ĐT.LA)
Năm 2002, ĐT.LA và CSG rơi vào một vụ tranh chấp rùm beng. Rút cuộc thì Minh Phương cũng đã thoả ước nguyện chơi cho ĐT.LA. Mức giá chuyển nhượng hồi ấy chỉ là 399 triệu đồng. Một mức giá quá bèo nếu so với mức độ tuyển thủ này cống hiến cho đội bóng Long An. Hai chức vô địch cùng ĐT.LA cùng tấm băng thủ quân ĐTVN là một sự thừa nhận rõ ràng nhất.
5. Almeida (từ Brazil đến Đà Nẵng)
Hai mùa liên tiếp, Almeida trở thành “Vua phá lưới V.League”. Đáng nể nhất là kỷ lục 23 bàn thắng ở mùa giải năm nay. Một thành tích chưa cầu thủ nào ở V.League có thể làm được. Đặc biệt hơn nữa, sự thành công của Almeida trong môi trường Đà Nẵng - vốn đựơc xem là mồ chôn sự nghiệp của nhiều cầu thủ ngoại danh tiếng khác như Iddi Batambuze, Musisi…
6. Trần Trường Giang (từ Tiền Giang về B.Bình Dương)
Thời điểm năm 2004, Trường Giang về Bình Dương với mức giá 1 tỷ đồng là một kỷ lục. Thế nhưng, với những gì đóng góp cho B.BD trong suốt 5 năm qua của đội trưởng Trường Giang, có thể khẳng định đây là một bản hợp đồng thành công của đội bóng đất Thủ.
7. Vũ Như Thành (từ Thể Công về B.Bình Dương)
Đến Bình Dương khi vẫn đang vướng án kỷ luật, trung vệ này đã có 3 mùa chơi bóng ở đây. Như Thành đã góp công lớn để hàng phòng ngự B.Bình Dương vốn luôn được xem là tử huyệt trở thành rất khó xuyên phá. Mùa giải 2008 có thể xem là một mùa giải thành công mỹ mãn với Như Thành. Anh chơi cực hay và được xem là động lực lớn giúp B.BD bảo vệ thành công ngôi vị vô địch. Có thông tin Như Thành đã tái ký hợp đồng 5 năm chơi cho B.BD với mức lót tay lên tới 4 tỷ. Với phong độ của Như Thành, xem ra mức phí đó cũng không phải là không có cơ sở.
8. Elenildo De Jesus (từ Brazil về TMN.CSG)
Bộ dạng lôi thôi lếch thếch của Elenildo thời mới đến xin việc ở TMN.CSG thật tương phản với những gì mà anh đã làm được trong thời gian có mặt ở Việt Nam. Ngay mùa đầu tiên đầu quân cho đội bóng TMN.CSG, Elenildo đã tìm được ngôi vị “Vua phá lưới” và giành danh hiệu “Cầu thủ ngoại xuất sắc nhất mùa 2006”.
9. Kesley Alves (từ Brazil về B.Bình Dương)
Mùa đầu tiên chơi cho B.Bình Dương, Kesley đã trở thành “Vua phá lưới” với 21 bàn thắng. Tuy đội nhà chỉ đoạt hạng 3 ở mùa năm ấy, nhưng Kesley vẫn xứng đáng là linh hồn trong lối chơi của Bình Dương.
10. Nguyễn Ngọc Thanh (từ Đông Á.Thép Pomina về Hải Phòng)
Đến với XM.HP trong tư thế của một cầu thủ vô danh hay nói đúng hơn là ít được biết đến, “giá bèo”. Không ai ngờ và tin nổi một cầu thủ từ trong Nam ra đầu quân ở vùng đất có tiếng là dữ như Hải Phòng lại thành công. Đến nay, Ngọc Thanh càng lúc càng cho thấy sự thích nghi hơn khi chơi bóng ở đất Cảng. Thành tích 12 bàn thắng ở mùa giải vừa qua cùng với việc được gọi vào ĐTQG là một tưởng thưởng xứng đáng cho nỗ lực của tiền đạo này.
Trong 10 bản hợp đồng này, Bóng Đá đặt tiêu chí dựa trên đóng góp của cầu thủ với sự thành công chung của CLB mà họ đầu quân.
1. Kiatisak (từ Thái Lan về HAGL)
Sự kiện tiền đạo số 1 Đông Nam Á Kiatisak về đầu quân cho đội bóng hạng Nhất HAGL năm 2002 được xem là một cột mốc đáng ghi nhớ trong việc tuyển mộ cầu thủ ngoại ở Việt Nam. Hai chức VĐQG cùng với tầm ảnh hưởng về tính chuyên nghiệp, đạo đức, lối sống của Kiatisak giúp anh trở thành người Thái Lan được tôn vinh và nhớ tên nhất ở Việt Nam. Anh cũng góp phần đáng kể trong việc đưa tên tuổi HAGL trở nên quen thuộc với NHM bóng đá, không chỉ ở Việt Nam.
