- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Nhiều người nói rằng họ có trí nhớ kém, nhưng phần lớn là sai. Cách hoạt động của trí nhớ có thể gây bất ngờ, gây thất vọng, kỳ lạ – nhưng không hẳn là ‘kém’.
Đối với đa số chúng ta thì vấn đề không nằm ở trí nhớ của chúng ta, mà nằm ở sự hiểu biết của chúng ta về cách hoạt động của trí nhớ.
Sau đây là 10 điều bất thường thú vị của trí nhớ đem lại một sự hiểu biết tốt hơn về thứ làm chúng ta nhớ - hoặc quên.
1. Bối cảnh là vua
Thứ chúng ta có thể ghi nhớ phụ thuộc một phần vào tình huống và trạng thái tinh thần của chúng ta vào thời điểm đó. Đó là vì trí nhớ của chúng ta làm việc bằng cách liên tưởng.
Bản thân bối cảnh có thể chỉ về mọi kiểu sự việc: một số sự việc thì dễ dàng hơn để ghi nhớ ở một địa điểm nào đó, những sự việc khác thì dễ nhớ hơn khi chúng ta trải nghiệm về những mùi cụ thể, hoặc khi chúng ta đang có những trạng thái cảm xúc đặc biệt.
Một nghiên cứu chứng minh điều này bằng cách yêu cầu những người lặn biển học danh sách các từ hoặc là dưới nước 15ft hoặc học trên cạn (Godden & Baddeley, 1975).
Hóa ra khi họ học các từ dưới nước, họ đã nhớ được 32% số từ khi được kiểm tra dưới nước, nhưng chỉ nhớ được 21% khi được kiểm tra trên cạn.
Tất nhiên trí nhớ của chúng ta phức tạp hơn nhiều so với danh sách các từ. Nhưng nghiên cứu khẳng định rằng đối với trí nhớ thì bối cảnh rất quan trọng.
2. Google ghi nhớ giúp bạn
Nếu bạn từng lo lắng về tác động của internet đối với đầu óc của bạn thì khía cạnh này của trí nhớ dường như tăng thêm những nỗi lo ấy.
‘Hiệu ứng Google’ là phát hiện cho thấy chúng ta có xu hướng quên những thứ mà chúng ta biết mình có thể tìm kiếm trên internet.
Trong một nghiên cứu của Sparrow et al. (2011) những người tham gia được điều khiển để nghĩ rằng họ hoặc là có thể tìm được những vật mà họ được yêu cầu nhớ lại từ một máy vi tính, hoặc những vật bị xóa.
Kết quả cho thấy trí nhớ của mọi người tệ đi đối với những vật mà họ nghĩ là họ có thể tìm kiếm.
Điều quan trọng là, mặc dù sự thật là trí nhớ của con người tệ đi khi họ có thể tiếp cận thông tin thì họ lại biết rõ hơn về nơi tìm thấy thông tin đó.
Giả sử bạn có thể tìm kiếm hầu hết mọi thứ trên internet thì điều đó có nghĩa là chúng ta cuối cùng sẽ quên hầu hết mọi thứ?
Tác giả của nghiên cứu, Betsy Sparrow, xem đây như là một sự tái tổ chức của cách chúng ta ghi nhớ sự việc:
“Bộ não của chúng ta dựa vào internet để ghi nhớ rất giống với cách chúng ta dựa vào trí nhớ của một người bạn, một thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Chúng ta ít nhớ được bản thân thông tin hơn là nhớ được nơi mà thông tin có thể được tìm thấy.”
Như vậy, đây không phải là một bước lùi, mà là một sự tiến hóa trong cách trí nhớ làm việc.
3. Những cảm xúc tiêu cực mất đi nhanh hơn
Về trung bình, những cảm xúc tiêu cực bị quên nhanh hơn những cảm xúc tích cực.
Một nghiên cứu yêu cầu con người viết về những việc đã xảy ra với họ qua một khoảng thời gian kéo dài nhiều tháng.
Sau đó họ được yêu cầu nhớ lại những sự kiện đó 5 năm sau.
