Nguyên nhân và cách thải độc chì cho son môi

Dung_ThienHa

Thành viên
Tham gia
21/8/2015
Bài viết
0
Nhiễm độc chì do son môi là tình trạng mà hầu hết cô gái nào cũng mắc phải, bởi nhu cầu làm đẹp đang ngày càng tăng cao mà son môi là một trong những bước quan trọng giúp phụ nữ đẹp hơn. Chì là kim loại nặng, thành phần trong son giúp màu son nên được mềm mịn và đặc biệt là bám màu lâu, không trôi dù sau khi ăn uống.

Một số nguyên nhân nhiễm độc chì:

- Do môi trường xung quanh như không khí, nước, đất bị nhiễm chì.

- Do sử dùng một số bài thuốc dân gian như thuốc tưa lưỡi, thuốc cam,… lưu hành trái phép có chì.

- Do thực phẩm bị nhiễm chì, vật dụng đóng gói (đồ hộp có chất hàn gắn bằng chì), bát đĩa in hoa văn,…

- Do môi trường làm việc có nguy cơ bị nhiễm độc chì như sửa chữa, tái chế, sản xuất ắc quy; nung nấu hoặc tinh chế chì;…

- Do tiếp xúc với đồ chơi có đạn chì hoặc sơn chì.

- Do sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là nhiễm độc chì từ son môi.

Cách đào thải nhiễm độc chì:

Trường hợp nghi ngờ bị nhiễm độc chì cần phải đến bệnh viện để làm xét nghiệm, nếu như xác định ngộ độc chì cần phải tìm ra nguyên nhân nhiễm chì và ngừng tiếp xúc với nguồn gây ngộ độc.

Nếu như xuất hiện các triệu chứng như hôn mê, co giật cần phải được cấp cứu. trường hợp nặng cần truyền máu, tẩy độc khi mới tiếp xúc với chì hoặc nếu như chì còn sót lại trong đường tiêu hoá, trên mắt và da mà chưa xâm nhập vào cơ thể, thì hãy tắm rửa bằng sữa tắm, nội soi gắp chì, rửa đường ruột.

Dùng thuốc thải độc chì giúp đào thải độc tố qua đường nước tiểu, quá trình điều trị bằng thuốc cần phải có thời gian, kiên trì sử dụng vì chì thường gắn chặt vào xương. Cũng một số trường hợp, thuốc thải độc có thể gây ra một số tác dụng phụ như áp xe vị trí tiêm, đau, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, ngứa ngáy; dùng cùng sắt có thể gây tê, buồn ngủ, nổi mề đay, tiêu chảy, nôn, làm hại thận. Khi xuất hiện tác dụng phụ, cần thông báo cho bác sĩ để có cách xử trí hoặc tạm ngưng dùng thuốc.

Đặc biệt, nếu như mẹ bị nhiễm độc chì thì tốt nhất không nên cho con bú, cần đi xét nghiệm, nếu như hàm lượng chì trong sữa mẹ không đáng kể mới được cho con bú. Trong trường hợp phụ nữ bị nhiễm độc cũng không nên có thai ngay mà phải chờ cho đến khi lượng chì trong máu hạ xuống mức cho phép là dưới 10 mcg/dL.

>> Cách thải độc chì cho da

Máu nhiễm chì có nguy hiểm không
 
×
Quay lại
Top