bupbeandbaby
Tương tác
73

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • tớ ở nghệ an , 17 tuổi rầu , hihi , thế chuyển qua xưng hô chị em đi
    pé thích xưng kiểu nào ?
    A.tỉ mụi
    B.ss - em
    C. chị - em
    D. ta- nàng ( ta đọc chiện trung nhìu quá nên bấn kiểu nek :P
    E....... theo cậu thì xưng hô kiểu nào

    mắc công có chiến tranh nàng ơi! Với lại mọi người ôn thi với bận hết rồi! ^^
    Đại thắng mùa xuân năm 1975

    (ĐCSVN) - Năm 1972 ta thắng lớn ở miền Nam, giải phóng thị xã Quảng Trị, Đông Hà. Ở Tây Nguyên ta giải phóng thị trấn Đắc Tô – Tân Cảnh. Ở miền Đông Nam Bộ ta giải phóng thị trấn Lộc Ninh. Ở miền Bắc chiến dịch phòng không nổi tiếng “Điện Biên Phủ trên không” đánh bại chiến lược chiến tranh phá hoại của Mỹ. Chiến thắng ở miền Nam và miền Bắc buộc quân Mỹ phải rút quân về nước. Mất chỗ dựa của Mỹ, nguỵ Sài Gòn suy yếu nghiêm trọng cả về tinh thần và vật chất; lòng tin giữ vững được miền Nam bị lung lay.

    Năm 1973-1974, ta tiếp tục chiến đấu diệt được nhiều địch và mở rộng vùng căn cứ giải phóng và nhiều lõm xen kẽ. Trong những năm này thế của ta đang lên và đang mạnh. Đó là thời cơ để ta thực hiện lời tiên tri của Hồ Chủ tịch là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

    Để thực hiện thời cơ đó, Bộ Chính trị quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975- 1976 và nếu có thời cơ thì giải phóng miền Nam trong năm 1975. Chủ trương của ta là giải phóng vùng bắc miền Nam trước. Vùng bắc miền Nam là Tây Nguyên thì có điều kiện thuận lợi hơn. Vì ở đó ta có thể tập trung được lực lượng lớn; địa hình ở đây vừa có rừng núi, vừa có cao nguyên, có thể tập trung binh đoàn lớn, vừa kín đáo vừa có khả năng cơ động; lại gần cơ sở hậu cần của đường vận tải chiến lược 559.

    Để thực hiện quyết tâm chiến lược là đánh chiếm giải phóng Buôn Ma Thuột, mưu kế chiến lược của Bộ thống soái là bày ra một hình thế dàn trận chiến lược – bày binh bố trận ghìm địch ở hai đầu chiến tuyến Sài Gòn và Huế – Đà Nẵng để phá vỡ Tây Nguyên. Ta đưa Quân đoàn 4 vào bắc Đồng Nai, Quân đoàn 2 vào tây Huế. Hai quân đoàn ta đứng đó, địch phải đưa sư đoàn lính dù và sư đoàn lính thuỷ đánh bộ – tổng dự bị chiến lược- ra để giữ 2 khu vực đó mà để sơ hở ở Tây Nguyên.

    Ở Tây Nguyên ta chọn Buôn Ma Thuột làm điểm đột phá mở đầu. Plây Cu và Kon Tum là 2 nơi ta và địch thường xuyên đối chọi nhau. Hơn nữa ở đây địch còn tương đối mạnh và thường xuyên phòng bị. Buôn Ma Thuật là nơi địch sơ hở hơn và ít chọi đầu với ta. Ta chọn Buôn Ma Thuột địch ít chú ý hơn và địa hình thuận lợi cho các đơn vị lớn hoạt động địch phản kích cũng khó khăn hơn và ta có thế phát triển hơn. Muốn cho Buôn Ma Thuột chắc thắng, ta đột ngột tăng cho Tây Nguyên 2 sư đoàn nữa. Tây Nguyên trở thành có 4 sư đoàn và một số trung đoàn độc lập tăng thêm cho pháo binh và xe tăng. Tây Nguyên trở thành một quân đoàn mạnh lại có sự phối hợp của Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5 và có sự hỗ trợ của Đoàn 559. Có thế trận lòng dân ta mới có thế trận chiến lược và chiến dịch lợi hại như thế.

    Thời cơ tăng thêm cho Tây Nguyên 2 sư đoàn là cái nút của cuộc chiến tranh. Với lực lương hùng hậu như thế, mưu kế chiến dịch là nghi binh lừa địch ở Plây Cu, Kon Tum để địch tập trung vào đó mà để sơ hở ở Buôn Ma Thuột. Địch mắc mưu, ta tập trung lực lượng 3 sư đoàn, 2 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn xe tăng xe thiết giáp, 2 trung đoàn công binh, được Binh đoàn 559 chi viện, có sự phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng, nhanh chóng phá vỡ Buôn Ma Thuột và đánh phản kích thắng lợi, tạo ra đột biến về chiến dịch. Đòn điểm huyệt đó thắng lợi, buộc địch phải rút chạy khỏi Tây Nguyên. Plây Cu, Kon Tum ta không đánh mà thắng. Ta liền truy kích, có bộ đội địa phương và dân quân du kích tỉnh Phú Yên hỗ trợ, tiêu diệt nốt quân tháo chạy, tạo ra đột biến về chiến lược. Địch hoang mang dao động mạnh, không còn khả năng chống đỡ về chiến lược. Chiến thắng Buôn Ma Thuột là chiến thắng bằng mưu kế. Ở đây có vấn đề là kế hoạch tác chiến càng công phu thì chiến thắng càng dễ. Thế trận càng phức tạp thì tình huống diễn ra càng giản đơn. Đó cũng là biện chứng pháp trong nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh.

