bizproedu1
Tương tác
18

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • Chỉ Số AQ - Bản Lĩnh Vào Đời






    AQ (Adversity Quotient) là chỉ số đo khả năng đối xử/quản lý nghịch cảnh, khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó. Bên cạnh những đại lượng quá quen thuộc như IQ (chỉ số thông minh) hay EQ (chỉ số cảm xúc), AQ hiện được coi là một trong những chỉ số định lượng các phẩm chất tạo nên thành công của con người.
    AQ.jpg


    IQ, EQ đã lỗi thời?

    Bạn tự hào về chỉ số IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) của mình. Nó có thể thể hiện trí thông minh "thô" của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công.

    Manh nha hình thành từ năm 1912, khái niệm IQ đã "thống trị" khá lâu trong quan niệm về thước đo phẩm chất dẫn đến thành công của con người.

    IQ, theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy. Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lý học Howard Garner đã mở rộng khái niệm IQ, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người.

    Năm 1995, Daniel Goleman đã giới thiệu 1 khái niệm mới: Năng lực xúc cảm (EQ - Emotional Intelligence) như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Sự phát hiện này giải thích tại sao 1 số người không thông minh lý tính (IQ) nhưng có sự nhạy cảm cao lại thành công hơn những người có chỉ số IQ cao.

    Năm 1997, nhà tâm lý học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra 1 khái niệm mới: AQ (Adversity Quotient) trong cuốn sách "Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities" (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội). Trong đó, ông định nghĩa, AQ là đại lượng đo khả năng đối diện và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó khăn.

    Trong cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kỹ hơn về vấn đề tương tự, ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ, để có thể mang lại lợi ích.

    Tác giả khẳng định, AQ giải thích tại sao một số người không hẳn thông minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại thành công trong khi nhiều người khác thất bại.

    Được viết ra trên cơ sở tích luỹ kinh nghiệm thực tế từ nhiều nghiên cứu với hàng ngàn giám đốc điều hành và nhân viên trong hàng trăm lĩnh vực kinh doanh đa dạng, cuốn sách này đã nhanh chóng trở thành handbook (sổ tay) bí quyết thành công ở nhiều tập đoàn, tổ chức.

    Nó cũng được sử dụng trong những bài tập dành cho các VĐV thể thao Olympics, những trường học, những tập đoàn, doanh nghiệp dùng để đào tạo nhân viên.

    AQ: Chỉ số vượt khó

    Paul Sloltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lý học đi trước, như Abraham Maslow, tác giả của tháp Maslow nổi tiếng; từ Martin Seligman, tác giả của sách "Học lạc quan", và Stephen R. Covey, tác giả của "7 thói quen của người thành đạt".

    Nhiều nhà tâm lý đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này. Điều này góp phần khẳng định, việc lượng hóa những phẩm chất tâm lý bậc cao là một điều có thề làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ).

    Paul Sloltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.

    Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Đó là: Quitter, Camper và Climber.

    1. Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.

    2. Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.

    3. Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.

    Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người.

    Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

    1. Đối diện khó khăn

    2. Xoay chuyển cục diện


    3. Vượt lên nghịch cảnh


    4. Tìm được lối ra


    Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm "fix", có nghĩa là phần nhiều thuộc về "thiên phú", khó có khả năng thay đổi. Trong khi đó, AQ là đại lượng có thể được rèn luyện để "cải thiện, nâng cấp".

    Còn bạn, đã bao giờ bạn tự định lượng chỉ số AQ của mình?

    Theo 1 cuộc điều tra xã hội học, với hơn 150.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, có nhiều người thuộc tuýp Quitter (5 -20%), phần lớn thuộc dang Camper (65-90%), và chỉ có rất hiếm người thuộc dạng Climber.

    (Nguồn Vietnamnet.com)
    Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao và năng lực gây ảnh hưởng tối đa


    Bạn chưa giao tiếp tốt?


    Bạn chưa tự tin trong giao tiếp?

    Bạn chưa học được cách thức giao tiếp hiệu quả?

    Bạn là sinh viên hay đã đi làm bạn đang tự hỏi:

    Giao tiếp như thế nào để đạt hiệu quả cao?
    Các hình thức giao tiếp trong cuộc sống và công việc như thế nào?
    Để giao tiếp hiệu quả thì lúc đứng, ngồi cần phải như thế nào?
    Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như thế nào để đạt hiệu quả tối đa?
    Hay trong một bàn tiệc với những người khách nước ngoài thì mình cần phải ứng xử như thế nào để có thể hòa hợp được với mọi người?

