thichtruyen
Tương tác
932

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • perseid-meteor-shower-andres-nieto-porras-flickr-cc-by-sa-2-b3d7f.jpg

    Mallorca, Tây Ban Nha.
    150813meteor01-219a0.jpg

    Mưa sao băng rơi Perseids tại Villadiego thuộc tỉnh Burgos, phía Bắc Tây Ban Nha.
    150813meteor10-219a0.jpg

    Hình ảnh một chú bò tót tại Cordoba, Tây Ban Nha đang ngắm sao băng rơi. Một số người theo đạo đã ví trận mưa sao băng Perseids như "những giọt nước mắt của thánh Lawrence - một trong bảy phó tế của thành Roma thời cổ đại".
    150813meteor11-219a0.jpg

    "Mưa sao băng" trên bầu trời tỉnh Obanos, miền Bắc Tây Ban Nha.
    150813meteor02-219a0.jpg

    Nhiếp ảnh gia đã may mắn "chộp" được khoảnh khắc một vệt sao băng vụt sáng trên bầu trời ở khu tàn tích nhà thờ Thánh Ilia Roman, gần thị trấn Pirdop thuộc Bulgaria.

    150813meteor07-219a0.jpg

    Vệt sao băng này "du lịch" qua khu tàn tích nhà thờ Thánh Ilia Roman
    150813meteor03-219a0.jpg

    Vệt sao băng "lướt" trên bầu trời gần ngọn núi Smetovi thuộc Bosnia.
    150813meteor06-219a0.jpg

    Hình ảnh được chụp tại làng Rievaulx gần Helmsley, North Yorkshire, Anh.

    150813meteor12-9ad48.jpg

    Cảnh tượng ngoạn mục của một số vệt sao băng trên bầu trời ở Gloucestershire, Anh
    150813meteor08-219a0.jpg

    Những vệt sao băng được "ngưng đọng" trên bầu trời Sieversdorf thuộc miền Đông nước Đức.
    150813meteor09-219a0.jpg

    Sao băng "bay bay" trên bầu trời tại khu vực giải trí quốc gia thuộc dãy Spring, Nevada, Mỹ.
    Chúa Trời đứng một mình – nhưng quỷ sứ thì trái lại, nó tìm tới hội đoàn, nó nhiều vô kể
    Henry David Thoreau
    thichtruyen
    thichtruyen
    Winners make it happen; losers let it happen.
    Người chiến thắng khiến cho sự việc xảy ra; kẻ chiến bại để sự việc xảy ra.
    thichtruyen
    thichtruyen
    Our greatest glory is not in never failing, but in rising up every time we fail.
    Sự vẻ vang lớn nhất của chúng ta không phải nằm ở chỗ chưa bao giờ bị thất bại mà nằm ở chỗ vươn lên mỗi khi thất bại.
    thichtruyen
    thichtruyen
    Friends are glued together with little kindness.
    Bạn bè được kết dính với nhau bằng sự ân cần nho nhỏ.
    @[911527:@Sayuri_chan]
    Kabbalah – hệ thống bí giáo Do Thái

    aa-Kabbalah-9-9-10.jpg


    Cây sự sống Kabbalah









    Kabbalah là thuật huyền bí của đạo Do Thái cổ đại, có nghĩa là “điều được tiếp nhận” ám chỉ khẩu truyền bí mật được thầy truyền lại cho trò. Từ này được Ibn Babirol, một triết gia Tây Ban Nha dùng để gọi những bài giảng khó hiểu, huyền bí, sau đó được dụng gọi tất cả các thuật huyền bí Do Thái.

    Nguồn gốc của Kabbalah
    Theo truyền thuyết, Thiên Chúa dạy Kabbalah cho các thiên sứ. Sau vụ Sa ngã Kabbalah lại được dạy cho Adam để loài người có đường trở về Thiên Chúa, truyền qua Noah (vụ Đại Hồng Thủy), Abraham và Moses, sau đó truyền lại cho 70 Trưởng lão. Những tri thức của Kabbalah có vẻ ảnh hưởng của thuyết Ngộ đạo và học thuyết của Plato.

    images
    images


    Tài liệu Kabbalah lâu đời nhất được tìm thấy trong truyền thống của các nhà huyền bí Merkabah (100 TCN – 1000 SCN). Merkabah có nghĩa là “Xe ngựa ngai vàng của Thiên chúa”, ám chỉ xe ngựa trong nhãn giới của Ezekiel. Mục đích của các nhà huyền bí này là bước vào thế giới ngai vàng, thế giới này sẽ đến được sau khi đi qua 7 dinh thự trên trời. Merkabah được gọi là thuật huyền bí pháp sư do kỷ luật ăn chay, nhẩm đọc thánh ca và cầu nguyện liên tục để đạt đến trạng thái xuất thần.

    Nguồn gốc lịch sử của Kabbalah thật sự tập trung trong sách Sefer Yetzirah (sách Sáng tạo), trình bày thảo luận về vũ trụ học, nguồn gốc vũ trụ. Sách cho rằng Thiên Chúa sáng tạo thế giới bằng 32 con đường thông thái, biểu trưng trong 10 sephirot và 22 chữ cái Do Thái cổ. Sephirot ám chỉ các chữ số ban đầu, được giải thích là dựa trên sự sắp xếp của thực thể. Sephira đầu tiên xuất phát từ Thượng Đế và ít nhất có 3 chữ số tiếp theo sau. Phần còn lại tượng trưng cho chiều kích không gian. Chúng cùng hợp thành một thể thống nhất. Hai mươi chữ cái và âm tiết tạo thành nền tảng của vạn vật.

    Sách Sefer ha-Zohar (sách Huy Hoàng) mô tả Thiên Chúa như Ein Sof (không có kết thúc), không thể nhận biết người được cũng như không thể mô tả được. Thiên chúa tạo thành thế giới từ chính bản thân. Mục tiêu của nhân loại là phải thực hiện sự kết thông với Thần Thánh. Vạn vật được phản ánh trong một thế giới cao hơn và không có gì có thể tồn tại độc lập với vật khác. Vì thế, nhân loại bằng cách nâng cao linh hồn của mình để kết hợp với Thiên Chúa thì đồng thời cũng nâng những thực thể khác trong vũ trụ.

