Thể thao và sự suy giảm của chiến tranh

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Làm thế nào thể thao có thể giúp nhân loại vượt qua chiến tranh và xung đột
Năm 1910, nhà tâm lý học nổi tiếng William James viết một bài tiểu luận tên là The Moral Equivalent of War, trong đó ông cố gắng để hiểu được tình yêu của nhân loại với chiến tranh. James cho rằng chiến tranh rất phổ biến vì những hiệu ứng tâm lý tích cực của nó. Nói đơn giản là, nó làm con người cảm thấy tốt.

Theo James, một cách mà chiến tranh làm được điều này đó là bằng cách làm cho con người cảm thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn và đầy sức sống hơn. Đối với cả chiến sỹ và dân thường, chiến tranh nâng cuộc sống lên "một tầm cao hơn." Nó cho phép bộc lộ những phẩm chất cao cấp hơn của con người mà chúng thường nằm im lìm trong cuộc sống bình thường, như tính kỷ luật, lòng dũng cảm, không ích kỷ và hy sinh bản thân. Và đối với cả chiến sỹ và dân thường, chiến tranh tạo ra một ý thức cộng đồng mạnh mẽ, khi đối mặt với một mối đe dọa chung. Nó liên kết mọi người lại với nhau, tạo ra cảm giác của sự gắn kết với những mục tiêu chung. “Các cuộc chiến” truyền cảm hứng cho những công dân (không chỉ có binh lính) hành động một cách có danh dự và không ích kỷ, trong việc phục vụ một điều tốt đẹp vĩ đại hơn.

Quan điểm của James có vẻ lạc hậu, dựa trên một quan điểm lãng mạn về chiến tranh không còn khả thi sau những điều khủng khiếp của Thế chiến I và II. Tuy nhiên, phóng viên chiến tranh của tờ New York Times, Chris Hedges đã nhận ra những tác động tương tự khi quan sát những cuộc xung đột trên thế giới gần đây. Hedges chứng kiến hiệu ứng liên kết khi đang ở trong một cuộc chiến với một kẻ thù chung. Ông còn mô tả làm thế nào mà chiến tranh tạo ra một cảm giác của mục đích và ý nghĩa mạnh mẽ.

Quan điểm của James trong The Moral Equivalent of War đó là con người cần tìm ra một hoạt động mà ở đó có những hiệu ứng tâm lý và xã hội tích cực tượng tự như chiến tranh, nhưng không bao gồm sự hủy diệt. Nhưng hơi thất vọng là trong bài luận ông không nói rõ điều này có thể là gì. Nhưng từ vị trí thuận lợi của chúng ta trong lịch sử, có một địch thủ của chiến tranh: thể thao.

Football_iu_1996.jpg


Thể thao thỏa mãn hầu hết những nhu cầu tâm lý tương tự như chiến tranh, và có những hiệu ứng tâm lý và xã hội tương tự. Nó chắc chắn đem lại một cảm giác thuộc về và sự đoàn kết. Các fan của câu lạc bộ bóng đá, bóng chày hoặc bóng rổ cảm nhận một lòng trung thành mạnh mẽ đối với các câu lạc bộ. Một khi họ đã hình thành sự gắn bó với câu lạc bộ (thường xảy ra trong thời thơ ấu), họ “ủng hộ” các câu lạc bộ một cách trung thành những lúc tốt đẹp cũng như lúc khó khăn. Câu lạc bộ là một phần của bản sắc tâm lý của họ; họ cảm thấy gắn bó với nó, và có một cảm giác trung thành mạnh mẽ đối với những người ủng hộ khác của câu lạc bộ, một cảm giác của sự đoàn kết. Thể thao cũng cho phép bộc lộ những phẩm chất “cao cấp hơn” của con người, thường nằm ngủ trong cuộc sống bình thường. Nó đem đến một bối cảnh để bộc lộ đức tính anh hùng, một cảm giác khẩn cấp và kịch tính, ở đó những thành viên của nhóm có thể bộc lộ tính dũng cảm, táo bạo, trung thành và kỹ năng. Nó tạo ra một tình huống “sống chết” nhân tạo, được đầu tư với ý nghĩa và tầm quan trọng vượt xa bề mặt thực tế của nó.