    Đâu là nguyên nhân thất bại trong quá trình giao tiếp?



    Đến với khóa học Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao và năng lực gây ảnh hưởng tối đa do các chuyên gia của Trường Kinh Doanh Bizpro dày công nghiên cứu bạn sẽ trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng giao tiếp, có khả năng đương đầu với cuộc sống và trở thành một trong những người giao tiếp giỏi nhất

    LỢI ÍCH

    Giảng viên: có trình độ chuyên môn sâu, kinh nghiệm phong phú về đào tạo các kỹ năng mềm. Họ là những giảng viên đầy nhiệt huyết, yêu nghề và biết cách tạo hứng thú học tập cho học viên.

    Phương pháp giảng dạy tiên tiến, kết hợp giữa lý thuyết với các hình thức thực hành hiệu quả: thảo luận, đóng vai, tham gia trò chơi, các bài tập tình huống thực tế, trải nghiệm.

    Môi trường học tập: chuyên nghiệp, phòng học tiện nghi, trang thiết bị hiện đại.

    Kết thúc khóa học, bạn sẽ biết cách dò tìm, thay đổi và phát tín hiệu giao tiếp cùng tần sóng với đối tác; xây dựng và phát triển năng lực gây ảnh hưởng tối đa lên người khác bằng hiệu ứng hào quang; tạo nên sự hoà hợp nhanh chóng, tự tin hơn trong giao tiếp;...v.v.

    NỘI DUNG KHÓA HỌC

    Buổi 1

    v Kỹ năng học qua trải nghiệm
    Ø Nguyên tắc học tập hiệu quả
    Ø Kỹ năng học qua trải nghiệm

    v Kỹ năng giao tiếp
    Ø Khái niệm & tầm quan trong
    Ø Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả
    Ø Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
    Ø Giao tiếp phi ngôn từ
    Ø Nghệ thuật gây ảnh hưởng trong giao tiếp

    Buổi 2

    v Kỹ năng lắng nghe
    Ø Nguyên nhân nghe kém hiệu quả
    Ø Phương pháp lắng nghe hiệu quả
    Ø Nghệ thuật gây ảnh hưởng trong lắng nghe

    Buổi 3

    v Kỹ năng đặt câu hỏi và hồi đáp
    Ø Vai trò và mục tiêu
    Ø Các nguyên tắc đặt câu hỏi và hồi đáp
    Ø Các kỹ năng đặt câu hỏi
    Ø Kỹ năng hồi đáp hiệu quả, thuyết phục

    ĐẶC BIỆT:
    Bizpro đang có chương trình ưu đãi giảm 20% họ phí cho đối tượng sinh viên và đăng ký từ 3 người trở lên, giảm 15% học phí cho những học đăng ký nộp học phí trước ngày khai giảng 1 tuần và đăng ký nhóm từ 3 người trở lên


    Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

    Trường Kinh Doanh Bizpro
    Tầng 3, Tòa nhà Đông Đô, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
    Điện thoại: (84) 4 6285 3863 Fax: (84) 4 6285 3864
    Email: Bizproedu1@gmail.com
    Website: bizpro.edu.vn
    [h=2]Giao tiếp tốt – Chìa khóa đến thành công [/h]


    Bạn có biết giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc. Vậy thế nào là giao tiếp tốt? Đó là khi những điều bạn muốn nói được truyền đạt một cách rõ ràng và chính xác đến người nghe.
    4-trainghiem.jpg
    Đây là một kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian. Nếu bạn luyện tập thường xuyên những nguyên tắc sau trong giao tiếp, bạn sẽ nói chuyện thuyết phục hơn và có khả năng gây ảnh hưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào với bất kỳ ai từ sếp, đồng nghiệp đến khách hàng.