    Sephirot là thuộc tính cảu Thiên Chúa, là ngôn ngữ thay thế Thiên Chúa. Chúng hình thành hình ảnh chính trong Thiền Định, suy ngẫm Cây đời sống và luyện tập Kabbalah. Cây Sự Sống cho thấy dòng dõi Thần thánh trong thế giới hữu hình và con đường con người có thể đến gặp thần thánh trong khi vẫn còn trong xác phàm. Mọi Sephirah là một mức kiến thức đạt được. 7 Sephirah thấp hơn (Chủ quyền, Nền tảng, CHịu đựng, Uy nghi, Vẻ đẹp, Thương yêu- Tử tế và Phán đoán) tương ứng với 7 trung tâm khí nằm dọc theo cột sống trong cơ thể con người (So sánh với Chakras), và 3 Sephirot trên cùng – Hiểu biết, Thông thái, Khiêm nhường – là những bước huyền bí để kết hợp với Thiên Chúa. Ngoài ra còn có Daath – một biểu tượng tiềm ẩn (một mã số bí mât) chứa tất cả bộ nhớ của vũ trụ sự vật.

    Sephirah được chia thành 4 phần cai quản Bốn thế giới cấu thành vũ trụ: Atziluth, thế giới nguyên mẫu, từ thế giới này rút ra mọi hình thức biểu hiện. Briah, thế giới tạo thành trong đó các ý tưởng nguyên mẫu trở thành mẫu; Yetzirah, thế giới hình thành thể hiện các mẫu. Assiah, thế giới vật chất.

    Chữ Do Thái cổ có các thuộc tính và giá trị số học tương ứng khi được suy ngẫm, kết hợp tinh thần và thể xác, giúp nhà huyền bí tiếp xúc với các trình độ hiểu biết cao hơn. Suy ngẫm chữ là suy ngẫm về tất cả Sự Tạo thành và giúp cá nhân đạt đến tổng thế.



    189225_537910292901861_2042512517_n.jpg



    Cây Sự Sống
    Kabbalah là gì?



    Kabbalah là một hệ thống phương pháp kỷ luật và trường phái tư tưởng bí truyền của người Do Thái cổ. Kabbalah là một tập hợp các giáo lý giải thích mối quan hệ giữa sự bất biến, vĩnh hằng, cái chết và sự sáng tạo của Chúa. Bên cạnh những lời giải thích về sự tồn tại và tìm kiếm bản thể, Kabbalah cũng đưa ra những phương pháp để đạt tới bản thể hay còn gọi là “chứng ngộ tâm linh”. Những giáo lý này, thậm chí còn được các tổ chức thuộc Do Thái giáo dùng để giải nghĩa và nghiên cứu kinh điển của tôn giáo này.Theo các Zohar, đây là một văn bản mang tính chất nền tảng tư tưởng cho những suy tưởng được ghi chép trong Thánh Kinh Do Thái, được nghiên cứu theo 4 cấp độ:

    Peshat (tiếng Do Thái: פשט lit “đơn giản”.): Trực tiếp giải thích ý nghĩa.
    Remez (tiếng Do Thái: רמז lit “gợi ý ”): tỷ dụ ý nghĩa (thông qua ám chỉ).
    Derash (tiếng Do Thái: דרש từ Dt darash “tìm kiếm thông tin”) thông qua việc giải nghĩa các hình tượng
    Sod (tiếng Do Thái: סוד lit “bí mật” hoặc “bí ẩn”.):, Bên trong bí truyền (siêu hình) ý nghĩa, thể hiện trong phép thần thông.

    Trong Kabbalah có nhắc đến Cây Sự Sống như một biểu tượng của Con người và Sự Tồn Tại. Mỗi Đại Thiên thần cai quản một vị trí trên cây sự sống này. Nó bao gồm Metatron chịu trách nhiệm Kether (= “crown”), Ratziel – Chokmah (= “wisdom”), Tzaphiel – Binah (= “heart”), Tzadqiel – Chesed ( = “kindness love”), Khameal – Ge-burah ( = “judgement) , Raphael – Tipareth (= “Spirituality”) , Haniel – Netzach ( = “Eternity”), Micheal – Hod ( = “Majesty”) , Gabriel – Yesod ( = “Sexuality”) , và Sandalphon – Makuth ( = “God’s creation)

    Tree of Life (Cây Sự Sống) là một ma trận liên kết của 10 điểm khởi nguồn linh thiêng được Chúa tạo ra, duy trì và chỉ đạo tất cả thế giới. Giống như Chúa, CÂY có mặt ở khắp nơi, và tồn tại muôn đời, vượt qua thời gian. Các hóa thân của CÂY được gọi là Sefirot ( số ít là : Sefirah), và thông qua các Sefirot, quyền năng của Chúa được biểu lộ và ban phát tới cho chúng ta. Đó là “bài hát mà Chúa hát” – trích lời Jason Shulman. Tree là 1 đồ hình 3 chiều : mỗi một Sefirah chứa toàn bộ CÂY. Cây Sự Sống tạo ra những thứ đang xảy ra trong thực tế, duy trì toàn bộ thế giới trong mỗi một thời điểm và mọi thời điểm, chỉ lối và nắm giữ mọi thứ với quy luật vũ trụ và Dòng chảy dồi dào vĩnh viễn (Shefa)

    Cây Sự Sống miêu tả kinh nghiệm sống của chúng ta được thể hiện như thế nào thông qua một bức tranh hiện thực. CÂY là 1 kế hoạch của toàn bộ cuộc đời. Trong khi CÂY xuất hiện trong các hình vẽ 2D, nhưng nó thực ra là 1 vũ trụ nhiều góc độ bao gồm Những Cây Sự Sống trong Các Cây Sự Sống, mỗi một nút thắt liên kết chặt chẽ với nhau. Nó là sợi ngang và sợi dọc dệt nên Mảnh Vải Của Sự Sống. Bởi vì khả năng nhận thức giới hạn của chúng ta tới đằng sau sự tồn tại của mặt phẳng thực chất, thật là khó để hình dung ra CÂY thực sự rộng lớn như thế nào và sự toàn bộ ảnh hưởng bao quanh của nó trên mọi lĩnh vực. Cây Sự Sống là 1 bản đồ cho chuyến du ngoạn của linh hồn/con người và là kinh nghiệm đối với ý thức giác ngộ. Đó là 1 hình vẽ giải thích việc làm thế nào CÁI KHÔNG CÓ GÌ trở thành MỌI THỨ , cuối cùng trở thành những thứ vật chất , và ngược lại , làm thế nào những thứ vật chất cuối cùng trở thành MỌI THỨ mà sau đó nó trở thành CÁI KHÔNG CÓ GÌ. Toàn bộ thời gian, từ quá khứ, hiện hại và tương lai.. chúng ta ở đâu đó trong CÂY, đang trải nghiệm ở 1 thời điểm, sau đó di chuyển tới một thời điểm khác cùng lúc tới vị trí khác ở trên CÂY. Đó là 1 hành trình cá nhân, và nó cũng là 1 hành trình chung nhất. Đó là hành trình để hiểu bản thân, hiểu mối quan hệ của chúng ta, và hiểu hành tinh và vũ trụ trong mối quan hệ với TẠO HÓA. Cây Sự Sống là 1 dạng khác nhau của những khía cạnh trong cuộc sống được sinh ra trên mỗi Path, bắt đầu ở KETER và kết thúc ở Malkuth


