- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Rất khó để có thể định nghĩa loại sách độc đáo này. Theo tiếng Anh, Cult book là một thể loại sách đặc biệt, bạn chỉ cần cầm một cuốn sách này lên đọc là sẽ nhận ra ngay.
Những cuốn sách này chỉ đọc một lần, nó sẽ dần len lỏi vào trong tâm trí bạn lúc nào không hay. Một vài điểm chung thường thấy của loại sách là độ tả thực cao, có lúc phơi bày trần trụi. Cốt truyện của sách thường có cấu trúc lỏng, tập trung vào niềm tin cá nhân của nhân vật. Niềm tin này đại diện cho những vấn đề trong xã hội của câu chuyện và cũng có thể là của đời sống thực.
Thể loại sách kén độc giả cũng hay đề cập đến văn hóa ngầm, luật bất thành văn của đời sống, chủ yếu theo góc nhìn chủ quan của tác giả. Chính vì vậy, dù không được đông đảo công chúng chờ đón, những cuốn sách thực sự hay lại rất dễ dàng trở thành kinh điển.
1. Suối nguồn (The Fountainhead) – Ayn Rand (1943)
Có lẽ không còn độc giả nào ở Việt Nam lại chưa nghe đến cuốn sách này. Cuốn sách có cốt truyện được cường điệu hóa nổi tiếng đến kì lạ. Ayn Rand đã để cho những triết lý tư bản ở mức cao nhất của bà được “chạy rông” trong từng con chữ, hóa thân vào nhân vật kiến trúc sư Howard Roak. Cuốn sách được yêu thích bởi những người đề cao chủ nghĩa cá nhân, với suy nghĩ vị kỷ rằng tính ích kỉ là một sự tiến hóa tự nhiên và ưu việt.
2. Bắt trẻ đồng xanh (The catcher in the Rye) – J.D Sallinger
Quá trình lớn lên bao giờ cũng là một quá trình khó khăn, nhất là khi ta ở độ tuổi vị thành niên. Sự xa cách, nỗi buồn tâm trạng và lưng chừng, chơi vơi được J.D Sallinger kể lại thật tài tình. Mọi độc giả đều có thể dễ dàng đặt mình vào vị trí của Holden Caulfield, cậu trai trẻ có tâm lí phức tạp sống giữa một thành phố lớn. Sự cô đơn, lạc lõng và diễn tiến câu chuyện thật không thể nào tiên đoán nổi. Có lẽ đó là lí do mà cuốn sách đã trở thành kinh điển.
3. Giết con chim nhại (To kill a Mocking bird) – Harper Lee
Câu truyện về vụ xử án mang đầy tính phân biệt chủng tộc ở miền Nam nước Mỹ những năm 1930, qua con mắt của một đứa bé 8 tuổi, đã nhanh chóng tạo tiếng vang cho tác giả. Cuốn sách trở thành kinh điển, trở thành sách đọc bắt buộc trong chương trình học trung học trong nhiều năm ở nước Mỹ.
4. Lời làm chứng của tuổi trẻ (Testament of Youth) – Vera Brittain (1933)
Câu chuyện theo dạng hồi kí của tác giả Vera Brittain kể về những con người đương thời của bà, những con người bà yêu quý nhưng đã thuộc về một “thế hệ bị đánh mất”. Đó là chuyện về những con người đã đi qua Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Cuốn hồi ký này cũng là một nghiên cứu sâu sắc, đầy đam mê trong giọng văn điềm đạm của một người phụ nữ cố gắng đi tìm thấy vị trí của mình trong một thế giới đang đổi thay. Cuốn sách trở thành kinh thánh với những người cùng thời của bà và là cuốn hồi kí có giá trị với những thế hệ đi sau.