    A. Sự chuẩn bị
    1. Nguyên tắc 3T
    • Think before speaking – sự thận trọng, cân nhắc kỹ càng trước khi nói giúp bạn không rơi vào những tình huống khó xử
    • Think on paper – viết ra giấy những điều quan trọng bạn muốn nói để không bỏ sót bất kỳ điểm nào
    • Take time – dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho những cuộc gặp gỡ quan trọng, bạn sẽ diễn đạt hết những gì mình muốn nói và có thể ứng đối kịp thời khi rơi vào trường hợp bất ngờ hay lúng túng
    2.Giao tiếp tốt – Chìa khóa đến thành công Thời điểm – chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện sẽ giúp bạn đạt kết quả như mong muốn. Ví dụ, bạn muốn nhờ đồng nghiệp giải quyết một rắc rối, đừng chọn lúc họ đang phải giải quyết những khó khăn của họ, họ sẽ không có thời gian và tâm trí để giúp bạn.
    3. Con người – bạn nên quan sát tâm trạng và khả năng lĩnh hội của người mà bạn muốn nói chuyện trước khi mở lời. Khi tâm trạng tốt, người ta sẽ cởi mở và dễ chấp nhận/tiếp thu ý kiến của người khác. Stress, sự mệt mỏi và lo lắng sẽ làm họ thiếu tập trung và không thoải mái khi nói chuyện. Vì vậy, bạn nên bắt đầu bằng câu hỏi như “Anh/Chị có rảnh để nói chuyện một chút không?” hay “Bạn có thể cho tôi 10 phút để nói chuyện, được không?”. Nếu họ bận, bạn nên hẹn một thời điểm khác thuận tiện cho họ.
    4. Những yếu tố cản trở việc giao tiếp – như nhạc, tiếng ồn, ánh sáng quá chói, tranh ảnh gây mất tập trung, người ra vào thường xuyên… loại bỏ những yếu tố này giúp cuộc nói chuyện thoải mái và tập trung hơn, đặc biệt khi bạn cần nói chuyện để giải quyết những vấn đề quan trọng. Hãy nhớ rằng, 10 phút tập trung vào câu chuyện sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề hơn là 30 phút nhưng bị gián đoạn bởi những yếu tố xung quanh.
    B. Sự rõ ràng
    1. Nguyên tắc 3S: giúp bạn tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp và để mọi người hiểu rõ bạn muốn gì.
    • Say what you mean – nói điều bạn nghĩ, sử dụng ngôn từ, câu chữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
    • Say what you want – nói điều bạn muốn, đưa ra yêu cầu/ý kiến/mong muốn của mình một cách rõ ràng và trực tiếp
    • Say what you feel – nói điều bạn cảm nhận
    2. Nói ít hiểu nhiều: nói chậm rãi và bạn có thể dùng những câu nói thông dụng để diễn đạt ý của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng câu “Tiền nào của nấy” để diễn đạt ý giá cả đi liền với chất lượng và ngược lại.

    C. Sự lắng nghe
    Để cuộc nói chuyện đi đến kết quả như bạn mong muốn, bạn cần đặt mình vào tâm trạng và hoàn cảnh của người bạn đang nói chuyện để hiểu họ hơn. Lắng nghe giúp bạn hiểu được những điều họ nói và cả những điều họ không nói ra. Để hiểu được đối phương bạn cần:
    1. Tập trung vào người đang nói, hướng người về phía trước thể hiện bạn đang lắng nghe họ. Không nên ngắt lời, đưa ra nhận xét hay bình phẩm khi họ đang nói.
    2. Khi người nói vừa dứt lời, đừng nên đáp lại ngay. Dừng lại một lúc trước khi nói giúp bạn hiểu người nói ở mức độ cao hơn.
    3. Đặt câu hỏi. Bạn không nên nghĩ rằng mình hiểu hết những gì mới nghe thấy. Nếu có bất kỳ khúc mắc nào, đừng ngại hỏi lại “Có phải ý bạn là…?”. Nếu không chắc những gì mình đã nghe hãy lập lại những lời đó để xác nhận với người nói, ví dụ “Bạn đã nói… Như vậy có đúng không?”. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh hiểu nhầm và cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe của bạn.

    D. Dành thời gian để người nghe tiếp nhận thông tin

    Ai cũng cần thời gian để tiếp nhận những thông tin mới, đặc biệt là những thông tin hay ý kiến yêu cầu họ thay đổi thói quen hay quan điểm của mình. Theo tự nhiên, ai cũng nói “Không” trước sự thay đổi hay ý kiến mới. Chính vì vậy, hãy dành cho người nghe khoảng 72 giờ để tiếp nhận và suy nghĩ về những thông tin này.

