Tai biến mạch máu não là gì? Đâu là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất?

haap2023

Thành viên
Tham gia
9/2/2023
Bài viết
23
Theo thống kê hàng năm của tổ chức y tế thế giới WHO, tai biến mạch máu não (đột quỵ) là bệnh lý gây tử vong đứng top 10 thế giới. Đây là một bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi, người huyết áp cao, người bị tiểu đường…. Nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thời, bệnh nhân tai biến sẽ có nguy cơ mắc những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là có thể dẫn đến tử vong. Vậy cụ thể tai biến mạch máu não là gì? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả và có thể phòng ngừa bệnh không?

Tìm hiểu bệnh tai biến mạch máu não là gì? Có những loại nào?

Tai biến mạch máu não xảy ra khi mà mạch máu não bị vỡ hoặc tắc khiến cho lượng oxy và dưỡng chất không được cung cấp làm cho các tế bào não chết dần. Thời gian càng kéo dài thì não càng bị tổn thương càng nặng, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khoẻ, nguy hiểm nhất là tử vong. Tai biến mạch máu não được chia ra làm hai loại bao gồm:
  • Nhồi máu não: não bị gián đoạn hoặc giảm nặng vùng não do tế bào thần kinh thiếu máu nuôi oxy và dinh dưỡng. Loại này chiếm 80% các ca đột quỵ.
  • Xuất huyết não: Mạch máu bị vỡ sẽ chảy vào não thất hoặc nhu mô và gây chèn ép sang các tế bào não lành. Loại này chiếm 20% còn lại của các ca đột quỵ.
tai-bien-mach-mau-nao


Mạch máu não bị vỡ hoặc tắc gây nên bệnh đột quỵ
Nhữ đã nói ở trên, đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ bao gồm: người cao tuổi, người bị tiểu đường, bệnh nhân huyết áp cao, người béo phì… Tuy nhiên, bệnh tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nguyên nhân chủ yếu do lối sống vận động, làm việc với áp lực cao của giới trẻ hiện nay.
Điều này cho thấy số lượng người phải đối mặt với căn bệnh này ngày càng tăng cao, đe dọa sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân và chúng ta có thể điều trị cũng như phòng ngừa bằng cách nào? Mời các bạn tìm hiểu những thông tin tiếp theo.

Nguyên nhân nào gây nên chứng tai biến mạch máu não?

Việc xác định được chính xác nguyên nhân của bệnh lý sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị hiệu quả cũng như phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả. Dựa vào 2 loại của chứng tai biến mạch máu não, chúng sẽ do các nguyên nhân khác nhau gây nên. Cụ thể như sau:

Những nguyên nhân gây nhồi máu não

Với nhóm bệnh nhân bị nhồi máu não, có thể liệt kê cụ thể những nguyên nhân sau đây:
  • Do các động mạch lớn bị tắc hoặc hẹp.
  • Bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường bị tổn thương các động mạch nhỏ do bệnh lý gây nên.
  • Các cục máu đông sẽ có nguy cơ cao đi đến não nếu người đó mắc bệnh lý tim mạch như: bệnh hẹp hở van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim…
  • Một số bệnh lý về mạch máu như: bệnh lý đông máu, bệnh tế bào máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu… có nguy cơ cao tạo cục máu đông.
  • Khoảng 1/4 trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu não mà không tìm thấy nguyên nhân chính xác.
tai-bien-mach-mau-nao


Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng tắc mạch máu não và vỡ mạch máu não

Đâu là nguyên nhân gây xuất huyết não?

Xuất huyết nhu mô não, xuất huyết màng não, hạch nền hay não thất hoặc xuất huyết khoang dưới nhện đều do các nguyên nhân sau đây gây nên:
  • Bệnh tăng huyết áp tạo áp lực tăng cao quá mức lên những thành mạch đã bị tổn thương trước đó do xơ vữa động mạch.
  • Bệnh nhân dùng thuốc kháng đông, thuốc làm mỏng mạch máu sẽ có nguy cơ cao bị do đột quỵ xuất huyết.
  • Do biến chứng của dị dạng động tĩnh mạch (AVM) tạo áp lực đối với thành mạch và làm mỏng, yếu các mạch máu, nguy cơ cao dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu não.
  • Do mắc bệnh Moyamoya (mạch máu não bị tổn thương và thu hẹp dần).
  • Khi mạch máu trên bề mặt của não vỡ, máu chảy vào khoang dưới nhện và vùng nền sọ và gây ra tình trạng đột quỵ.

Những ai có nguy cơ cao bị nhồi máu não và xuất huyết não?