    Tại sao phải nghiên cứu Kabbalah

    Nghiên cứu về Kabbalah và Tree of Life đã từ rất lâu rồi. Bản text phổ biến đầu tiên được công nhận về Tree of Life ( Sefer Yetzirah ), được viết vào năm 400, nhưng những lời thuyết giảng được cho là quay trở lại Abraham. Truyền thống này không chỉ đứng vững qua sự thử thách của thời gian, những lời dạy về CÂY cùng với hình thái của nó tạo nên 1 dạng thực thể tồn tại luôn luôn thay đổi

    – Tree of Life dậy chúng ta về mối quan hệ, đó là toàn bộ mục đích của ĐẤNG SÁNG TẠO. Thêm vào đó, nó là một bản đồ của ý thức thể hiện mối quan hệ giữa chúng ta và những nơi trên thiên đường

    – Tree of Life là một hóa thân vĩnh của các nguyên tắc của Chúa, nó tồn tại và bắt nguồn từ trong mỗi nhân cách cá nhân đặc biệt của mỗi con người. Mỗi con người là một Tree of Life : chúng ta đều có sức mạnh hoặc đặc trưng tương ứng với Sefirot linh thiêng. Khi ta ngồi xuống và suy nghĩ sâu hơn về sức mạnh bên trong linh hồn mình, ở nơi sâu nhất trong đó có thể là nơi nhận thức được các khía cạnh cảu Sefirot. Ngược lại, theo đuổi và suy ngẫm dựa trên Sefirot dạy chúng ta về hiểu về bản chất của chính mình. Ví dụ : để đạt được tới khả năng tinh thông, thành thạo hoặc ngắm tới mục tiêu cần đạt được trong thế giới này, đó là những đặc trưng của Netzach. Con người càng có nhiều nguyện vọng giống với đấng linh thiêng, hoặc cao hơn là càng nhiều ý được thỉnh cầu và được chỉ lối, thì Netzach biểu lộ càng nhiều. Những tích lũy ở trong Netzach có thể hữu ích trong việc duy trì nỗ lực của chúng ta và khát vọng trong nghề nghiệp, các mối quan hệ,.. bởi vì Netzach là chiến thắng.

    – Khi đã quen thuộc với Tree of Life, chúng ta bắt đầu cảm nhận nó như là 1 áng sáng vinh quanh vẫy gọi chúng ta tới gần hơn với Chúa. Đồng thời, ánh sáng thần linh của Tree là sự kêu gọi với Chúa, là suối nguồn chúc phúc, và cũng là 1 cấu trúc để hỗ trợ chúng ta đứng trên Trái Đất

    Cấu trúc của Tree of Life

    Cấu trúc của Tree of Life có thể hiểu bằng nhiều cách khác nhau bằng nhóm các Sefirot thành các nhóm nhỏ với nhau dựa trên từng trường hợp. Những nhóm quan trọng nhất đó là nhóm 3 cột nói về : độ nghiêm trọng (sefirot 3, 5 và 8), trạng thái cân bằng (sefirot 1,6,9 và 10) và lòng khoandung ( sefirot 2, 4 và 7); và 3 tam giác chính : tam giác siêu nhiên (sefirot 1, 2 và 3), tam giác đạo đức ( sefirot 4,5 và 6) và tam giác chiêm tinh (sefirot 7, 8 và 9). Cũng đáng để chú ý tới 7 mặt phẳng sơ đồ và sự tương ứng giữa sefirot và chakras của huyền học phương Đông

    Nhìn vào sơ đồ có thể thấy được nó bao gồm 3 cột, mỗi sefia có thể hoặc là phủ định ( hạn chế, thụ động và phá hoại), hoặc là cân bằng hay khẳng định ( mở rộng, chủ động và xây dựng ) tùy thuộc vào có hay không việc nó nằm trên các cột của mức độ nghiêm trọng, trạng thái cân bằng ( đôi khi là ôn hòa) hoặc lòng vị tha.Quan trọng 1 điều đó là không có sự phán xét ẩn trong “ tiêu cực” và “ tích cực”, không phải là tốt hơn hay xấu hơn so với cái còn lại. Thêm vào đó, tội lỗi là từ đồng nghĩa với mất cân bằng (được tìm thấy trong sơ đồ của quỷ Tree of the Qelippot), làm nổi bật sự sức sống, bổ sung thêm vào bản chất của các cột

    Bản thân mỗi một sefira đều có cả 2 mặt của sự tích cực và tiêu cực : Đó là, nó là tiêu cực hoặc tiếp nhận mối quan hệ với sefira trước nó và tích cực hoặc truyền dẫn mối quan hệ này tới sefira kế tiếp. Ví dụ : Tifereth là tiêu cực của Geburah vàn tích cực của Netsach. Với những sefira cô lập, Kether có thể được coi là hoàn toàn tích cực hoặc nam tính và Malkuth hoàn toàn tiêu cực và nữ tính ( nhắc lại một lần nữa là không có giá trị phán xét ngầm nào ở đây cả ), và chúng không có sefira trước hoặc sau tương ứng. Tuy nhiên, như có thể thấy trong phần sắp tới về Four Worlds, “ Malkuth là 1 thế giới mà Kether là thế giới tiếp theo”, ngay cả sefirot này có thể được suy xét theo 2 khía cạnh

    Cũng có những mặt tích cực – tiêu cực khác trong các mối quan hệ của sefirot. Ví dụ, sefirot cùng chung cột có thể được xem là quan hệ lẫn nhau. Do đó, Chesed có thể được xem như là tiêu cực của Chokmah và là tích cực của Netsach. Sefirot ở phần giữa cột cũng có thể có 1 cảm giác cân bằng mạnh mẽ, mỗi một cái là 1 sự cân bằng hoặc là điểm quyết định của 1 hoặc nhiều hơn trong nhóm kép 3 ( Chokmah – Binah, Chesed – Geburah và Netsach – Hod) mà dễ dàng nhìn thấy ở giữa những cột bên cạnh ngoài