Một điều kỳ lạ xảy ra đối với hầu hết mọi người (không-bị trầm cảm): những sự việc tiêu cực bị quên với tỷ lệ cao hơn so với những sự việc tích cực.
Các nhà tâm lý không biết chính xác tại sao điều này xảy ra, nhưng dường như nó là một phần của hệ miễn dịch tâm lý tự nhiên của chúng ta, giúp bảo vệ chúng ta chống lại những cú đánh không tránh khỏi của cuộc sống.
4. Xử lý sâu sắc
Sự thật là một sự kiện hoặc một ký ức càng được xử lý sâu sắc thì khả năng sự kiện đó được nhớ lại sau này càng lớn.
Một nghiên cứu cổ điển yêu cầu mọi người cố gắng nhớ một danh sách các từ (Craik & Tulving, 1975).
Một số người được yêu cầu tập trung vào những chi tiết bên ngoài, như âm của các từ hoặc chúng được viết như thế nào. Còn nhóm khác thì phải xử lý ý nghĩa của các từ.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những người đã suy nghĩ về ý nghĩa của các từ đã làm tốt nhất trong một bài kiểm tra sau đó.
Tìm kiếm những mối liên kết sâu xa hơn là cách để làm những ký ức vững chắc trong tâm trí.
5. Sự bóp méo ký ức
Khi một ký ức bị ‘quy gán sai’ một số khía cạnh ban đầu xác thực của một ký ức trở nên bị bóp méo qua thời gian, không gian hoặc hoàn cảnh.
Một số ví dụ được nghiên cứu trong phòng thực nghiệm là:
Quy gán sai nguồn gốc của những ký ức. Trong một nghiên cứu, những người tham gia với những ký ức ‘bình thường’ thường xuyên mắc sai lầm khi nghĩ rằng họ thu được một sự kiện bình thường từ một tờ báo, trong khi thực tế là những thực nghiệm viên đã cung cấp cho họ sự kiện đó (Schacter, Harbluk, & McLachlan, 1984).
Quy gán sai một khuôn mặt cho bối cảnh sai. Các nghiên cứu cho thấy các ký ức có thể trộn lẫn với nhau, do đó các khuôn mặt và những bối cảnh là hòa vào nhau.
Chuyên gia về trí nhớ Daniel Schacter cho rằng những quy gán sai đó có thể hữu ích cho chúng ta (Schacter, 1999).
Khả năng rút ra, trừu tượng hóa và khái quát hóa kinh nghiệm của chúng ta cho phép chúng ta áp dụng những bài học mà chúng ta đã học được trong một lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
6. Hiệu ứng Zeigarnik
Hiệu ứng Zeigarnik được đặt theo tên một nhà tâm lý học người Nga, Bluma Zeigarnik, người đã nhận thấy một việc kì lạ khi đang ngồi ăn ở một nhà hàng ở Vienna.
Những người phục vụ dường như chỉ nhớ những phiếu gọi món ăn đang trong quá trình phục vụ. Khi đã hoàn thành thì những phiếu gọi món ăn biến mất khỏi trí nhớ của họ.
Zeigarnik quay về phòng thực nghiệm để kiểm tra một lý thuyết về chuyện gì đang diễn ra.
Bà yêu cầu những người tham gia thực hiện 20 hoặc những nhiệm vụ rất đơn giản trong phòng thực nghiệm (Zeigarnik, 1927). Thỉnh thoảng họ bị làm gián đoạn trong lúc thực hiện nhiệm vụ.
Sau đó bà hỏi họ về những nhiệm vụ nào họ nhớ làm. Con người có thể ghi nhớ những nhiệm vụ mà họ từng bị làm gián đoạn nhiều hơn gấp 2 lần so với những nhiệm vụ họ đã hoàn thành.
Hiệu ứng Zeigarnik nói rằng những nhiệm vụ còn dang dở được ghi nhớ tốt hơn những nhiệm vụ đã hoàn thành.
7. Chứng quên thời thơ ấu
Hầu hết những người trưởng thành không thể nhớ lại phần lớn , nếu không nói là bất kì thứ gì, từ trước 3 tuổi.
Đó là cái mà Sigmund Freud lần đầu tiên gọi bằng thuật ngữ ‘chứng quên thời thơ ấu.’
