Quy định về những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Quy định về những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp

Các cá nhân, tổ chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 cụ thể như sau:

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

=> Việc thành lập Doanh nghiệp do sử dụng tài sản của nhà nước phả mang lại lợi ích cho nhà nước chứ không thể thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị đó.

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

=> Xung đột lợi ích: Vì đã là người làm công cho nhà nước, nhà nước đã trả tiền công cho họ là tiền lương, nếu họ thành lập doanh nghiệp thì họ lo việc tư hơn việc công, bỏ bê công việc mà họ đã được trả lương. Hơn nữa để chống tham nhũng, nếu họ thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó là sân sau của họ.

- Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.

- Còn đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

=> Xung đột lợi ích: điều kiện này không chỉ góp phần chống tệ nạn tham nhũng, lợi dụng vị thế được nhân dân ủy quyền để trục lợi cá nhân mà còn góp phần bảo đảm cơ hội ngang bằng cho các doanh nghiệp hoạt động khu vực dân doanh

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

=> Lạm dụng chức vụ của mình để lấy các mối quan hệ, lôi kéo, trục lợi riêng, dẫn đến lũng loạn hoạt động của doanh nghiệp.

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người chưa thành niên: chưa đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi để đưa ra quyết định một cách chính xác.

- Người bị han chế NLHVDS hoặc bị mất NLHVDS không đáp ứng được điều kiện của 1 chủ thể bình thường: tự xác lập và thực hiện hành vi thương mại và chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ của mình.

- Tổ chức không có tư cách pháp nhân:

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Việc quy định này nhằm mục đích đảm bảo tư cách đạo đức của thương nhân, nó có mục đích bảo vệ cộng đồng bằng sự đề phòng trước khả năng gây hại.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp
 
×
Quay lại
Top