Petty Yoshida
Tương tác
49.398

Tường nhà Bài viết Giới thiệu

  • --- SỔ TAY THƠ ---
    -- CHẾ LAN VIÊN --

    Chớ lấy cớ thơ mà viết những chữ thùng thình như áo rộng, rộng hơn đời.
    Chỗ này sâu ư ? - Không chỉ là nước đục ngầu
    Chỗ này cạn ư ? - Không, chính nhờ nước cạn nên ta nhìn thấy đáy.
    Cái sâu cạn trong thơ là thế đấy.

    Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ
    Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ

    Họ chỉ trồng một hàng dương đã mở lối cho ta về bể

    Thơ dở không dịch được
    Thơ hay như người đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng.
    Đừng làm những bài thơ "lớn", suông mà không ai thèm đọc

    Vì không lo cho việc nhỏ của đời.
    Những tiếng gió quá dài nên nhân loại bỏ ngoài tai!

    Bài thơ là con của trận đánh, của các vụ mùa, của các giọt mồ hôi.
    Thơ đâu chỉ là con của trang giấy hồng hay
    trang giấy trắng

    Nếu loài vượn biết sau này sẽ đẻ ra ta
    Thì triệu năm xưa hái quả rừng già
    Chúng đã luyện bàn tay vít những cành vượt mắt.
    Ta hãy rèn khối óc
    Để xúc tiến việc xuất hiện hàng loạt những nhân tài cho
    nghìn vạn năm sau.

    Đừng làm nhà thơ đi tìm kiếm sao Kim,
    Thứ vàng ấy, loài người chưa biết đến
    Đi tìm quỹ đạo các trời xa, hay lắm!
    Nhưng cần giải phóng ta ra khỏi quỹ đạo những
    xích sắt xe tăng và những trận càn.

    Chớ thêm nhiều lời ở nơi người ta chỉ cần ít chữ
    Người ta hỏi đường, sao anh "tả cảnh tả cảnh" làm chi ?

    Đời một thi sĩ là thơ, như đời một nông dân là lúa,
    Nhan sắc của một viên ngọc ư ? Có khi là nhiệm vụ nó đấy rồi.
    Giữa đời và anh chớ lấy tác phẩm cổ kim ra che mắt
    Những cái bể văn chương án ngữ phía bên này không cho thấy phía bên kia.
    Thơ chỉ cho người thấy rằng đôi cánh của mình
    Chính là đôi cánh tay nghìn năm chậm chạp.
    Rằng đôi tay người thực ra là đôi cánh để bay.

    Dù cho là Phật
    Thì trước khi ngồi lên toà sen hư ảo
    Câu thơ cũng phải xuất gia đi ra bốn cửa ô có thực của đời.

    Vay ngoài đời và trả trên trang giấy
    Cái vốn đời cho và cái lãi phải làm ra
    Mà lãi ư ? Đâu chỉ là phù phép văn chương nước bọt ngôn từ

    Xưa tôi hát và bây giờ tôi tập nói
    Chỉ nói thôi mới nói hết được đời.
    Bao giờ thuộc hết tiếng của đời, ta xin hát lại.
    Khúc hát hay, đâu có lắm lời.

    Người gieo là anh và người gặt cũng là anh,
    Chỉ gieo những cơn gió và gặt về mùa đào sao được ?
    Anh muốn gặt trang phì nhiêu sao anh lại cầm thóc lép để mà gieo ?
    Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức
    Dù là ngọc thì cũng nhiều viên ngọc
    Chứ phải đâu cứ xanh xanh vĩnh viễn một màu trời


    Khi tất cả mọi người đọc anh đã bỏ ra đi
    Còn một độc giả yêu anh và ở lại,
    Anh có gì cho người kiên nhẫn ấy ?
    Có còn chăng một vì sao dành lại giữa đêm khuya
    Người ấy tìm ra ngôi sao mà anh hằng ngắm đấy
    Chính ngôi sao kia sẽ gọi trăm người đọc lại quay về
    Nếu cho người đọc kiên nhẫn ấy, ngôi sao kia anh cũng không có nốt
    Thì anh chớ than phiền khi trăm người đọc khép sách bỏ anh đi.