5. Bay trên tổ chim cúc cu (One Flew Over the Cuckoo’s Nest) – Ken Kesey (1962)
Từng được dựng thành phim, nhân vật phản anh hùng Randle Patrick McMurphy có lẽ sẽ mãi gắn liền với khuôn mặt của Jack Nicolson, nam diễn viên thủ vai anh trong phim và đã đoạt giải Oscar với vai diễn này. Nhưng khởi nguồn của nhân vật bất hủ này đến từ tác giả Ken Kesey. Trong câu chuyện diễn ra ở viện tâm thần, những xung đột giữa y tá Ratchet và McMurphy giúp người đọc khám phá quá trình sự độc lập cá nhân bị đè nát, bị thủ tiêu, đồng hành với nó là sự nổi dậy, bất tuân xã hội.
6. Xứ Cát (Dune) – Frank Herbert (1965)
Sâu cát, tàu chim bay, tộc Atreides, tộc Harkonnen và hương dược: những nguyên liệu được trộn vào với nhau một cách hòa hợp đã tạo ra câu chuyện viễn tưởng giữa các thiên hà.
Chuyện kể về quá trình vật lộn của Paul Atreides đã tạo nguồn cảm hứng cho những nhà văn tiếp theo và thậm chí là nguồn gốc tên gọi những thánh vật trong các nghi lễ huyền bí.
7. Liên minh những kẻ ngu độn (A Confederacy of Dunces) – John Kenedy Toole (1980)
Cuốn sách sở hữu một lượng fan đông đảo, luôn luôn khẳng định đây là cuốn sách hài hước nhất từng được viết ra. Nhân vật phản anh hùng Ignatius J Reily béo đe dọa sẽ lật đổ mọi niềm tin của những độc giả thích tự bi kịch hóa bản thân mình. Với chiếc mũ xanh lá trên đầu, Reily ăn uống đều đặn, khinh thường sự hiện đại, đi tìm sự an ủi trong những tưởng tượng kì quặc về loài vật và những hồi ức đáng sợ về ngày anh rời bỏ New Orleans.
8. Sách hướng dẫn dành cho người đi nhờ tàu vũ trụ (The Hitchhiker Guide to the Galaxy) – Douglas Adam (1979)
Douglas Adams có tầm nhìn xa trông rộng vô cùng tuyệt vời. Ngay từ những năm cuối thập niên 1970, ông đã có thể thấy trước những tiến bộ kĩ thuật trong tương lai, thậm chí đến thời khi mà đồng hồ kỹ thuật số cũng bị coi là lạc hậu. Sách hướng dẫn dành cho người đi nhờ tàu vũ trụ - khởi nguồn là một chương trình phát thanh trước khi trở thành tiểu thuyết. Nhờ có cuốn sách, cả một thế hệ người Anh đã lớn lên với những dòng chữ "Đừng hoảng loạn" và "Chủ yếu là vô hại", cùng con số 42.
9. Con đường (The Road) – Corma McCarthy (2006)
Trong những năm 60 và 70, McCarthy là một nhân vật đình đám với danh tiếng là nhà văn của những nhà văn. Tuy nhiên, bất chấp tất cả thành công và tác phẩm điện ảnh chuyển thể, bằng cách nào đó McCarthy vẫn giữ được vị trí vẹn nguyên là nhà văn kinh điển của dòng sách “niềm tin”, và thậm chí còn trở thành nhiều lần có sách bán chạy nhất. Con Đường là kiệt tác ảm đạm của một người cha và con trai trong một thế giới hậu khải huyền "cằn cỗi, im lặng, vô thần”.
10. 1Q84 – Haruki Murakami (2011)
Độc giả có thể nói rằng Haruki Murakami vẫn luôn luôn là một nhà văn của dòng “niềm tin”, mặc dù ông bây giờ là một tác giả đã bán được hàng triệu bản sách, cả bản dịch và bản nguyên gốc tiếng Nhật. Hai tập truyện 1Q84 lấy bối cảnh vào năm 1984, nhấn mạnh chữ Q trong tiêu đề là những dấu hỏi treo lơ lửng trên đời sống của các nhân vật.
