- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 178
Tin con nên chuyển tiền ngay
Anh TL kể, cách đây ít ngày, khoảng 18 giờ chiều, vợ chồng anh nhận được cuộc gọi từ con trai là TTD (sinh viên đại học ở TP.HCM) nói là con đang ngồi ở khoa cùng với thầy phụ trách khoa.
TTD nói rằng khoa đang có chương trình đi du học miễn phí ở Nhật Bản và con đủ điều kiện trúng tuyển. Nếu muốn đi học, con phải làm thủ tục đăng ký và thời hạn chỉ còn một ngày để khoa chuyển danh sách sang Nhật Bản.
Trong thủ tục đăng ký cần chứng minh tài sản, trong tài khoản của con phải có 120 triệu đồng nên nhờ ba mẹ chuyển tiền vào tài khoản của con, đồng thời nói là bên khoa sẽ liên lạc để trao đổi rõ hơn.
Ngay sau đó, có một người gọi điện cho anh TL, xưng là trưởng khoa của trường đại học TTD đang theo học. Người này trình bày nội dung như con anh đã thông báo trước đó. Vị trưởng khoa tự xưng này cũng trấn an gia đình rằng: “Vì con học tốt mới đủ điều kiện đi du học, chỉ cần gia đình chuyển tiền vào tài khoản của sinh viên để chứng minh tài sản là đủ điều kiện đăng ký, còn việc đi học không tốn chi phí nào. Sau khi đăng ký xong, nhà trường sẽ tổ chức họp với phụ huynh làm thủ tục sau”.
Qua lời giải thích của người này, gia đình liền chuyển tiền ba lần, gồm 36, 24 và 60 triệu đồng, tổng là 120 triệu đồng. Lý do người này yêu cầu chuyển ba lần là để tránh mất công trong những lần làm thủ tục chứng minh tài sản các đợt sau.
“Ban đầu tôi hơi nghi ngờ tại sao người này lại yêu cầu chuyển ba lần tiền, nhưng vì ngay lúc đó đã sắp hết ngày, lại có con tôi ở đó, con tôi vừa nhắn tin vừa gọi điện trực tiếp cho tôi. Hơn nữa, việc chuyển tiền vào chính tài khoản của con mình nên tôi yên tâm chuyển ngay” – anh L kể.
Cứ ngỡ như vậy là con sẽ được đi du học Nhật Bản miễn phí theo chính sách của trường nhưng sự thật không phải như vậy.
Con cũng bị lừa vì tin 'công an fake'
Anh L bức xúc kể, đến khi con của anh đi học về đến nhà trong một tâm thế hoảng sợ, quỳ gối trước ba mẹ và kể lại câu chuyện thì vợ chồng anh mới biết là con anh cũng bị lừa.
Cụ thể, TTD kể hôm đó em đang ở trường để chuẩn bị đi làm thêm. Có một nhóm người đàn ông lạ gọi điện cho em và xưng là Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) và Công an TP Hà Nội.
Người này đọc đúng thông tin cá nhân (tên họ, ngày tháng năm sinh, số CCCD) của em và thông báo rằng em có liên quan đến một tên tội phạm buôn bán ma túy, rửa tiền bất hợp pháp. Cụ thể là em túng quẫn nên bán tài khoản ngân hàng của mình với giá 120 triệu đồng cho kẻ phạm tội.
“Ban đầu em không tin nhưng sau đó họ kết bạn với em qua Facebook với tên “Thảo Linh” và gửi file thông tin về các tên tội phạm, quyết định bắt giam có dấu mộc đỏ về hành vi phạm tội của em nên em hoảng quá, em tin là thật vì chưa bao giờ em gặp như vậy cả” – TTD cho hay.
D chia sẻ thêm, người giả danh công an nói rằng em muốn chứng minh vô tội phải có 120 triệu đồng trong tài khoản và chuyển số tiền đó cho họ. Sau khi làm hồ sơ xác minh xong, họ sẽ chuyển trả lại tiền cho em. Nếu không chứng minh được, em sẽ lập tức bị bắt tạm giam và thông báo về trường để buộc thôi học. Họ còn yêu cầu em không được nói với bất kì ai vì làm ảnh hưởng vụ án.
D kể tiếp, lúc đó trong tài khoản em không có tiền nhưng họ nói thông cảm cho sinh viên và hướng dẫn em thực hiện kịch bản “đăng ký đi du học Nhật Bản” để phụ huynh chuyển 120 triệu đồng vào tài khoản của D rồi D sẽ chuyển 120 triệu đồng này cho họ.
“Thực sự từ bé đến giờ em chưa bao giờ gặp tình huống như vậy. Khi họ gửi em các file có mộc đỏ khiến tâm lý em suy sụp hoàn toàn rồi cứ thể bị dẫn dụ tiếp. Lúc đó em chỉ nghĩ phải tự giải quyết vụ việc này, không để ảnh hưởng tới việc học và gia đình.
Hơn nữa em cứ nghĩ họ sẽ trả lại tiền cho em nên em mới làm theo họ nhưng chuyển khoản xong, họ ngắt liên lạc hoàn toàn thì em biết mình đã bị lừa, em ân hận lắm vì làm ba mẹ mất số tiền quá lớn” – D kể trong lo lắng.
D cho biết sau khi xảy ra sự việc, em đã lên trình báo với Công an phường Phước Long B, TP Thủ Đức để được can thiệp giải quyết.
