Phát triển nghề nghiệp – P1: Chọn thời điểm tìm việc làm mới

JobStreet

Thành viên
Tham gia
14/11/2012
Bài viết
13
Đây là phần đầu tiên trong chuỗi 4 bài viết tư vấn phương thức phát triển nghề nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ rõ những dấu hiệu cho thấy bạn nên thay đổi việc làm hiện tại.

Có một nhận định chung là mọi người chỉ để rời bỏ việc làm của mình khi họ rơi vào tình trạng “đau khổ” – khiếp sợ với mỗi ngày làm việc và lúc nào cũng cảm thấy khổ sở. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, tuy nhiên có nhiều lý do khác khiến ngay cả các giáo sư, chuyên gia nghỉ việc.
Tìm việc làm ngay tại TP.HCM
Tìm việc làm ngay tại Hà Nội

Những bài viết liên quan đến tìm việc làm mới:
Môi trường việc làm mới: Đâu là cách để hòa nhập

Có nên ‘thú thật’ với sếp bạn đang tìm việc làm mới?

6 câu hỏi nhận biết thời điểm cần tìm việc làm mới

Chuyển việc làm trái ngành: những điều nên và không nên

Hãy tìm tòi, khám phá về vấn đề này trong nhiều cuộc phỏng vấn thú vị trên khắp châu Á bởi JobStreet.com.

Chứng tỏ sự thông minh khi nghỉ việc
Nghỉ việc có chủ ý xảy ra khi công ty hiện tại của bạn đang trải qua tình hình tài chính không thuận lợi, hoặc trải qua một vụ sáp nhập dấn đến số lượng các quản lý tài năng tăng lên nhiều. Hãy sử dụng khả năng đánh giá của bạn để dự đoán triển vọng và thời điểm thay đổi chính sách của công ty.

Nếu cơ hội của bạn bên ngoài tốt hơn, cần thận trọng chuẩn bị cho bản thân bằng cách tìm kiếm một công việc khác trước khi công ty đóng cửa, hoặc trước khi bạn trở thành đối tượng phải nghỉ việc.


Bạn có can đảm từ chức để tìm việc làm mới?

Mất niềm tin với quản lý và không được ghi nhận trong việc làm
Uday, một nhà quản lý về nội dung trang Web 27 tuổi đến từ Ấn Độ, đã rời ông chủ trước của mình với lý do: “Ông chủ của tôi không giữ lời hứa” . Glenda, 22, hiện đã từ bỏ vị trí Lập trình viên/ Nhà phân tích với một công ty công nghệ thông tin của Philippines cho biết: “Họ đối xử với tôi quá tệ” . Do đó, rõ ràng là phương thức quản lý không đúng cách được xem là một trong số những lý do khiến bà rời bỏ việc làm.

Monica, một nhà tư vấn tài chính 25 tuổi ở Malaysia cho biết thêm, “Đôi khi đó là những điều đơn giản như nói một lời cảm ơn. Không chỉ chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động.

Việc người quản lý tôn trọng và ghi nhận những thành tích đạt được của nhân viên là điều hết sức được mong muốn. Nếu người chủ không ghi nhận những nỗ lực của bạn cũng không chỉ đạo và tạo đông lực cho bạn thực hiện tốt công việc, khi đấy cần xem lại mối quan hệ giữa chủ và nhân viên. Cần thực hiện một cách khách quan thông qua việc tự đánh giá hiệu quả công việc cũng như tinh thần động lực làm việc của bạn.


Hãy tin tưởng vào bản thân khi tìm việc làm mới

Điểm khác biệt văn hóa giữa cá nhân và tổ chức
Mỗi công ty đều có nét văn hóa riêng. Đó là bản chất của các công ty đa quốc gia lớn để có chính sách điều tiết tất cả vấn đề phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường, điều này xuất phát từ nhu cầu muốn tạo nên ý nghĩa, hiệu quả công việc và giải quyết những phức tạp phát sinh từ các vấn đề. Tuy nhiên, thực tế là nó có thể khiến các chuyên gia xuất sắc và nhiệt tình với công việc cảm thấy ngột ngạt và căng thẳng.

Monica cho biết: “Đối với tôi, đó là hệ thống phân cấp. Phải đi qua 4 hoặc 5 cấp độ của hệ thống phân cấp trên, tôi mới có thể đưa ra quyết định. Khoảng thời gian thực sự là không mang lại hiệu quả gì và cũng không cải thiện năng lực để tôi có thể đóng góp hiệu quả cho công việc.

