Phiến đá Rosetta giải mã bí mật những nền văn minh cổ đại

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Được quân viễn chinh của Napoleon tìm thấy ở Ai Cập, phiến đá trông có vẻ giản đơn này là chìa khoá để giải mã chữ tượng hình Ai Cập.

Dù nó chỉ là một mảnh vỡ của bia đá lớn hơn, nhưng những ký tự và biểu tượng được chạm khắc trên bề mặt Phiến đá Rosetta đã giúp các học giả giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ đại, và cuối cùng là vén màn nhiều bí mật của nền văn minh này. Ảnh: Kho lưu trữ Đại học Lịch sử/UIG/ Bridgeman Images.

Dù nó chỉ là một mảnh vỡ của bia đá lớn hơn, nhưng những ký tự và biểu tượng được chạm khắc trên bề mặt Phiến đá Rosetta đã giúp các học giả giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ đại, và cuối cùng là vén màn nhiều bí mật của nền văn minh này. Ảnh: Kho lưu trữ Đại học Lịch sử/UIG/ Bridgeman Images.

Khi binh lính của Pierre-François Bouchard phát hiện ra phiến đá cổ sẽ thay đổi thế giới này ngày 19/7/1799, họ không lăn lộn trên những hố đào khảo cổ, mà là đang hoàn thiện những công việc xây dựng cuối cùng. Những binh lính Pháp ấy đã chiếm đóng một pháo đài đổ nát ở Rosetta, Ai Cập, và chỉ có vài ngày để củng cố phòng thủ cho trận chiến với binh đoàn đế chế Ottoman.

Khi đội quân hạ một bức tường được xây dựng bằng đất đá vụn ở những địa điểm gần đó, họ phát hiện ra một mảnh vỡ lớn bằng đá chi chít ba loại chữ viết, có cả tiếng Hy Lạp cổ. Quá đỗi tò mò và thích thú, Bouchard tự hỏi phải chăng phiến đá này đang viết về cùng một nội dung ở ba ngôn ngữ khác nhau. Ông đã chia sẻ phát hiện của mình với các học giả Pháp, những người đến Ai Cập để tìm kho báu khảo cổ.

Họ nhận được nhiều hơn mong đợi. Phiến đá này là Phiến đá Rosetta, những ký tự và biểu tượng được chạm khắc kỹ lưỡng lên bề mặt tối màu của nó có thể làm sáng tỏ một thời huy hoàng của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Nhưng trước tiên các học giả sẽ phải giải mã nó.


Các học giả đã truy nguyên nguồn gốc của Phiến đá Rosetta đến năm 196 TCN, thời Ptolemy. Bản khắc của nó chứa một sắc lệnh về lòng trung thành với pharaoh lúc bấy giờ là Ptolemy V Epiphanes. Ảnh: Prisma Archivo/Alamy.

Các học giả đã truy nguyên nguồn gốc của Phiến đá Rosetta đến năm 196 TCN, thời Ptolemy. Bản khắc của nó chứa một sắc lệnh về lòng trung thành với pharaoh lúc bấy giờ là Ptolemy V Epiphanes. Ảnh: Prisma Archivo/Alamy.

Sắc lệnh trung thành

Đặt đứng cao khoảng 1,2 mét và rộng khoảng 0,8 mét, phiến đá cứng như granit này chỉ là một mảnh vỡ của một tấm bia lớn hơn hiện đã thất truyền. Dù văn tự của nó không hoàn thiện, đó vẫn là phiến đá vô giá. Nó chứa một sắc lệnh xác định tín ngưỡng hoàng gia của Ptolemy V Epiphanes, vị vua Ai Cập lên ngôi năm 204 TCN.

Lúc bấy giờ, vương quốc Ptolemy đang có chiến sự và phải đối mặt với một cuộc biến loạn nội bộ. Sắc lệnh được hội đồng các tư tế thông qua. Họ dùng nó để tôn vinh vị pharaoh và tuyên bố lòng trung thành với ông. Sắc lệnh được ghi lại trên tấm bia bằng chữ tượng hình Ptolemy, chữ Ai Cập bình dân và chữ Hy Lạp cổ. Những tấm bia giống nhau được đặt ở mọi ngôi đền trên khắp Ai Cập.

Học giả quân viễn chinh

Tua nhanh đến năm 1798, khoảng thời gian Napoleon dẫn dắt lực lượng quân Pháp thôn tính Ai Cập, bấy giờ là một phần của đế chế Ottoman. Các nhà khoa học và sử gia là một phần của binh đoàn viễn chinh này, tràn vào Ai Cập để ghi chép lại những gì họ tìm thấy. Các nhà nghiên cứu về Ai Cập đã thu thập một lượng lớn cổ vật họ muốn mang về Pháp, có cả Phiến đá Rosetta.

Nhưng người Anh cũng muốn có được Ai Cập, và năm 1801 Anh thắng thế quân Pháp. Quân Pháp được phép sơ tán, nhưng quân Anh yêu cầu họ trao trả bộ sưu tập cổ vật trước khi rút quân. Nên năm 1802 Phiến đá Rosetta lên đường đến London và được trưng bày tại Bảo tàng Anh gần như tức thì khi đến nơi.


Nhà ngôn ngữ học và khảo cổ học người Pháp Jean-François Champollion bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ cổ từ thời niên thiếu vào đầu thế kỷ 19. Niềm đam mê của ông với Ai Cập cổ đại đã dẫn đến những khám phá từ quá trình giải mã Phiến đá Rosetta nhằm đào sâu hiểu biết của ta về quy trình ướp xác. Ảnh minh hoạ bởi hoạ sĩ khuyết danh/Bridgeman Images.