    Vị trí mỗi ngày, định tự bình minh
    Đừng để sự việc mỗi ngày, con bóng mỗi ngày lôi anh đi vụn vặt
    Chớ cắt anh ra thành hàng xén vụn vằn.

    Đừng, đừng bóp cây đa thành củ thuỷ tiên,
    Cô đúc bản trường ca thành bài tứ tuyệt

    Ngày thường anh tập cử tạ nghìn cân
    Để lúc thí võ nghìn cân, anh xách Thái Sơn nhẹ tựa
    chiếc lông hồng
    Bài thơ sáng viết ở Việt Nam, chiều đọc ở Mạc-tư-khoa,
    Sáng hôm sau đốt cháy lên những cuộc biểu tình ở Pari, Nửu Ước...

    Nó viết ở kinh tuyến này và rung động trào sôi ở
    kinh tuyến khác.
    Trong dân tộc và ngoài dân tộc
    Anh phải bơi trong nước ngọt sông mình lại phải ra
    thử thách mình giữa bể mặn trùng khơi.

    Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
    Như những cây quả thẳng chim không về.

    Anh chỉ là một giọt nước thôi như các giọt
    Chỉ vì ở trong bể thôi, nên anh đã mặn như đời.

    Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
    Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
    Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá.
    Nó không là anh, nhưng nó là mùa.


    Những khối lửa cháy đỏ rực trên vòm trời kia
    Từ đó triệu năm sau sẽ hiện lên cây xanh và suối ngọt.
    Cái chuyển vần từ ý đến thành thơ
    Chớ ngại thơ phải đi qua con đường cằn khô sa mạc,
    Những suối thơ không chảy sẵn bên nhà.
    Bốn nghìn năm chưa phải là ta đã cày sâu vào trang giấy lắm đâu
    Gié lúa nhiều thế kỉ cầm lên còn lép hạt
    Đảng bảo ta thay giống lúa xưa và thay cả những luống cày.

    Em nhắn về: sao anh chẳng làm thơ ?
    Anh đang bận,
    Bận gì ? Bận làm thi sĩ.
    Bận dời lòng anh đến những trời sao, ra cạnh bể,
    Nơi những ngã tư đời, nơi những ngã ba.

    Em không yêu những bài thơ anh trọng đại thích cân đời như cân đá.
    Không bao giờ nói được sức nặng mùi hương trên lá.
    Nhưng ai cần anh viết một vần trăng, viết mấy vần trăng,
    Mà không bao giờ dẹp trang thơ sang bên để đón một đêm rằm
    Nếu như vậy, thà anh cứ làm thơ cho em về đá
    Tối thiểu người ta có thể dùng thơ anh để mà cử tạ,
    Chứ người ta biết làm gì với những suông trăng với những suông rằm ?

    Lấy tinh binh thắng đa binh
    Lấy hạt muối có khối có hình, thắng mặt bể to,
    không kết tụ kết tinh.
    Phi mình đi trong sóng
    Nhưng cũng đừng tham hạt muối con mà vứt bể
    Vứt cả cái sóng gió xôn xao rất đỗi bể trời
    Câu thơ nằm ở giữa bể sóng không yên và hạt muối chói ngời
    Giữa hai mặt độc lập và thống nhất kia, chếnh choáng
    câu thơ nằm ở giữa.
    Con gà không đối thủ
    Để giương oai diễu võ
    Tự đá mình trong gương
    Thảm thương nhà thơ ấy
    Bản ngã vờn bản ngã
    Lấy mình làm văn chương
    Tự đá mình trên giấy!

    Dù anh không làm xiếc
    Cũng phải căng thẳng dây tâm hồn anh lên mà đi qua
    trên vực ngôn từ
    Căng cái dây hình ảnh ngữ ngôn ngang qua vực
    tâm hồn sâu thẳm.
    Cho mỗi bước, mỗi bước của anh đều thận trọng
    Không bao giờ anh ở độ chùng dây.

    Chớ đau những cái đau vụn vằn, không đủ kích tấc
    cho người anh hùng đau khổ.
    Cái đau tẩm mẩn như hạt kê con, mà những con
    chim đại ngàn chẳng muốn ăn cho.