2. Fabio Santos (từ Brazil về ĐT.LA)
ĐT.LA đã có sự phục vụ của thủ môn Santos từ 7 năm qua. Những đóng góp chuyên môn của cầu thủ người Brazil trong thành tích của đội bóng này là không thể phủ nhận. Đã vậy, bản tính hiền lành, ít khi đòi hỏi của Santos cũng khiến lãnh đạo CLB rất hài lòng. Đấy là chưa kể việc Santos nhập quốc tịch Việt Nam cũng khiến ĐT.LA có lợi thế rất lớn so với các đội bóng khác ở V.League.
3. Antonio Rodrigues (từ Brazil về ĐT.LA)
Xuất phát điểm của tiền đạo người gầy nhẳng, kỹ thuật khéo léo và là “sát thủ” đối với tất cả các đội ở V.League là một cầu thủ… dạng phong trào. Theo chân người anh Carlos Rodrigues sang Việt Nam thử vận may, Antonio không được ĐT.LA chấm từ đầu nhưng lại lọt vào mắt xanh của HLV Đặng Trần Chỉnh (TMN.CSG). Thế là chỉ sau đúng nửa mùa bóng chơi cho TMN.CSG, Antonio đã bị ĐT.LA gọi về. Ngay thời điểm đó, TMN.CSG muốn có Antonio đã bị ĐT.LA lắc đầu và yêu cầu phải trả không ít hơn 100.000 USD để chuyển nhượng trong 3 năm.
4. Nguyễn Minh Phương (từ CSG về ĐT.LA)
Năm 2002, ĐT.LA và CSG rơi vào một vụ tranh chấp rùm beng. Rút cuộc thì Minh Phương cũng đã thoả ước nguyện chơi cho ĐT.LA. Mức giá chuyển nhượng hồi ấy chỉ là 399 triệu đồng. Một mức giá quá bèo nếu so với mức độ tuyển thủ này cống hiến cho đội bóng Long An. Hai chức vô địch cùng ĐT.LA cùng tấm băng thủ quân ĐTVN là một sự thừa nhận rõ ràng nhất.
5. Almeida (từ Brazil đến Đà Nẵng)
Hai mùa liên tiếp, Almeida trở thành “Vua phá lưới V.League”. Đáng nể nhất là kỷ lục 23 bàn thắng ở mùa giải năm nay. Một thành tích chưa cầu thủ nào ở V.League có thể làm được. Đặc biệt hơn nữa, sự thành công của Almeida trong môi trường Đà Nẵng - vốn đựơc xem là mồ chôn sự nghiệp của nhiều cầu thủ ngoại danh tiếng khác như Iddi Batambuze, Musisi…
6. Trần Trường Giang (từ Tiền Giang về B.Bình Dương)
Thời điểm năm 2004, Trường Giang về Bình Dương với mức giá 1 tỷ đồng là một kỷ lục. Thế nhưng, với những gì đóng góp cho B.BD trong suốt 5 năm qua của đội trưởng Trường Giang, có thể khẳng định đây là một bản hợp đồng thành công của đội bóng đất Thủ.
7. Vũ Như Thành (từ Thể Công về B.Bình Dương)
Đến Bình Dương khi vẫn đang vướng án kỷ luật, trung vệ này đã có 3 mùa chơi bóng ở đây. Như Thành đã góp công lớn để hàng phòng ngự B.Bình Dương vốn luôn được xem là tử huyệt trở thành rất khó xuyên phá. Mùa giải 2008 có thể xem là một mùa giải thành công mỹ mãn với Như Thành. Anh chơi cực hay và được xem là động lực lớn giúp B.BD bảo vệ thành công ngôi vị vô địch. Có thông tin Như Thành đã tái ký hợp đồng 5 năm chơi cho B.BD với mức lót tay lên tới 4 tỷ. Với phong độ của Như Thành, xem ra mức phí đó cũng không phải là không có cơ sở.
8. Elenildo De Jesus (từ Brazil về TMN.CSG)
Bộ dạng lôi thôi lếch thếch của Elenildo thời mới đến xin việc ở TMN.CSG thật tương phản với những gì mà anh đã làm được trong thời gian có mặt ở Việt Nam. Ngay mùa đầu tiên đầu quân cho đội bóng TMN.CSG, Elenildo đã tìm được ngôi vị “Vua phá lưới” và giành danh hiệu “Cầu thủ ngoại xuất sắc nhất mùa 2006”.
9. Kesley Alves (từ Brazil về B.Bình Dương)
Mùa đầu tiên chơi cho B.Bình Dương, Kesley đã trở thành “Vua phá lưới” với 21 bàn thắng. Tuy đội nhà chỉ đoạt hạng 3 ở mùa năm ấy, nhưng Kesley vẫn xứng đáng là linh hồn trong lối chơi của Bình Dương.
10. Nguyễn Ngọc Thanh (từ Đông Á.Thép Pomina về Hải Phòng)
Đến với XM.HP trong tư thế của một cầu thủ vô danh hay nói đúng hơn là ít được biết đến, “giá bèo”. Không ai ngờ và tin nổi một cầu thủ từ trong Nam ra đầu quân ở vùng đất có tiếng là dữ như Hải Phòng lại thành công. Đến nay, Ngọc Thanh càng lúc càng cho thấy sự thích nghi hơn khi chơi bóng ở đất Cảng. Thành tích 12 bàn thắng ở mùa giải vừa qua cùng với việc được gọi vào ĐTQG là một tưởng thưởng xứng đáng cho nỗ lực của tiền đạo này.