Khái niệm, định nghĩa về marketing

mayxonghoi

Thành viên
Tham gia
18/9/2016
Bài viết
0
Khái niệm Marketing
Cùng với sự phát triển của marketing, cũng có nhiều khái niệm marketing khác nhau do cách tiếp cận khác nhau như theo tiếp cận chức năng, tiếp cận theo hệ thống, tiếp cận theo quan điểm quản lí vi mô, vĩ mô. Và cũng chưa có khái niệm nào được xem là duy nhất đúng, bởi lẽ các tác giả đều có quan điểm riêng của mình.
Sau đây là một vài khái niệm thường gặp
Theo quan điểm của viện marketing Anh Quốc: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuậ như dự kiến”.
Khái niệm này đề cập tương đối toàn diện về tìm nhu cầu, phát hiện và đánh giá lượng cầu, xác định quy mô sản xuất rồi phân phối, bán hàng một cách hiệu quả. Đã khái quát Marketing lên thành chiến lược từ nghiên cứu thị trường đến khi thu lợi nhuận dự kiến.

Xem thêm: Dịch vụ làm luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Khái niệm, định nghĩa về marketing

Theo Philip Kotler: “Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và ước muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”.
Khái niêm này được trình bày dưới dạng triết lý, phương châm của con người. Ông xác định rõ ý tưởng cội nguồn của Marketing là nhu cầu, ước muốn cơ bản của Marketing là sự trao đổi giá trị. Vì vậy, Marketing cần có tất cả mọi người.
Theo GS.Vũ Thế Phú “ Marketing là toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng, để tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất được, tìm cách phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp nhất cho người tiêu thụ”
Khái niệm này có ưu điểm là rõ ràng, dễ tiếp cận, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường và chỉ rõ các hoạt động chính của Marketing.
Quan các khái niệm trên, có thể rút ra tư tưởng chính của Marketing như sau
Khâu tiêu thụ được coi trọng, nghĩa là phải bán được hàng.
Doanh nghiệp chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình có.
Marketing là hoạt động hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Muốn biết thị trường và người tiêu dùng cần gì thì nhà sản xuất phải nghiên cứu thị trường cẩn thận và có phản ứng linh hoạt.
Marketing không phải là một hiện tượng mà là một quá trinh sản xuất từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhu cầu đến khi tìm ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đó và sau đó quá trình này được lắp lại.
Marketing gắn liền với tổ chức và quản lý, đòi hỏi đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
Mục đích cuối cùng của Marketing là thu lợi nhuận cao nhất hoặc mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc tổ chức trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu.
Như vậy,Marketing được hiểu là tổng hòa nhiều hoạt động, với mục đích rõ ràng.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ( AMA) thì “ Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc đánh giá, tiếp thị và phân phối các ý tưởng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu cá nhân, tổ chức và xã hội.


Nhìn chung đây là một khái niệm khá hoàn hảo với các ưu điểm: Nêu rõ sản phẩm được trao đổi không giới hạn là hàng hóa hữu hình mà còn cả ý tưởng và dịch vụ; trình bãy rõ Marketing không chỉ áp dụng cho các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận; xác định rõ chức năng của Marketing không chỉ là bán hàng hay phân phối.
 
×
Quay lại
Top