    Vì bản chất con người là không thích thay đổi nên khi mở lời về những ý tưởng mới, bạn nên chọn cách tiếp cận như sau: “Tôi đang nghĩ không biết mình có thể thực hiện/giải quyết vấn đề này theo hướng này được không? Anh thấy sao?”. Khi bạn không áp đặt chủ kiến của mình thì người nghe sẽ thấy cởi mở và thoải mái hơn khi lắng nghe bạn.

    Cuối cùng, để giao tiếp tốt, cơ bản là bạn phải đặt trọng tâm vào người mà bạn đang nói chuyện và tập trung vào câu chuyện. Hãy cởi mở, thân thiện và lịch sự để những cuộc gặp gỡ không chỉ giúp bạn giải quyết vấn đề nào đó mà còn mang lại cho bạn những mối quan hệ tốt đẹp trong công việc lẫn trong cuộc sống!


    Theo vietnamworks
    Cải thiện kĩ năng giao tiếp của bạn


    Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán

    Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.

    5.9giaotiep2.jpg


    Không nói vòng vo


    Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.

    Tránh ậm ừ


    Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

    Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”

    Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn. Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.

    Hỏi lại những điều chưa rõ

    Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn

    .
    Liên lạc qua ánh mắt

    Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.


    Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết

    Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn

    .
    Nhớ tên người đối diện

    Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.

    Tạo sự thân mật


    Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.
    Kỹ năng mềm có còn là " có càng tốt "?



    Sinh viên mới ra trường bị nhà tuyển dụng từ chối vì thiếu kỹ năng “mềm”, công chức đi làm cảm thấy mất cơ hội thăng tiến vì thiếu kỹ năng “mềm”, các sếp tạm gác công tác quản lý trở lại trường học để trau dồi kỹ năng “mềm”...

    Vì sao kỹ năng “mềm” ngày càng đóng vai trò quan trọng như vậy ?

    Để đạt yêu cầu tuyển dụng cho một công việc, một ứng viên phải thỏa mãn các kỹ năng “cứng” hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn. Ví dụ, một kế toán trưởng chắc chắn phải thành thạo các nghiệp vụ như kiểm tra chứng từ, lập báo cáo thuế, quyết toán chi phí…; một chuyên viên IT phải sở hữu các kỹ năng vận hành hệ thống mạng, cài đặt các hệ điều hành, bảo trì phần cứng nội bộ v.v… Các kỹ năng này có thể được kiểm tra tại chỗ hoặc kiểm chứng bởi bằng cấp và quá trình đào tạo.

    Tuy nhiên, có một loạt những kỹ năng khác khó đo lường hơn như kỹ năng ngoại giao, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội, kỹ năng đàm phán xuyên văn hóa v.v… cũng đem lại những thành công cá nhân và giá trị đáng kể cho công ty mà ít chương trình giáo dục chính quy nào cung cấp cho người học.

    Ở bậc đại học, phần lớn sinh viên nỗ lực học vì điểm, chứ không phải vì kỹ năng. Một sinh viên được đánh giá “giỏi” khi điểm tổng kết từ 8,0 trở lên. Nhưng khi đi làm, nhà tuyển dụng không trả tiền để tìm kiếm bảng điểm đẹp, họ trả tiển cho các kỹ năng mang lại lợi ích thực hay gia tăng giá trị cho công ty.



    Kỹ năng “mềm” gồm các kỹ năng nào? Cách hiểu đơn giản nhất đó là các kỹ năng làm việc và tương tác với con người. Một cuộc khảo sát 461 lãnh đạo doanh nghiệp của Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ cho thấy, các nhà quản lý tập đoàn tuy khẳng định các kỹ năng “cứng” cơ bản vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng kỹ năng "mềm" ngày càng trở nên thiết yếu để dẫn đến thành công.

    Báo cáo cũng chỉ ra lao động trẻ thiếu các kỹ năng làm việc như: Tính chuyên nghiệp và đạo đức công sở; kỹ năng giao tiếp nói và viết; kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.

    Tương đồng với nhận định trên, trong một hội nghị về kỹ năng “mềm” giữa Bộ Lao động Hoa Kỳ và nhóm doanh nghiệp Hoa Kỳ ưu tú năm 2007, nhóm doanh nghiệp này cũng xác định các kỹ năng cần thiết cho một lao động của thế kỷ XXI bao gồm:
    - Kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội
    - Kỹ năng giao tiếp,
    - Kỹ năng nhóm đội
    - Kỹ năng giải quyết vấn đề
    - Tư duy phản biện
    - Sự hăng say công việc
    - Tính chuyên nghiệp.