    Nghe cha ông và nghe con cái nữa
    Truyền thống là giống Lý - Trần và giống nhiều
    những thế hệ mai sau.
    Giống những năm tháng sẽ khai hoang, những chân trời sẽ vỡ.
    Chớ chỉ tìm dân tộc phía đằng sau.

    Ta nối liền ta trong bể dọc thời gian, câu thơ thế kỉ
    hai mươi liền hơi với hồn cha ông trong truyện Kiều, Chinh phụ...
    Nhưng dân tộc cũng là ta cùng nhịp đập với tim ta
    trong bể ngang không gian trước đã
    Cách làm thơ năm 72 giống với cách trồng rau năm 72, đánh Mỹ năm 72
    Dân tộc chung một phong cách năm 72 khi yêu và khi tìm từ ngữ
    Anh không thể yêu bộ răng đen "dân tộc" của mình, vì nó rất... ngoại lai.
    --- TIẾNG HÁT CON TÀU ---
    -- CHẾ LAN VIÊN --

    Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
    Khi lòng ta đã hoá những con tàu
    Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
    Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu


    Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?
    Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
    Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
    Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng

    Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
    Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
    Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
    Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia

    Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
    Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
    Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
    Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân

    Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
    Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
    Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
    Cho con về gặp lại mẹ yêu thương

    Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
    Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
    Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
    Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

    Con nhớ anh con, người anh du kích
    Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
    Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
    Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

    Con nhớ em con, thằng em liên lạc
    Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
    Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
    Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

    Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
    Năm con đau, mế thức một mùa dài
    Con với mế không phải hòn máu cắt
    Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

    Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
    Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
    Khi ta ở, chi là nơi đất ở
    Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

    Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
    Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
    Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
    Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương

    Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
    Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
    Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
    Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương

    Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
    Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ
    Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
    Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga

    Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
    Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
    Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến
    Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao

    Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
    Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ
    Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửa
    Nay trở về, ta lấy lại vàng ta

    Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
    Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
    Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
    Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
    ---NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC---
    -CHẾ LAN VIÊN-

    Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
    Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
    Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
    Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

    Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
    Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
    Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
    Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương

    Lũ chúng ta ngủ trong gi.ường chiếu hẹp
    Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
    Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
    Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn

    Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
    Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
    Lòng ta thành con rối
    Cho cuộc đời giật dây

    Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
    Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
    Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
    Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

    Hiểu sao hết "Người đi tìm hình của Nước"
    Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
    Một góc quê hương nửa đời quen thuộc
    Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi

    Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
    Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
    Thế đi đứng của toàn dân tộc
    Một cách vin hoa cho hai mươi lăm triệu con người

    Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
    Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
    Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
    Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

    Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
    Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
    Những đất tự do, những trời nô lệ
    Những con đường cách mạng đang tìm đi

    Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
    Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
    Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
    Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa

    Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
    Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
    Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
    Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

    Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
    Nụ cười sẽ ra sao?
    Ơi, độc lập!
    Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
    Khi tự do về chói ở trên đầu

    Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
    Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
    Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
    Sao vàng bay theo liềm búa công nông

    Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
    Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
    Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
    Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

    Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
    "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
    Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
    Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười

    Bác thấy:
    dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
    Ruộng theo trâu về lại với người cày
    Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, bể bạc
    Không còn người bỏ xác bên đường ray

    Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
    Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân
    Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
    Tăm tối cần lao nay hoá những anh hùng

    Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lý Trần Lê
    Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
    Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
    Những đời thường cũng có bóng hoa che

    Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
    Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
    Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
    Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

    Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
    Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
    Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
    Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai
    91. Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. (Lêonit Lêonop)
    92. Tình huống là lát cắt của thân cây mà qua đó ta thấy được trăm năm đời thảo mộc
    93. Tình huống là sự kiện mà tại sự kiện đó tính cách của con người được bộc lộ.
    94. Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảng khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương.
    95. Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh.
    96. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác, cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những điều tốt đẹp. (Ai – ma – tốp)
    97. Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn (Nguyễn Khải).
    98. Mỗi con người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ.(M. Gorki)
    99. Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp. Còn tri thức từ những tác phẩm văn chương như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông len lõi đến với người ta.
    100. Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời màu mở ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ thuật đầy vẻ đẹp và sức sống.(Bêlinxki)
    81. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Quan niệm của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám)
    82. Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”.
    83. Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao! (M. Gorki)
    84. Một tác phẩm trác việt là một tác phẩm làm bất hủ nỗi thống khổ của con người.
    85. Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với Thạch Lam đời là miếng vải có lổ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận.
    86. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp (Nguyễn Tuân) 87. Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác. (Tuốc – ghê – nhép)
    88. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi phải có phong cách, tức là phải có nét gì đó rất mới, rất riêng thể hiện trong tác phẩm của mình. (Nguyễn Tuân)
    89. Làm người thì không có cái tôi… nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. (Viên Mai)
    90. Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là giọng nói của riêng mình.
    71. Văn chương phải là thế trận đuổi nghìn quân giặc. (Trần Thái Tông)
    72. Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi. (Nguyên Hồng)
    73. Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ. (Sê – Khốp)
    74. Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng lên trong lòng thì tôi viết. (Nêkratxtop)
    75. Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng tràn ngập nhớ nhung. Khi đó tôi viết. (Lecmôntop)
    76. Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ. (Tố Hữu)
    77. Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. (Ruskin)
    78. Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất. (Sống mòn – Nam Cao)
    79. Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại. (Đặng Thai Mai)
    80. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí. (M. Gorki)
    61. Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng. (M. Gorki)
    62. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đồi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc. (LLVH)
    63. Cái bóng của độc giả đang cuối xuống sau lưng nhà văn khi nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xóa được của mình. (LLVH)
    64. Phải đẩy tới chóp đỉnh cao của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra. (Heghen)
    65. Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ tàn tạ như thi ca của sự thật. (Aimatop)
    66. Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phẩn bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. (Nguyễn Minh Châu)
    67. Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải là chụp ảnh sao chép hiện thực một cách hời hợt nông cạn. Nhà văn không bê nguyên si các sự kiện, con người vào trong sách một cách thụ động, giản đơn. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn sinh động…thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người…Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thật sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên khỏi thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian. (LLVH)
    68. Cái đen là cuộc sống. (Secnưsepxki)
    69. Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời. (Vũ Trọng Phụng)
    70. Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả. (M. Gorki)
    51. Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. (Thạch Lam)
    52. Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức. (Thạch Lam)
    53. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. (Lê Ngọc Trà)
    54. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. (Nam Cao)
    55. Tôi khuyên bạn nên đọc truyện cổ tích… thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào những tác phẩm của nhân dân, nó trong lành như nguồn nước ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra. (M. Gorki)
    56. Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất. (Béc – tôn Brếch)
    57. Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ nhất của con người. (Raxun Gazatop)
    58. Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra. (Anđecxen)
    59. Cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học. (Tố Hữu)
    60. Sự trưởng thành của một thể loại được đánh dấu bằng cổ nhiên, nhưng rõ hơn lại đánh dấu bằng những phong cách. (LLVH)
    41. Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân. (Nam Cao)
    42. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…. (Nguyễn Tuân)
    43. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung. (Lêonit Lêonop)
    44. Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình. (Ivan Tuốc Ghê Nhiép)
    45. Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê – Khôp)
    46. Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn.(M.L.Kalinine)
    47. Đối với con người, sự thật đôi khi nghiệt ngã, nhưng chưa bao giờ cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai. Tôi mong muốn những tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ của loài người. (Sô – Lô – Khốp)
    48. Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống. (Giooc – giơ – Đuy – a – men)
    49. Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào.(Ciaudio Magris – Nhà văn Ý)
    50. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bornh vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng máu nóng của mình cho nhân loại. (Leptonxtoi)
    31. Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con con người. (Từ điển văn học)
    32. Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. (L. Tônxtôi)
    33. Nếu truyện Kiều là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ (Nguyễn Đăng Mạnh)
    34. Nhà văn phải là nhà thư ký trung thành của thời đại. (Banlzac) 35. Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng (Charles DuBos)
    36. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp(Ai – ma – tôp )
    37. Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú thêm. (Thạch Lam)
    38. Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. (M. Gorki)
    39. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. (Nam Cao)
    40. Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. (Thạch Lam)
    21. Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. (Nguyễn Đình Thi)
    22. Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. (Nguyễn Văn Siêu)
    23. Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ (Tố Hữu) 2
    4. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu)
    25. Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.(Nguyễn Minh Châu)
    26. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được run lên ở các cung bậc và tình cảm và tình cảm chứ không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm như thế nào. (Nguyễn Khải)
    27. Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. (Bạch Cư Dị)
    28. Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người. (Maxin Malien)
    29. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người (M. Gorki)
    30. Tôi muốn tác phẩm của tôi giúp mọi người trở nên tốt, có tâm hồn thuần khiết, tôi muốn chúng góp phần gợi dậy tình yêu con người, đồng loại và ý muốn đấu tranh mãnh liệt cho những lí tưởng của chủ nghĩa nhân đạo và sự tiến bộ của loài người. (Sô – Lô – Khốp)
    11. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ (Lâm Ngũ Đường)
    12. Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. (Đặng Thai Mai)
    13. Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)
    14. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo của lòng người (Xê – Lê – Khốp)
    15. Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người (Hoài Chân)
    16. Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đeho của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm. (Hoài Thanh)
    17. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo. (Nguyên Ngọc)
    18. Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người .
    19. Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng…Nó làm cho người gần người hơn. (Đời Thừa – Nam Cao)
    20. Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. (Pautopxki)
    1. Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.(Trích trong Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc)
    2. Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski)
    3. Điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. (Albert Schweitzer)
    4. Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. (Pauxtopxki)
    5. Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt. Nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người. (Nadimetlicmet)
    6. Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó. (Bêlinxki)
    7. Văn học là nhân học (M. Gorki)
    8. Nhà văn là người cho máu ( Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet)
    9. Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy(Sê – Khốp)
    10. Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người(Van Gốc)
    Eya, chị Pett kính yêu, em xin rút khỏi đội tuyển chọn thiếp của chụy. <3 =)))
    Chúc chị năm mới vv :v và xuân hơn năm trước ;))
    Advertising billboard đi kèm :v:v

