Mức Hỗ trợ và mức Kháng cự

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng hỗ trợ là những công cụ cơ bản của các nhà đầu tư nhằm định ra các “vùng trọng điểm” mà tại đó thị trường chứng khoán bắt đầu đảo chiều . Bài viết này chỉ giới thiệu những kiến thức căn bản về các khái niệm ngưỡng kháng cự (Resistance), ngưỡng hỗ trợ (Support) và làm thế nào để nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đúng đắn nhất.

Một yếu tố của phân tích kỹ thuật thường được nhắc đến là giá cổ phiếu bị tác động bởi ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự. Các thuật ngữ này có nghĩa : ngưỡng hỗ trợ giữ cho giá cổ phiếu ở trên một mức giá nhất định nào đó, ngược lại ngưỡng kháng cự lại kìm giá cổ phiếu ở dưới một mức giá nhất định nào đó. Biểu diễn các đường hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giúp nhà đầu tư hiểu được tầm quan trọng của nó trong quá khứ cũng như trong tương lai như thế nào. Nếu chúng ta thấy có giao dịch ở tại một trong hai ngưỡng này thì có thể dự đoán một cách tuơng đối giá của cổ phiếu mà chúng ta chọn mua. Và dĩ nhiên sau đó chúng ta có thể ra quyết định mua bán trên những mức giá mong đợi này.

Vậy ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì? Và tại sao chúng lại diễn ra trên những mức giá nhất định nào đó? Chúng thể hiện trên biểu đố giá như thế nào? Để giúp trả lời những câu hỏi này, hãy cùng xem các biểu đồ dưới đây với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ được thể hiện khá rõ. Sử dụng các thông tin thu được từ biểu đồ nhà đầu tư có thể ước lượng khả năng các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ này có thể lặp lại một lần nữa khi các mức giá tiếp cận các điểm này. Nhưng trước tiên cần phải hiểu định nghĩa của các thuật ngữ này và nguyên nhân thông tin nào tạo ra các ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ này.

1. Định nghĩa:Bất cứ ai đã xem qua các chương trình thông tin tài chính trên truyền hình có lẽ đều nghe các kỹ thuật viên thường bình luận các câu đại loại như “ Ngưỡng hỗ trợ của chỉ số Dow Jone đang ở mức 7300” hay “ Ngưỡng kháng cự sẽ có thể vào khoảng 8100” v.v.. Vậy các nhà bình luận đang ám chỉ điều gì đây?

Robert Edwards và John Magee, hai tác giả cuốn “Kỹ thuật phân tích các xu hướng của cổ phiếu”, đã định nghĩa “ngưỡng hỗ trợ là ngưỡng mà tại đó nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu với một lượng đủ hiệu quả nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định“. Trong khi đóngưỡng kháng cự thì ngược lại hoàn toàn, đó là dấu hiệu nhà đầu tư nên bán ra một lượng cổ phiếu vừa đủ để thỏa mãn bên mua nhằm ngăn giá cổ phiếu tiếp tục tăng cao hơn trong một khoảng thời gian. Những định nghĩa này có vẻ na ná nhau nhưng chưa đồng nhất với các thuật ngữ cung-cầu của thị trường.

Thuật ngữ ngưỡng hỗ trợ ám chỉ: là mức giá mà tại đó bên mua sẵn sàng mua vào một lượng cổ phiếu vừa đủ nhằm tạm thời ngăn chặn hay đảo ngược khuynh hướng giảm giá. Ngược lại, ngưỡng kháng cự là mức giá mà tại đó người bán sẵn sàng bán ra một luợng cổ phiếu vừa đủ nhằm tạm thời ngăn chặn hoặc đảo ngược khuynh hướng tăng giá. Xét về quy mô cung-cầu của thị trường, ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà tại đó lượng cầu của thị trường lớn hơn lượng cung, và ngưỡng kháng cự là mức giá cho thấy lượng cung lớn hơn lượng cầu của thị trường. Hãy xem một ví dụ trong Biểu đồ 1 dưới đây:

Biều đồ 1

Biểu đồ 1 là khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1997 tới tháng 12 năm 1998. Biểu đồ này cho thấy 3 lần (tại điểm A, B và C) giá cổ phiếu tăng lên tới khoảng 27.5 rồi quay đầu và rớt giá. Sau đó giá mức giá này lại một lần nữa bị phá vỡ vào tháng 2 năm 1998. Trước khi “tăng tốc” và đạt đỉnh điểm tại mức 35 thì giá cổ phiếu dao động quanh các điểm D, E và F. Ta có thể vẽ 1 đường thẳng nối các điểm này lại một cách tương đối để có thể thấy rõ mức độ cần thiết của nó. Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy mức giá tại ngưỡng kháng cự nằm tại 2 điểm A và C, sau đó chúng đảo ngược “vai trò” để trở thành ngưỡng hỗ trợ tại 2 điểm D và E, thực tế đây là một hiện tượng bình thường trong giao dịch của thị trường chứng khoán.

