aleatoit
Thành viên
- Tham gia
- 27/9/2022
- Bài viết
- 0
1 NẮM TAY, 1 CÂU ĐỐ VÀ 1 CÚ CLICK
Năm 12 tuổi, tôi tự bắt mình sống và học tập theo phong cách Hồ Chí Minh. Thế có nghĩa là, trong một bài viết đọc được từ cuốn “Chuyện kể Bác Hồ”, tôi thấy Bác mỗi ngày ăn cơm sẽ bỏ ra một bơ gạo để cứu dân nghèo - nghe có vẻ dễ (?), và tôi cũng tập tành làm theo.
Lúc đó tôi nghĩ đơn giản: Bác Hồ muốn gây quỹ gạo > Tôi muốn noi gương Bác > Bác Hồ lấy một nắm gạo bỏ riêng ra để đưa vào hũ gạo cứu đói, cứu dân nghèo > Tôi cũng bỏ ra một nắm gạo, nhưng một nắm gạo bé tí tẹo của tôi thì cứu được ai?
Sau vài hôm thì tôi quên mất mục đích ban đầu của mình. Chỉ có mỗi bữa ăn là nhà tôi lại dùng ít cơm hơn một tí. Những nắm gạo tôi đong vào rồi bỏ ra chỉ ở lại trong thùng gạo lâu hơn một (vài) ngày, không đem lại ý nghĩa gì ngoài việc nhà tôi ăn gạo cũ hơn một chút.
Lớn hơn một tẹo, khi đã có cơ hội tiếp cận những trường kiến thức về fundraising, tôi chợt nhận ra: à, thì ra những nắm gạo bé tí tẹo ấy mới là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng một quỹ từ thiện.
Để cổ vũ tinh thần cứu đói, Người đã viết bài “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên báo Cứu Quốc số 53 (28/9/1945) với nội dung như sau: “…Lúc chúng ta bưng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước. Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng, đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên…”
1 câu đố:
Năm tôi 20 tuổi, trong một mùa hè nhàn rỗi, tôi tình cờ biết đến Freerice. Đó là một website về giải đố, và với mỗi câu trả lời đúng, bạn sẽ quyên góp được 10 hạt gạo cho Chương trình Lương thực thế giới (WFP).
Freerice giống như một phép màu cho đứa trẻ 12 tuổi trong tôi, đem đến một niềm tin nhỏ nhoi rằng một đứa bé tẹo như mình cũng có thể làm gì đó để cứu thế giới, chỉ bằng việc lướt mạng.
Dưới con mắt tò mò của con nít, tôi cứ nhìn các hạt gạo chồng từng chồng lên nhau, cho đến khi được 100 hạt, 1000 hạt, và cho đến khi mắt mỏi rã rời sau một chiều “lao động” cật lực thì là một bát gạo đầy cho ai đó. Mỗi ngày, Freerice quyên góp được hơn 10 triệu hạt gạo, và cho đến nay đã được 214 tỷ hạt gạo.
Bên cạnh Freerice, vẫn còn một số nền tảng có thể ứng dụng để gây quỹ mà không sử dụng tiền mặt. Một trong số những nền tảng được ưa chuộng nhất là Ecosia - một công cụ tìm kiếm sử dụng lợi nhuận thu được từ quảng cáo để trồng cây
Mọi người trên toàn thế giới đang tìm cách khắc phục hậu quả của vụ cháy rừng Amazon. Trong thời điểm này, có một ứng dụng tìm kiếm không mới nhưng lại thu hút sự quan tâm của nhiều người, đó là Ecosia (Ecosia ra mắt vào ngày 7-12-2009). Điều gì khiến nó trở nên đặc biệt như vậy? Đó là vì 80% lợi nhuận của Ecosia sẽ được quy thành cây xanh, tức là dựa vào số lượt tìm kiếm trên Ecosia, doanh nghiệp này sẽ hợp tác với bên thứ ba để tiến hành việc “thay mặt người dùng” trồng cây.