    7b22d8596c96bc0c67adba24d5282be2.jpg


    =))
    -"Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa". _ Bạch Cư Dị
    -Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của những chặng đời sống con người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện” ( Nguyễn Minh Châu)

    Anh ( chị ) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

    * Về yêu cầu đề: thao tác giải thích + bình luận là chính.

    Những ý chính cần xác định là:

    - Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là cuộc sống con người có nghĩa là như thế nào ?

    + Có nghĩa là văn học và cuộc sống không tách rời nhau mà xuất phát từ một tâm điểm.

    + Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm nhưng không trùng nhau về đường nét -> có thể nói văn học là vòng tròn nhỏ hơn nằm trong lòng cuộc sống ( Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi) -> Cuộc sống cung cấp nguồn nhựa sống cho văn học, văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống.

    + Tâm điểm của văn học là con người -> Văn học do con người sáng tạo ra cũng phải vì con người mà phục vụ. Vì con người là trung tâm của vũ trụ ,của cuộc đời ( Tất cả ở trong con người ,tất cả vì con người .Con người hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao ! ) -( Gorki ), con người là nét tinh túy nhất của cuộc sống -> nên con người là trung tâm của tác phẩm văn học trên những trang thơ, truyện ngắn, kịch hay là những tác phẩm đồ sộ, những tiểu thuyết.

    + Dùng những dẫn chứng văn học để chứng minh văn học xuất phát từ cuộc sống và tâm điểm của văn học là con người ( qua một số những tác phẩm truyện, tiểu thuyết, kịch trong văn học Việt Nam và văn học nước ngoài để làm sáng tỏ các luận điểm đó.

    - Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hòan thiện nghĩa là như thế nào ?

    + Hầu hết những nhà văn trên thế giới đều khai thác một mảng nhỏ của đời sống.( Nam Cao với cái đói, cái rét và sự bần cùng hóa, lưu manh hóa của người nông dân)

    + Có những nhà văn cá biệt -> ngòi bút của họ có thể phản ảnh cuộc sống với tầm vóc sâu rộng của nó trên trang viết ( Ban zăc với bộ tấn trò đời, Lỗ Tấn với AQ chính truyện, VichtohuyGo với Những người khốn khổ). Còn lại đa số là các tác phẩm là những lát cắt từ hai vòng tròn đồng tâm khổng lồ là văn học và đời sống.

