Thư pháp - Nét đẹp ngày Xuân

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Mỗi khi Tết đến Xuân về, nhiều người có thói quen đến nhà Thầy đồ, người hay chữ xin chữ thư pháp về treo như một bức tranh, coi đó là món ăn tinh thần không thể thiếu


Mỗi khi Tết đến Xuân về, nhiều người có thói quen đến nhà Thầy đồ, người hay chữ xin chữ thư pháp về treo như một bức tranh, coi đó là món ăn tinh thần không thể thiếu. Theo quan niệm phương Đông, chữ thư pháp còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Thầy đồ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ lên một tờ giấy lớn, có nội dung mang tính chúc tụng, giáo dục, nêu một phương châm sống… Nét chữ viết đẹp mang tính hình tượng như rồng bay phượng múa.

Nói đến nghệ thuật thư pháp, người ta nghĩ đến cái thần của chữ. Đó là thần thái của người cho chữ được thể hiện qua phong thái ung dung tự tại, tâm thế vững vàng và nét bút tài hoa phóng khoáng. Sự bùng nổ về nghệ thuật thư pháp trong những năm qua làm phong phú, đa dạng cả về phong cách thể hiện và ý nghĩa nhân sinh của thư pháp. Đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật viết chữ và ý nghĩa của những chữ thể hiện trong bức thư pháp. Chữ nghĩa của các bậc Thánh hiền thường thấy trên các bức thư pháp như: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Phúc, Lộc, Thọ, Nhẫn. Thơ của các nhà Đường thi, thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhà thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Bùi Giáng..., ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhiều thi sĩ, nhạc sĩ khác xuất hiện với tần suất cao tại các cuộc triển lãm thư pháp, trên lịch Tết, trong nhà những người yêu thư pháp và sính văn chương.

Thư pháp không đơn thuần thể hiện trên giấy dó, mà còn được thể hiện trên gỗ, đá, lá cây, vải vóc, nong, nia, quả bầu khô, trái bí đỏ... Đã có nhiều tác phẩm độc đáo, bứt phá đầy sáng tạo như cuốn thư pháp kỷ lục Truyện Kiều dài 300m; cuốn thư pháp gỗ về Tuyên ngôn Độc lập nặng 400kg của “ông đồ thời @” Trịnh Tuấn; cuốn thư pháp thơ Lục Vân Tiên dài 120m của Vĩnh Thọ; hay như Nguyễn Văn Tân, sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế với hơn 3.000 câu thơ lục bát của truyện Kiều được thể hiện trên hơn 1.600 viên đá cuội trắng…



H6.gif


Ông đồ trẻ thể hiện chữ thư pháp uyển chuyển, mềm mại.

H4.gif


Một góc chợ Ông đồ ngày xuân.

h11.gif


Các chữ hình tượng Phúc, Lộc, Thọ như rồng bay phượng múa.

h5.gif


Ông đồ già viết chữ cho khách hàng.

H10.gif


Xin chữ của Ông đồ.

H1.gif


Đa dạng bút viết thư pháp của Ông đồ.

H9_1.gif


Chữ thư pháp được thể hiện trên nhiều chất liệu.

h3.gif


Cô gái vui mừng khi chọn được chữ thư pháp “Vạn sự như ý”.

H7.gif


Các bức tranh nghệ thuật với nét chữ thư pháp.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
 
Hiệu chỉnh:
Nghe người ta bảo ai mà là người luyện kiếm thì viết chữ thư pháp sẽ rất đẹp chữ rất có hồn sắc bén
 
chả thấy chỗ nào ntn ?
haizz Tết
 
sắp đến tết rồi, năm nay lại đi xin chữ của ông đồ trẻ :KSV@09:
 
Tết này sẽ đi xin câu đối ^^
 
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
 
×
Quay lại
Top