    Chớp thời cơ đó đòn chiến lược Huế- Đà Nẵng gối đầu ngay. Quân đoàn 2 chia cắt Huế – Đà Nẵng và 25 tháng giải phóng Huế và đánh tiêu diệt lớn quân địch tháo chạy ra bờ biển. Sau đó ngày 29 tháng 3 Quân đoàn 2 cùng Sư đoàn và các lực lượng 3 thứ quân QK5 hiệp đồng đánh giải phóng Đà Nẵng. Quân địch thua chạy ra biển cũng bị quân ta tiêu diệt nhiều. Đòn chiến lược thứ 2 thắng lợi, làm đảo lộn chiến lược của địch, tạo ra một cục diện mới, tạo thời cơ cho ta tiếp tục phát triển tiến công lớn, đẩy địch tới bờ vực thẳm của sự sụp đổ. Trên cơ sở đó Bộ thống soái đề ra khẩu hiệu biến thành phương châm hành động là “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Bộ Chính trị đưa ra quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975. Quân dân ta như trảy hội non sông, nô nức tiến tới mục đích cuối cùng. Kế tiếp chiến dịch Huế – Đà Nẵng đại thắng ta tiến hành chiến dịch quyết chiến chiến lược Hồ Chí Minh để giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh được mở ra ngày 26/4/1975. Địch ở đây có 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, 2 lữ đoàn dù, 3 liên đoàn biệt động quân cùng các quân binh chủng, các lực lượng bảo an, dân vệ, cảnh sát, phòng vệ dân sự…tổ chức phòng thủ vòng ngoài, ven đô và nội đô. Ngày 26/4 ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ năm hướng gồm 15 sư đoàn. Hướng bắc Quân đoàn l đánh vào phía bắc Bộ tổng tham mưu địch. Hướng tây-bắc Quân đoàn 3 đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất và sở chỉ huy hành quân của Bộ tổng tham mưu địch. Hướng đông –nam, Quân đoàn 2. Hướng bắc, Quân đoàn 4. Hướng tây-nam, Đoàn 232. Các quân binh chủng hùng mạnh dầy dạn kinh nghiệm gồm pháo binh, cao xạ, tên lửa, xe tăng thiết giáp, công binh, thông tin, vận tải, đặc công, biệt động, bộ đội địa phương và dân quân du kích đều được tập trung vào trận đánh lớn này. Các đơn vị đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu trên các hướng. 17 giờ ngày 26/4 ta phát lệnh chiến đấu. Chiến dịch bắt đầu. Để thực hiện quyết tâm giải phóng Sài Gòn, mưu kế của ta là tổ chức một hình trận vây tròn 4 mặt Sài Gòn, đánh từ ngoài vào trong. Hình thế dàn trận, bày binh bố trận là bóp chết địch, không cho nó chạy thoát.

    Từ 26 đến 28 tháng 4 ta đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài vững chắc của địch. Chúng chống lại rất quyết liệt và cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, nhưng là cơn dãy chết cuối cùng. Ta đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng như Nước Trong, Long Bình, Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Thị xã Bà Rịa, Thành Tuy Hạ, Đồng Dù, Thị xã Hậu Nghĩa, cắt đứt hoàn toàn đường 4 từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây, chế áp và làm tê liệt các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hoà. Ta chiếm được vùng ven với ngun ngút khí thế tiến công. Sáng 30/4 ta tiến hành tổng công kích vào nội thành. Các mũi tiến công đều theo nhiệm vụ tiến đánh các mục tiêu được xác định. Các đoàn đặc công, biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích cùng phối hợp chiến đấu. Nhân dân, công nhân, sinh viên, trí thức đều hưởng ứng nổi dậy chiến đấu ngăn chặn không cho địch phá huỷ nhà máy và gọi địch ra hàng. Quân đoàn 2 tổ chức một cụm cơ động thọc sâu gồm xe tăng, xe bọc thép và bộ binh được đặc công yểm hộ qua các cầu và du kích dẫn đường, vượt qua các chốt đề kháng của địch, nhanh chóng tiến đánh dinh Độc Lập, buộc nội các Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện. Lá cờ giải phóng được cắm cao trên nóc dinh Độc Lập.

    Miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Ước mơ của Hồ Chủ tịch được thực hiện. Nhân dân Sài Gòn nô nức ra đường hoan nghênh bộ đội. Thành phố hầu như nguyên vẹn, nhân dân được bình yên vô sự. Đó là văn hoá quân sự của cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta. Nước nhà được thống nhất, đại đoàn kết toàn dân để xây dựng một cuộc đời mới độc lập tự do, xây dựng một nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển.

    Chiến thắng Sài Gòn thể hiển tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do, tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc ta, trí thông minh sáng tạo của dân tộc ta, sự lãnh đạo tài tình có trí tuệ của Đảng ta đã tập hợp được sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân; lấy chính trị tinh thần làm cơ sở cho chiến đấu; tiếp thu và phát huy truyền thống tinh hoa của Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa v.v… của tổ tiên ta.

    Học thuyết quân sự Việt Nam là chiến tranh nhân dân 3 thứ quân, 2 phương thức tác chiến. Tính chất chiến tranh là chính nghĩa chống xâm lược. Trường phái quân sự Việt Nam là “dĩ đoản chế trường”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy thế thắng lực”. Đó là điểm đặc sắc của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.

    Tư tưởng quân sự Việt Nam lấy dân làm gốc, lấy tiến công làm chính, lấy chủ động cơ động lám hành động; lấy tập trung phân tán lám cách đánh. Nghệ thuật quân sự Việt Nam lấy mưu cao nhất là mưu lừa địch, kế hay nhất là kế điều địch, thế tốt nhất là thế chia cắt địch; đánh bằng mưu kế; thắng bằng thế thời.

    Ngày nay chúng ta tiếp tục phát huy sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương.Được kí kết tại Thành Phố Genève của Thụy Sỹ. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

    Ngày 8/5/1954, Hội nghị Genève bắt đầu thảo luận vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn chính phủ ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn bước vào hội nghị với tư thế là đại biểu cho một dân tộc chiến thắng. Trong phiên họp ngày thứ hai (ngày 10/5/1954) trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đã tuyên bố lập trường căn bản của chính phủ và nhân dân ta là hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lập trường chính nghĩa và những điểm cụ thể nêu lên làm cơ sở cho việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được nhân dân tiến bộ Pháp và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới nhiệt liệt đồng tình và ủng hộ. Ngược lại các thế lực đế quốc và hiếu chiến Pháp hết sức lúng túng, bị cô lập trong âm mưu phá hoại hội nghị Genève nhằm kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương. Trải qua 26 phiên họp toàn thể và hạn chế, hội nghị đã thảo luận 4 vấn đề chính :

    Vấn đề ngừng bắn cùng một lúc trên toàn cõi Đảng.

    Vấn đề liên quan giữa hai mặt chính trị và quân sự.

    Vấn đề quyết định khu vực tập kết của quân đội hai bên.

    Vấn đề kiểm soát việc thi hành hiệp định đình chiến.

    Ngày 18/6/1954, chính phủ Pháp do Laniel làm Thủ tướng, một chính phủ ngoan cố và phản động bị đổ, chính phủ mới Mendès France lên làm thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao chủ trương thương lượng trực tiếp với Chính phủ ta để đi đến một giải pháp hy vọng cứu vãn được ít nhiều uy tín và danh dự của nước Pháp. Phái đoàn chính phủ Pháp đã có những đóng góp tích cực hơn, góp phần đưa hội nghị Genève tiến tới một bước mới.

    Thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và xu thế chung giải quyết các vấn đề tranh chấp của thế giới bằng thương lượng, Việt Nam đã chấp thuận giải pháp mà hội nghị đã thỏa thuận.

    Ngày 20/7/1954, tại Genève chính phủ Pháp phải ký kết hiệp định đình chiến với ta. Chính phủ Pháp cùng với các nước tham dự hội nghị tuyên bố : "Mỗi nước tham gia hội nghị và toàn vẹn lãnh thổ của những nước trên (tức Việt Nam, Lào, Campuchia) và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó". Hai bên phải ngừng bắn, tập kết quân đội về hai vùng, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến. "Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là ranh giới về chính trị và lãnh thổ".

    Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào 3 nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được gia nhập những khối liên minh quân sự và không được để các nước khác dùng lãnh thổ của mình để gây lại chiến tranh hoặc phục vụ mục đích xâm lược. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước. Cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của Uủy ban quốc tế (gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canada do Ấn Độ làm chủ tịch). Trách nhiệm thi hành hiệp định Genève thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tiếp nhiệm vụ của họ. Đế quốc Mỹ không ký vào bản tuyên bố chung của hội nghị, mà đã ra một tuyên bố riêng cam kết tôn trọng hiệp nghị Genève về Đông Dương.

    Tuy còn những hạn chế, nhưng hiệp định Genève cùng chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ ở Đông Dương. Pháp phải rút quân viễn chinh về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam đã được mở ra thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
    em nên chú ý, khi đưa câu hỏi lên thì nên đưa chi tiết và nên online thường xuyên thì mọi người mới giúp em được. Kiểu này là đem con bỏ chợ.
    Muốn làm lịch thì dùng word để soạn lịch, rồi add nó vô hình!!! :)
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Top Bottom