Giáo dục VN và cái kết được báo trước ^.^

mai_lady

past - present - future
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
4.914
(Dân trí) - Lạc hậu, lạc hướng, lạc điệu và nguy cơ khủng hoảng là những “điểm nhấn” rất đáng lo ngại của ngành Giáo dục VN đã được các chuyên gia xoáy sâu phân tích. Đây cũng là những điều khiến dư luận nhiều lần phải lên tiếng và yêu cầu cải cách triệt để giáo dục.

giaoduc6-10-43290.gif


Thế ngõ cụt và cảnh "kiến leo cành đa"

Dù đa số không thuộc giới chuyên môn, nhưng khá nhiều phản hồi của bạn đọc có những điểm chung với nhận xét của các chuyên gia như: Lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục - nguyên nhân sâu xa của mọi khó khăn, vấp váp của chúng ta - chính là sự lạc hướng, lạc điệu, không giống ai (GS Hoàng Tụy); giáo dục đang khủng hoảng, cần một cuộc cách mạng thực sự chứ không phải chỉ là “đổi mới căn bản và toàn diện” (GS Chu Hảo)…

GDVN ngày nay dưới góc nhìn trực diện của đa số người dân xem ra chẳng khác mấy với nhận xét của Lê Cường nolongerkiss@yahoo.com:

“Ôi quản lý, giám sát kiểu gì mà Giáo dục, Y tế, Giao thông... cứ như là những con ngoáo ộp chực "ăn thịt" người dân lành thế này? Cứ như thể "trẻ không tha, già cũng không thương" nữa rồi... Quá đáng sợ!”

Và Ngọc Mai thuyrm@yahoo.com một lần nữa lại nhấn mạnh nguy cơ “thảm họa” không chỉ riêng với lĩnh vực “trồng người”:

“Phải đổi mới giáo dục càng sớm càng tốt, nếu không muốn tri thức Việt Nam đi vào ngõ cụt. Giáo dục, Y tế, Văn hóa thể hiện bộ mặt của đất nước, vậy mà các lĩnh vực này ở Việt Nam đang rơi vào thảm hoạ. Không hiểu các cấp lãnh đạo các ngành này và cấp quản lý họ có nhìn thấy chăng?”

Nhưng đó chưa phải là những điều cốt lõi khiến mọi tầng lớp người dân quan tâm tới lĩnh vực GD lo ngại nhất, mà cái đáng quan ngại hơn chính là những sự “ngộ nhận cố tình” về lĩnh vực rõ ràng là đang chỉ “tốt nước sơn” này.

Bàn tròn dư luận thảo luận rộng thêm những về những “ngộ nhận” của nền GDVN trong nỗ lực vẫy vùng để cải cách, nâng cao chất lượng (theo Nguyễn Hữu Tâm tamgvthpt@yahoo.com dẫn lời GS Thomas J.Vallely - Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard, Mỹ), cũng nhất trí với nhận định của vị GS này về nguy cơ “sụp đổ” của nền giáo dục Việt Nam (dù hiện nay chúng ta đang cố gắng gượng).

Thật quá trớ trêu khi chỉ vì những ngộ nhận mà tới người nước ngoài cũng còn nhìn thấy rõ ràng phía sau những vỏ bọc hào nhoáng mà chỉ một số ít người vẫn cố tình khoác cho ngành GD nước nhà, đối tượng phải gánh chịu nặng nề nhất, khốn khổ nhất lại chính là các thế hệ trẻ - tương lai của đất nước

Những điểm tối phía sau quầng sáng... ảo

Dẫn tới những nỗi trớ trêu đã đang và có lẽ sẽ vẫn ngang nhiên tồn tại trong hệ thống GDVN, bất chấp bao lời hứa hẹn tốt đẹp, mạnh mẽ…là những gì? Điều này thì chỉ cần là người dân bình thường, hầu như ai cũng có thể chỉ ra: : cơ chế, công tác quản lý, bộ máy nhân sự, tư duy nhận thức, sự phối kết hợp giữa gia đình – trường học – xã hội….

Đặc biệt là có một nét tâm lý chung mang tên nỗi Sợ dường như đã thường trực trong suy nghĩ của nhiều người VN ta hiện nay. Mà theo kết luận đã được khá nhiều bạn đọc tự rút ra, đó là dân mình giờ phần lớn… sợ làm những việc tốt vì lý do chính là sợ bị thua thiệt.

