Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc

Dung_ThienHa

Thành viên
Tham gia
21/8/2015
Bài viết
0
Mụn bọc ở cằm được xem là kẻ thù đáng sợ của tất cả mọi người, mụn mọc ở những vị trí khác nhau trên khuôn mặt sẽ biểu hiện cho chúng ta biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy bạn đã biết được nguyên nhân nào gây ra mụn bọc và cách khắc phục tình trạng này như thế nào để mang lại hiệu quả nhất.

Nếu như bạn bị mụn ở vùng cằm và quanh miệng trước, sau thời kì kinh nguyệt thì đây được xem là chuyện bình thường không đáng lo ngại, bởi lúc này lượng hoocmon phụ nữ tăng cao đột ngột nên sẽ làm xuất hiện một số nốt mụn. Tuy nhiên, theo một số ngiên cứu khác cho thấy tình trạng mụn bọc xuất hiện thường xuyên còn nói nên tình hình bệnh lý của buồng trứng hoặc tử cung đang gặp vấn đề trục trặc, bị viêm nhiễm…vv. mà bạn lại thường không để ý.

Ngoài ra, khi lạm dụng quá nhiều thức ăn nhanh, đồ cay nóng hay sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như bia, rượu, cafe...cũng là nguyên nhân gây mụn. Cho nên, hãy bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và dưỡng chất từ rau xanh, hoa quả giúp cân bằng cơ thể khỏe mạnh hơn.

Đặc biệt, cằm là vị trí có làn da dày hơn những chỗ khác, nếu như tẩy trang không kỹ thì nơi đây sẽ lưu lại khá nhiều bụi bẩn, vi khuẩn khiến mụn cứ liên tục nổi lên. Vì vậy, bạn cần lưu ý phải tẩy trang kĩ các vùng quan trọng trên mặt như cằm, miệng và cổ nhiều hơn so với những khu vực khác để đảm bảo da được thông thoáng và sạch sẽ.( 8 thực phẩm ngăn ngừa mụn cực hiệu quả )

Mụn ở cằm tuy không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho biết về tình trạng sức khỏe của bạn, theo các phương pháp trị mụn thông thường thì bạn có thể áp dụng mặt nạ trị mụn ngay tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên như mặt nạ mật ong + chanh, mặt nạ trà xanh,… hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc, dưỡng ẩm dành cho da mụn,…Tuy nhiên, nếu tình hình mụn mọc ở cằm không có biến triển tốt hơn mà thậm trí còn nặng thêm thì bạn hãy tới các cơ sở y tế để điều trị từ bác sĩ, chuyên gia da liễu. Như vậy mới có thể tìm ra nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị dứt điểm.

Mụn ẩn dưới da: Có nên nặn hay không?
 
×
Quay lại
Top