Những cuốn sách này chỉ đọc một lần, nó sẽ dần len lỏi vào trong tâm trí bạn lúc nào không hay. Một vài điểm chung thường thấy của loại sách là độ tả thực cao, có lúc phơi bày trần trụi. Cốt truyện của sách thường có cấu trúc lỏng, tập trung vào niềm tin cá nhân của nhân vật. Niềm tin này đại diện cho những vấn đề trong xã hội của câu chuyện và cũng có thể là của đời sống thực.
Thể loại sách kén độc giả cũng hay đề cập đến văn hóa ngầm, luật bất thành văn của đời sống, chủ yếu theo góc nhìn chủ quan của tác giả. Chính vì vậy, dù không được đông đảo công chúng chờ đón, những cuốn sách thực sự hay lại rất dễ dàng trở thành kinh điển.
1. Suối nguồn (The Fountainhead) – Ayn Rand (1943)
Có lẽ không còn độc giả nào ở Việt Nam lại chưa nghe đến cuốn sách này. Cuốn sách có cốt truyện được cường điệu hóa nổi tiếng đến kì lạ. Ayn Rand đã để cho những triết lý tư bản ở mức cao nhất của bà được “chạy rông” trong từng con chữ, hóa thân vào nhân vật kiến trúc sư Howard Roak. Cuốn sách được yêu thích bởi những người đề cao chủ nghĩa cá nhân, với suy nghĩ vị kỷ rằng tính ích kỉ là một sự tiến hóa tự nhiên và ưu việt.
2. Bắt trẻ đồng xanh (The catcher in the Rye) – J.D Sallinger
Quá trình lớn lên bao giờ cũng là một quá trình khó khăn, nhất là khi ta ở độ tuổi vị thành niên. Sự xa cách, nỗi buồn tâm trạng và lưng chừng, chơi vơi được J.D Sallinger kể lại thật tài tình. Mọi độc giả đều có thể dễ dàng đặt mình vào vị trí của Holden Caulfield, cậu trai trẻ có tâm lí phức tạp sống giữa một thành phố lớn. Sự cô đơn, lạc lõng và diễn tiến câu chuyện thật không thể nào tiên đoán nổi. Có lẽ đó là lí do mà cuốn sách đã trở thành kinh điển.
3. Giết con chim nhại (To kill a Mocking bird) – Harper Lee
Câu truyện về vụ xử án mang đầy tính phân biệt chủng tộc ở miền Nam nước Mỹ những năm 1930, qua con mắt của một đứa bé 8 tuổi, đã nhanh chóng tạo tiếng vang cho tác giả. Cuốn sách trở thành kinh điển, trở thành sách đọc bắt buộc trong chương trình học trung học trong nhiều năm ở nước Mỹ.
4. Lời làm chứng của tuổi trẻ (Testament of Youth) – Vera Brittain (1933)
Câu chuyện theo dạng hồi kí của tác giả Vera Brittain kể về những con người đương thời của bà, những con người bà yêu quý nhưng đã thuộc về một “thế hệ bị đánh mất”. Đó là chuyện về những con người đã đi qua Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Cuốn hồi ký này cũng là một nghiên cứu sâu sắc, đầy đam mê trong giọng văn điềm đạm của một người phụ nữ cố gắng đi tìm thấy vị trí của mình trong một thế giới đang đổi thay. Cuốn sách trở thành kinh thánh với những người cùng thời của bà và là cuốn hồi kí có giá trị với những thế hệ đi sau.