    Ngoài ra, còn 3 lời dạy về giác ngộ tương ứng với mức độ cân bằng, trạng thái nghiêm trọng và lòng vị tha là tự kiểm soát, tự tìm hiểu và tự thực hiện

    Mỗi một nút trên Tree of Life có 5 cấp độ nhận thức và 1 cái tên cho mỗi cấp độ. 5 cấp độ cho 1 trong 10 nút là 50 cánh cửa dẫn tới kiến thức. Càng nhiều hiểu biết về kabbalah, ta càng có thể hiểu sâu hơn về xướng âm và chính nó sẽ tăng cường dòng chảy của năng lượng tâm linh trong cơ thể bạn, vật chất và linh hồn.

    10 cái tên đầu tiên là tên của Chúa, cho ta thấy 1 phương diện trên mặt của Người khác với sự tồn tại của mỗi hành tinh. Thứ 2 là các sefirot, linh hồn của các dải ngân hà, hoặc là những hành tinh tự tồn tại. Thứ 3 là tên của các Archangel ( Tổng thiên thần ), người nắm trong tay trật tự vũ trụ và thế giới của các linh hồn .Thứ 4 là các loại thiên thần phụ tá hiển hiện, và thứ 5 là là tên của: các biểu hiện vật chất / thoát tục , hoặc là sự thông minh của các linh hồn hành tinh. Cột đầu tiên là tên của Chúa, và đó chinh là xướng âm. Cột thứ 2 chính là cột dịch nghĩa để giúp hiểu. Những cái phiên dịch dưới đây là hoàng toàn không đấy đủ cho sự hiểu biết sâu sắc về những sự huyền bí trong vũ trụ. Đó chỉ là những cái cho người mới bắt đầu nắm bắt được bước đầu tiên của kabbalah.

    Tổng hợp từ nguồn: Siêu Tâm Thức fanpage và Tarot huyền bí
    ĐỊNH DẠNG VỚI CÁI “VÔ NGÔ :p
    Hải Đường Tĩnh Nguyệt


    Theo đạo Phật, cái ngã, cái “tôi” là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn, luôn luôn thay đổi, sinh diệt. (Wiki)

    Bạn có biết một trong những nguyên nhân chúng ta luôn đau khổ là gì không? Câu trả lời của tôi có thể khiến bạn ngạc nhiên. Chúng ta đau khổ là vì chúng ta luôn định dạng bản thân mình.

    Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên và hỏi “Bác sĩ Puff , ý của ông là sao?” Để tôi giải thích nhé. Bắt đầu lại từ đầu để giải thích nó. Bạn hãy đi đến công viên nơi có nhiều trẻ em ở các độ tuổi khác nhau và quan sát chúng. Những đứa trẻ nhất mà bạn thấy được sẽ chơi đủ trò ngốc nghếch, và bọn nó chẳng màng đến mấy đứa khác nghĩ gì về mình, cũng chẳng thèm quan tâm người lớn sẽ nói gì. Nhưng dần dà thời gian trôi đi, và chúng sẽ bắt đầu nói, “Ừm, cô ấy sẽ nghĩ gì về mình nhỉ? Bọn bạn sẽ nói gì về những việc mình đang làm bây giờ? Chúng sẽ nghĩ gì về bộ đồ mình đang mặc hoặc những gì mình đang nói?”

    Thời gian dần trôi và chúng sẽ bắt đầu định dạng cái “tôi” của bản thân, nói rằng “ Đây là tôi và tôi như thế này là do cái cách mà những người khác đối xử với tôi. Tôi phải rất dễ thương vì người khác bảo rằng tôi dễ thương, tôi phải rất thông minh vì họ khen tôi sáng dạ, tôi phải rất vui tính vì ai cũng cười trước những trò đùa của tôi.”

    Chúng ta bắt đầu định dạng bản thân với cách mà người khác suy nghĩ về chúng ta và cái mà chúng ta nghĩ về bản thân trở thành chính con người chúng ta. Chúng ta trở thành những con người theo ý muốn của người khác và để các mối liên hệ giữa bản thân với người ngoài định hình chúng ta, và rồi phát triển cảm nhận về bản thân theo hướng này, nhưng chính cái này lại làm chúng ta đau khổ. Chúng ta đau khổ là bởi vì đôi lúc chúng ta không thích cái định dạng mà người khác gán cho mình. Chúng ta cũng không thích người khác bất mãn với mình và trong cuộc sống này, có mấy ai sống mà không có lấy một người bất mãn hoặc không thích mình chứ?

    Để tôi đưa ra ví dụ minh họa cho chuyện này. Nhiều năm về trước, tôi có cơ hội đi tới Ấn Độ và viếng thăm mẹ Teresa đang làm việc ở đó và quan sát bà. Bà là một người phụ nữ xinh đẹp làm rất nhiều việc vĩ đại cho thế giới này và khi chúng ta nghĩ về những con người lương thiện, tuyệt vời nhất, chúng ta thường nghĩ về mẹ Teresa. Nhưng bạn có biết, ở thời ấy có những người rất ghét bà. Họ muốn bà chết. Và họ dùng quyền lực của mình để lấy mạng sống của bà, để chấm dứt nhiệm kỳ bà đang làm ở Ấn, nơi mà giờ đây mọi người tưởng niệm bà như một vị thánh vĩ đại. Thế cho nên dù ta có cố gắng như thế nào thì vẫn có người không chấp nhận ta. Mỗi ngày trên báo đài vẫn đăng đầy những tin về những người rất thành công trong cuộc sống nhưng lại đang ở trung tâm cai nghiện rượu và thuốc. Tại sao chuyện này lại xảy ra? Đó là bởi vì mặc dù họ đạt được mọi thứ nhưng họ vẫn không cảm thấy hạnh phúc bên trong, họ vẫn đang vật lộn với sự bất mãn của bản thân. Thế giới có thể yêu họ, mến họ, nhưng nếu họ không yêu bản thân mình thì tất cả sẽ là vô nghĩa.




    Tôi là ai?