    Ngoài những kỹ năng phổ biến trên, kỹ năng “mềm” còn bao hàm nhiều yếu tố khác.

    Lei Han, chuyên gia cố vấn nghề nghiệp tốt nghiệp trường kinh doanh danh tiếng Wharton (Mỹ) thống kê có 28 kỹ năng “mềm” khác nhau. Challa Ram Phani, giáo sư môn Giao tiếp kinh doanh thuộc trường kinh doanh Sujana (Ấn Độ) công bố danh sách 60 kỹ năng “mềm” gây tranh cãi trong giới nhân sự và nghiên cứu kỹ năng.

    Ngày càng nhiều các câu chuyện hài về sự thiếu hụt trầm trọng kỹ năng làm việc của các tân cử nhân. Đại loại diện váy ngắn giày thể thao đi phỏng vấn xin việc, nữ nhân viên mới lúng túng không biết xưng hô với sếp tổng là “chú” hay “anh”, sinh viên loại giỏi không thể tốc ký nổi một biên bản cuộc họp, hoặc thậm chí tranh lời sếp khi đang họp để “chứng tỏ năng lực và cá tính”…

    Một chuyên gia Singapore của tập đoàn nhân sự hàng đầu thế giới Adecco từng nhận xét về thị trường lao động Việt Nam: “Người tìm việc với kinh nghiệm và bằng cấp đầy đủ thì nhiều, nhưng tìm một ứng viên kinh nghiệm và bằng cấp đầy đủ cộng với kỹ năng "mềm" tương xứng thì như tìm kim trong đống cỏ”.

    Tuy nhiên hiện nay, ngoài một số ít đại học cân nhắc lồng kỹ năng “mềm” vào chương trình chính khóa, phần lớn các chương trình đào tạo, đặc biệt các chương trình chính quy vẫn xem kỹ năng “mềm” như bộ môn ngoại đạo. Kết quả là các tân cử nhân, thậm chí tân thạc sĩ ngỡ ngàng khi đi xin việc và nhận phải cái lắc đầu từ nhà tuyển dụng.

    Quan điểm về kỹ năng con người, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, quản trị, đã thay đổi đáng kể trong một thập niên qua. Nếu như trước đây, kỹ năng chuyên môn “cứng” được xem như điều tiên quyết còn kỹ năng “mềm” được đánh giá là “có càng tốt”, thì giờ đây mọi thứ đã xoay chuyển.

    Tầm quan trọng của kỹ năng “mềm” được đánh giá ngang bằng, thậm chí có phần vượt trội so với kỹ năng “cứng”, và đã đến lúc các chương trình đào tạo cần nhìn lại tầm quan trọng của kỹ năng “mềm” một cách nghiêm túc hơn.
    Sự khác biệt giữa hai kỹ năng

    Sự khác biệt của kỹ năng “mềm” và “cứng” có thể được tóm tắt qua 3 điểm sau:

    1. Đúng như tên gọi, kỹ năng “cứng” mang tính cứng nhắc, còn kỹ năng “mềm” mang tính mềm dẻo, linh động tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường.

    Ví dụ, một kiến trúc sư có kỹ năng “cứng” là thiết kế bản vẽ. Khi thiết kế bản vẽ công trình, kỹ năng này được áp dụng như nhau dù anh này có thực hiện nó ở môi trường công ty nhà nước hay công ty nước ngoài.

    Trái lại, đối với kỹ năng giao tiếp, cách thức giao tiếp với đồng nghiệp sẽ không giống với giao tiếp với cấp trên; đàm phán với đối tác Hà Nội sẽ khác nhiều so với đàm phán với bạn hàng từ Hồng Kông hay New York.

    Do vậy, các nguyên tắc của kỹ năng "mềm" thay đổi theo môi trường và cần độ nhạy cảm xúc để thích nghi nắm bắt.

    2. Chỉ số thông minh IQ phản ánh các kỹ năng “cứng”, còn chỉ số cảm xúc EQ có thể đại diện cho kỹ năng “mềm”. Nói cách khác, các kỹ năng “cứng” thường liên quan đến sự phát triển của bán cầu não trái trong khi kỹ năng “mềm” chịu sự ảnh hưởng bán cầu não phải.

    3. Kỹ năng “cứng” có thể được học tại trường, còn kỹ năng “mềm” thường được lĩnh hội qua trải nghiệm. Ví dụ một kế toán viên học các kỹ năng kế toán từ đại học, đi làm gặt hái kinh nghiệm, rồi tiếp tục nâng cao tay nghề qua các kỳ thi cao cấp hơn như CPA (Kế toán viên công chứng).