5. Bay trên tổ chim cúc cu (One Flew Over the Cuckoo’s Nest) – Ken Kesey (1962)
Từng được dựng thành phim, nhân vật phản anh hùng Randle Patrick McMurphy có lẽ sẽ mãi gắn liền với khuôn mặt của Jack Nicolson, nam diễn viên thủ vai anh trong phim và đã đoạt giải Oscar với vai diễn này. Nhưng khởi nguồn của nhân vật bất hủ này đến từ tác giả Ken Kesey. Trong câu chuyện diễn ra ở viện tâm thần, những xung đột giữa y tá Ratchet và McMurphy giúp người đọc khám phá quá trình sự độc lập cá nhân bị đè nát, bị thủ tiêu, đồng hành với nó là sự nổi dậy, bất tuân xã hội.
6. Xứ Cát (Dune) – Frank Herbert (1965)
Sâu cát, tàu chim bay, tộc Atreides, tộc Harkonnen và hương dược: những nguyên liệu được trộn vào với nhau một cách hòa hợp đã tạo ra câu chuyện viễn tưởng giữa các thiên hà.
Chuyện kể về quá trình vật lộn của Paul Atreides đã tạo nguồn cảm hứng cho những nhà văn tiếp theo và thậm chí là nguồn gốc tên gọi những thánh vật trong các nghi lễ huyền bí.
7. Liên minh những kẻ ngu độn (A Confederacy of Dunces) – John Kenedy Toole (1980)
Cuốn sách sở hữu một lượng fan đông đảo, luôn luôn khẳng định đây là cuốn sách hài hước nhất từng được viết ra. Nhân vật phản anh hùng Ignatius J Reily béo đe dọa sẽ lật đổ mọi niềm tin của những độc giả thích tự bi kịch hóa bản thân mình. Với chiếc mũ xanh lá trên đầu, Reily ăn uống đều đặn, khinh thường sự hiện đại, đi tìm sự an ủi trong những tưởng tượng kì quặc về loài vật và những hồi ức đáng sợ về ngày anh rời bỏ New Orleans.
8. Sách hướng dẫn dành cho người đi nhờ tàu vũ trụ (The Hitchhiker Guide to the Galaxy) – Douglas Adam (1979)
Douglas Adams có tầm nhìn xa trông rộng vô cùng tuyệt vời. Ngay từ những năm cuối thập niên 1970, ông đã có thể thấy trước những tiến bộ kĩ thuật trong tương lai, thậm chí đến thời khi mà đồng hồ kỹ thuật số cũng bị coi là lạc hậu. Sách hướng dẫn dành cho người đi nhờ tàu vũ trụ - khởi nguồn là một chương trình phát thanh trước khi trở thành tiểu thuyết. Nhờ có cuốn sách, cả một thế hệ người Anh đã lớn lên với những dòng chữ "Đừng hoảng loạn" và "Chủ yếu là vô hại", cùng con số 42.
9. Con đường (The Road) – Corma McCarthy (2006)
Trong những năm 60 và 70, McCarthy là một nhân vật đình đám với danh tiếng là nhà văn của những nhà văn. Tuy nhiên, bất chấp tất cả thành công và tác phẩm điện ảnh chuyển thể, bằng cách nào đó McCarthy vẫn giữ được vị trí vẹn nguyên là nhà văn kinh điển của dòng sách “niềm tin”, và thậm chí còn trở thành nhiều lần có sách bán chạy nhất. Con Đường là kiệt tác ảm đạm của một người cha và con trai trong một thế giới hậu khải huyền "cằn cỗi, im lặng, vô thần”.
10. 1Q84 – Haruki Murakami (2011)
Độc giả có thể nói rằng Haruki Murakami vẫn luôn luôn là một nhà văn của dòng “niềm tin”, mặc dù ông bây giờ là một tác giả đã bán được hàng triệu bản sách, cả bản dịch và bản nguyên gốc tiếng Nhật. Hai tập truyện 1Q84 lấy bối cảnh vào năm 1984, nhấn mạnh chữ Q trong tiêu đề là những dấu hỏi treo lơ lửng trên đời sống của các nhân vật.
Theo Dân Việt