    Vấn đề ở đây là chúng ta đặt nặng quá, quá nhiều trọng lượng vào cái mà chúng ta gọi là “bản ngã” (tức cái tôi). Câu hỏi đặt ra là, và đây chính là cái khiến mọi thứ phức tạp hơn “Cái bản ngã ấy, nó “thật” đến mức nào”? “Mức độ lâu dài của cái mà chúng ta gọi là bản ngã là bao lâu?” Ý tôi là chúng ta luôn thay đổi. Vị giác chúng ta thay đổi, loại sách chúng ta đọc thay đổi, và ngay cả người mà chúng ta thích, chọn lựa để chơi cùng thay đổi. Tính cách chúng ta cũng thay đổi và cả nhiều thứ khác về bản thân nữa, vậy mà chúng ta vẫn luôn bám vào cái gọi là “bản ngã” ấy: Đây chính là tôi, đây chính là tôi. Nhưng thật sự đó là trường hợp của “Đây là tôi ngay tại lúc này.” Chúng ta luôn thay đổi vậy thì tại sao chúng ta lại phải bấu víu vào cái “bản ngã” ấy và mặc định rằng nó sẽ không thay đổi? Khi chúng ta làm như thế cũng là lúc chúng ta tự hành hạ bản thân mình, bởi vì khi chúng ta quá bám víu vào cái bản ngã ấy, chúng ta bắt đầu quan tâm về những gì người khác nghĩ. Nếu người khác thích cái bản ngã chúng ta tự định dạng ngày hôm nay, chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, nhưng nếu ngày mai lại có người bất mãn với cái định dạng đó thì chúng ta lại cảm thấy tồi tệ. Đây chính là yếu tố lưỡng cực, lên và xuống. Cảm xúc chúng ta lên xuống dựa vào suy nghĩ của chúng ta về bản thân mình, hoặc cách mà người khác nghĩ về chúng ta.

    Nếu chúng ta không định dạng cái bản ngã ấy, mà nó cũng không có thật thì chúng ta có thể tự do như những đứa trẻ kia, không màng đến người khác nghĩ gì về mình, chúng ta có thể tự do và sống cuộc sống riêng của mình. Và sau đó bắt đầu tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình vì chúng ta chẳng còn quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ và cố gắng làm theo để được sự đồng ý của họ. Chỉ làm những gì chúng ta thích làm tạo ra hạnh phúc bên trong ta, nhưng đồng thời chúng ta phải bỏ cái vị kỷ bên trong đi. Khi chúng ta còn trẻ, nó chỉ nắm được phần nào trong ta, nhưng khi chúng ta già rồi, nó sẽ làm tê liệt bản thân. Điều này có thể khó thay đổi được vì chúng ta được dạy qua bao năm trời là quan tâm đến những gì người khác nghĩ. Nhưng chúng ta có thể làm ngược lại một chút và càng nhiều cái một chút ấy thì chúng ta càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Chúng ta bắt đầu thay đổi từng bước nhỏ, có thể bắt đầu đơn giản bằng cách mặc bộ đồ mà chúng ta không thường mặc, mặc vì chúng ta thích thế. Bây giờ chúng ta phải cẩn thận một chút, bởi vì nếu không, chúng ta sẽ lại nhìn người khác và xem coi họ có thích hoặc không thích bộ đồ này, và nếu chúng ta cho họ quyền lực để làm điều đó thì chúng ta sẽ lại bị gò bó nữa. Chúng ta nên chơi với những người tốt tính và đáng yêu, hoặc ít nhất là chẳng để tâm quá nhiều tới những gì người khác nghĩ. Khi người khác chia sẻ ý kiến của họ với chúng ta, chúng ta cần cẩn thận chắc rằng nó tốt và tích cực, còn nếu không thì nên nói “Ồ, tốt thôi, nhưng mình không muốn nghe nó chút nào” Tôi biết rằng nhiều người thích nói về hành vi này nọ, nhưng nếu chúng ta cố gắng bỏ qua nó trừ khi nó tốt và tích cực, thì chúng ta có thể trở nên tốt hơn nhiều.

    Vậy nên, nếu chúng ta có thể sống một lần trong đời thì hãy giải phóng bản thân như những đứa trẻ ngoài kia và chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đẹp đẽ biết bao nhiều. Những sự thay đổi nhỏ ấy có thể dồn lại tạo nên một sự khác biệt lớn. Có lẽ, chiếc xe kế tiếp mà chúng ta mua sẽ không dựa trên những gì người khác nghĩ, có lẽ bộ đồ mà chúng ta sẽ mua tiếp theo sẽ dựa trên cái mà chúng ta thích mà không dựa vào những gì người khác muốn… Nếu chúng ta thật sự sống không gò bó, chúng ta có thể tự hỏi bản thân “Hở, cái gì nghe có vẻ thú vị giờ nhỉ? Nó không làm hại đến ai, và nó cũng không làm hại tới mình, vậy tại sao mình không làm? Tại sao mình không ra ngoài tắm mưa? Tại sao mình không ra ngoài đi bơi? Tại sao mình không hát to khi tắm? Nếu chúng ta không làm tổn thương người khác và không làm tổn hại bản thân thì có lẽ chúng ta sẽ sống một cuộc sống tự do hơn, bỏ đi cái bản ngã ấy và chỉnh là chính mình. Chúng ta có thể là chính mình mà không cần quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ. Bạn thấy những đứa trẻ chơi trong công viên rồi đấy, và bạn có thể giống như chúng, sống thoải mái mà không bận tâm đến những gì người khác nghĩ.

    Đây là vấn đề của sống thoải mái mà không bám víu vào cái tôi là ai, mà chỉ cần là chính bản thân mình.

    __________
    Mạn đàm về nhân duyên :p



    (Ảnh: epochtimes.com)

    Duyên phận là một khái niệm trừu tượng của văn hóa Trung Hoa truyền thống và Phật gia, đây là một phạm trù chỉ sự liên kết vô hình giữa người và người, là những khả năng và cơ hội gặp gỡ một cách tự nhiên. Theo văn hóa truyền thống của Trung Quốc, nếu như hai người thường xuyên gặp nhau một cách ngẫu nhiên, thì quan hệ giữa họ sẽ đặc biệt hơn so với những mối quan hệ khác.