Một nghiên cứu mới về ký ức thời thơ ấu tiết lộ rằng chứng quên thời thơ ấu bắt đầu từ khoảng 7 tuổi (Bauer & Larkina, 2013).
Các kết quả cho thấy giữa 5 và 7 tuổi, trẻ em có thể nhớ lại khoảng 63% và 72% các sự kiện mà chúng lần đầu tiên nhớ lại lúc 3 tuổi.
Tuy nhiên, vào khoảng 8 hoặc 9 tuổi thì trẻ chỉ nhớ lại được khoảng 35% các sự kiện.
Khi còn nhỏ, hồi cá ngựa – một phần của não quan trọng cho trí nhớ - vẫn còn đang sinh sản các tế bào thần kinh: những nơ ron mới liên tục được sinh ra.
Cho đến khi quá trình này hoàn thành, chúng ta thấy nó khó mà lưu giữ những ký ức dài hạn về bản thân.
8. Sự bật mạnh của ký ức
Dù chúng ta có thể nhớ lại được rất ít từ khoảng trước 7 tuổi, thì độ tuổi thanh thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Từ giữa 10 và 30 tuổi, hầu hết những người trưởng thành trải nghiệm một số thời điểm lớn nhất trong đời họ. Đó là việc học, tuổi dậy th.ì, bắt đầu yêu, quyết định về nghề nghiệp, kết hôn, có đứa con đầu lòng …
Dù những năm sau này của cuộc đời họ có thể đầy ắp hạnh phúc và sự thỏa mãn, thì chính 2 thập kỷ đó là thời điểm mà đa số mọi người trải qua những thay đổi lớn nhất với bản sắc tâm lý, những mục tiêu và hoàn cảnh sống của họ.
Do đó mọi người có xu hướng nhớ khoảng thời gian này mãnh liệt nhất – đó là ‘sự bật mạnh ký ức; được đặt tên sau cú bật mạnh trên đồ thị của sự phục hồi những ký ức về bản thân của con người (màu đỏ).
9. Thành kiến nhất quán
Những kinh nghiệm mới không rơi vào một cái bảng trống; chúng ta không đơn thuần chỉ ghi lại những sự việc chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta.
Thay vào đó, mọi thứ chúng ta làm, nghĩ hoặc trải nghiệm, bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ và sự việc trong quá khứ đã xảy ra với chúng ta.
Một động lực tâm lý mạnh mẽ của con người đó là trở nên nhất quán.
Điều này có thể dẫn đến thành kiến nhất quán (consistency biasa): chúng ta có một xu hướng xây dựng lại quá khứ để làm nó trở nên thích hợp hơn với thế giới quan hiện tại của chúng ta.
Ví dụ, khi con người già đi, về trung bình, họ trở nên bảo thủ hơn về chính trị.
10. Hiệu ứng nhớ lại
Nhiều ký ức có vẻ chân thật nhưng hóa ra lại là sự nhớ sai, nếu không nói là toàn những sự kiện hư cấu, nếu chúng ta có thể kiểm tra.
Nhưng, liệu sự trôi qua lâu của thời gian có làm sai lạc trí nhớ, hoặc liệu có một số quá trình nào đó gây ra sự thay đổi này?
Trong một thực nghiệm, những người tham gia có những ký ức được lưu giữ theo cách được kiểm soát cẩn thận để kiểm tra điều này (St. Jacques & Schacter, 2013).
Các kết quả cho thấy những ký ức của con người vừa được tăng cường và bóp méo bởi quá trình nhớ lại. Điều này cho thấy chỉ đơn thuấn nhớ lại một ký ức đã đủ để củng cố nó.
Đây là một khía cạnh của sự thật rằng trí nhớ là một quá trình chủ động, tái xây dựng; việc nhớ lại một điều gì đó không phải là một hành động trung tính, nó làm cho ký ức đó mạnh thêm so với những ký ức khác.
Hy vọng là những ‘tính bất thường’ đó của trí nhớ giúp nhấn mạnh sự thật là một số thứ mà chúng ta nghĩ là bất lợi của trí nhớ thì thực sự lại là những điểm mạnh.