2. Diễn giải:Để giải nghĩa hành vi này chúng ta cùng xem xét kỹ hơn Biểu đồ số 1. Xét tại thời điểm từ giữa tháng 7 năm 1997, sau khi giá cổ phiếu rơi từ mức 30 rồi quay trở lại mức giá 27.5 vào tháng 8, rồi rớt giá và quay trở lại mức 27.25 và cuối cùng lại rớt giá lần nữa. Hiện tượng này xảy ra một lần nữa vào tháng 1 năm 1998 trước khi giá cổ phiếu bứt qua mức 27.5 để đạt được mức giá 29.5 vào tháng 2 sau đó.

Giả dụ một nhà đầu tư đã mua được cổ phiếu tại các mức giá dưới 30 đã có lời, và bây giờ anh ta bán chúng lại cho một nhà đầu tư khác với giá 30 trước thời điểm giá bắt đầu giảm vào trung tuần tháng 7 năm 1997. Nhiều nhà đầu tư trong số đó sẽ rơi vào tình trạng hoảng loạn khi nhận ra khoản đầu tư của mình bị lỗ gần 15% dù mới chỉ qua 1 đêm, lúc đó thì họ chỉ còn trông chờ giá cổ phiếu mình đã mua sẽ tăng trở lại để có thể “xả hàng” ra nhằmgiảm bớt lỗ mà thôi.
Mặt khác, những nhà đầu tư đã bỏ lỡ thời điểm vừa qua lại xem đây là một cơ hội tuyệt vời để mua vào nên giá cổ phiếu lại “bật ngược” trở lại do lượng mua vào ào ạt, vì mới cách đó hai ngày giá cổ phiếu đã đạt được mức 30. Khi giá chạm mức 27.5 (điểm A), các nhà đầu tư đã mua tại mức giá 30 sẽ ào ạt đặt lệnh bán nhằm “cắt lỗ”, điều này lại khiến cho giá giảm trở lại. Hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại ( xem điểm B và C) cho tới khi không còn dấu hiệu bán ra mạnh tại mức giá này nữa. Cuối cùng sau ba ngày giao dịch “ì ạch”, giá cổ phiếu cũng bứt qua được mức 27.5 vào tháng 2 năm 1998.

Tại điểm này, có lẽ vẫn còn một vài nhà đầu tư đã mua vào tại mức giá 30 chưa chịu bán ra để cắt 2.5 điểm lỗ, và họ càng cảm thấy việc giữ cổ phiếu lại là hợp lý khi giá của chúng quay trở lại mức 29.5. Nhưng khi giá bị suy yếu thì một vài người tham gia vào thị trường bắt đầu lo lắng và ngay lập tức gọi cho các broker đặt lệnh bán, thế là lại làm cho giá cổ phiếu “quay đầu” về quanh mức 27.5 (điểm D). Tình trạng này xảy ra vài lần nữa ( quanh điểm E và F) cho tới khi dấu hiệu bán tháo chấm dứt thì giá cổ phiếu bứt qua mức giá 30 vào tháng 5 năm 1998.

Các quá trình này xảy ra không chỉ tại các mức giá như ví dụ nêu trên mà nó có thể xảy ra với mỗi mức giá khi cổ phiếu được giao dịch, và đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới cách ra quyết định của nhà đầu tư nhằm giúp thiết lập các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Một vài yếu tố phụ có thể tác động tới giá cổ phiếu, nhưng do sự “vắng bóng” của các yếu tố mạnh hơn nên các ngưỡng này có thể có một ảnh hưởng rõ nét trên biểu đồ cổ phiếu hàng ngày. Quan trọng hơn, bằng cách kết nối các dữ liệu về lịch sử ngưỡng kháng cự và hỗ trợ với các kỹ thuật phân tích và các công cụ cơ bản khác, chúng ta có thể chuẩn bị tốt nhằm tận dụng các xu hướng giá đó trong giao dịch thay vì ngồi nhìn và cảm thấy ngạc nhiên với “chúng”.

Biểu đồ 2

figure2.gif
Ví dụ khác: Trong Biểu đồ 2, giá cổ phiếu công ty Outback Steakhouse(OSSI), là một ví dụ khác về một mức giá ban đầu là ngưỡng hỗ trợ nhưng sau đó lại đảo thành ngưỡng kháng cự. Từ lúc bắt đầu là năm 1998, giá của cổ phiếu này tăng từ 28.5 lên 34.5 khoảng trung tuần tháng 2 (điểm A). Lưu ý có một sự tắc nghẽn nhỏ ngay vị trí trên đường hỗ trợ vẽ tại mức giá 34.5, sự dao động của giá trong vài tháng tới có thể lên hoặc xuống và thách thức mức giá hỗ trợ 34.5 tại các điểm B, C, D và E. Ta có thể thấy hầu như trong suốt tháng 7, từ điểm E giá cổ phiếu tăng khá cao với đỉnh điểm là 41 điểm ( điểm F), sau đó đảo chiều rồi rớt khá nhanh xuống dưới mức hỗ trợ 34.5 ngay những ngày đầu tháng 8 rồi kết thúc tại mức giá 32.5.