    Phật gia có câu: Vạn vật trên thế gian đều bởi nhân duyên mà sinh, nhân duyên hội tụ thì sự vật tồn tại, nhân duyên tiêu tán thì sự vật diệt vong. Tất cả mọi thứ xuất hiện đều có lý do của nó, vậy nên đừng cảm thấy kỳ lạ! Trong Phật giáo cũng thường xuyên nói đến vòng quay luân hồi, tích nghiệp nhân duyên. Mỗi sự việc mà từng người đã làm, mỗi một suy nghĩ đều sản sinh một thứ nghiệp lực. Nghiệp lực có phân thiện ác, mỗi một nghiệp lực đều có ảnh hưởng đối với con người, điều này được gọi là nhân quả.

    Duyên như gió thổi, đến là duyên, đi cũng là duyên.

    Đắc được cũng là duyên, chưa đắc được cũng là duyên.

    Trương Ái Linh có một giải thích rất hay về duyên phận: Trong trăm ngàn người, suốt trăm ngàn năm, không sớm cũng không muộn chỉ là gặp nhau đúng lúc, sau đó lại nói một câu: Hầy, anh cũng ngồi đây! Có lẽ loại duyên phận này cần phải trải qua mấy lượt luân hồi mới có được.

    Trung Quốc thời xưa, trong tư tưởng của Đạo gia có nói về “tính phận” và “thời ngộ”. “Tính phận” tức là “tiên thiên”, bản tính trời sinh của con người, phẩm hạnh cá nhân; “thời ngộ” tức là những cơ hội gặp gỡ, hay còn gọi là “cơ ngộ”. Quách Tượng khi làm bình chú cho cuốn “Trang Tử” đối với cơ ngộ của nhân sinh có sự kiến giải của riêng mình. Ông ta cho rằng mỗi người đều phải làm việc theo mục tiêu cá nhân và “tính phận”, mỗi một việc làm của cá nhân trong xã hội đều có ảnh hưởng đến người khác. Những mối ảnh hưởng đó kết hợp lại trong bản thân một người, điều đó đã trở thành “cơ ngộ” riêng của cá nhân đó. Ông nêu một hình ảnh ví dụ, mỗi người đều là một cái bồ cào, lại là một người bắn tên; mỗi một người vừa là mục tiêu của người khác, cũng có thể vừa lựa chọn mục tiêu cho mình. Điều này đã kéo theo những mối liên hệ phức tạp bên trong cho đến những tiếp xúc bên ngoài đều là nhân tố của duyên phận.

    Có một câu chuyện như thế này:

    Ngày xưa, có một người hỏi một vị ẩn sĩ: “Duyên phận là gì?”.

    Ẩn sĩ suy nghĩ một lát rồi nói: “Duyên là mệnh, mệnh là duyên”.

    Người này nghe rồi vẫn thấy mập mờ chưa rõ, không hiểu được ý tứ bên trong là gì, sau đó anh ta đi hỏi một cao tăng. Cao tăng nói: “Duyên là sự tu luyện trong tiền kiếp”.

    Người này chẳng biết trong kiếp trước mình như thế nào, liền đi hỏi Phật tổ. Phật tổ không nói gì, dùng tay chỉ đám mây ở chân trời

    Người này nhìn thấy, mây bay cao rồi lại bay thấp, theo gió đi khắp đông tây, tự do phiêu đãng, ngay sau đó anh ta liền đốn ngộ: Duyên là thứ có thể gặp nhưng không thể cầu, duyên như gió, mà gió lại bất định. Mây tụ lại cũng là duyên, mây tiêu tán cũng là duyên.

    Sinh mệnh như mây, cuộc sống cũng như mây, cảm tình cũng như mây, danh lợi cũng như mây, thiên biến vạn hóa. Lúc mây khởi lên thì bành trướng cuồn cuộn, lúc ta đi thì lặng lẽ chậm rãi. Cảm tình cũng như mây tụ lại rồi tan ra, danh lợi cũng như vậy, duyên phận là ngọn gió chỉ có thể gặp mà không thể cầu.

    Thế gian có rất nhiều việc có thể cầu, riêng duyên phận thì khó cầu. Dòng người mênh mang, thế giới phù hoa, có bao nhiêu người có thể tìm được chốn quay về lý tưởng? Có bao nhiêu người có thể lựa chọn chính xác nhưng lại đứng nhầm thời gian và địa điểm? Có bao nhiêu người chờ đợi nhưng rồi bỏ mất cơ duyên tốt nhất?

    Con người không cách nào sửa đổi được mối duyên của mình, những thứ cốt lõi trong thâm căn cố đế rất khó để cải biến, vả lại những ảnh hưởng của hậu thiên có thể khiến người ta có những không gian biến hóa vô cùng, cuối cùng gây ảnh hưởng khi người ta ra quyết định trọng đại của cả một đời, con người phải cảm giác được những điều cần giữ, những điều cần bỏ, khi nào tiến khi nào lùi. Tiên thiên của con người đều có thiện tính, nếu như bất cứ sự việc gì đều có thể chiểu theo tính thiện ấy mà giải quyết, điều ấy sẽ đem đến cho vận mệnh những mối thiện duyên. Nếu không, thì họ dễ dàng kết những ác duyên. Từ đó, nó sẽ diễn biến thành những ân oán không ai hiểu được, tất cả cũng là vì một chữ “duyên” vậy.

    Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
    Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ:p


    Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú

    Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Nguồn gốc của ngày tết này gắn với một số truyền thuyết sau đây :

    Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên:

    Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông không chỉ là một trung thần mà còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần h.ãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lại bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

    Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam:

    Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa thì sâu bọ kéo đến ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

    Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

    Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết giết sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

    Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng.

    Ý nghĩa và phong tục ngày Tết Đoan Ngọ

    Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết giết sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ gọi là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Ngoài ý nghĩa đó, vào ngày này, nhân dân các vùng miền còn có những phong tục đặc trưng.

    Vào thời điểm này, nhiều loại trái cây đang vào mùa, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

    Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

    nhung-mon-an-thu-vi-trong-ngay-tet-doan-ngo-5.jpg


    Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được cắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

    Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

    Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy th.ì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

    1401680307-tet-doan-ngo.jpg


    Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.

    Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.

    (Sưu tầm)
    7 phương trình chi phối cuộc sống của chúng ta - Phần 1:p





    Ian Stewar , Đại học Warwick, Anh quốc

    Chuông đồng hồ báo thức reo. Bạn liếc nhìn cái đồng hồ. 6.30 sáng rồi. Bạn chưa trèo ra khỏi gi.ường ngủ, có ít nhất sáu phương trình toán học đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn rồi. Con chip nhớ lưu giờ trong cái đồng hồ của bạn không thể nào được nghĩ ra nếu như không có một phương trình quan trọng trong cơ học lượng tử. Giờ của nó được lập bởi một tín hiệu vô tuyến chúng ta sẽ không bao giờ dám mơ tới phát minh ra nếu không có bốn phương trình điện từ học của James Cleck Maxwell. Và bản thân tín hiệu báo thức truyền đi theo cái gọi là phương trình sóng.