Nguồn: https://www.spring.org.uk/2014/03/memory-...d-know.php
Đối với đa số chúng ta thì vấn đề không nằm ở trí nhớ của chúng ta, mà nằm ở sự hiểu biết của chúng ta về cách hoạt động của trí nhớ.
Sau đây là 10 điều bất thường thú vị của trí nhớ đem lại một sự hiểu biết tốt hơn về thứ làm chúng ta nhớ - hoặc quên.
1. Bối cảnh là vua
Thứ chúng ta có thể ghi nhớ phụ thuộc một phần vào tình huống và trạng thái tinh thần của chúng ta vào thời điểm đó. Đó là vì trí nhớ của chúng ta làm việc bằng cách liên tưởng.
Bản thân bối cảnh có thể chỉ về mọi kiểu sự việc: một số sự việc thì dễ dàng hơn để ghi nhớ ở một địa điểm nào đó, những sự việc khác thì dễ nhớ hơn khi chúng ta trải nghiệm về những mùi cụ thể, hoặc khi chúng ta đang có những trạng thái cảm xúc đặc biệt.
Một nghiên cứu chứng minh điều này bằng cách yêu cầu những người lặn biển học danh sách các từ hoặc là dưới nước 15ft hoặc học trên cạn (Godden & Baddeley, 1975).
Hóa ra khi họ học các từ dưới nước, họ đã nhớ được 32% số từ khi được kiểm tra dưới nước, nhưng chỉ nhớ được 21% khi được kiểm tra trên cạn.
Tất nhiên trí nhớ của chúng ta phức tạp hơn nhiều so với danh sách các từ. Nhưng nghiên cứu khẳng định rằng đối với trí nhớ thì bối cảnh rất quan trọng.
2. Google ghi nhớ giúp bạn
Nếu bạn từng lo lắng về tác động của internet đối với đầu óc của bạn thì khía cạnh này của trí nhớ dường như tăng thêm những nỗi lo ấy.
‘Hiệu ứng Google’ là phát hiện cho thấy chúng ta có xu hướng quên những thứ mà chúng ta biết mình có thể tìm kiếm trên internet.
Trong một nghiên cứu của Sparrow et al. (2011) những người tham gia được điều khiển để nghĩ rằng họ hoặc là có thể tìm được những vật mà họ được yêu cầu nhớ lại từ một máy vi tính, hoặc những vật bị xóa.
Kết quả cho thấy trí nhớ của mọi người tệ đi đối với những vật mà họ nghĩ là họ có thể tìm kiếm.
Điều quan trọng là, mặc dù sự thật là trí nhớ của con người tệ đi khi họ có thể tiếp cận thông tin thì họ lại biết rõ hơn về nơi tìm thấy thông tin đó.
Giả sử bạn có thể tìm kiếm hầu hết mọi thứ trên internet thì điều đó có nghĩa là chúng ta cuối cùng sẽ quên hầu hết mọi thứ?
Tác giả của nghiên cứu, Betsy Sparrow, xem đây như là một sự tái tổ chức của cách chúng ta ghi nhớ sự việc:
“Bộ não của chúng ta dựa vào internet để ghi nhớ rất giống với cách chúng ta dựa vào trí nhớ của một người bạn, một thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp. Chúng ta ít nhớ được bản thân thông tin hơn là nhớ được nơi mà thông tin có thể được tìm thấy.”
Như vậy, đây không phải là một bước lùi, mà là một sự tiến hóa trong cách trí nhớ làm việc.
3. Những cảm xúc tiêu cực mất đi nhanh hơn
Về trung bình, những cảm xúc tiêu cực bị quên nhanh hơn những cảm xúc tích cực.
Một nghiên cứu yêu cầu con người viết về những việc đã xảy ra với họ qua một khoảng thời gian kéo dài nhiều tháng.
Sau đó họ được yêu cầu nhớ lại những sự kiện đó 5 năm sau.
Một điều kỳ lạ xảy ra đối với hầu hết mọi người (không-bị trầm cảm): những sự việc tiêu cực bị quên với tỷ lệ cao hơn so với những sự việc tích cực.