Nếu bạn không có khả năng thực hiện những đóng góp thiết thực và ý nghĩa theo yêu cầu cao, bạn có thể xem xét tìm cơ hội khác ở bên ngoài. Một số tổ chức tiến bộ trong tập đoàn lớn mang đến cho bạn cơ hội này, tuy nhiên ở các công nhỏ hơ, bạn nắm bắt vai trò, số cổ phần lớn hơn trong cuộc đua về lợi nhuận. ty nhỏ hơn, nơi vai trò của bạn có cổ phần lớn hơn trong các trò chơi lợi nhuận.Nói như vậy các bạn đã biết đến các công ty lớn phát triển nổi bật hiện nay, các công ty vừa khởi nghiệp hoặc các công ty nhỏ hơn không nhiều quy chế, thủ tục phức tạp.

Tìm kiếm cơ hội tốt hơn
Một động lực lớn, thuận lợi khiến bạn nghỉ việc chính là khi bạn nhìn thấy trước những cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt hơn bên ngoài công ty của bạn. Bạn cũng có thể muốn mở rộng năng lực của mình bằng cách chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, ví dụ như từ chuyên ngành công trình dân dụng sang lĩnh vực bán và tiếp thị các sản phẩm liên quan đến kỹ thuật cho ngành xây dựng. Hoặc trong trường hợp của Heera, một chuyên gia 35 tuổi người Ấn Độ, ông đã thực hiện quá trình chuyển đổi từ vị trí tư vấn tài chính sang tư vấn công nghệ thông tin để đưa ra các giải pháp quản lý tài chính cho ngành này.
“Chiến lược, cách thức tổ chức và quy trình, thủ tục được thực hiện lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Không có gì mới nữa. Các công ty bây giờ muốn đưa ra những giải pháp xuyên suốt từ đầu đến cuối. Họ muốn chúng tôi cung cấp cho họ một thành phẩm hoàn chỉnh, chỉ cần cài đặt là hoạt động ngay. Đó là phương thức mà công nghệ thông tin tìm cách xâm nhập vào tư vấn tài chính.

Sau khi làm việc tại Andersen Consulting, Teoh, 30 tuổi, đã rời bỏ vị trí khá tốt- Tư vấn viên quản lý vùng tại KPMG để tham gia vào một công ty truyền thông và thương mại quản lý nhỏ triển vọng tại Maylaysia. “Tôi quyết định rời bỏ công việc trước đây của tôi, vì tôi đã được đưa cơ hội để mở rộng phạm vi vai trò và trách nhiệm của tôi. Tôi đã luôn ấp ủ một niềm đam mê về ngành công nghệ thông tin, và đây là cơ hội để tôi đóng góp cho sự tiến bộ của ngành này. ”
Những cá nhân này thay đổi công việc theo thời gian; xác định cơ hội cho bản thân để đạt được những kỹ năng theo mong muốn, từ đó làm tăng khả năng tiếp thị và triển vọng trong tương lai của họ. Nhưng hơn thế nữa, họ đã có quyết định thận trọng bằng cách phân tích tình hình ngành nghề đang diễn ra hiện tại, liên hệ với lợi ích bản thân để tìm ra công việc phù hợp nhất trước khi rời bỏ vị trí của mình.

Cần hiểu rõ hiện tại bạn đang ở vị trí nào và tương lai bạn muốn gì
Định hướng và động lực để rời bỏ công việc khi bạn muốn xuất phát từ cá nhân bạn. Không ai thực sự có thể nói cho bạn biết phải làm gì. Nó phải xuất phát từ kinh nghiệm làm việc và xem xét vấn đề nó có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân của bạn và khát vọng nghề nghiệp của bạn không. Với điều kiện ngày một thay đổi của nềnkinh tế mới, mọi người nên dành thời gian suy ngẫm đánh giá xem đâu là điều quan trọng với họ, họ đang ở vị trí nào, họ muốn gì ngoài công việc và họ có thể tìm thấy công việc đó ở đâu.

Khi cân nhắc bất kỳ vấn đề gì, chúng ta cần phải thận trọng. Hãy xác định xem liệu đơn vị bạn đang làm có thể đáp ứng các nhu cầu của bạn trước khi bạn tìm công việc khác ở bên ngoài.
Ví dụ, có phải bạn đang làm việc tại công ty mà lúc nào cũng yêu cầu làm việc theo nhóm trong khi bạn muốn độc lập làm việc với các tài liệu giấy tờ?