“Tôi nghĩ, với cơ chế như hiện nay và với bộ máy nhân sự nhìn chung còn yếu kém về nhiều mặt, thì không chỉ riêng ngành giáo dục mà còn nhiều ngành khác cũng đều cần xem lại hướng phát triển. Nhưng tai hại ở chỗ là tất cả các ngành đều phải qua giáo dục, do đó giáo dục chệch đường thì sẽ dẫn đến các ngành khác chệch đường theo... Nền giáo dục Việt Nam muốn cải cách, theo tôi nghĩ, trước tiên phải cải cách được bộ máy quản lý, thay đổi lại cơ chế dạy và học sao cho phù hợp. Có một thầy giáo từng nói rằng "cái gì quá cũng là không tốt". Biết vậy mà nền giáo dục bây giờ lại bắt học sinh học ngày học đêm đến nỗi không còn thời gian mà tiếp thu bài vở nữa, chứ chưa nói gì đến việc nghỉ ngơi hay tham gia các hoạt động xã hội? Còn các trường đại học thì đa phần sinh viên ít được tiếp xúc với chuyên ngành hiện tại, do đó khi ra trường hầu như các nhà tuyển dụng lại mất công đi đào tạo lại...” - Kiên: vanlyvotinh@yahoo.com.vn

“Tôi là người công tác trong ngành giáo dục, lâu nay thường xuyên theo dõi các bài viết, bình luận về thực trạng giáo dục Việt Nam. Những vấn đề chủ yếu đã đưa, tôi thấy đều đúng. Và nếu như đã thực hiện được thì tôi nghĩ chắc truyền thông, báo chí chẳng còn gì để mà viết cả. Nhưng mong các vị hãy hiểu rộng hơn một chút về thực trạng của đất nước ta đi. Chỉ thị, Nghị quyết có nhiều, nhưng thực hiện được đến đâu? Bất cập trong giáo dục hiện nay không phải chỉ do ngành giáo dục. Ta là người Việt Nam, tại sao không đánh giá được thực trạng giáo dục Việt Nam. Phải chăng cũng chỉ vì chữ "Sợ"?” - Nguyễn Nam: dungled73@yahoo.com.vn

1/. Bài báo trên nói quá đúng về thực trạng bức tranh giáo dục VN. Tuy nhiên chưa nói được nguyên nhân chủ đạo là về mặt quản lý nhà nước. Nhiều năm qua chúng tôi thấy vẫn chưa có được 1 vị tư lệnh ngành có đủ bản lĩnh để tập trung thực hiện. Thứ 2 là Đảng đã có Nghị quyết rất đúng, nhưng hình như vẫn chưa tìm được người có đầy đủ năng lực, dám nghĩ dám làm, biết lắng nghe ý kiến và có phương án cải cách đúng theo những gì Đảng và Nhà nước giao cho để thực hiện.

2/. Cải cách giáo dục nhiều năm nay chưa đúng, chương trình học nặng, thừa những cái không cần thiết, thiếu cái thiết thực, nặng về chỉ tiêu lên lớp, đỗ tốt nghiệp. Ngay cả bậc Đại học cũng vẫn học lý thuyết nhiều, thực hành ít, nên SV tốt nghiệp hầu như ít người có đủ năng lực sự áp dụng ngay vào công việc” - Phạm Hải Dương: haiduong201217@yahoo.com.vn


hoithaoGD6-10-43290.gif


Ảo tưởng đốt cháy giai đoạn?

“Chúng ta đang ở điểm xuất phát thấp thì có nên ảo tưởng hay không? Xin thưa: không nên đốt cháy giai đoạn. Bởi vì chúng ta thừa hiểu nền giáo dục nước ta lúc này như thế nào. Phương pháp giáo dục mới, nhưng tư duy để thực hiện nó thì quá thấp. Cụ thể là:

+ Thứ nhất: cách học bây giờ thừa thời gian nhưng thiếu phương pháp, thiếu tính lý luận thực tiễn.

+ Thứ 2: Học dường như để cho có là học, song kết quả thì.......điểm cao, tốt nghiệp bằng đỏ nhưng công việc thì không thể đáp ứng.

+ Thứ 3: Thái độ của đội ngũ giáo viên và sự lĩnh hội của học trò.... cơ bản là........ ở cấp độ thấp.