“Em rất biết ơn vì ba mẹ rộng lượng bỏ qua và động viên em. Đây là bài học quá đắt giá với em, cứ nhắc đến là chân tay em bủn rủn hết. Em mong rằng không ai bị lừa như em nữa” – D bày tỏ.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
Anh TL kể, cách đây ít ngày, khoảng 18 giờ chiều, vợ chồng anh nhận được cuộc gọi từ con trai là TTD (sinh viên đại học ở TP.HCM) nói là con đang ngồi ở khoa cùng với thầy phụ trách khoa.
TTD nói rằng khoa đang có chương trình đi du học miễn phí ở Nhật Bản và con đủ điều kiện trúng tuyển. Nếu muốn đi học, con phải làm thủ tục đăng ký và thời hạn chỉ còn một ngày để khoa chuyển danh sách sang Nhật Bản.
Trong thủ tục đăng ký cần chứng minh tài sản, trong tài khoản của con phải có 120 triệu đồng nên nhờ ba mẹ chuyển tiền vào tài khoản của con, đồng thời nói là bên khoa sẽ liên lạc để trao đổi rõ hơn.
Ngay sau đó, có một người gọi điện cho anh TL, xưng là trưởng khoa của trường đại học TTD đang theo học. Người này trình bày nội dung như con anh đã thông báo trước đó. Vị trưởng khoa tự xưng này cũng trấn an gia đình rằng: “Vì con học tốt mới đủ điều kiện đi du học, chỉ cần gia đình chuyển tiền vào tài khoản của sinh viên để chứng minh tài sản là đủ điều kiện đăng ký, còn việc đi học không tốn chi phí nào. Sau khi đăng ký xong, nhà trường sẽ tổ chức họp với phụ huynh làm thủ tục sau”.
Qua lời giải thích của người này, gia đình liền chuyển tiền ba lần, gồm 36, 24 và 60 triệu đồng, tổng là 120 triệu đồng. Lý do người này yêu cầu chuyển ba lần là để tránh mất công trong những lần làm thủ tục chứng minh tài sản các đợt sau.
“Ban đầu tôi hơi nghi ngờ tại sao người này lại yêu cầu chuyển ba lần tiền, nhưng vì ngay lúc đó đã sắp hết ngày, lại có con tôi ở đó, con tôi vừa nhắn tin vừa gọi điện trực tiếp cho tôi. Hơn nữa, việc chuyển tiền vào chính tài khoản của con mình nên tôi yên tâm chuyển ngay” – anh L kể.
Cứ ngỡ như vậy là con sẽ được đi du học Nhật Bản miễn phí theo chính sách của trường nhưng sự thật không phải như vậy.
Con cũng bị lừa vì tin 'công an fake'
Anh L bức xúc kể, đến khi con của anh đi học về đến nhà trong một tâm thế hoảng sợ, quỳ gối trước ba mẹ và kể lại câu chuyện thì vợ chồng anh mới biết là con anh cũng bị lừa.
Cụ thể, TTD kể hôm đó em đang ở trường để chuẩn bị đi làm thêm. Có một nhóm người đàn ông lạ gọi điện cho em và xưng là Công an TP Thủ Đức (TP.HCM) và Công an TP Hà Nội.
Người này đọc đúng thông tin cá nhân (tên họ, ngày tháng năm sinh, số CCCD) của em và thông báo rằng em có liên quan đến một tên tội phạm buôn bán ma túy, rửa tiền bất hợp pháp. Cụ thể là em túng quẫn nên bán tài khoản ngân hàng của mình với giá 120 triệu đồng cho kẻ phạm tội.
“Ban đầu em không tin nhưng sau đó họ kết bạn với em qua Facebook với tên “Thảo Linh” và gửi file thông tin về các tên tội phạm, quyết định bắt giam có dấu mộc đỏ về hành vi phạm tội của em nên em hoảng quá, em tin là thật vì chưa bao giờ em gặp như vậy cả” – TTD cho hay.
D chia sẻ thêm, người giả danh công an nói rằng em muốn chứng minh vô tội phải có 120 triệu đồng trong tài khoản và chuyển số tiền đó cho họ. Sau khi làm hồ sơ xác minh xong, họ sẽ chuyển trả lại tiền cho em. Nếu không chứng minh được, em sẽ lập tức bị bắt tạm giam và thông báo về trường để buộc thôi học. Họ còn yêu cầu em không được nói với bất kì ai vì làm ảnh hưởng vụ án.
D kể tiếp, lúc đó trong tài khoản em không có tiền nhưng họ nói thông cảm cho sinh viên và hướng dẫn em thực hiện kịch bản “đăng ký đi du học Nhật Bản” để phụ huynh chuyển 120 triệu đồng vào tài khoản của D rồi D sẽ chuyển 120 triệu đồng này cho họ.
“Thực sự từ bé đến giờ em chưa bao giờ gặp tình huống như vậy. Khi họ gửi em các file có mộc đỏ khiến tâm lý em suy sụp hoàn toàn rồi cứ thể bị dẫn dụ tiếp. Lúc đó em chỉ nghĩ phải tự giải quyết vụ việc này, không để ảnh hưởng tới việc học và gia đình.
Hơn nữa em cứ nghĩ họ sẽ trả lại tiền cho em nên em mới làm theo họ nhưng chuyển khoản xong, họ ngắt liên lạc hoàn toàn thì em biết mình đã bị lừa, em ân hận lắm vì làm ba mẹ mất số tiền quá lớn” – D kể trong lo lắng.
D cho biết sau khi xảy ra sự việc, em đã lên trình báo với Công an phường Phước Long B, TP Thủ Đức để được can thiệp giải quyết.
“Em rất biết ơn vì ba mẹ rộng lượng bỏ qua và động viên em. Đây là bài học quá đắt giá với em, cứ nhắc đến là chân tay em bủn rủn hết. Em mong rằng không ai bị lừa như em nữa” – D bày tỏ.
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM