Kể từ quý 2/2019, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bị cuốn vào một cuộc thương chiến khác, đưa ra một loạt các thuế quan và các mối đe dọa chính trị. Xem thêm: https://www.tapchibitcoin.vn/ripple-xrp-la-gi.html
Bitcoin đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện chiến tranh thương mại này. Các nhà phân tích gọi nó là “hàng rào” hoặc “tài sản an toàn” trong thời kỳ bất ổn kinh tế vĩ mô như ngày nay. Nhưng có một số bằng chứng xác thực Bitcoin không phải là hàng rào hoàn hảo chống lại thương chiến như một số nhà phân tích đã vẽ ra.
Bài viết này sẽ xem xét kỹ hơn cách mọi người nhìn nhận Bitcoin trong bối cảnh chiến tranh thương mại và tìm hiểu các con số để xem những gì họ nói có ý nghĩa hay không?
Bitcoin ‘thêm dầu vào lửa’ trong thương chiến Mỹ-Trung
Nếu bạn sử dụng Twitter crypto trong những tháng gần đây, có lẽ bạn đã nhận thấy một xu hướng: Bitcoin đang được các nhà đầu tư và nhà phân tích – cả trên Wall Street và trên Main Street – xem xét như một tài sản an toàn tiềm năng trong thương chiến đang diễn ra.
Những tranh chấp gần đây trong quan hệ chính trị và thương mại Mỹ-Trung vốn bị các cuộc biểu tình ở Hồng Kông hiện tại làm trầm trọng thêm và khiến thị trường truyền thống rơi vào tình trạng hoảng loạn tương đối. VIX – thước đo biến động của CBOE trong chỉ số chứng khoán hàng đầu S&P 500 – đã di chuyển từ 12.87 vào ngày 4/5 (một ngày trước khi có biến) đến 17.09 vào thời điểm viết bài trong khi đạt mức cao nhất 24.59 vào đầu tháng 8.
Đồng thời, các tài sản an toàn trên thế giới như kim loại quý, đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ đã bắt đầu tăng lên vượt trội. Vào một số thời điểm, vàng lên tới 1,500 đô la – cao hơn khoảng 240 đô la so với đầu năm.
Bitcoin đã tăng mạnh trong năm 2019, dường như được hưởng lợi từ những biến cố trong cuộc chiến thương mại.
Vào đầu tháng 8, Tim Culpan đã chỉ ra mối tương quan giữa Bitcoin và vàng đã tăng từ 0.496 đến 0.827 kể từ tháng 5, ngụ ý mối tương quan tích cực mạnh mẽ. Chỉ cần nhìn vào biểu đồ dưới đây từ Financial Times, Bitcoin đã phần nào dõi theo xu hướng của vàng. Mối tương quan này không hoàn hảo, nhưng nó đủ để gây ngạc nhiên trong ngành tài chính.
Bloomberg cũng nhận thấy mối tương quan nghịch đảo trong 30 ngày giữa Bitcoin và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã đạt kỷ lục vào đầu tháng 9.
Những mối tương quan đúng lúc này đã dẫn đến xu hướng xã hội nói trên, Bitcoin được coi là tài sản an toàn, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Trung Quốc.
Thực tế, phân tích của Quant Fiction (biệt danh Twitter của kỹ sư GM và nhà khoa học dữ liệu sở thích Brian Blandin) cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đã tăng tần suất tweet của họ về Bitcoin. Ông phát hiện người dùng Twitter là “danh mục đầu tư, quỹ, tài sản hoặc nhà quản lý tài sản” đang đề cập đến cả “Bitcoin” và “giảm rủi ro”/“tài sản an toàn” nhiều gấp đôi so với hồi đầu năm, dựa trên trên khảo sát 171 cá nhân với số lượng người theo dõi trung bình là 55,217.
Rõ ràng, Bitcoin đã tạo nên một chút tiếng vang về vai trò tài sản an toàn trong chiến tranh thương mại.
Không phải là một tài sản an toàn đầy đủ; Thỏa thuận không có khả năng có hiệu lực
Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy câu chuyện kể về “tài sản an toàn” này có vẻ có lỗ hổng.
Đầu tháng 8, khi Trung Quốc và Hoa Kỳ tung ra những đòn phản công lẫn nhau, một xu hướng thị trường kỳ lạ đã xuất hiện. Dữ liệu từ bàn giao dịch OTC của Huobi chủ yếu được các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục sử dụng cho thấy Tether đang giao dịch với mức chiết khấu gần 1.3%. Theo nhà đầu tư mạo hiểm Dovey Wan của Trung Quốc, Bitcoin cũng đang giao dịch với mức giảm giá tại Trung Quốc cùng lúc.
Chắc chắn, mức giảm giá 1.3% – tương đương khoảng 150 đô la Bitcoin theo giá 11,800 đô la – không nằm trong kế hoạch. Nhưng trong thị trường dự kiến có sự chênh lệch cao do câu chuyện về tài sản an toàn, bất kỳ sự giảm giá nào cũng được xem là khá sốc. Như trưởng nhóm nghiên cứu Larry Cermak tại The Block đã chỉ ra trong một bài báo vào ngày 12/8, “đây là bằng chứng cho thấy nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá vào tuần trước gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư, là kết quả của sự leo thang trong chiến tranh thương mại, không phải do những người mua Bitcoin”.
Đó chưa phải là tất cả. Nhà kinh tế ủng hộ Bitcoin và nhà phân tích kinh tế vĩ mô toàn cầu Alex Krüger gần đây đã chỉ ra dữ liệu cho thấy tin tức chiến tranh thương mại có thể là tiền đề kích hoạt mức thuế nhiều tỷ đô la hoặc là một sắc thái mới nhất của Trump về cách Trung Quốc chịu trách nhiệm cho X nhưng không ảnh hưởng đến người tiêu dùng Trung Quốc.
Trong một chủ đề phổ biến trên Twitter được xuất bản vào ngày 20/9, nhà phân tích chỉ ra rằng chỉ có một lần duy nhất khối lượng tìm kiếm về Bitcoin, chiến tranh thương mại và Trump tăng vọt đồng thời trên Baidu – công cụ tìm kiếm được gọi vui là “Google của Trung Quốc”. Đó là vào ngày 14/5, khi chính phủ Trung Quốc kêu gọi “đồng bào kháng chiến” chống lại Hoa Kỳ. Bạn có thể thấy điều này trong các đột biến về tương quan xảy ra giữa tháng 4/2019 và tháng 6/2019 trong biểu đồ dưới đây:
Về giá cả, chỉ có một lần Bitcoin “phản ứng” với tiêu đề chiến tranh thương mại nổ ra trong thời gian thực. Theo một bài viết khác của Krüger, đó là khi Trump bàn về “hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ” của Trung Quốc và hàng trăm tỷ đô la thuế quan mà ông dự định áp đặt lên quốc gia phương Đông này. Bitcoin đã tăng 0.5% trong vài phút sau khi tweet. Nhưng đó là tất cả những gì đã diễn ra: tăng ít hơn 1% của một tài sản được cho là trở thành “vàng 2.0” trong một cuộc leo thang chiến tranh thương mại lớn.
Nếu bài viết về việc 550 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc bị đánh thêm thuế 5% – chưa kể đến việc Trump liên quan đến các tác nhân Trung Quốc phức tạp gây ra nhiều hành vi đáng ngờ – không ảnh hưởng gì đến thị trường Bitcoin, liệu có công bằng khi gọi nó là một tài sản an toàn toàn diện? Không hẳn vậy. Bởi vì trên cùng một sự kiện đó, vàng đã tăng 2%, rất lớn đối với loại tài sản trị giá 7 nghìn tỷ đô la.
Ngay cả khi bạn thấy mức tăng 0.5% là một dấu hiệu rõ ràng khẳng định Bitcoin bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô thì bạn đã lầm rồi.
Nhà đầu tư tự do nổi tiếng Peter Schiff và là người đề xuất vàng đã chỉ ra rằng hành động giá của Bitcoin trong bối cảnh tin tức thuế quan thương mại trông giống như mọi người suy đoán là tài sản an toàn nhưng thực chất là giao dịch rủi ro. Schiff lập luận ngay sau khi các cuộc tăng giá của Bitcoin song song với tin tức Mỹ-Trung, nó đã sụp đổ, cho thấy BTC không thể giữ được lợi nhuận của tài sản an toàn mà nó tạo ra.
Tiền điện tử biến động độc lập với nhân dân tệ và mọi thứ khác
Bitcoin không chỉ không hoạt động như một tài sản an toàn thực sự mà cả thế giới tiền điện tử cũng không phản ứng với các tin tức cơ bản. Các nhà đầu tư đang trở nên thích nghi với biến động của Bitcoin mà không có vần điệu hoặc lý do.
Như đã biết, Bitcoin tăng 1,000 đô la trong một ngày đầu tháng 4 để bắt đầu xu hướng tăng huyền thoại của năm. Mặc dù một số người bàn luận sôi nổi về “bầy đàn thể chế” nhưng không có chất xúc tác rõ ràng nào được xác định là nguyên nhân dẫn đến giá tăng 20% trong động thái hàng ngày. Và nếu đã xem lại các trường hợp khác về những lần tăng giá hoặc giảm giá Bitcoin đáng kinh ngạc, bạn cũng sẽ thấy hầu như không có tác nhân cơ bản cho hành động giá nói trên.
Ngay cả các giám đốc điều hành trong ngành công nghiệp tiền điện tử cũng ‘vò đầu bứt tai’ khi được yêu cầu trả lời câu hỏi tại sao Bitcoin biến động hoặc ít nhất là cho rằng các nguyên tắc cơ bản không hoàn toàn điều khiển hành động giá hàng ngày. Trong một chương trình phát sóng của Bloomberg Television vào giữa tháng 5, CEO Erik Voorhees của ShapeShift, người ủng hộ Bitcoin lâu năm đã tuyên bố rằng giá BTC tăng chỉ đơn giản là kết quả phát sinh của chu kỳ tiền điện tử và “hợp lưu của các cá nhân” đưa ra quyết định mua BTC liên tiếp.
Như vậy, chắc chắn, Bitcoin vượt trội so với các loại tài sản truyền thống trong bối cảnh rối loạn địa chính trị và lo ngại suy thoái kinh tế là một dấu hiệu cho thấy nó có thể không tương quan và không bị sự suy thoái khi thị trường truyền thống ảnh hưởng. Nhưng để gọi nó là tài sản an toàn khả thi thì có vẻ hơi thiển cận … ít nhất là vào thời điểm bây giờ.