+ thứ 4: Bệnh thành tích đè nặng, dẫn đến đối phó trong cấp I, cấp II, cấp III.

+ Thứ 5: Cần có phương án điều chỉnh và hạn chế các trường đại học kém chất lượng.

+ Thứ 6: Giảng dạy đại học theo phương pháp tín chỉ cho sinh viên là một phương pháp hay, nhưng đối với nước ta thì chưa phù hợp lắm bởi nó sẽ tạo ra sức ì và ỷ lại, và tạo điều kiện cho các thầy cô không có tâm huyết đi làm thêm ở ngoài.

Nhìn chung cần phải có một đợt cải cách triệt để!” - nick GDVN con duong moi nhung tu duy cu: homanha1780@yahoo.com

Vâng, thực trạng là như vậy thì dù có cố gắng gượng thêm bao lâu nữa ngành GDVN vẫn không thể tránh được “cái kết đã được báo trước”. Vậy nên rất nhiều người có chung suy nghĩ như Nguyễn Quang Trung Quang756@yahoo.com.vn:

“Những phân tích rất hay...Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta đã đến lúc cần hành động quyết liệt thì mới đổi mới thực sự được giáo dục... Vấn đề Con Người không chỉ ở ngành giáo dục mà còn ở hầu như tất cả các ngành khác cũng vậy. Chúng ta không thể đổi mới được cái gì khi vẫn giữ những con người cũ, những tư duy cũ, cơ chế cũ đã quá chật hẹp...Hãy học tập kinh nghiệm của các nước phát triển nhanh hơn ta…”

Một cái kết có hậu hay là bờ vực "thảm họa" với ngành GD? Mọi yếu tố đều nằm trong tay chính những CON NGƯỜI VN chúng ta, khi ta cùng đồng lòng quay lưng lại với tiêu cực từ ngay trong những suy nghĩ luôn cân nhắc thiệt/hơn của chính mình.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
uhm...công nhận.. bài viết...............................................................phản ánh đúng lắm.
nhưng bỏ tiêu cực đc cũng là cả 1 vấn đề nan giải.
 
Đó là lý do vì sao mà những người VN được đi du học ở nước ngoài, sau khi tốt nghiệp, họ ở lại nước sở tại công tác và không trở về quê hương nữa !:KSV@16:
 
uhm...công nhận.. bài viết...............................................................phản ánh đúng lắm.
nhưng bỏ tiêu cực đc cũng là cả 1 vấn đề nan giải.
Hay ta đi giải quyết 2 người ở bộ giáo dục rồi vào làm đi :)) Đầu tiên phải đổi cái quyển lịch sử dày cộp toàn chữ thành truyện tranh cho dễ hiểu ;)
 
Với một đất nước mà các nhà lãnh đạo toàn lo chuyện ở đâu thì đừng hi vọng thay đổi/
 
Với một đất nước mà các nhà lãnh đạo toàn lo chuyện ở đâu thì đừng hi vọng thay đổi/
Chả hiểu bộ giáo dục ăn tiền của dân để làm gì ha ;)
 
bài này nói khá hay nhưng quan trọng là nói thì dễ làm thì khó,nền giáo dục ăn sâu hàng ngàn năm vào từng gốc rễ mỗi con người nên giờ thay đổi có nhiều người không thích ứng được. Nhưng quan trong là bắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào thì chưa ai nói ra đơn giản vì một việc mình cho là nhỏ nhưng khi đặt trên phương diện một đất nước nó sẽ là việc lớn, với lại vấn đề cần giải quyết khá nhiều nên quyết định làm việc gì trước việc gì sau cũng là cả vấn đền, khi thay đổi liệu sẽ có những vấn đề gì xảy ra...........
 
Ông Trời ơi, ngó xuống mà coi :KSV@16:
 
Cái trước mắt là SGK của các cấp, điển hình phải cho bộ luật hình sự, tội phạm bị phạt ra sao vào trong giáo dục công dân. Bỏ hết mấy cái lí thuyết rườm rà đi. đáng nhẽ phải thay hết mấy ông già cổ hủ đứng đầu đi, không thì XH ngày càng loạn. Tiên học lễ hậu học văn, lắm chữ để mà làm gì :D
 
Tiêu cực thì muôn thuở không bỏ được. làm sao để giảm xuống thôi. Mà may ra bao giờ Việt Nam giống nước ngoài thì có cơ hội xóa bỏ được.
 
×
Quay lại
Top