Các nhà tâm lý không biết chính xác tại sao điều này xảy ra, nhưng dường như nó là một phần của hệ miễn dịch tâm lý tự nhiên của chúng ta, giúp bảo vệ chúng ta chống lại những cú đánh không tránh khỏi của cuộc sống.
4. Xử lý sâu sắc
Sự thật là một sự kiện hoặc một ký ức càng được xử lý sâu sắc thì khả năng sự kiện đó được nhớ lại sau này càng lớn.
Một nghiên cứu cổ điển yêu cầu mọi người cố gắng nhớ một danh sách các từ (Craik & Tulving, 1975).
Một số người được yêu cầu tập trung vào những chi tiết bên ngoài, như âm của các từ hoặc chúng được viết như thế nào. Còn nhóm khác thì phải xử lý ý nghĩa của các từ.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những người đã suy nghĩ về ý nghĩa của các từ đã làm tốt nhất trong một bài kiểm tra sau đó.
Tìm kiếm những mối liên kết sâu xa hơn là cách để làm những ký ức vững chắc trong tâm trí.
5. Sự bóp méo ký ức
Khi một ký ức bị ‘quy gán sai’ một số khía cạnh ban đầu xác thực của một ký ức trở nên bị bóp méo qua thời gian, không gian hoặc hoàn cảnh.
Một số ví dụ được nghiên cứu trong phòng thực nghiệm là:
Quy gán sai nguồn gốc của những ký ức. Trong một nghiên cứu, những người tham gia với những ký ức ‘bình thường’ thường xuyên mắc sai lầm khi nghĩ rằng họ thu được một sự kiện bình thường từ một tờ báo, trong khi thực tế là những thực nghiệm viên đã cung cấp cho họ sự kiện đó (Schacter, Harbluk, & McLachlan, 1984).
Quy gán sai một khuôn mặt cho bối cảnh sai. Các nghiên cứu cho thấy các ký ức có thể trộn lẫn với nhau, do đó các khuôn mặt và những bối cảnh là hòa vào nhau.
Chuyên gia về trí nhớ Daniel Schacter cho rằng những quy gán sai đó có thể hữu ích cho chúng ta (Schacter, 1999).
Khả năng rút ra, trừu tượng hóa và khái quát hóa kinh nghiệm của chúng ta cho phép chúng ta áp dụng những bài học mà chúng ta đã học được trong một lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
6. Hiệu ứng Zeigarnik
Hiệu ứng Zeigarnik được đặt theo tên một nhà tâm lý học người Nga, Bluma Zeigarnik, người đã nhận thấy một việc kì lạ khi đang ngồi ăn ở một nhà hàng ở Vienna.
Những người phục vụ dường như chỉ nhớ những phiếu gọi món ăn đang trong quá trình phục vụ. Khi đã hoàn thành thì những phiếu gọi món ăn biến mất khỏi trí nhớ của họ.
Zeigarnik quay về phòng thực nghiệm để kiểm tra một lý thuyết về chuyện gì đang diễn ra.
Bà yêu cầu những người tham gia thực hiện 20 hoặc những nhiệm vụ rất đơn giản trong phòng thực nghiệm (Zeigarnik, 1927). Thỉnh thoảng họ bị làm gián đoạn trong lúc thực hiện nhiệm vụ.
Sau đó bà hỏi họ về những nhiệm vụ nào họ nhớ làm. Con người có thể ghi nhớ những nhiệm vụ mà họ từng bị làm gián đoạn nhiều hơn gấp 2 lần so với những nhiệm vụ họ đã hoàn thành.
Hiệu ứng Zeigarnik nói rằng những nhiệm vụ còn dang dở được ghi nhớ tốt hơn những nhiệm vụ đã hoàn thành.
7. Chứng quên thời thơ ấu
Hầu hết những người trưởng thành không thể nhớ lại phần lớn , nếu không nói là bất kì thứ gì, từ trước 3 tuổi.
Đó là cái mà Sigmund Freud lần đầu tiên gọi bằng thuật ngữ ‘chứng quên thời thơ ấu.’
Một nghiên cứu mới về ký ức thời thơ ấu tiết lộ rằng chứng quên thời thơ ấu bắt đầu từ khoảng 7 tuổi (Bauer & Larkina, 2013).
