Thông tin bạn cần biết về con trong và con ngoài giá thú

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5
Thông tin bạn cần biết về con trong và con ngoài giá thú

Con ngoài giá thú là một trong khái niệm mà bạn sẽ bắt gặp khi tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình. Giá thú là gì? Con ngoài giá thú khác gì con trong giá thú? Đây chắc hẳn là băn khoăn của nhiều người khi đọc các quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi này.
c40.jpg

Khái niệm con trong giá thú và con ngoài giá thú​

Giá thú là thuật ngữ pháp lý có nguồn gốc là từ Hán được sử dụng trong pháp luật Việt Nam thời phong kiến, Pháp thuộc và những năm giai đoạn trước năm 1975. Giá thú có nghĩa tương đương với hôn nhân và kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay. Con ngoài giá thú được hiểu đơn giản đó là con được sinh ra khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân.
Định nghĩa cụ thể về con ngoài giá thú hiện nay chưa có một quy định nào rõ ràng. Theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì pháp luật sẽ công nhận một quan hệ hôn nhân hợp pháp khi các bên có đủ các điều kiện kết hôn và thực hiện đúng thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là UBND xã/phường.
Nếu con sinh ra khi bố mẹ có quan hệ hôn nhân hợp pháp sẽ được coi là con trong giá thú. Đây là khái niệm ngược lại hoàn toàn với con ngoài giá thú. Có rất nhiều trường hợp có thể dẫn tới sinh con ngoài giá thú. Ví dụ như nam và nữ đều còn độc thân có quan hệ tình cảm với nhau sinh con ra nhưng không đăng ký kết hôn. Hoặc trường hợp một trong hai bên nam, nữ đã kết hôn với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con.
Trường hợp hai bên nam nữ đã ly hôn nhưng sau lại sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn lại. Con sinh ra trong thời kỳ này cũng được coi là con ngoài giá thú. Như vậy có thể thấy rằng con ngoài giá thú là trường hợp không hiếm gặp, thậm chí là phổ biến trong đời sống hiện nay.
Xem thêm: các công ty luật uy tín tại hà nội

Quyền lợi mà con trong và con ngoài giá thú được hưởng​

Con trong hay ngoài giá thú đều có quyền được xác định cha mẹ giống như những đứa trẻ khác. Đây là quyền cơ bản mà bất cứ người con nào cũng được hưởng. Không chỉ là quyền mà xác định cha mẹ cho con cũng được coi là nghĩa vụ. Việc đăng ký xác định cha mẹ cho con trong và ngoài giá thú cũng sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã nơi con cư trú. Cần lưu ý rằng việc xác định cha mẹ con là rất quan trọng, vì đây là cơ sở để bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích cho con.
Cha mẹ sẽ có quyền và nghĩa vụ với con theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì quyền và nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Bên cạnh quyền xác định cha mẹ thì con trong và ngoài giá thú cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền khác. Ví dụ như quyền hộ tịch, giám hộ, cư trú quyền tài sản hay thừa kế. Các quyền này con ngoài giá thú đều có vị trí giống như con trong giá thú. Như quyền thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì con ngoài giá thú và con trong giá thú đều cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi chia thừa kế theo pháp luật.
Xem thêm: dịch vụ ly hôn trọn gói

Con ngoài giá thú mang họ cha được không​

Đây là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn vì con ngoài giá thú sinh ra khi cha mẹ không có quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định họ của cá nhân được xác định theo họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ. Ở đây cha đẻ, mẹ đẻ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ chứ không xác định theo quan hệ hôn nhân.
Như vậy dù là con trong hay ngoài giá thú thì đều có thể mang họ cha. Việc đăng ký họ, làm giấy khai sinh cho con sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014 và Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hồ sơ thực hiện kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con. Gồm có tờ khai đăng ký khai sinh và tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ con cùng với giấy chứng sinh.
Ngoài ra còn cần chứng cứ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như thư từ, phim ảnh, băng, đĩa,...Hồ sơ này sẽ nộp lên UBND và được giải quyết theo đúng thẩm quyền của UBND cấp xã hay UBND cấp huyện. Kết quả là người con được mang họ và quê quán của bố trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.
Xem thêm: luật sư hôn nhân
Như vậy có thể thấy rằng pháp luật không phân biệt quyền lợi giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Chúng ta cũng không nên có thái độ bỏ rơi hay phân biệt với con ngoài giá thú. Dù được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay không thì đó vẫn là đứa trẻ cần được quan tâm, bao bọc và hưởng đầy đủ các quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật.
 
×
Quay lại
Top