    Kỹ năng “cứng” ở đây là nghiệp vụ kế toán và thường được đào tạo. Còn kỹ năng “mềm”, ví dụ kỹ năng ăn mặc công sở chuyên nghiệp thì hiếm trường lớp nào hướng dẫn. Kỹ năng này có được qua nhiều lần đi phỏng vấn xin việc, được góp ý từ bạn bè, đồng nghiệp, hoặc rút ra từ bài học thất bại cá nhân…




    Theo doanh nhan sai gon
    [h=1]Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Người Rụt Rè[/h]


    Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và biểu hiện trước đám đông khi lo lắng về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng hơn?
    Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, xin giúp bạn vài “mẹo” sau:
    Hình dung trước khi thực hiện

    Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?
    Tập nói chuyện phiếm

    Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.
    Thái độ chân thành

    Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”
    Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen

    Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…
    Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.
    Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.
    Nhờ vả người khác

    Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.
    Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.
    Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Là người hướng nội, dù có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là trau dồi kỹ năng giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”. Chúc bạn thành công.

    (Nguồn: kynanggiaotiep)
    Câu chuyện của Trường Kinh Doanh Bizpro

    Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), đánh dấu bước chuyển mình trong quá trình hội nhập và phát triển mà hơn hết là trên bình diện kinh tế. Xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các Doanh nghiệp và Doanh nhân Việt phải không ngừng học hỏi để bắt kịp tốc độ phát triển chung cũng như khẳng định thế mạnh cái “Tôi” trên sân nhà kinh tế Việt Nam.


    Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ Phần Đào Tạo và Tư Vấn Bizpro được thành lập vào ngày 27 tháng 8 năm 2009 là đơn vị chuyên Đào tạo kiến thức và kĩ năng Quản trị kinh doanh theo tiêu chuẩn Quốc tế, đã đáp ứng được mong muốn của Doanh nghiệp, Doanh nhân trong thời kỳ non trẻ, đào tạo được đội ngũ Doanh nhân đủ tầm, đủ mạnh lãnh đạo các Công ty trong thời kì đổi mới. Tuy nhiên, để chuẩn hóa môi trường Đào tạo chuyên sâu, trình độ cao với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp toàn diện, bắt kịp với hơi thở thời đại mới của nền kinh tế toàn cầu, Công ty cổ phần Đào tạo và Tư vấn Bizpro quyết định thành lập Trường Kinh Doanh Bizpro.


    Trường Kinh Doanh Bizpro tuy thuộc thế hệ các trường Đào tạo Doanh nhân ra đời sau nhưng với phương châm “UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – SÁNG TẠO” được đặt lên hàng đầu và thực hiện một cách nghiêm ngặt, tiêu chí đào tạo mà Trường Kinh Doanh Bizpro đặt ra là chuyên sâu về kiến thức, chuyên nghiệp về kĩ năng, hướng về giải quyết các vấn đề thực tế và có tính ứng dụng cao.

    Trường Kinh Doanh Bizpro phát triển ngày càng mạnh mẽ bởi người lãnh đạo của Trường luôn tâm đắc với câu nói bất hủ của Doanh nhân nổi tiếng: Bill Gates - Ông chủ của tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới Microsoft – Trở thành tỉ phú ở tuổi 31 và trở thành người giàu nhất nước Mỹ khi chưa bước vào tuổi 40: “Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa”.


    Lúc này điều quan trọng không phải là bằng cấp mà chính là năng lực của bạn. Đây cũng là kim chỉ nam trong mọi đường lối và tiêu chí đào tạo của Trường Kinh Doanh Bizpro.


    1. Sứ mệnh của chúng tôi
    Sứ mệnh của Trường Kinh Doanh Bizpro là khơi dậy niềm đam mê lao động và những năng lực tiềm tàng trong mỗi học viên, giúp họ chiếm lĩnh những đỉnh cao mới của tri thức và gặt hái những thành công trong sự nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp khai thác tối đa thế mạnh nguồn nhân lực, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

    2. Tầm nhìn Trường Kinh Doanh Bizpro
    Trường Kinh Doanh Bizpro trở thành Trường số một trong lĩnh vực đào tạo quản trị và kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2015
    Trường Kinh Doanh Bizpro là một trong những Trường đào tạo quản trị và kinh doanh chiến lược hàng đầu, với các khóa đào tạo rộng khắp, đáp ứng tốt nhu cầu của các Doanh nghiệp, tổ chức đang và sẽ hoạt động tại Việt Nam vào năm 2015
    Trường Kinh Doanh Bizpro là một trong những Trường đào tạo quản trị và kinh doanh có đội ngũ chuyên gia, giảng viên với trình độ chuyên môn cao, chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, làm việc trong môi trường thân thiện, đoàn kết, chia sẻ và luôn cam kết ở mức độ cao nhất về chất lượng giảng dạy.