Nhà ngôn ngữ học và khảo cổ học người Pháp Jean-François Champollion bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ cổ từ thời niên thiếu vào đầu thế kỷ 19. Niềm đam mê của ông với Ai Cập cổ đại đã dẫn đến những khám phá từ quá trình giải mã Phiến đá Rosetta nhằm đào sâu hiểu biết của ta về quy trình ướp xác. Ảnh minh hoạ bởi hoạ sĩ khuyết danh/Bridgeman Images.

Phiến đá Rosetta

Nhưng phiến đá có giá trị thẩm mỹ nhiều hơn. Các học giả từ lâu đã đau đầu về ý nghĩa của những vết khắc như hình vẽ, được gọi là chữ tượng hình, trên các phiến đá Ai Cập cổ. Vì nó chứa nội dung giống nhau ở ba ngôn ngữ, nên các học giả cho rằng Phiến đá Rosetta có thể giúp giải mã bí ẩn lịch sử.

Các học giả đua nhau phiên dịch Phiến đá Rosetta. Dù nhiều học giả khắp châu Âu đã đóng góp vào công trình, nhưng hai đóng góp quan trọng nhất lại đến từ Anh và Pháp.

Thomas Young, một học giả người Anh nổi danh với nhiều đóng góp khoa học, đã coi bí ẩn này là một câu hỏi toán học. Sau khi phiên dịch tiếng Hy Lạp cổ, ông đã ghi chú nhiều trên chữ tượng hình và cố gắng làm khớp từng chữ trong bản dịch một cách có hệ thống. Ông cũng so sánh các nét chữ với nét chữ trên các bức tượng khác. Young có thể xác định âm ngữ âm một số nét chữ đại diện, tìm ra một số ký tự, và ghép các từ lại với nhau.


Thần mặt trời.
Nữ thần Saté.

Sau khi giải mã Phiến đá Rosetta, Jean-François Champollion đã phát hành một tập tài liệu các nhân vật thần thoại được nhắc đến nhiều trong văn tự chữ tượng hình Ai Cập cổ. Những nhân vật này gồm Ra, thần mặt trời (ảnh trái), và con gái ông, nữ thần Saté (ảnh phải). Ảnh minh hoạ: Jean-Francois Champollion/Bridgeman Images.

Nhưng chính Jean-François Champollion mới là người giải mã được phiến đá năm 1822. Ông còn được coi là người sáng lập nên ngành nghiên cứu Ai Cập. Young không có kinh nghiệm nào về ngôn ngữ Ai Cập, còn Champollion thông thạo tiếng Coptic và có kiến thức uyên thâm về Ai Cập. Ông đã phát hiện ra chữ bình dân (hệ thống chữ viết thứ ba trên tấm bia) truyền tải các âm tiết và chữ tượng hình đại diện cho âm thanh tiếng Coptic.

Đó là một bước đột phá. Champollion vui mừng khôn xiết chạy đến văn phòng anh trai mình và hét lớn “Je tiens mon affair!” (“Em đã hiểu rồi!”). Sau đó ông ngất xỉu năm ngày mới tỉnh lại.

Di sản của Phiến đá Rosetta

Champollion dùng phiến đá để tạo ra một bảng chữ cái ký tự tượng hình ngữ âm, sau đó các học giả khác dựa vào nghiên cứu của ông để phiên dịch hoàn chỉnh phiến đá. Công trình của nhà nghiên cứu Ai Cập người Pháp này cuối cùng được xác thực nhờ vào khám phá và bản dịch của Sắc lệnh Canopus, một tấm bia khác được viết bằng chữ tượng hình, chữ bình dân và chữ Hy Lạp cổ.

Bản dịch của Phiến đá Rosetta đã trở thành xương sống của ngành Ai Cập học, và tấm bia biểu tượng này được ghi danh là một trong những cổ vật quan trọng nhất trong lịch sử. Nhưng bản thân phiến đá lại gây tranh cãi vì nó là dấu tích của chiến tranh và sự bành trướng thuộc địa. Phiến đá Rosetta được đưa tới Anh hay bị người Anh đánh cắp? Việc đó phụ thuộc vào đối tượng chúng ta đặt câu hỏi. Sau ngần ấy năm, đã có nhiều đợt kêu gọi trao trả phiến đá về Ai Cập, nhưng nó vẫn nằm chễm chệ tại Bảo tàng Anh, tiếp đón hơn 6 triệu du khách mỗi năm.

Tại sao Phiến đá Rosetta trông có vẻ giản đơn ấy vẫn giữ được vẻ rực rỡ như vậy đến ngày nay, dù đã hai thế kỷ sau khi được giải mã? Nhà nghiên cứu Ai Cập John Ray trả lời phỏng vấn cho tạp chí Smithsonian năm 2007 rằng phiến đá “chính là chiếc chìa khoá, không chỉ cho Ai Cập cổ đại; nó là chìa khoá để giải mã chính mình. Chúng ta đã biết về những nền văn minh lớn như Ai Cập, nhưng họ đã chìm vào lặng thinh. Với việc giải mã phiến đá Rosetta, họ có thể cất lên tiếng nói của chính mình và đột nhiên toàn bộ lịch sử được vén màn.”


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top