Khi điểm F là đỉnh cao nhất trong khoảng thời gian đang xem xét (trong Biểu đồ 3), chúng ta hãy vẽ một đường xu hướng từ điểm G tới điểm E và kéo dài đường này về bên phải. Chú ý điểm cận điểm H ngay trước đó một ngày rơi từ mức 36 về mức 32.5 và dừng lại tại điểm I. Ngày tiếp theo, do giá giảm tương đối mạnh khiến ta nghĩ rằng đường xu hướng hoạt động như là đường hỗ trợ và một khi nó phá vỡ rào cản này thì giá sẽ “rơi tự do”. Điều này chứng tỏ đường hỗ trợ và đường kháng cự không phải chỉ là đường thẳng mà còn có thể là đường chéo. Thực tế thì đường xu hướng cũng có thể là đường hỗ trợ (xu hướng tăng) hoặc đường kháng cự (xu hướng giảm). Hơn nữa các kiểu biểu đồ như tam giác, cờ đuôi nheo..v.v đều được hình thành từ đường hỗ trợ chéo sẽ được bàn tới trong một bài khác.

Biều đồ 3

figure3.jpg
Các bạn có nhớ chúng tôi đề cập tới ngưỡng hỗ trợ thử nghiệm từ điểm A tới E chứ? Bây giờ thì giá cổ phiếu đã xuống thấp dưới mức này, chúng ta có thể nói là giá đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 34.5, hơn nữa là nó đã phá vỡ đường xu hướng được vẽ từ G tới E trong biểu đồ 4. Trong suốt tháng 8, giá cổ phiếu xoay quanh mức 34.5. Đường hỗ trợ đã đảo chiều và trở thành đường kháng cự cho đến khi giá xuống thấp hơn nữa. Chúng ta thấy khoảng gần trước tháng 9 thì giá được giao dịch ở khoảng mức 26.

Tầm quan trọng và mức độ tin cậy trong tương lai của các đường này trong phân tích kỹ thuật có liên hệ trực tiếp tới số lần giá cổ phiếu tiếp cận chúng và sau đó đảo ngược xu hướng. Nếu chúng ta đếm được số lần xảy ra đối với đường hỗ trợ hoặc kháng cự trong Biểu đồ 4 thì chúng ta có thể lời ít nhất là bảy lần??? Số lần đảo chiều tương đối lớn này chứng tỏ đường này (hỗ trợ hoặc kháng cự) rất quan trọng và có thể đáng tin để dự đoán xu hướng đảo chiều trong tương lai. Vậy liệu chúng có đáng tin 100% không? Dĩ nhiên câu trả lời là không, nhưng lần tới khi giá đạt mức 34.5 thì đó dường như là một cơ hội tốt hơn là xu hướng đảo chiều lại xảy ra.

Biểu đồ 4

figure4.jpg
Hãy quan sát thêm Biểu đồ 5 của cổ phiếu Outback Steakhouse và xem xét hiện tượng phá vỡ đường xu hướng (điểm H) và kết thúc tại mức 32.5 (điểm I). Vì có ba mức giá không đi theo đúng xu hướng tăng giá của chúng ta nên chúng tôi đưa ra một đường xu hướng khác để chỉ ra khuynh hướng chung của giá cổ phiếu. Một đường thẳng vẽ từ điểm F qua điểm J kéo về phía bên phải là một đường xu hướng mới. Đường thẳng qua điểm H song song với đường xu hướng mới đã rút ngắn hoạt động của giá từ tháng 7 tới tháng 9. Giá cổ phiếu dường như trượt dọc theo và chạm vào 2 đường này, đây cũng là một ví dụ khác về đường hỗ trợ và kháng cự chéo.

Biều đồ 5

figure5.gif
3. Kết luận:Tất cả những đường được vẽ trên biểu đồ nãy giờ có giúp ích gì cho nhà đầu tư không? Có một cách để trả lời câu hỏi này là chúng ta nên biết thừa nhận rằng không phải lúc nào ứng dụng những kỹ thuật này vào mua bán chứng khoán cũng đều cho ra kết quả như mong đợi. Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự không phải là những nhà tiên tri lúc nào cũng đưa ra các dự báo chuẩn xác 100% rằng khi nào và tại đâu thì giá sẽ bật ngược trở lại. Nhà đầu tư nên hiểu rằng chúng chỉ là các công cụ cảnh thức nhà đầu tư cần xem xét vấn đề cẩn thận hơn trong quá trình ra quyềt định đầu tư mà thôi. Bằng cách dùng các công cụ chỉ báo này hoặc công cụ khác, chúng ta có thể xác định có những tác động nào lên giá cổ phiếu. Dựa vào số lần đảo chiều kết hợp với các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ riêng biệt thì mức độ tin cậy của chúng sẽ được gia tăng hoặc giảm bớt.

Nguồn :saga.vn
 
×
Quay lại
Top