    3. Slogan Trường Kinh Doanh Bizpro
    Trường Kinh Doanh Bizpro luôn nỗ lực không ngừng góp phần tạo ưu thế vượt trội cho sự nghiệp kinh doanh của bạn đúng như slogan của chúng tôi "Advancing your career".

    4. Các giá trị cốt lõi Trường Kinh Doanh Bizpro hướng đến
    - Nâng cao giá trị kiến thức
    - Chất lượng giảng dậy đạt tiêu chuẩn quốc tê
    - Chia sẻ kinh nghiệm tích lũy
    - Đem lại lợi ích cho cộng đồng
    - Dịch vụ khách hàng tuyệt hảo
    - Tinh thần doanh nhân
    - Môi trường học tập năng động, thân thiện

    Trường Kinh Doanh Bizpro trân trọng!
    khoá học Nghệ Thuật Giao Tiếp Đỉnh Cao Và Năng Lực Gây Ảnh Hưởng


    Thời lượng: 3 buổi

    Lịch học: Chiều thứ 7 & cả ngày chủ nhật (sáng từ 8h30; chiều từ 13h30)

    Địa điểm:Tầng 3, Tòa nhà Đông Đô, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

    Học phí: 1.600.000VNĐ

    Học phí ưu đãi:1.400.000VNĐ cho những học viên đăng kí học trước 15 ngày và đăng kí từ 3 người trở lên




    Trong xu thế phát triển hội nhập toàn cầu, thách thức đến với các bạn trẻ ngày càng lớn. Để hòa mình cùng sự phát triển của thế giới, hành trang đặc biệt quan trọng mà chúng ta cần chuẩn bị trước nhất đó là kỹ năng giao tiếp.
    giao%20tiep%20dinh%20cao.jpg
    Cho dù bạn đang là sinh viên hay đã đi làm chắc hẳn bạn đã từng đặt những câu hỏi: Giao tiếp như thế nào để đạt hiệu quả cao? Các hình thức giao tiếp trong cuộc sống và công việc như thế nào? Để giao tiếp hiệu quả thì lúc đứng, ngồi cần phải như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như thế nào để đạt hiệu quả tối đa? Hay trong một bàn tiệc với những người khách nước ngoài thì mình cần phải ứng xử như thế nào để có thể hòa hợp được với mọi người? Và đâu là nguyên nhân thất bại trong quá trình giao tiếp? Cho dù bạn đang ở vị trí nào, bạn cũng biết rằng nguyên nhân chính làm bạn chưa thể giao tiếp tốt trong trường hay trong công việc, không phải bạn không có khả năng giao tiếp mà bạn chưa học được cách thức giao tiếp hiệu quả. Khóa học “Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao và năng lực gây ảnh hưởng tối đa” do các chuyên gia của Bizpro dày công nghiên cứu, thiết kế và triển khai sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng giao tiếp, có khả năng để đương đầu với cuộc sống, trở thành một trong những người giao tiếp giỏi nhất. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO Phương pháp đào tạo hoàn toàn mới giúp học viên tiếp cận tốt nhất. Bên cạnh các bài giảng lí thuyết, là những bài thực hành thú vị và sôi động.
    - Bài thuyết trình ngắn của giảng viên.
    - Bài tập cá nhân.
    - Đóng vai.
    - Thảo luận nhóm.
    - Nghiên cứu tình huống thực tế.
    - Kết hợp giao lưu với học viên và khuyến khích học viên giao lưu với nhau bằng cách thực hành một vài cung cách ứng xử, như làm quen, hỏi thăm, nói lời cảm ơn.



    Tham khảo thêm thông tin và các khoá học khác của Trường Kinh Doanh Bizpro tại bizpro.edu.vn

    Địa chỉ đăng ký học:

    Trường Kinh Doanh Bizpro


  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top