Nghịch cảnh trong đào tạo và tuyển dụng: Ngành “ăn” không hết, ngành “lần” không ra

tinbaton1989

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/5/2011
Bài viết
213
Nghịch cảnh trong đào tạo và tuyển dụng: Ngành “ăn” không hết, ngành “lần” không ra In
Thứ tư, 04 Tháng 1 2012 08:01

TNO - Ở một số ngành nghề, nhà tuyển dụng tìm “đỏ con mắt” cũng không đủ ứng viên. Ngược lại, có những lĩnh vực hồ sơ xin việc chất chồng nhưng lại ít được ngó ngàng.

timviec.jpg

Bạn trẻ tìm việc tại sàn giao dịch việc làm 2011 tại TP.HCM - Ảnh: N.Lịch

Chỉ vào dãy bàn chứa những tập hồ sơ xin việc dày cộp, chị Kim Phụng, cán bộ Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm Thanh niên TP.HCM (Yes Center) nói: “Đây là số hồ sơ của ứng viên tồn đọng, đa số liên quan đến những ngành nghề: kế toán (đặc biệt bậc trung cấp), bán hàng, văn phòng, hóa thực phẩm…”. Trong khi đó, cũng tại Yes Center, những lĩnh vực đang có nhu cầu cao nhưng nguồn cung luôn luôn bị thiếu là: thiết kế đồ họa, thiết kế mỹ thuật, thợ cơ khí - điện, nhân sự cao cấp...

Bà Hà Huệ Chi, Giám đốc Marketing và Operations của VietnamWorks, chia sẻ thông tin: “Theo báo cáo nhân lực trực tuyến gần đây, những ngành như nhân sự, hành chính/thư ký, xuất - nhập khẩu luôn có mức độ cạnh tranh cao nhất. Có nghĩa là số lượng hồ sơ dự tuyển trung bình cho mỗi vị trí trong ngành này luôn cao nhất trong tất cả các ngành nghề. Điều này cho thấy nguồn cung cho thị trường nhân lực trực tuyến trong những ngành này luôn phong phú”.

Phó trưởng Trung tâm đào tạo và cung ứng lao động Votec, bà Vũ Thị Lan Anh nhìn nhận: “Lao động ở ngành cơ khí và điện công nghiệp (bậc nghề) luôn bị thiếu hụt”. Bà Lan Anh cho hay vào khoảng tháng 6, tháng 7 hằng năm, Trung tâm Votec nhận điện thoại tới tấp từ những đơn vị tuyển dụng về hai ngành trên. Thậm chí, có những doanh nghiệp đề nghị học viên chưa tốt nghiệp qua công ty họ thực tập, sau đó nhận vào làm luôn. Thế nhưng, cung vẫn không đáp ứng nổi cầu.

Tại Văn phòng giới thiệu việc làm Thanh niên (thuộc Hội LHTN VN) ở TP.HCM, chúng tôi gặp Ngọc Hạnh, tỉnh Tiền Giang, đang tìm việc thời vụ cuối năm. Hạnh rầu rĩ kể rằng hơn 5 tháng sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin (CNTT) ở một trường ĐH lớn, cô vẫn chưa tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Hạnh cho hay, một số người bạn của cô cũng bị “vỡ mộng” vì lúc đăng ký học không nắm rõ thông tin, cứ tưởng nghề này vẫn còn “thời thượng”.

Theo ông Dương Xuân Giao, Giám đốc điều hành Công ty phát triển nguồn nhân lực NetViet, rất nhiều ngành ở VN không có đào tạo chuyên sâu nên rất khan hiếm lao động. Chẳng hạn, ở lĩnh vực quản trị sản xuất, thị trường lao động hiện khó tìm thấy những ứng viên là chuyên viên chuỗi cung ứng (supply chains - tìm nguồn hàng, mua hàng, vận chuyển hàng đến nơi sản xuất, lưu kho nguyên vật liệu và thành phẩm, vận chuyển thành phẩm đến nơi bán). Ngay cả ngành CNTT, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng đội ngũ CNTT ở mức độ trung - cao như kỹ thuật viên hệ thống CISCO, lập trình viên Oracle…
10nhomnghe.jpg

Như Lịch
 
×
Quay lại
Top