Thể thao có thể nâng cuộc sống lên một tầm cao hơn. Xem những trận đấu lớn – như một trận bóng rổ ở Mĩ hoặc bóng đá ở Anh – không phải là một kinh nghiệm thụ động. Nó là một kinh nghiệm trọn vẹn, dấn thân đam mê, tạo ra những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ. Kết thúc trận đấu, khán giả thường cảm thấy cạn kiệt cảm xúc, trong một tâm trạng hứng phấn hoặc u sầu (phụ thuộc vào kết quả trận đấu).

Sự suy giảm của chiến tranh
Trong nửa sau thế kỉ 19, thành phố quê hương tôi Manchester, Anh, bị nắm chặt bởi những băng nhóm thanh thiếu niên và tội phạm dùng dao. Nhiều khu vực của thanh phố là không an toàn, những người đi bộ có thể bị tấn công vô cớ. Nhưng trong suốt những năm 1890, một số ít người thông thái nhận ra những thanh thiếu niên cần được cung cấp những phương tiện khác để thỏa mãn những nhu cầu tâm lý của họ bên cạnh bạo lực và gia nhập các nhóm gang. Họ tổ chức những câu lạc bộ trong thành phố, cho những thanh thiếu niên nghèo tiếp cận với thể thao và giải trí. Điều này dẫn đến một “cơn sốt” mới cho bóng đá phát tán nhanh chóng trong thành phố. Kết quả là, những thanh thiếu niên trước đây đánh nhau trong những nhóm gang thì bây giờ “chiến đấu” với nhau trong những nhóm bóng đá, cả “bóng đá đường phố” và trong những trận đấu được tổ chức ở các câu lạc bộ. Điều này cho rằng những nhu cầu tâm lý dẫn đến sự gia tăng các thành viên nhóm gang và xung đột thì bây giờ dường như được chuyển thành thể thao, làm giảm đi rất nhiều bạo lực và xung đột trong thực tế.

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong thế giới hiện đại. Ví dụ, ở Columbia và Brazil, việc khuyến khích môn bóng đá ở những khu vực có hoạt động gang cao dẫn đến sự sụt giảm đáng kế của bạo lực và tội phạm.

Trên quy mô toàn câu, trong 75 năm qua đã chứng kiến một sự suy giảm ổn định số người chết do xung đột nhóm trên thế giới nói chung (Human Security Report Project, 2006). Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, đang có sự suy giảm lớn trong những cuộc xung đột quốc tế.

Tại sao thế giới trở nên bình an hơn? Nó có thể phần nào do vũ khí hạt nhân, sự gia tăng thương mại quốc tế và sự phát triển của nền dân chủ, công việc của lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới, và sự gia tăng kết nối giữa nhân dân các nước trên thế giới. Nhưng thể thao có thể là một yếu tố quan trọng. Nó chắc chắn không phải là một sự trùng hợp, qua 75 năm xung đột giảm đều đặn, thì thể thao cũng phát triển tương ứng trong dân số. Sự phấn khích và say mê từng có được từ chiến tranh có thể đạt được từ những trận đấu thể thao quốc gia và quốc tế. Cảm giác thuộc về và trung thành với đồng đội của bạn hoặc cảm giác bên nhau khi là một quốc gia trong chiến tranh bây giờ có thể đạt được thông qua việc ủng hộ câu lạc bộ bóng chày của bạn. Chủ nghĩa anh hùng và lòng trung thành hoặc cảm giác “nhanh nhẹn, đầy sức sống hơn” trên chiến trường có thể đạt được từ sân bóng đá.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc khuyến khích thể thao ở những khu vực xung đột trên thế giới. Nó cho thấy tầm quan trọng của thể thao đối với các chính phủ và các tổ chức khác để làm cho thể thao có thể tiếp cận được và lôi cuốn hơn đối với người trẻ. Nó cũng cho thấy William James đã đúng—chiến tranh và xung đột không phải là điều tự nhiên hoặc không thể tránh khỏi, và chúng có thể vượt qua được.


References: Global conflict trends, 2014. Measuring systemic peace.
Human security research project, 2006. Human security brief, 2006.
Nguồn

https://www.psychologytoday.com/blog/out-...ecline-war
 
×
Quay lại
Top