Như các công cụ tìm kiếm khác, Ecosia kiếm tiền nhờ vào quảng cáo đặt cạnh kết quả tìm kiếm. Nhưng ít nhất 80% lợi nhuận (sau khi đã trừ các khoản chi phí tiếp thị, cơ sở vật chất, lương bổng, thuế,…) của Ecosia được đóng cho chương trình trồng rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
20% còn lại được để dành cho các sản phẩm tương lai của Ecosia. Trong thời điểm hiện tại, họ đang đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Bạn có thể cài đặt tiện ích Ecosia vào trình duyệt web của mình. Điều làm cho Ecosia thu hút chính là ý tưởng: người dùng Internet thoải mái “search” tại nhà mà vẫn có thể góp sức trồng rừng ở một nơi nào đấy trên trái đất.
Trang chủ Ecosia cho biết hiện có gần 2,5 triệu người dùng. Mỗi 1 search, Ecosia kiếm được 0,5 cents quảng cáo. Trung bình cứ mỗi 13 giây, Ecosia đủ tiền trồng một cây mới. Với sự mệnh chống lại nạn phá rừng, Ecosia đặt mục tiêu trồng được một tỷ cây xanh đến năm 2020.
Khi bạn sử dụng Ecosia mà muốn góp lợi nhuận trồng cây thì hãy nhớ click vào xem quảng cáo nhé. Còn nếu bạn chỉ search thôi mà không xem quảng cáo thì đồng nghĩa Ecosia không có một đồng lợi nhuận nào cả, tức sẽ không có cây xanh nào được trồng.
Và cuối cùng, khi bạn sử dụng Ecosia đúng cách thì cây xanh sẽ thực sự được trồng đấy. Người dùng có thể theo dõi báo cáo tài chính lẫn tiến độ trồng cây của Ecosia ngay trên website chính thức của hãng.
Đúng là bạn không thể giải cứu thế giới chỉ với một nắm gạo, 1 câu đố và 1 cú click chuột, nhưng dần dần, bạn có thể thay đổi nụ cười của ai đó.
Năm 12 tuổi, tôi tự bắt mình sống và học tập theo phong cách Hồ Chí Minh. Thế có nghĩa là, trong một bài viết đọc được từ cuốn “Chuyện kể Bác Hồ”, tôi thấy Bác mỗi ngày ăn cơm sẽ bỏ ra một bơ gạo để cứu dân nghèo - nghe có vẻ dễ (?), và tôi cũng tập tành làm theo.
Lúc đó tôi nghĩ đơn giản: Bác Hồ muốn gây quỹ gạo > Tôi muốn noi gương Bác > Bác Hồ lấy một nắm gạo bỏ riêng ra để đưa vào hũ gạo cứu đói, cứu dân nghèo > Tôi cũng bỏ ra một nắm gạo, nhưng một nắm gạo bé tí tẹo của tôi thì cứu được ai?
Sau vài hôm thì tôi quên mất mục đích ban đầu của mình. Chỉ có mỗi bữa ăn là nhà tôi lại dùng ít cơm hơn một tí. Những nắm gạo tôi đong vào rồi bỏ ra chỉ ở lại trong thùng gạo lâu hơn một (vài) ngày, không đem lại ý nghĩa gì ngoài việc nhà tôi ăn gạo cũ hơn một chút.
Lớn hơn một tẹo, khi đã có cơ hội tiếp cận những trường kiến thức về fundraising, tôi chợt nhận ra: à, thì ra những nắm gạo bé tí tẹo ấy mới là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng một quỹ từ thiện.
Để cổ vũ tinh thần cứu đói, Người đã viết bài “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên báo Cứu Quốc số 53 (28/9/1945) với nội dung như sau: “…Lúc chúng ta bưng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước. Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng, đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ cứu nạn mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên…”
1 câu đố:
Năm tôi 20 tuổi, trong một mùa hè nhàn rỗi, tôi tình cờ biết đến Freerice. Đó là một website về giải đố, và với mỗi câu trả lời đúng, bạn sẽ quyên góp được 10 hạt gạo cho Chương trình Lương thực thế giới (WFP).
