DÙNG ĐÈN HỒNG NGOẠI KHÔNG ĐÚNG CÁCH CÓ THỂ DẪN ĐẾN TAI BIẾN

soitancong

Thành viên
Tham gia
29/12/2015
Bài viết
0
Ngày nay việc sử dụng đèn hồng ngoại để chữa trị, làm đẹp là điều không còn xa lạ đối với mọi người hiện nay. Tuy nhiên nếu lạm dụng đèn hồng ngoại quá mức sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. TNE xin giới thiệu đến quý khách hàng cách thức dùng đèn hồng ngoại hợp lý để đề phòng tai biến.

Việc sử dụng đèn hồng ngoại để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý có liên quan đến đau ngày càng phổ biến bởi sự tiện dụng mà đèn hồng ngoại mang lại so với các phương thức điều trị bằng nhiệt khác như: chườm nóng, siêu âm… Thậm chí, nó phổ dụng đến mức được xem như là một món quà tặng gia đình.


Do đó, những hiểu biết cơ bản về công dụng, cách dùng và các tai biến có thể có là hết sức cần thiết khi tiến hành điều trị bằng đèn hồng ngoại tại nhà, hầu tránh những tác hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Sử dụng đúng đèn hồng ngoại

Tư thế bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm thật thoải mái, bộc lộ rõ vùng da chiếu tia, che mắt bằng gạc ẩm nếu chiếu ở vùng mặt, uống đủ nước trước khi chiếu tia. Tia chiếu vuông góc với mặt da, nhưng đèn chiếu nên đặt ngang hay chéo để tránh bị rơi đèn lên cơ thể gây bỏng. Khoảng cách từ đèn chiếu đến bề mặt da trung bình là 50-60cm.

Tùy vào mục tiêu điều trị và loại bệnh lý mà thời gian chiếu tia, cường độ và số lần chiếu khác nhau.

Thông thường khi bắt đầu điều trị nên chọn tia chiếu cường độ thấp trong khoảng 5-10 phút rồi tăng cường độ lên dần, thời gian trung bình 15-20 phút/lần, mỗi ngày hay 2 ngày 1 lần. Trong khi chiếu tia, da vùng chiếu có cảm giám nóng nhẹ, dễ chịu.

Nếu trong khi chiếu mà da vùng chiếu nóng rát, đổ mồ hôi nhiều thì phải giảm cường độ. Sau khi chiếu, da vùng chiếu có màu hồng, hay đỏ nhạt là đạt yêu cầu.

Coi chừng tai biến

Tai biến thường gặp nhất là bỏng da do cường độ tia chiếu quá cao hoặc để đèn chiếu quá gần hoặc do vùng da chiếu của bệnh nhân bị mất cảm giác, hoặc do rơi đèn lên người. Một số tai biến khác ít gặp hơn như: hoại tử da, đau đầu, ngất, táo bón, ớn lạnh, điện giật, đục thủy tinh thể….

Do đó, để tránh các tai biến và biến chứng có thể xảy ra nên dùng đèn hồng ngoại đúng chỉ định và đúng kỹ thuật.

Không dùng đèn hồng ngoại cho các trường hợp sau: Chấn thương cấp tính hoặc các bệnh lý cấp tính vì nhiệt trị liệu ở giai đoạn này sẽ làm tăng sự phù nề và ứ đọng dịch; Các trường hợp bướu lành hoặc ác tính vì sẽ làm tăng nhanh sự phát triển của bướu; Các nhiễm trùng sâu, bệnh nhân có bệnh dễ chảy máu, bệnh nhân bị giảm hay mất cảm giác nóng, lạnh; Những bệnh nhân có bệnh lý mạch máu như xơ vữa động mạch…

Các bạn có thể tham khảo thêm máy hút dịch và bình oxy

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!


Diễn Đàn Sinh Viên Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội.
Follow us: svptit.vn on Facebook
 
×
Quay lại
Top