    + Tất cả những “lát cắt” của văn học ấy cuối cùng đều dẫn đến người ta đến cõi hòan thiện -> như vậy tác phẩm văn học mới thật sự là chân chính , nó sẽ tồn tại qua thời gian ( chức năng giáo dục của văn học). Con người sẽ soi lại mình qua tác phẩm văn học, nhận ra lẽ đúng sai, thật giả và sẽ sống tốt hơn. Văn học sẽ đưa con người đến chân, thiện, mỹ.

    + Dùng một số tác phẩm văn học để chứng minh “ Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người” chẳng hạn như Truyện Kiều, các truyện ngắn của Nam Cao, truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tô Hòai ,văn học nước ngoài .v.v... Phân tích ý nghĩa nhân đạo của các tác phẩm trên có thể tác động vào tình cảm, đạo đức của con người àlà hành trình đi tìm cõi hòan thiện của con người .
    “ Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”
    (Tố Hữu)

    - “ Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học ''. (Tố Hữu)

    - “ Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi'' ( PusKin)

    - “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật ''.
    [ ( Biêlinxki)

    - “ Nghệ thuật không thể là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thóat ra từ những kiếp sống lầm than vang dội lên mạnh mẽ ''. (Trăng sáng - Nam Cao)

    - “ Các ông muốn tiểu thuyết cứ thật là tiểu thuyết, tôi và các nhà văn cùng chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thật ở đời ''. ( Vũ Trọng Phụng)

    - “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của chặng đời sống con người ta trên con đường dài dằng dặc đi tìm cõi hòan thiện.''
    ( Nguyễn Minh Châu)

    - “ Nghệ sĩ là con người biết khai thác ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có được hình thức riêng .''
    ( Mácximgorki)

    - “ Nhà thơ như con ong kết trăm hoa thành một mật
    Một mật ngọt thành, vạn chuyến ong bay”
    ( Chế Lan Viên)

    - “ Bài thơ anh, anh làm một nửa

    Còn một nửa để mùa thu tự làm lấy.''
    ( Chế Lan Viên)

    “Khi tình cảm tự tìm cho nó hình thức thể hiện ra bên ngòai chúng ta có thơ”. (RabinthatTago)
    - nhà văn Nguyễn Khải phát biểu: “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung.”

    - “Con người là một đối tượng phong phú, đầy bí ẩn và phức tạp của văn chương. Những người cầm bút xưa và nay đã dành không ít thời gian và tâm huyết cho việc tìm hiểu con người. Trên bước đường tìm tòi không ít gian truân ấy, một vấn đề thường được mọi người quan tâm: văn chương nói nhiều đến cái xấu hay cái tốt của con người và cái nào cần nói nhiều hơn. Đã không ít ý kiến bàn luận đến vấn đề này. Ý kiến của Nguyễn Khải gần đây theo tôi cũng đáng ghi nhận. “Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung.”
    -Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai có viết:
    “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp vĩ đại của văn sĩ ấy là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy những nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy hồn với những lo âu bức bối tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.”
    Hãy bình luận ý kiến trên.

    - “Từ cuộc đời đến tác phẩm cần một nhịp cầu nối là nhà văn. Nên chăng xem nhận định của Đặng Thai Mai như sự tâm niệm về thiên chức và phẩm chất của nhà văn. Đây là nhiệt tình nồng cháy, thuỷ chung, máu thịt với cuộc đời, một cách nhìn phát hiện, một nhân cách sống và viết. Đó là những bài học cho người cầm bút. Từ cá nhân nối với cuộc đời nhân loại, đó là nhịp nối của trái tim yêu thương con người: “Từ chân trời của một người đến chân trời tất cả” (Paul Eluard). Bên cạnh đó, một tài năng nghệ thuật, những vấn đề khó nhọc của bếp núc văn chương cũng cần được lưu tâm. Bởi lẽ gắn với cuộc sống mới chỉ là điều quan trọng mà chưa là tất cả. Một năng khiếu nghệ thuật cũng là một nhân tố cho hơi thở, sức sống của một tác phẩm vĩ đại”
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Quay lại
Top