Sự khác biệt giữa sơn dầu Osmo và sơn Pu

Sơn Dầu Osmo

Thành viên
Tham gia
9/11/2019
Bài viết
1
SƠN DẦU OSMO VÀ SƠN PU (Polyurethane):
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn trên gỗ với những ưu nhược điểm riêng biệt khác nhau. Trong đó có hai loại sơn được nhiều người đưa ra so sánh và đặt lên bàn cân đó là sơn dầu OSMOsơn PU (Polyurethane). Vậy hai loại sơn này có gì đặc biệt? Loại nào tốt hơn, mang lại hiệu quả và lợi ích lớn hơn? Người tiêu dùng nên lựa chọn loại sơn nào? Hãy cùng đến với bài viết dưới đây của chúng tôi.


avt1-280x280.jpg
SƠN DẦU OSMO:

Osmo cung cấp một sự thay thế tự nhiên và thân thiện với môi trường để hoàn thiện gỗ.

Các sản phẩm được dựa trên các loại dầu thực vật tái tạo nhanh chóng, tự nhiên mà thấm sâu vào gỗ, bảo vệ gỗ từ bên trong. Các loại sáp giữ cho gỗ đàn hồi và khỏe mạnh, ngăn chặn gỗ không bị khô và trở nên giòn. Gỗ được phép thở có nghĩa là nó được bảo vệ một cách tự nhiên, độ ẩm có thể bay hơi trong khi bề mặt rất chịu nước, hạt nước bám trên bề mặt có thể được lau sạch — Gỗ ngoài trời, nước sẽ bay hơi tự nhiên, có nghĩa là bề mặt ít bị hư hại do các tác động thấm hút.
dau-lau-osmo-710x400.jpg

Công dụng của dầu Osmo không chỉ để bảo vệ mà còn là yếu tố thẩm mỹ của người xem.

Dầu Osmo cung cấp một loạt các sản phẩm nội thất và ngoại thất, nó có thể tạo ra một sự thay đổi gần như vô hạn của màu tự nhiên hoặc màu sắc sống động, tươi sáng.

SƠN PU (Polyurethane):

Sơn PU tiếng Anh có nghĩa là Polyurethane, một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Sơn PU có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ… Đối với dạng foam, được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế (như ghế ngồi trong xe hơi chẳng hạn). Ngoài ra, ứng dụng của foam được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.

Theo ngôn ngữ đơn giản của các thợ sơn thì sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Nhưng sơn PU lại không có khả năng chống trầy và không kháng được dung môi.

Thành phần của sơn cũng chỉ có 3 thành phần chính:

  • Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.
  • Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều
  • Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

son-pu-3-768x548.jpg

Giá sơn Osmo và giá sơn PU cũng vì thế mà có sự chênh lệch nhau. Giá sơn OSMO có thể cao hơn so với sơn PU. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết ngành công nghiệp sơn gỗ lại đều sử dụng sơn OSMO, do các đặc tính vượt trội của nó so với sơn PU. Tính kinh tế không chỉ còn được tính bằng giá thành sản phẩm mà còn bởi giá trị mà nó đem lại và độ bền của màng sơn.

Dầu Osmo thấm vào bề mặt gỗ, bảo vệ gỗ từ bên trong, các loại sáp tạo co giãn, bề mặt có chứa những lỗ giữ ẩm cho gỗ, bảo vệ gỗ mãi mãi, giúp gỗ đẹp tự nhiên, bảo vệ độ đàn hồi, tạo cho bề mặt gỗ có sự sang trọng, bền với thời gian và độ bền màu rất cao.

Như vậy, khi so sánh giữa sơn OSMO và PU, ta có thể nhận thấy sơn OSMO có nhiều ưu điểm hơn nhưng sơn PU lại có giá thành rẻ hơn, phù hợp với những công trình sơn nhỏ, sơn đồ chơi cho trẻ em, sơn các thiết bị nội thất trong nhà; sơn OSMO đắt hơn nhưng có thể áp dụng cho mọi loại vật dụng, thiết bị trong nhà lẫn ngoài trời, mang nhiều ưu điểm hơn.
Nguồn: osmo.com.vn
 
×
Quay lại
Top