10 bước để đảm bảo sự thành công của website

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Nhiều người thường tự hỏi không biết hiệu quả website của mình hoạt động như thế nào và làm thế nào để đánh giá được mức độ thành công của website. Sau đây là 10 bước để đảm bảo sự thành công của một Website. [FONT=Arial,Tahoma,Verdana]


1. Xác định những thành viên chủ chốt tham gia xây dựng website

Trong công ty bạn, những ai là người quan tâm tới website của công ty. Để đảm bảo website của công ty thành công không chỉ phụ thuộc vào riêng một ai đó trong công ty và cũng không thể bắt buộc người khác cùng tham gia. Nếu bạn muốn website thành công và đánh giá sự thành công của nó bạn phải tập hợp được những người thực sự quan tâm tới website. Có thể họ có chương trình công tác và muốn xem website như một cách hỗ trợ công việc. Có thể họ thích thể hiện mình như một con người của thời đại Internet. Những người trong công ty thực sự quan tâm tới website của bạn, họ sẽ thường xuyên truy cập và phàn nàn với bạn về những điều không hài lòng với website. Bạn cũng có thể mời họ cùng tham gia tự nguyện đảm nhận một phần trách nhiệm quản lý website.

2. Xác định mục tiêu chính của các thành viên chủ chốt

Khi đã có danh sách những thành viên chủ chốt của website, bạn hãy tìm hiểu xem họ quan tâm tới những vấn đề gì. ý kiến của họ chính là ý kiến chung của công ty hoặc bộ phận công tác hoặc đơn giản chỉ là ý kiến cá nhân của họ.
Bạn sẽ cần lập danh sách cụ thể những mục tiêu và những vấn đề mà nhiều người quan tâm để trình ra trước cuộc họp Ban điều hành website.

3. Xác định những khách truy cập website chủ chốt

Bạn sẽ có hàng tá cuộc đối thoại với Ban lãnh đạo công ty về những đối tượng truy cập website và những đối tượng nào quan trọng nhất. Câu trả lời nằm trong danh mục theo dõi người truy cập. Đó chính là những người:
* Thường xuyên truy cập nhiều nhất
* Có thời gian lưu lại lâu nhất
* Xem nhiều trang nhất
* Mua nhiều hàng nhất
* Tần suất mua thường xuyên cao nhất
* Tiêu nhiều tiền nhất
Thông thường, những đối tượng được đánh giá là quan trọng nhất chính là những người mang lại nhiều lợi ích nhất cho website trong một khoảng thời gian nhất định, tuỳ theo mục đích của website tại mỗi thời điểm.

4. Xác định mục tiêu chính của những người khách quan trọng nhất

Điều này rất đơn giản, mục tiêu chính của những người khách là: dễ sử dụng, tốc độ nhanh, có chọn lọc và giá cả. Người sử dụng chỉ muốn nhanh chóng và dễ dàng đạt được gì họ muốn trên website.

5. Phân loại mục tiêu chung của tất cả mọi người

Cuối cùng bạn cũng có đủ những thông tin cần thiết. Bạn biết tất cả những gì mọi người muốn và bạn sẽ sắp xếp những mục tiêu này theo mức độ ưu tiên. Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau trong ban lãnh đạo công ty về việc liệu tăng doanh thu quan trọng hơn giảm chi phí hay đáp ứng yêu cầu của khách hàng là quan trọng hơn cả. Sau khi cuộc tranh cãi kết thúc, bạn sẽ có được danh sách ưu tiên các mục tiêu của website mà tất cả những người có trách nhiệm đã thảo luận.

6. Xác định những tiêu chí đánh giá cơ bản

Đó là những tiêu chí để bạn có thể đánh giá website của bạn đã sát với mục tiêu mình đề ra hay chưa? Nếu mục tiêu của bạn là thu hút nhiều khách tới thăm thì bạn phải xác định sử dụng phương pháp đếm nào (cookies? logins? javascript?). Nếu mục tiêu chính là doanh thu, bạn phải chú trọng những yếu tố tạo nên quy trình từ gây ấn tượng với ý thức của khách hàng tới lợi ích khi mua hàng và cuối cùng là bán hàng. Nếu là đáp ứng sự hài lòng chung của khách hàng thì phải thống nhất về phương pháp thu thập và đánh giá dữ liệu điều tra ý kiến của khách truy cập website. Và một lần nữa, sự thống nhất giữa các thành viên trong ban quản lý là tiêu chí quan trọng nhất.

7. Xác định công nghệ cần thiết

Khi đã có mục tiêu và phương pháp thực hiện rõ ràng thì bạn cần phải tìm xem công nghệ nào có thể đáp ứng được các yêu cầu chi tiết của bạn, giá cả và sự linh hoạt của nó. Cần phải tính tới sự linh hoạt của công nghệ bởi trong tương lai bạn có thể có những thay đổi với website.

8. Học hỏi những website tương tự

Bạn đã có công nghệ thu thập dữ liệu, một cơ sở tài chính vững chắc và một nhóm người sử dụng tốt bụng, bạn nên hỏi nhà cung cấp công nghệ và thiết bị về những người đã từng mua hàng của họ để kiểm tra trên thực tế chất lượng của công nghệ và thiết bị đảm bảo website vận hành tốt trên thực tế.

9. Chỉ công bố dữ liệu với những người ra quyết định

Chỉ thu thập những dữ liệu thực sự cần thiết với công việc của mình và không nên phát hành rộng rãi những báo cáo về các dữ liệu của website, chỉ nên công khai với những người có thẩm quyền ra quyết định. Quá nhiều dữ liệu sẽ trở thành thừa và vô ích.

10. Độ tin cậy, trách nhiệm và sự hiện hữu

Khi bạn đã quyết định mục tiêu nào là quan trọng và biện pháp đánh giá thì bạn phải quyết định sẽ làm gì với những kết quả thu được và ai sẽ chịu trách nhiệm về những kết quả này. Khi các số liệu được thông báo định kỳ, ai sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra lại các số liệu này.
Và khi các mục tiêu được nâng cao thì cũng phải khen thưởng cho người có trách nhiệm liên quan. Hãy đảm bảo những báo cáo thực hiện website là một phần không thể thiếu trong quá trình thường xuyên cải tiến website. Khi đó bạn sẽ biết website của mình có hoạt động hay không.
[/FONT]
 
Quay lại
Top Bottom