    Chúng ta sống trôi nổi trên một đại dương ẩn của những phương trình. Chúng tác dụng trong sự đi lại, trong hệ thống tài chính, sức khỏe, trong phòng chống và phát hiện tội phạm, trong truyền thông, thực phẩm, nước, đun nấu và thắp sáng. Bước vào vòi tắm là bạn hưởng thụ từ phương trình dùng để điều chỉnh nguồn cấp nước. Bữa sáng ngũ cốc của bạn có từ những cánh đồng được gieo trồng với sự hỗ trợ của các phương trình thống kê. Lái xe đi làm thì thiết kế khí động lực học của chiếc xe của bạn một phần là nhờ các phương trình Navier-Stokes mô tả những dòng không khí chuyển động phía trên và xung quanh nó như thế nào. Bật hệ thống định vị trên xe một lần nữa liên quan đến vật lí lượng tử, cộng với các định luật Newton về chuyển động và lực hấp dẫn, cái giúp phóng các vệ tinh địa tĩnh và lập quỹ đạo của chúng. Nó còn sử dụng những phương trình tạo số ngẫu nhiên để định thời gian tín hiệu, các phương trình lượng giác để tính toán vị trí, và thuyết tương đối đặc biệt và thuyết tương đối tổng quát để theo dõi chính xác chuyển động của vệ tinh dưới lực hấp dẫn của Trái đất.

    Không có các phương trình, phần lớn công nghệ của chúng ta sẽ không bao giờ được phát minh ra. Tất nhiên, những phát minh quan trọng như lửa và bánh xe đã xuất hiện mà không cần chút kiến thức toán học nào. Nhưng nếu không có phương trình, chúng ta sẽ bị mắc cạn trong một thế giới trung cổ.

    Các phương trình còn vươn ra ngoài tầm công nghệ nữa. Không có chúng, chúng ta sẽ không có kiến thức vật lí chi phối thủy triều, sóng vỗ trên biển, thời tiết biến đổi liên tục, chuyển động của các hành tinh, lò luyện hạt nhân của các sao, xoắn ốc của các thiên hà – sự mênh mông của vũ trụ và vị trí của chúng ta trong đó.

    Có hàng nghìn phương trình quan trọng. Ở đây, tôi tập trung vào bảy phương trình – phương trình sóng, các phương trình Maxwell, biến đổi Fourier và phương trình Schrödinger – minh họa những quan sát theo lối kinh nghiệm đã dẫn tới những phương trình mà chúng ta sử dụng cả trong khoa học và trong cuộc sống hàng ngày như thế nào.




    Trước tiên là phương trình sóng. Chúng ta sống trong một thế giới đầy sóng. Tai của chúng ta phát hiện ra sóng áp suất trong không khí dưới dạng âm thanh, và mắt của chúng ta phát hiện sóng ánh sáng. Khi một trận động đất lan tới một thành phố, sự tàn phá là do sóng địa chấn chuyển động trong Trái đất.

    Các nhà toán học và nhà khoa học có thể dễ dàng nghĩ tới sóng, nhưng điểm xuất phát của họ có từ nghệ thuật: làm thế nào sợi dây đàn violin tạo ra âm thanh? Câu hỏi đó có từ thời Pythagoras ở Hi Lạp cổ đại, người đã tìm thấy nếu hai sợi dây cùng loại và sức căng có chiều dài tuân theo một tỉ số đơn giản, ví dụ 2:1 hoặc 3:2, thì chúng tạo ra những nốt nghe êm ái lạ thường. Những tỉ số phức tạp hơn thì không êm dịu và khó nghe. Chính nhà toán học người Thụy Sĩ Johann Bernoulli đã bắt đầu khai thác ý nghĩa của những quan sát này. Vào năm 1727, ông đã mô phỏng một sợi dây đàn violin là rất nhiều chất điểm đặt gần nhau, liên kết với nhau bằng những lò xo. Ông đã sử dụng các định luật Newton viết ra những phương trình chuyển động của hệ, và rồi giải chúng. Từ nghiệm thu được, ông kết luận rằng hình dạng đơn giản nhất cho một sợi dây dao động là một đường cong hình sin. Đồng thời cũng có những mốt dao động khác nữa – những đường hình sin trong đó nhiều hơn một sóng khớp với chiều dài của dây, cái các nhạc sĩ gọi là họa âm.

    Từ sóng đến không dây

    Gần 20 năm sau đó, Jean Le Rond d'Alembert đã làm một việc tương tự, nhưng ông tập trung vào việc đơn giản hóa các phương trình chuyển động thay vì nghiệm của chúng. Cái xuất hiện là một phương trình đẹp mô tả hình dạng của sợi dây thay đổi như thế nào theo thời gian. Đây là phương trình sóng, và nó phát biểu rằng gia tốc của một đoạn nhỏ bất kì của sợi dây tỉ lệ với lực căng tác dụng lên nó. Nó gợi ý rằng những sóng có tần số không theo những tỉ lệ đơn giản tạo ra một tiếng nhiễu ù ù khó nghe gọi là “phách”. Đây là nguyên nhân vì sao những tỉ số đơn giản mang lại những nốt nghe êm dịu.

    Có thể sửa đổi phương trình sóng để xử lí những hiện tượng phức tạp, hỗn độn hơn, ví dụ như động đất. Những phiên bản phức tạp của phương trình sóng cho phép các nhà địa chấn học phát hiện ra cái đang xảy ra ở sâu hàng trăm dặm dưới chân chúng ta. Họ có thể lập bản đồ các mảng kiến tạo của Trái đất khi một mảng trượt bên dưới mảng kia, gây ra động đất và núi lửa. Phần thưởng to lớn nhất trong lĩnh vực này là một phương pháp đáng tin cậy dự báo động đất và núi lửa phun, và nhiều phương pháp đã và đang được khảo sát với sự hỗ trợ của phương trình sóng.