Tai biến mạch máu não có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi cũng dần trẻ hoá. Vậy đâu là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhồi máu não và xuất huyết não?
  • Nhóm đối tượng bị tăng huyết áp động mạch: Đây được coi là bệnh lý có nguy cơ cao nhất dẫn đến đột quỵ. Lý do là vì thành mạch máu dễ bị tổn thương do áp lực dòng máu mạnh hơn khi huyết áp cao.
  • Bệnh nhân đái tháo đường: bệnh càng nặng thì nguy cơ bị thiếu máu não cục bộ càng cao. Do đó, nếu người bệnh điều trị tốt bệnh đái tháo đường thì nguy cơ đột quỵ thiếu máu não cũng sẽ được giảm bớt.
  • Người mắc các bệnh lý về tim như: viêm màng trong tim, bệnh cơ tim, thông liên nhĩ, hẹp van hai lá, nhồi máu cơ tim diện rộng…
  • Bệnh nhân bị tăng lipid máu: người bệnh có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, vỡ mạch máu bất cứ lúc nào. Do đó, phải luôn giữ lipid máu ở mức bình thường chính là cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
  • Bệnh nhân có tiền sử đột quỵ hoặc bị tai biến thiếu máu não thoáng qua đều không tránh khỏi nguy cơ bị tai biến mạch máu não trở lại.
Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng hút thuốc là và nghiện rượu cũng phải đối mặt với nguy cơ cao bị đột quỵ. Lý do là vì thuốc lá và rượu do làm thành động mạch bị tổn thương, tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch phát triển và dẫn tới nhỗi máu não.

cham-soc-benh-nhan-tai-bien-liet-nua-nguoi-3


Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ

Bệnh đột quỵ có những dấu hiệu nào?

Đột quỵ thường có những dấu hiệu cảnh báo từ sớm, nếu theo dõi chặt chẽ và có hướng điều chỉnh thích hợp về thói quen sinh hoạt và phòng ngừa từ sớm, chúng ta có thể giảm bớt nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh tai biến mạch máu não.
Các triệu chứng phổ biến nhất cảnh báo đột quỵ bao gồm: chóng mặt, méo miệng, nói đớ, hôn mê, co giật, đau đầu, tê yếu tay chân…
Nếu bệnh nhân có những biểu hiện trên, cần nhập viện sớm để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp để quá muộn, người bệnh có nguy cơ cao gặp biến chứng tàn phế, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu người bệnh vẫn tỉnh táo thì đặt người nghiêng về bên lành và còn linh hoạt trong lúc chờ xe cấp cứu. Chú ý không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì, kiểm tra và loại bỏ dị vật trong đường thở (nếu có).
chong-mat


Chóng mặt và đau đầu là triệu chứng phổ biến của bệnh tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Nhờ sự phát triển của khoa học ứng dụng vào y học, tỉ lệ tử vong do đột quỵ đang được giảm xuống đáng kể. Cụ thể, có hơn 50% sống sót sau 5 năm.
Điều đáng nói là người bị bị đột quỵ, có tới hơn 75% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não sống sót trong năm đ xuất huyết có ít cơ hội sống sót hơn so với người bị đột quỵ thiếu máu não.
Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê từ nhiều nghiên cứu: bệnh nhân đột quỵ xuất huyết lại có khả năng hồi phục chức năng cao hơn rất nhiều.
Một số biến chứng mà bệnh đột quỵ để lại bao gồm:
  • Liệt nửa người, liệt vận động.
  • Khó nói hoặc nuốt, rối loạn ngôn ngữ.
  • Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn, suy giảm nhận thức.
  • Rối loạn cảm xúc, trầm cảm.
  • Đau đớn, tê, ngứa ran vùng cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Co rút cơ dẫn đến cứng khớp
  • Viêm phổi.
  • Rối loạn tiểu tiện.

cham-soc-benh-nhan-tai-bien-liet-nua-nguoi-1


Liệt nửa người là biến chứng thường gặp của bệnh nhân bị đột quỵ

Có những cách nào để phòng tránh đột quỵ?

Tai biến mạch máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong cao. Trong khi đó, không phải ai cũng có đủ kiến thức để cấp cứu kịp thơig. Do đó, việc phòng ngừa là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của biến chứng do xuất huyết não và nhồi máu não gây nên. Và đây là những gợi ý về cách sinh hoạt, chế độ ăn uống, chăm sóc sức khoẻ mà bạn có thể tham khảo.
  • Cải thiện và chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày.
  • Điều trị tích cực các bệnh lý có nguy cơ cao gây đột quỵ (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu…)
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách giảm lượng chất béo, giảm mặn (THA), giảm tinh bột, đường (ĐTĐ)
  • Nên có hoạt động thể thao 30 phút/ ngày.
  • Người có nguy cơ cao bị đột quỵ nên ngừng việc sử dụng thuốc lá, rượu bia.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì để hạn chế bệnh tai biến mạch máu não.
Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ bị tai biến mạch máu não, cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện ngay để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.
Trên đây chính là những thông tin khá chi tiết về chứng đột quỵ, nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe, tránh được chứng bệnh nguy hiểm này.
 
×
Quay lại
Top