Luật cho người giúp việc có nhưng khó áp dụng

hiennguyenht90

Thành viên
Tham gia
6/7/2015
Bài viết
0
Luật cho người giúp việc có nhưng khó áp dụng

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân, tuy không trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội, nhưng lao động giúp việc gia đình đã tạo điều kiện cho lực lượng lao động chính, có chất lượng cao, phát huy khả năng, trí sáng tạo trong hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế, Bộ Luật Lao động (sửa đổi) năm 2012 đã chính thức công nhận lao động giúp việc là một nghề, việc bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của nhóm này được luật hóa bằng những quy định tại chương IX, mục 5, từ điều 179 đến điều 183. Vậy nhưng theo nhiều chuyên gia, hầu hết các quy định mới chỉ mang tính chất chung, thiếu khả thi khi triển khai trong thực tiễn.
dich-v%E1%BB%A5-dau-bep-tai-nha.jpg

can tim nguoi giup viec nha

Chẳng hạn Bộ luật cho phép giờ làm việc của lao động có thể bố trí đan xen giữa giờ nghỉ, giờ làm trong từng khoảng thời gian của ngày mà không cần bảo đảm tính liên tục như lao động công nghiệp. Tuy nhiên, cần có quy định khống chế như thời gian làm việc không được quá 8 giờ hoặc 10 giờ/ngày và tổng cộng không quá 48 giờ/tuần.
giup viec nha theo gio cho nguoi nuoc ngoai

Thời gian nghỉ ngơi, thực hiện theo quy định chung, mỗi tuần ít nhất nghỉ 24 giờ hoặc một tháng nghỉ ít nhất 4 ngày, nghỉ ngày lễ, nghỉ việc riêng. Bà Nguyễn Diệu Hồng, Vụ Bình đẳng giới - Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, muốn có được chính sách phù hợp thì phải phân loại được các dạng lao động giúp việc tại gia đình một cách cụ thể. Ngoài ra, một loạt các vấn đề phát sinh khác cũng được thảo luận lại như vấn đề chỗ ăn, chỗ ở, việc tố giác quấy rối t.ình d.ục lao động…
tim nguoi giup viec nha theo gio



Theo ý kiến chung của các chuyên gia, trước khi luật đi vào cuộc sống thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là phải tuyên truyền để người lao động thấy rõ được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân khi tham gia ký kết hợp đồng lao động. Đồng thời người làm nghề giúp việc gia đình cũng cần được tham gia đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Hơn nữa, do lao động giúp việc gia đình đa phần là nữ giới nên vấn đề bình đẳng giới cũng nên lồng ghép vào trong các quy định để đảm bảo quyền bình đẳng cho các đối tượng này.
 
×
Quay lại
Top