    Nhưng cái sáng suốt nhất thu từ phương trình sóng là từ nghiên cứu hệ phương trình điện từ học của Maxwell. Vào năm 1820, đa số mọi người thắp sáng nhà cửa bằng những ngọn nến và đèn lồng. Nếu bạn muốn gửi đi một tin nhắn, bạn viết một lá thư và đặt nó lên một xe hàng ngựa kéo; với những tin nhắn khẩn cấp, bạn vứt cái xe hàng đi. Trong vòng 100 năm thôi, nhà cửa và phố xá đã có đèn điện, điện báo mang tin nhắn có thể truyền xuyên lục địa, và người ta còn bắt đầu nói chuyện với nhau qua điện thoại. Sự truyền thông vô tuyến đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm, và một nhà doanh nghiệp đã thành lập một xưởng bán “công nghệ không dây” cho công chúng.

    Cuộc cách mạng xã hội và công nghệ này ra đời bởi những khám phá của hai nhà khoa học. Vào khoảng năm 1830, Michael Faraday đã thiết lập cơ sở vật lí của điện từ học. Ba mươi năm sau đó, James Clerk Maxwell đã bắt tay vào thiết lập một cơ sở toán học cho các thí nghiệm và lí thuyết của Faraday.

    Lúc ấy, đa số các nhà vật lí nghiên cứu lực điện và lực từ đang tìm kiếm sự tương tự với lực hấp dẫn, cái họ xem là một lực tác dụng giữa các vật từ xa. Faraday có một ý tưởng khác: để giải thích một loạt thí nghiệm ông đã tiến hành về lực điện và lực từ, ông cho rằng cả hai hiện tượng là những trường thấm đầy không gian, thay đổi theo thời gian và có thể phát hiện ra qua những lực mà chúng sinh ra. Faraday xây dựng lí thuyết của ông theo những cấu trúc hình học, ví dụ như các đường sức từ.

    Maxwell đã phát biểu lại những quan điểm này bằng sự tương tự với cơ sở toán học của dòng chất lưu. Ông lí giải rằng các đường sức là cái tương tự với đường đi của các phân tử của một chất lưu và độ lớn của điện trường hoặc từ trường là cái tương tự với vận tốc của chất lưu. Vào năm 1864, Maxwell đã viết ra bốn phương trình cho những tương tác cơ bản giữa điện trường và từ trường. Hai phương trình cho chúng ta biết rằng lực điện và lực từ không thể rò rỉ. Hai phương trình kia cho chúng ta biết khi một vùng điện trường quay theo một vòng tròn nhỏ, nó tạo ra một từ trường, và một vùng từ trường xoáy tròn tạo ra một điện trường.

    Nhưng cái Maxwell làm tiếp sau đó mới là bất ngờ. Bằng cách thực hiện một vài thao tác đơn giản trên các phương trình của ông, ông đã thành công trong việc suy luận ra phương trình sóng và kết luận rằng ánh sáng phải là một sóng điện từ. Chỉ riêng một điều này thôi đã là một tin vô cùng quan trọng, vì không ai từng nghĩ tới một mối liên hệ như thế giữa ánh sáng, lực điện và lực từ. Và chưa hết. Ánh sáng có những màu sắc khác nhau, tương ứng với những bước sóng khác nhau. Những bước sóng mà chúng ta thấy bị hạn chế bởi cơ chế hóa học của những sắc tố cảm thụ ánh sáng của mắt. Các phương trình Maxwell đưa đến một tiên đoán ngoạn mục – có tồn tại những sóng điện từ thuộc mọi bước sóng. Một số sóng điện từ, với bước sóng dài hơn nhiều so với cái chúng ta có thể nhìn thấy, sẽ làm biến chuyển thế giới: sóng vô tuyến.

    Vào năm 1887, Heinrich Hertz đã chứng minh sóng vô tuyến trên thực nghiệm, nhưng ông không thành công trong việc đánh giá đúng ứng dụng mang tính cách mạng nhất của chúng. Nếu bạn có thể đưa một tín hiệu vào một sóng như vậy, bạn có thể nói chuyện với thế giới. Nikola Tesla, Guglielmo Marconi và nhiều người khác đã biến ước mơ đó thành hiện thực, và toàn bộ hạ tầng của truyền thông hiện đại, từ radio và truyền hình đến radar và các đường truyền vi ba cho điện thoại di động, đã ra đời một cách tự nhiên. Và tất cả đều khởi mầm từ bốn phương trình và hai phép toán ngắn. Các phương trình Maxwell không những làm biến đổi thế giới. Chúng còn mở ra một thế giới mới.

    Cũng quan trọng như cái các phương trình Maxwell làm được là cái chúng không làm được. Mặc dù các phương trình Maxwell cho biết ánh sáng là sóng, nhưng các nhà vật lí sớm nhận ra rằng hành trạng của nó thỉnh thoảng thật lạ khi nhìn với quan điểm này. Chiếu ánh sáng lên một kim loại thì nó tạo ra dòng điện, một hiện tượng gọi là hiệu ứng quang điện. Hiện tượng đó chỉ có thể giải thích nếu ánh sáng hành xử giống như hạt. Vậy thì ánh sáng là sóng hay là hạt? Thật ra, nó là cả hai. Vật chất được tạo ra từ các sóng lượng tử, và một bó sóng liên kết chặt tác dụng giống như một hạt.
    Trời nóng thế này, chỉ ước có cái hồ bơi như thế và nhảy ùm xuống! :p


    1-1-7270-1431419588.jpg

    Nằm trên một hòn đảo thuộc quốc gia Samoa, hồ To Sua Ocean Trench - có nghĩa là hồ bơi rộng lớn - thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch bởi vẻ đẹp tự nhiên của nó.

    1-5722-1431419588.jpg

    Được hình thành khi núi lửa trên đảo phun trào, nâng mặt bằng của đảo so với mặt đất, tạo thành một khoảng trống bên dưới chứa đầy nước xanh, đây được xem là bể bơi tự nhiên đẹp nhất thế giới.

    2-4181-1431419588.jpg

    Chiếc hồ được thiết kế như một bể bơi thực sự, có bậc thang đi xuống để du khách thoải mái đắm mình dưới làn nước xanh rì.

    3-9996-1431419588.jpg

    Hồ bơi được nối với biển bằng những mạch nước ngầm. Nước ở đây có màu xanh lơ trông rất mát mắt và sạch sẽ.

    13-6073-1431419589.jpg

    View xung quanh của hồ cũng khiến du khách phải ngây người ngắm nhìn.

    6-9435-1431419589.jpg

    Dưới hồ cũng có một hệ động thực vật phong phú.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top Bottom