Bạn có thích công việc của bạn, với những người mà bạn thích nhưng công việc của bạn không được ghi nhận làm ảnh hưởng tới lòng tự trọng của bạn?

Nếu bạn muốn công việc khác, hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn ở bên ngoài. Đừng chờ đợi cho đến khi bạn không hài lòng, chán nản rồi mới bắt đầu thay đổi nghề nghiệp. Di chuyển duy nhất cho các lý do mà bạn không hài lòng, mà không có một định hướng rõ ràng về nơi mà bạn muốn đi về phía, là một điều nguy hiểm.Nếu bạn thay đổi công việc chỉ vì lý do bạn cảm thấy không thoải mái trong khi bạn vẫn chưa tìm được định hướng công việc mới, điều này thực sự là rất nguy hiểm.

Đừng Để Bản Thân Rơi Vào Tình Trạng Bất lực!
Nếu không có định hướng rõ ràng, chắc chắn về việc thay đổi nghề nghiệp, bạn sẽ như đang mò mẫm xung quanh trong bóng tối. Có thể lúc nào các bạn cũng sẽ thấy khó khăn trong việc xác định công việc phía trước.
Quan điểm đề phòng của chúng ta có xu hướng làm chúng ta trở nên bi quan – “Có lẽ bên ngoài không có cơ hội tốt hơn cho tôi”
Nếu bạn nghĩ về sự thay đổi của mình theo xu hướng tích cực, chỉ muốn bỏ chạy thay vì chiến đấu thì bạn sẽ thua cuộc ngay cả khi bạn còn chưa bắt đầu. Cần có một thái độ tích cực về năng lực của bản thân, suy nghĩ đúng về mục tiêu nghề nghiệp của mình và tự trang bị cho mình những công cụ thích hợp để tiến hành tìm kiếm công việc của bạn một cách cẩn thận và tích cực.

Lời khuyên của những người từng trải
Uday – 27 tuổi, Quản lý nội dung Web - (Ấn Độ) - ”Tôi đề nghị bạn tìm một công việc mới trước khi bỏ việc. Nhiều người có xu hướng bỏ việc rồi mới tìm công việc mới. Thời gian nghỉ không công việc cảm giác như dài vô tận. Thời gian này cũng có thể làm ảnh hưởng tâm lý của bạn. Vì vậy,đừng bỏ qua cơ hội. Hơn thế bên ngoài còn có rất nhiều công việc cho bạn. Vì vậy, đừng lo lắng về việc không tìm được việc làm khác! ”

Glenda – 22 tuổi, một lập trình viên/nhà phân tích (Philippines) cho biết: “Nếu công việc của bạn ngày hôm nay không phải là việc làm mơ ước của bạn,hãy tìm việc làm khác. Điều này sẽ tốt hơn để bạn không bị mắc kẹt với công việc làm bạn cảm thấy khổ sở”.

Monica – 25 tuổi, Một tư vấn viên tài chính – (Malaysia) cho biết: “Hãy nắm bắt ưu và khuyết điểm bản thân. Khi bạn tìm thấy việc làm bạn muốn, hãy sẵn sàng đến với việc làm này! Hãy vui lên. Điều bạn thấy buồn có thể là bạn phải rời bỏ những đồng nghiệp tốt hiện tại.Tuy nhiên đây không phải là lý do đủ lớn để giữ bạn ở lại”.

Heera – 35, một tư vấn viên về công nghệ thông tin – (Ấn Độ) – cho biết:”Hãy suy nghĩ thận trọng về những gì bạn muốn làm và nơi bạn muốn đi trước khi bạn quyết định nghỉ việc. Trước hết hãy nhìn nhận lại xem liệu đơn vị bạn đang làm có thể đáp ứng những nhu cầu của bạn không, nếu không, khi đó bạn hãy quyết định tìm kiếm công việc bên ngoài. ”

Teoh – 30 tuổi, một tư vấn viên về lĩnh vực thương mại điện tử – (Malaysia) cho biết: “Đừng rời bỏ một công việc chỉ tiền lương cao hơn. Bạn thay đổi việc là vì công việc bạn sắp làm là công việc bạn muốn làm. Không có vấn đề gì nếu bạn cảm thấy có chút nghi ngờ. Nếu bạn chấp nhận những thách thức phía trước, bạn sẽ làm chủ được bản thân. Quan trọng là bạn phải cố gắng. Hãy đánh giá những gì bạn đã trải qua và những mối quan hệ bạn đã tạo dựng. Tuy nhiên cần vươn lên nữa. “
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top