Freerice giống như một phép màu cho đứa trẻ 12 tuổi trong tôi, đem đến một niềm tin nhỏ nhoi rằng một đứa bé tẹo như mình cũng có thể làm gì đó để cứu thế giới, chỉ bằng việc lướt mạng.
Dưới con mắt tò mò của con nít, tôi cứ nhìn các hạt gạo chồng từng chồng lên nhau, cho đến khi được 100 hạt, 1000 hạt, và cho đến khi mắt mỏi rã rời sau một chiều “lao động” cật lực thì là một bát gạo đầy cho ai đó. Mỗi ngày, Freerice quyên góp được hơn 10 triệu hạt gạo, và cho đến nay đã được 214 tỷ hạt gạo.
Bên cạnh Freerice, vẫn còn một số nền tảng có thể ứng dụng để gây quỹ mà không sử dụng tiền mặt. Một trong số những nền tảng được ưa chuộng nhất là Ecosia - một công cụ tìm kiếm sử dụng lợi nhuận thu được từ quảng cáo để trồng cây
Mọi người trên toàn thế giới đang tìm cách khắc phục hậu quả của vụ cháy rừng Amazon. Trong thời điểm này, có một ứng dụng tìm kiếm không mới nhưng lại thu hút sự quan tâm của nhiều người, đó là Ecosia (Ecosia ra mắt vào ngày 7-12-2009). Điều gì khiến nó trở nên đặc biệt như vậy? Đó là vì 80% lợi nhuận của Ecosia sẽ được quy thành cây xanh, tức là dựa vào số lượt tìm kiếm trên Ecosia, doanh nghiệp này sẽ hợp tác với bên thứ ba để tiến hành việc “thay mặt người dùng” trồng cây.
Như các công cụ tìm kiếm khác, Ecosia kiếm tiền nhờ vào quảng cáo đặt cạnh kết quả tìm kiếm. Nhưng ít nhất 80% lợi nhuận (sau khi đã trừ các khoản chi phí tiếp thị, cơ sở vật chất, lương bổng, thuế,…) của Ecosia được đóng cho chương trình trồng rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
20% còn lại được để dành cho các sản phẩm tương lai của Ecosia. Trong thời điểm hiện tại, họ đang đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Bạn có thể cài đặt tiện ích Ecosia vào trình duyệt web của mình. Điều làm cho Ecosia thu hút chính là ý tưởng: người dùng Internet thoải mái “search” tại nhà mà vẫn có thể góp sức trồng rừng ở một nơi nào đấy trên trái đất.
Trang chủ Ecosia cho biết hiện có gần 2,5 triệu người dùng. Mỗi 1 search, Ecosia kiếm được 0,5 cents quảng cáo. Trung bình cứ mỗi 13 giây, Ecosia đủ tiền trồng một cây mới. Với sự mệnh chống lại nạn phá rừng, Ecosia đặt mục tiêu trồng được một tỷ cây xanh đến năm 2020.
Khi bạn sử dụng Ecosia mà muốn góp lợi nhuận trồng cây thì hãy nhớ click vào xem quảng cáo nhé. Còn nếu bạn chỉ search thôi mà không xem quảng cáo thì đồng nghĩa Ecosia không có một đồng lợi nhuận nào cả, tức sẽ không có cây xanh nào được trồng.
Và cuối cùng, khi bạn sử dụng Ecosia đúng cách thì cây xanh sẽ thực sự được trồng đấy. Người dùng có thể theo dõi báo cáo tài chính lẫn tiến độ trồng cây của Ecosia ngay trên website chính thức của hãng.
Đúng là bạn không thể giải cứu thế giới chỉ với một nắm gạo, 1 câu đố và 1 cú click chuột, nhưng dần dần, bạn có thể thay đổi nụ cười của ai đó.