Các kết quả cho thấy giữa 5 và 7 tuổi, trẻ em có thể nhớ lại khoảng 63% và 72% các sự kiện mà chúng lần đầu tiên nhớ lại lúc 3 tuổi.
Tuy nhiên, vào khoảng 8 hoặc 9 tuổi thì trẻ chỉ nhớ lại được khoảng 35% các sự kiện.
Khi còn nhỏ, hồi cá ngựa – một phần của não quan trọng cho trí nhớ - vẫn còn đang sinh sản các tế bào thần kinh: những nơ ron mới liên tục được sinh ra.
Cho đến khi quá trình này hoàn thành, chúng ta thấy nó khó mà lưu giữ những ký ức dài hạn về bản thân.
8. Sự bật mạnh của ký ức
Dù chúng ta có thể nhớ lại được rất ít từ khoảng trước 7 tuổi, thì độ tuổi thanh thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
Từ giữa 10 và 30 tuổi, hầu hết những người trưởng thành trải nghiệm một số thời điểm lớn nhất trong đời họ. Đó là việc học, tuổi dậy th.ì, bắt đầu yêu, quyết định về nghề nghiệp, kết hôn, có đứa con đầu lòng …
Dù những năm sau này của cuộc đời họ có thể đầy ắp hạnh phúc và sự thỏa mãn, thì chính 2 thập kỷ đó là thời điểm mà đa số mọi người trải qua những thay đổi lớn nhất với bản sắc tâm lý, những mục tiêu và hoàn cảnh sống của họ.
Do đó mọi người có xu hướng nhớ khoảng thời gian này mãnh liệt nhất – đó là ‘sự bật mạnh ký ức; được đặt tên sau cú bật mạnh trên đồ thị của sự phục hồi những ký ức về bản thân của con người (màu đỏ).
9. Thành kiến nhất quán
Những kinh nghiệm mới không rơi vào một cái bảng trống; chúng ta không đơn thuần chỉ ghi lại những sự việc chúng ta nhìn thấy xung quanh chúng ta.
Thay vào đó, mọi thứ chúng ta làm, nghĩ hoặc trải nghiệm, bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ và sự việc trong quá khứ đã xảy ra với chúng ta.
Một động lực tâm lý mạnh mẽ của con người đó là trở nên nhất quán.
Điều này có thể dẫn đến thành kiến nhất quán (consistency biasa): chúng ta có một xu hướng xây dựng lại quá khứ để làm nó trở nên thích hợp hơn với thế giới quan hiện tại của chúng ta.
Ví dụ, khi con người già đi, về trung bình, họ trở nên bảo thủ hơn về chính trị.
10. Hiệu ứng nhớ lại
Nhiều ký ức có vẻ chân thật nhưng hóa ra lại là sự nhớ sai, nếu không nói là toàn những sự kiện hư cấu, nếu chúng ta có thể kiểm tra.
Nhưng, liệu sự trôi qua lâu của thời gian có làm sai lạc trí nhớ, hoặc liệu có một số quá trình nào đó gây ra sự thay đổi này?
Trong một thực nghiệm, những người tham gia có những ký ức được lưu giữ theo cách được kiểm soát cẩn thận để kiểm tra điều này (St. Jacques & Schacter, 2013).
Các kết quả cho thấy những ký ức của con người vừa được tăng cường và bóp méo bởi quá trình nhớ lại. Điều này cho thấy chỉ đơn thuấn nhớ lại một ký ức đã đủ để củng cố nó.
Đây là một khía cạnh của sự thật rằng trí nhớ là một quá trình chủ động, tái xây dựng; việc nhớ lại một điều gì đó không phải là một hành động trung tính, nó làm cho ký ức đó mạnh thêm so với những ký ức khác.
Hy vọng là những ‘tính bất thường’ đó của trí nhớ giúp nhấn mạnh sự thật là một số thứ mà chúng ta nghĩ là bất lợi của trí nhớ thì thực sự lại là những điểm mạnh.
Nguồn: https://www.spring.org.uk/2014/03/memory-...d-know.php
Hiệu chỉnh: